Operation Gladio
Các đạo quân bí mật, giúp NATO thâu tóm đời sống chính trị tại các nước đồng minh, được xây dựng từ những mạng lưới chống phát xít do Anh tổ chức và nâng đỡ trong suốt Thế chiến II.

Tuy nhiên, cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa Cộng sản lại được sử dụng như tấm bình phong cho mọi chiến dịch tại Anh như tấn công khủng bố và ám sát những người theo đường lối cộng hòa tại Ailen, tại châu Âu (chủ yếu tại Pháp, Bỉ, Hà Lan, các nước Bắc Âu và cả ở Thụy Sĩ trung lập) và cả ở châu Phi và châu Á (cuộc thảm sát những người nói tiếng Pháp tại Campuchia).

Trong phần này, sử gia Daniele Ganser tiết lộ vai trò của nước Anh trong việc thành lập những đạo quân Gladio.

Sự thật cuối cùng về Chiến tranh lạnh sẽ không bao giờ được viết ra, nhưng giới sử gia ở nhiều nước đều đồng tình rằng nét chính trong giai đoạn lịch sử này, dưới quan điểm của các nước phương Tây, là cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa Cộng sản trên quy mô toàn thế giới. Trong cuộc chiến đó, nước Anh - từng là một siêu thực dân - đã phải nhường quyền bá chủ của mình cho đồng minh Mỹ. Từ thập niên này qua thập niên khác, Mỹ đã sử dụng cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa Cộng sản như một công cụ để tăng ảnh hưởng của mình. Kết thúc Chiến tranh lạnh năm 1991, nước Mỹ đã nổi lên như là quốc gia thống trị thế giới, vốn chưa từng có trong lịch sử.

Tại Anh, tầng lớp bảo thủ đã hoàn toàn chấn động vào năm 1917 sau khi lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, một chế độ Cộng sản đã được thành lập trên thế giới. Sau Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại, những người Cộng sản giành quyền kiểm soát các nhà máy, công xưởng và tuyên bố mọi phương tiện sản xuất thuộc quyền sở hữu của người dân, khiến giới tư bản mất tất cả. Trong cuốn sách Nguồn gốc của Chiến tranh lạnh, sử gia Denna Frank Fleming viết: "Tâm hồn của những người bảo thủ tại Anh đã bị khép lại kể từ Cách mạng tháng Mười Nga và từ đó không bao giờ mở ra nữa".

Cuộc chiến bí mật bắt đầu ngay khi Cách mạng tháng Mười Nga kết thúc khi Anh và Mỹ xây dựng những đạo quân bí mật tại các quốc gia trong liên bang Xôviết. Trong giai đoạn 1918-1920, Washington liên minh với thành phần cánh tả trong nước Nga Xôviết và tài trợ cho gần 10 vụ can thiệp quân sự trên đất Nga, nhưng tất cả đều bị dập tắt. Vì biết rằng không thể lật đổ chế độ Cộng sản tại Nga, Anh và các đồng minh dồn sức ngăn chặn sức lan truyền của chủ nghĩa Cộng sản sang các nước khác.

Hồ sơ mật Những đạo quân bí mật của NATO: Vai trò của nước Anh trong việc xây dựng các Gladio 22:40 07/12/2009 Các đạo quân bí mật, giúp NATO thâu tóm đời sống chính trị tại các nước đồng minh, được xây dựng từ những mạng lưới chống phát xít do Anh tổ chức và nâng đỡ trong suốt Thế chiến II.

Tuy nhiên, cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa Cộng sản lại được sử dụng như tấm bình phong cho mọi chiến dịch tại Anh như tấn công khủng bố và ám sát những người theo đường lối cộng hòa tại Ailen, tại châu Âu (chủ yếu tại Pháp, Bỉ, Hà Lan, các nước Bắc Âu và cả ở Thụy Sĩ trung lập) và cả ở châu Phi và châu Á (cuộc thảm sát những người nói tiếng Pháp tại Campuchia).

