Khoa Học & Công NghệS


Telescope

Trung Quốc sắp hoạt động kính thiên văn lớn nhất thế giới, to bằng 30 sân bóng đá

china fast telescope
Trung Quốc vừa hoàn thành những công đoạn cuối cùng và đang tiến hành thử nghiệm Aperture Spherical Telescope (FAST) - chiếc kính thiên văn radio được cho là lớn nhất thế giới hiện nay.

Chủ nhật vừa qua, Trung Quốc đã lắp ráp những chi tiết cuối cùng của chiếc kính viễn vọng radio được cho là lớn nhất thế giới hiện nay. Người Trung Quốc hi vọng sẽ dùng nó để khám phá không gian và tìm kiếm sự sống bên ngoài Trái Đất.

Kính viễn vọng Aperture Spherical Telescope (FAST) có kích thước tương đương với 30 sân bóng đá và được xây dựng trên một đỉnh núi ở tỉnh nghèo Quý Châu (toàn bộ công trình chính rộng khoảng 500 mét).

Hiện tại, các nhà khoa học đã bắt đầu sửa lỗi và thử nghiệm chiếc kính thiên văn "ngoại cỡ" này. Thông tin trên đã được Zheng Xiaonian, Phó trưởng Cơ quan Quan sát thiên văn quốc gia thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc tiết lộ với Tân Hoa Xã.

Zheng cho biết: "Dự án có khả năng tìm kiếm nhiều đối tượng lạ để hiểu rõ hơn về nguồn gốc của vũ trụ và mở rộng việc tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất".

Laptop

Tấn công analog trên chip máy tính: Loại "cửa hậu" gần như không thể phát hiện

microchip carta
Nếu nó xuất hiện trên con chip máy tính của bạn, mọi biện pháp bảo vệ hiện tại đều trở thành vô nghĩa, và thậm chí bạn sẽ không còn thể phát hiện ra nó.

Các lỗ hổng phần mềm có thể rất khó bị phát hiện ra. Việc cố ý đặt một backdoor, tạo ra bởi các gián điệp hay những kẻ phá hoại, thường mang tính vụng trộm hơn. Bạn hãy thử tưởng tượng, một backdoor được đặt vào không phải trong một ứng dụng hay trong hệ điều hành, mà sâu hơn nữa trong chính phần cứng của bộ xử lý đang vận hành chiếc máy tính.

Và hãy tưởng tượng tiếp, backdoor bằng silicon đó hoàn toàn vô hình không chỉ với phần mềm máy tính, mà ngay cả với những nhà thiết kế chip, người không biết rằng nó đã được thêm vào bởi nhà sản xuất con chip đó, giống như trong một số nhà máy ở Trung Quốc. Nó chỉ là một bộ phận đơn lẻ giữa hàng trăm triệu hay hàng tỷ bộ phận khác. Và mỗi một bộ phận trong số đó chỉ có kích thước nhỏ hơn một phần nghìn chiều rộng của sợi tóc con người.

Trên thực tế, các nhà nghiên cứu tại Đại học Michigan không chỉ tưởng tượng ra cơn ác mộng này của bảo mật máy tính, họ còn xây dựng và chứng minh sự hiệu quả của nó. Trong một nghiên cứu vừa giành giải "tư liệu tốt nhất" tại Chuyên đề về Bảo mật và An ninh của IEEE cuối tuần trước, họ đã chứng minh cho ý tưởng này bằng việc mô tả chi tiết việc tạo ra một backdoor phần cứng siêu nhỏ như thế nào.

Và họ đã cho thấy rằng, bằng việc chạy một loạt các câu lệnh tưởng như vô hại trên bộ xử lý đã được gắn backdoor đó, một hacker có thể kích hoạt tính năng trên con chip, cho phép họ truy cập hoàn toàn vào hệ điều hành. Đáng lo ngại nhất là, loại backdoor phần cứng siêu nhỏ này không thể bị tóm bởi bất kỳ phương pháp phân tích bảo mật phần cứng hiện đại nào, và có thể được đặt vào chỉ bởi một nhân viên của nhà máy chip.

