Ảnh
Vụ tai nạn của chuyến bay Kolavia 7K9268 từ Sharm el Sheikh, Ai Cập, đến St. Petersburg, Nga, vào ngày 31/10 giết hại tất cả 224 hành khách và phi hành đoàn, khiến nó trở thành vụ tai nạn hàng không tồi tệ nhất trong lịch sử nước Nga.

Chiếc máy bay Airbus A321 biến mất khỏi màn hình radar trên sa mạc Sinai 23 phút sau khi cất cánh. Không một tín hiệu khẩn cấp nào được phát ra bởi các phi công. Chiếc máy bay bắt đầu rơi với tốc độ cực nhanh, gần như theo chiều thẳng đứng, từ độ cao khoảng 9,4 km đến khi nó biến mất khỏi màn hình radar ở độ cao khoảng 8,5 km. Mảnh vỡ máy bay và xác hành khách được rải trên diện tích 20 km vuông, với một hành khách 3 tuổi được tìm thấy 8 km từ hiện trường tai nạn chính. Điều này cho thấy có nhiều khả năng chiếc máy bay vỡ ra trên không trung.

Các chuyên gia hàng không Nga đã loại trừ ý tưởng rằng chiếc máy bay bị bắn rơi bởi tên lửa hay một quả bom nổ trên khoang. Cũng ít có khả năng có lỗi kỹ thuật nào có thể khiến máy bay rơi một cách đột ngột và làm phi công bất tỉnh trước khi họ có thể gửi tín hiệu cấp cứu. Ngay cả trong trường hợp cả hai động cơ hỏng cùng một lúc, chiếc máy bay vẫn được thiết kế để cho phép phi hành đoàn lượn nó đến khi hạ cánh khẩn cấp trong vòng ít nhất 25 phút.

Một cái gì đó khác, một cái gì đó cực kỳ hung bạo, đột ngột và thảm khốc đã xảy ra với chiếc máy bay và các hành khách. Viktor Yung, phó giám đốc của hãng hàng không, có cùng quan điểm khi ông nói hôm nay rằng chỉ có "tác động bên ngoài" mới có thể khiến chiếc máy bay rơi một cách đột ngột như vậy.

"Khi sự cố thảm khốc này bắt đầu diễn ra, phi hành đoàn đã hoàn toàn mất khả năng hành động. Điều này giải thích tại sao họ không tìm cách liên lạc với không lưu và báo cáo sự cố đang xảy ra trên khoang," Yung nói. Aleksandr Smirnov, người quản lý đội máy bay của công ty, nói rằng "cách giải thích duy nhất là một lực cơ học tác dụng lên máy bay, không có lỗi kỹ thuật trong hệ thống nào có thể phá vỡ máy bay ra trên không."

Ảnh
Đuôi máy bay 7K9628 bị hư hại nặng nề, có thể là trước khi rơi xuống đất
Bộ Hàng Không Dân Sự Ai Cập đã đưa ra một tuyên bố cho biết chuyến bay đang ở độ cao 9,4 km khi nó biến mất khỏi màn hình radar sau khi lao xuống 1,5 km. Điểm dữ liệu cuối cùng của Flightradar24 có được từ chiếc máy bay cho thấy nó leo lên độ cao 10,21 km ở tốc độ 748 km/h trước khi đột ngột lao xuống, chỉ trong vòng một phút, độ cao 8,65 km ở tốc độ 114 km/h, sau đó thì mất tín hiệu. Do tín hiệu của chiếc máy bay được ghi lại mỗi phút một lần, chúng ta không biết liệu chiếc máy bay đi hết khoảng cách 1,56 km giữa hai độ cao trong vòng chính xác một phút (94 km/h), hay chỉ một phần của một phút.


Vào ngày 28/12/2014, máy bay QZ8501 của Air Asia lao vọt lên cực nhanh (1.8 km một phút hay là 110 km/h) trước khi lao xuống Biển Java, giết hại tất cả mọi người trên khoang. Tom Ballantyne, phóng viên chính của tạp chí Orient Aviation (Hàng Không Phương Đông) tại Sydney, nói tốc độ đi lên của chiếc máy bay AirAsia là "phi thường", và nói thêm: "Tôi không chắc mình đã bao giờ nghe thấy cái gì ấn tượng như vậy trước đây."

Ông nói hiếm khi chỉ mỗi thời tiết có thể khiến máy bay đi lên nhanh như vậy, nhưng thêm vào rằng nó là có thể nếu chiếc máy bay gặp phải "một mắt bão kỳ quái, chưa từng có nào đó."

Ảnh
Một đợt gió giáng đột ngột (microburst) cực mạnh có thể giải thích hiện tượng vọt lên rồi lao xuống cực nhanh này (người ta nói chúng có thể tạo ra gió "mạnh hơn 270 km/h"). Trong vòng 30 năm qua, nhiều máy bay lớn đã bị rơi do gió giáng đột ngột, giết hại tất cả hành khách trên khoang trong nhiều trường hợp.

Cũng lưu ý rằng, 10 giờ sau khi chuyến bay 7K9268 gặp nạn, tiểu hành tinh 2015 TB145 đi ngang qua Trái Đất ở khoảng cách chỉ hơn 480.000 km. TB145 được phát hiện chỉ 2 tuần trước đó. Trong hai tuần nữa, một vật thể vũ trụ khác, cũng mới được phát hiện gần đây, được dự đoán sẽ lao xuống đâu đó ở Ấn Độ Dương. Trong những năm gần đây, số vụ thiên thạch đi vào bầu khí quyển của chúng ta và nổ tung, gây ra tiếng nổ lớn trên khắp thế giới, đã gia tăng mạnh mẽ. Một hòn đá vũ trụ nổ tung ở độ cao lớn sẽ không chỉ gây ra làn sóng chấn động không khí hủy hoại bất cứ chiếc máy bay nào không may bị nằm trên đường của nó, xung sóng điện từ (EMP) được tạo ra đồng thời cũng sẽ nướng cháy hệ thống điện tử trên máy bay trong nháy mắt. Có nhiều khả năng một thiên thạch nổ tung ở tầng cao đã phá hủy chiếc máy bay AF447 của hãng Air France trên Thái Bình Dương vào năm 2009.