Trong phần này, sử gia Daniele Ganser tiết lộ vai trò của nước Anh trong việc thành lập những đạo quân Gladio.

Sự thật cuối cùng về Chiến tranh lạnh sẽ không bao giờ được viết ra, nhưng giới sử gia ở nhiều nước đều đồng tình rằng nét chính trong giai đoạn lịch sử này, dưới quan điểm của các nước phương Tây, là cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa Cộng sản trên quy mô toàn thế giới. Trong cuộc chiến đó, nước Anh - từng là một siêu thực dân - đã phải nhường quyền bá chủ của mình cho đồng minh Mỹ. Từ thập niên này qua thập niên khác, Mỹ đã sử dụng cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa Cộng sản như một công cụ để tăng ảnh hưởng của mình. Kết thúc Chiến tranh lạnh năm 1991, nước Mỹ đã nổi lên như là quốc gia thống trị thế giới, vốn chưa từng có trong lịch sử.

Tại Anh, tầng lớp bảo thủ đã hoàn toàn chấn động vào năm 1917 sau khi lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, một chế độ Cộng sản đã được thành lập trên thế giới. Sau Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại, những người Cộng sản giành quyền kiểm soát các nhà máy, công xưởng và tuyên bố mọi phương tiện sản xuất thuộc quyền sở hữu của người dân, khiến giới tư bản mất tất cả. Trong cuốn sách Nguồn gốc của Chiến tranh lạnh, sử gia Denna Frank Fleming viết: "Tâm hồn của những người bảo thủ tại Anh đã bị khép lại kể từ Cách mạng tháng Mười Nga và từ đó không bao giờ mở ra nữa".

Cuộc chiến bí mật bắt đầu ngay khi Cách mạng tháng Mười Nga kết thúc khi Anh và Mỹ xây dựng những đạo quân bí mật tại các quốc gia trong liên bang Xôviết. Trong giai đoạn 1918-1920, Washington liên minh với thành phần cánh tả trong nước Nga Xôviết và tài trợ cho gần 10 vụ can thiệp quân sự trên đất Nga, nhưng tất cả đều bị dập tắt. Vì biết rằng không thể lật đổ chế độ Cộng sản tại Nga, Anh và các đồng minh dồn sức ngăn chặn sức lan truyền của chủ nghĩa Cộng sản sang các nước khác.

Sir Stewart Menzies; Sir Colin Gubbins; Margaret Thatcher; Sir John Sawers, giám đốc MI-6 từ năm 2009, hiện là người chỉ huy chính các đạo quân bí mật của Anh tại châu Âu.

Tháng 7/1936, nhà độc tài theo đường lối phát xít Franco đã tiến hành vụ đảo chính lật đổ chính phủ cánh tả tại Tây Ban Nha và trong những năm nội chiến sau đó, Franco đã thủ tiêu phe đối lập và những người Cộng sản của Tây Ban Nha nhờ sự trợ giúp bí mật của các chính phủ London, Washington và Paris.

Việc Adolf Hitler lên nắm quyền lãnh đạo nước Đức mà không gặp trở ngại nào là do y đã "chọn đúng kẻ thù": chủ nghĩa Cộng sản tại Nga. Sau khi khơi mào Thế chiến II, Hitler đã tiến hành 3 chiến dịch tấn công lớn nhằm vào nước Nga từ năm 1941, 1942 và 1943, nhưng không thể làm gì được. Trong số những nước tham chiến, thì Liên bang Xôviết chịu thiệt hại nặng nề nhất về nhân mạng với 15 triệu người chết, 7 triệu binh lính và 14 triệu thường dân bị thương. Các sử gia Nga thời đó và ngày nay cũng đều khẳng định rằng bất chấp những yêu cầu cấp bách của Moskva, Mỹ, mặc dù đã mất 300.000 quân trong việc giải phóng châu Âu và châu Á, đã câu kết với Anh để không mở mặt trận phía tây mà theo các nhà quân sự mặt trận này sẽ buộc quân đội Đức giảm quân tại mặt trận nước Nga.