Nhận xét: Nếu các nhà nghiên cứu đã công bố công khai phương pháp tấn công này, chúng ta có thể chắn chắn rằng nó đã được sử dụng bởi các cơ quan tình báo chính phủ từ lâu và nhiều khả năng bây giờ họ đã có những phương pháp mới còn tốt hơn nữa.


Control Panel

Độc lập tự chủ: Nga thay thế động cơ máy bay nhập khẩu bằng công nghệ nội địa chỉ trong một năm

Russia helicopters military syria
Máy bay trực thăng quân sự Nga
Nga thay thế nhập khẩu hoàn toàn động cơ máy bay nhập của Ukraine

Tập đoàn Chế tạo động cơ Thống nhất của Liên bang Nga đã đạt được mục tiêu thay thế nhập khẩu hoàn toàn các động cơ trong một loạt máy bay trực thăng và máy bay cánh cố định. Đó là các loại động cơ trước đây Nga phải mua từ Ukraine và các nước phương Tây như Mỹ, Pháp.

Hiện nay, trong lĩnh vực chiến lược quan trọng của ngành công nghiệp hàng không, Liên bang Nga đã đạt được độc lập hoàn toàn khỏi hàng nhập khẩu. Điều này sẽ giúp Nga hạn chế sự phụ thuộc vào nước ngoài, tránh những hệ quả của các rắc rối về chính trị.

Ngoài ra, việc sử dụng 100% các linh kiện và cấu kiện sản xuất trong nước cũng giúp Nga hoàn toàn chủ động trong lĩnh vực xuất khẩu vũ khí, không phải chịu những sách nhiễu vô lý của các nhà cũng cấp linh kiện Ukraine và phương Tây.

Tờ Izvestia của Nga đưa tin, Tổng công ty Chế tạo động cơ Thống nhất đã bắt đầu sản xuất hàng loạt các động cơ thế hệ mới mới TV7-117V. Loại động cơ này có thể được sử dụng trên máy bay trực thăng mới Mi-38, cũng như trên các máy bay Il-114 và Il-112B.

Laptop

Mark Zuckerberg dán băng dính vào webcam trên máy tính. Bạn cũng nên làm vậy

Mark Zuckerberg covering webcam and mic on his laptop
Mark Zuckerberg đăng một bức ảnh chào mừng mốc 500 triệu thành viên của Instagram và ngay lập tức, nhiều người đã phát hiện những chi tiết lạ trong hình.

Trong ảnh, Zuckerberg ngồi trên ghế cạnh bàn làm việc quen thuộc của ông, vốn đã xuất hiện nhiều lần trong các video trước đây. Ông cầm một khung mô phỏng bức ảnh vuông của Instagram và chúc mừng ứng dụng này đã có nửa tỷ thành viên.

Tuy nhiên, thành viên Chris Olson trên Twitter nhận thấy có vẻ webcam và cổng mic, giắc cắm tai nghe trên laptop của CEO Facebook đã bị dán kín bằng băng dính.

Mark Zuckerberg chưa giải thích vì sao, nhưng có ý kiến cho rằng tỷ phú này lo ngại máy tính của mình bị cài phần mềm nghe lén, có thể âm thầm kích hoạt camera và mic để theo dõi các hoạt động của người dùng.

Display

Lần đầu tiên Trung Quốc chế tạo siêu máy tính mạnh nhất thế giới bằng chip Trung Quốc

supercomputer
© Jack Dongarra, Report on the Sunway TaihuLight System, June 2016Siêu máy tính mạnh nhất thế giới, Sunway TaihuLight, của Trung Quốc
Sunway TaihuLight của Trung Quốc trở thành siêu máy tính mạnh nhất thế giới, theo bảng xếp hạng Top500 vừa công bố tại Hội nghị siêu máy tính quốc tế tổ chức ở Frankfurt, Đức.