Và chỉ sau trận đánh tại Stalingrad, tương quan lực lượng mới thay đổi: Hồng quân Liên Xô đẩy lui quân đội Đức và tiến thẳng về phía tây. Vẫn theo các sử gia Nga, chính điều này đã khiến quân đồng minh, vì lo sợ mất phần, đã nhanh chóng mở một mặt trận thứ hai và sau cuộc đổ bộ Normandie, đã gặp quân đội Nga tại Berlin.

Theo sử gia người Anh, Mackenzie, truyền thuyết về chiến tranh bí mật của Anh được bắt nguồn từ chính những cuộc chiến nhỏ trong lịch sử hình thành nên Đế quốc Anh. Sau Thế chiến II, Bộ Quốc phòng Anh chợt nhận ra rằng, những chiến dịch bí mật của họ từ nay phải theo kinh nghiệm của Ấn Độ, Iraq, Ailen, có nghĩa là thành lập những đạo quân sử dụng kỹ thuật chiến đấu như đạo quân IRA, đánh bom khủng bố và ám sát.

Năm 1938, ngay sau khi Hitler thôn tính nước Áo, một bộ phận mới của MI-6 đã được thành lập dưới tên gọi Bộ phận D, phụ trách phát triển các chiến dịch lật đổ chính phủ tại châu Âu. Bộ phận D, bắt đầu huấn luyện những chiến binh phá hoại ngầm tại những nước có nguy cơ bị Đức đánh chiếm.

Năm 1940, đứng trước khả năng phía nam nước Anh bị xâm chiếm đã rõ ràng, Bộ phận D bí mật phát tán các kho vũ khí và những nhân viên tuyển dụng đi khắp nước Anh. MI-5, hoạt động bên trong lãnh thổ Anh, bắt đầu tỏ ra lo sợ khi nhận được những báo cáo đầu tiên về các hoạt động của Bộ phận D và nhiều nhân viên của họ bị bắt do cáo buộc hoạt động gián điệp trước khi sự thật được phát hiện.

Việc tuyển dụng và chỉ đạo những nhân viên bí mật được các thành viên của Bộ phận D đảm nhiệm trong tuyệt mật. Nửa thế kỷ sau, cuộc triển lãm tại Bảo tàng Chiến tranh London về chiến tranh bí mật đã tiết lộ với công chúng làm thế nào Bộ phận D của MI-6, theo học thuyết chiến tranh bí mật, đã tiến hành xây dựng tại Anh những đạo quân phản kháng được gọi là "những đơn vị bổ trợ" có trang bị đầy đủ vũ khí, đạn dược.

Những đạo quân Gladio đầu tiên của nước Anh được huấn luyện đặc biệt và học cách chiến đấu bí mật một khi Anh bị Đức xâm chiếm. Nhưng kẻ thù đã không bao giờ tới trong khi đạo quân này thì vẫn tồn tại. Vậy là vùng hoạt động của Bộ phận D bị hạn chế tại Anh, nhưng đến tháng 7/1940, Thủ tướng Anh khi đó là Winston Churchill đã ra lệnh thành lập một đội quân bí mật có tên gọi Special Operations Executive (SOE) nhằm "châm mồi lửa tại châu Âu" cùng với sự trợ giúp của các mạng lưới phản kháng và tiến hành những chiến dịch lật đổ các chính phủ thù địch.

Một bản ghi nhớ của Bộ Chiến tranh Anh ngày 19/7/1940 chỉ rõ: "Thủ tướng cũng đã quyết định thành lập một tổ chức mới có nhiệm vụ điều phối mọi hành động phá hoại, lật đổ chính quyền các thế lực thù địch bên ngoài nước Anh".

SOE được đặt dưới sự chỉ đạo của Hugh Dalton, Bộ trưởng Kinh tế chiến tranh. Sau khi Đức chiếm Pháp, Dalton cho rằng cần thiết phải tiến hành ngay một cuộc chiến bí mật chống lại quân Đức tại những vùng đất chiếm đóng, cách thức giống như quân du kích Trung Quốc chống lại sự đô hộ của Nhật, hay những phong trào phản kháng tại Ailen. Dalton còn cho rằng cần phải sử dụng mọi thủ đoạn bao gồm cả việc phá hoại các cơ sở công nghiệp, quân sự của địch, kích động làn sóng biểu tình phản kháng, tiến hành những vụ tấn công khủng bố nhằm vào giới lãnh đạo quân đội Đức...

Việc chỉ đạo thực hiện những chiến lược của SOE được giao cho tướng Sir Colin Gubbins, người sau đó đã đóng vai trò quyết định trong việc thành lập Gladio của nước Anh. Sáng kiến về Chiến dịch Gladio trên toàn thế giới xuất phát từ SOE. Lực lượng này sử dụng phần lớn nhân sự của Bộ phận D và trở thành một tổ chức bí mật lớn nhất thế giới với 13.000 người có mặt khắp nơi trên thế giới và phối hợp chặt chẽ với MI-6.

Trong Thế chiến II, SOE là công cụ chính giúp Anh can thiệp vào nội bộ chính trị các nước châu Âu. Chính thức thì SOE bị giải tán sau khi chiến tranh kết thúc, tháng 1/1946. Tuy nhiên, Sir Steward Menzies, lãnh đạo MI-6 từ năm 1939 đến 1952, lại không muốn từ bỏ công cụ giá trị này, trong khi Giám đốc Cục Các chiến dịch đặc biệt của MI-6 lại cho rằng, những hành động bí mật của Anh phải được tiếp tục trong Chiến tranh lạnh.

Vậy là những mục tiêu dài hạn của tổ chức kế nhiệm SOE đã được Hội đồng Tham mưu tối cao Anh thông qua. Thứ nhất là thành lập một mạng lưới có thể nhanh chóng mở rộng được trong trường hợp có chiến tranh. Thứ hai là đánh giá lại nhu cầu của Chính phủ Anh trong những chiến dịch hành động ở nước ngoài, mà trước mắt là tại những nước có nguy cơ xung đột với Liên bang Xôviết. Sau Thế chiến II, Tây Âu là sân khấu chính cho những chiến dịch bí mật của Anh. Sau khi SOE giải tán, một bộ phận mới được gọi là Chiến dịch đặc biệt (SO) được thành lập bên trong MI-6 và do tướng Colin Gubbins điều hành.

Theo Frans Kluiters, chuyên gia tình báo người Hà Lan, thì MI-6 bắt đầu xúc tiến việc đào tạo quân đội bí mật chống chủ nghĩa Cộng sản trong khi SO lo thiết lập các mạng lưới tại Tây Đức, Italia và Áo. Các mạng lưới bí mật này có thể được kích hoạt trong trường hợp có sự xâm chiếm của Nga vì theo Chính phủ Anh khi đó quyền lợi của nước này bị đe dọa bởi chủ nghĩa Cộng sản và nước Nga Xôviết.

Washington cũng chia sẻ mối lo ngại về nước Nga với London, nên đã phối hợp chặt chẽ với nhau trên những vấn đề về quân sự và tình báo. Nhà Trắng giao Frank Wisner, Giám đốc Văn phòng Điều phối các chiến dịch đặc biệt của CIA (OPC), thành lập các đạo quân bí mật tại khắp Tây Âu với sự trợ giúp của lực lượng SO của tình báo Anh.

Hai năm sau vụ bê bối Gladio được tiết lộ, Đài BBC đã có một phóng sự điều tra chứng minh mối quan hệ giữa các lực lượng đặc biệt của Anh với Mỹ. Theo BBC, trong nhiều năm liền SO và CIA đã tiến hành nhiều cuộc tra tấn tù nhân tại Kenya, Bắc Ailen, Oman, Việt Nam, Yémen, đảo Síp và nhiều quốc gia khác.

Trong một chiến dịch bí mật, BBC cho biết SO và CIA đã huấn luyện cho quân Khơme Đỏ tại Campuchia sau khi mối liên lạc giữa Ray Cline, quan chức cấp cao của CIA và cố vấn đặc biệt của Tổng thống Ronald Reagan được thiết lập. Khi nổ ra vụ bê bối Irangate năm 1983, Reagan, vì muốn bằng mọi giá tránh một vụ bê bối mới, đã yêu cầu Thủ tướng Anh khi đó là Margaret Thatcher làm thay công việc của mình.

Bà Thatcher sau đó đã gửi lực lượng SO sang Campuchia đào tạo cho lực lượng Pol Pot. "Ban đầu chúng tôi sang Thái Lan năm 1984 và làm việc cùng với người Mỹ. Chúng tôi dạy rất nhiều kỹ thuật cho Khơme Đỏ. Lúc đầu chúng tôi không biết nhưng sau khi chứng kiến cảnh quân Pol Pot giết thường dân, đa phần trong số chúng đã phản đối: chúng tôi là những người lính chứ không phải những kẻ chuyên giết hại trẻ em" - một cựu sĩ quan SO cho biết.

Cuối năm 1990, một cựu quan chức tình báo giấu tên của NATO cho biết Anh và Mỹ đã có một bản phân công trách nhiệm bí mật, theo đó người Anh lo những chiến dịch tại Pháp, Bỉ, Hà Lan, Tây Ban Nha và Na Uy, trong khi người Mỹ phụ trách tại Thụy Điển, Phần Lan và phần còn lại của châu Âu. Khi các đạo quân bí mật trên bị phát hiện, mọi ánh mắt đều dồn về phía nước Anh và vai trò của quốc gia này trong việc thành lập các Gladio. Tuy nhiên, lúc đó chính phủ John Major đã từ chối bình luận vì cho rằng đó là vấn đề thuộc bí mật quốc gia.

Quốc hội Anh khi đó cũng thấy không cần thiết phải mở cuộc tranh luận trước công chúng hay tiến hành điều tra về vấn đề này. Sự im lặng của Quốc hội Anh cho thấy nước Anh đã tham gia quá sâu vào những chiến dịch bí mật tại châu Âu. Đài BBC khi đó khẳng định, vai trò của nước Anh trong việc thành lập các đạo quân bí mật trên khắp châu Âu là rất lớn.

Trong chương trình phát sóng tối 4/4/1991, BBC nhấn mạnh tới sự tàn bạo của những đạo quân bí mật này và tuyên bố: "Khi tấm màn che đã được kéo xuống, người ta mới thấy nó che phủ rất nhiều điều kinh tởm". Ngoài ra, BBC còn phát hiện ra rằng những đạo quân bí mật trên còn tham gia các hoạt động can thiệp vào đời sống chính trị tại hầu hết các nước Tây Âu, mà chủ yếu nhằm vào những chính phủ cánh tả. Vai trò thực sự của Anh là gì?

Thượng nghị sĩ Italia Sergio de Julio phát biểu trước ống kính truyền hình: "Chúng tôi có những bằng chứng chứng minh được rằng ngay khi các Gladio được thành lập, các sĩ quan của Italia đã được gửi sang đào tạo tại Anh. Những người này sau khi trở về nước được giao nhiệm vụ thành lập tổ chức Gladio tại Italia".

Một năm sau đó, BBC tiếp tục thực hiện ba bộ phim tài liệu về các Gladio tại Bỉ và Italia. Phát biểu trước ống kính máy quay của BBC, Ray Cline, Phó giám đốc CIA từ năm 1962 đến 1966, thừa nhận: "Mọi tổ chức bí mật chỉ nhằm một mục đích duy nhất là bảo đảm rằng, nếu điều tồi tệ nhất xảy ra, nếu một đảng Cộng sản lên nắm quyền tại châu Âu thì các Gladio chính là những người gác cổng, theo sát mọi diễn tiến và báo lại cho chúng ta. Việc các nhóm cực hữu nhỏ tại các nước được tuyển mộ vào các mạng lưới Gladio chỉ nhằm mục đích do thám chứ hoàn toàn không mang màu sắc chính trị".