Theo Fortune, bảng xếp hạng Top500 được biên soạn định kỳ 6 tháng/lần. Với những gì đạt được, Sunway TaihuLight vượt mặt siêu máy tính hàng đầu khác cũng của Trung Quốc có tên Tianhe-2.

Theo Top500, chiếc siêu máy tính Sunway TaihuLight đang được sử dụng tại Trung tâm Siêu máy tính Quốc gia đặt tại thành phố Vô Tích (Trung Quốc) với sức mạnh tính toán gấp hơn 2 lần so với Tianhe-2.

Đây là lần thứ bảy liên tiếp một siêu máy tính Trung Quốc đứng đầu bảng xếp hạng của Top500. Nhưng đáng chú ý hơn, Sunway TaihuLight được phát triển trong bối cảnh chính phủ Mỹ ban hành lệnh cấm Trung Quốc tiếp cận với bộ xử lý nhanh nhất của Intel.

Để làm được điều này, Sunway TaihuLight đã sử dụng những công nghệ độc quyền được phát triển ở Trung Quốc, với cái tên tiêu biểu nhất là bộ xử lý (CPU) ShenWei mới (Tianhe-2 sử dụng CPU Intel Xeon). Cụ thể hơn, siêu máy tính này sử dụng đến 41.000 CPU ShenWei, với mỗi CPU chứa 260 lõi xử lý giúp nâng tổng số lõi của hệ thống lên đến 10.650.000 lõi, vượt xa số lõi trong siêu máy tính mạnh nhất của Mỹ hiện nay chỉ dừng lại ở mức 560.000 lõi.

Telescope

NASA vừa phát hiện một tiểu hành tinh mới "nhảy múa" cùng Trái Đất

New celestial companion
© NASA Jet Propulson Laboratory/YouTube
Các phi hành gia vừa phát hiện một thiên thạch đang "quyến luyến" trái đất. Được gọi là "vệ tinh đồng quỹ đạo", đây là người đồng hành mới của Trái đất trong hệ mặt trời trong vài thế kỷ tới.

Về mặt kỹ thuật, thiên thạch mang thên 2016HO3 quay quanh mặt trời. Nhưng trong hành trình đó, nó cũng đồng thời quay quanh trái đất. Tuy nhiên, 2016HO3 quá xa để coi là một vệ tinh thực sự, nhưng với hành trình quỹ đạo như vậy nó vẫn được coi là một dạng vệ tinh "hờ".

Ước tính thiên thạch này có đường kính 40-100 mét. Trong khi quay quanh mặt trời, 2016 HO3 ở ở gần, và đi trước Trái đất quá nửa thời gian. Nửa năm còn lại của nó lại bị hành tinh xanh bỏ lại phía sau.

Ngoài ra, đường quỹ đạo của 2016 HO3 cũng lượn sóng như hòn đá nảy trên mặt nước. Nhà khoa học Paul Chodas từ NASA mô tả "Hãy hình dung như nó đang nhảy múa với trái đất vậy".

Cloud Precipitation

Tự thân vận động: Cách một người Mỹ tự cứu ngôi nhà mình thoát khỏi trận lụt lịch sử

Save home with water filled cofferdam in Texas flood
Quang cảnh ngôi nhà của Wagner bình an vô sự giữa biển nước
Trận lụt khủng khiếp vừa qua tại Texas, Mỹ đã khiến hàng ngàn căn nhà chìm trong biển nước, chỉ trừ căn nhà của Randy Wagner là vẫn bình an vô sự nhờ vào hệ thống đập nước anh tìm được trên mạng.

Trước trận lụt, nhận được cảnh báo từ chính quyền về trận lụt lớn sắp đến gần, Wagner quyết định không thể khoanh tay đứng nhìn nhà mình chìm vào biển nước. Anh đã thử vận may với một sản phẩm tên là AquaDam, được rao bán trên trang aquadam.net với lời khẳng định là"hệ thống đập ngăn bằng đệm nước (water filled cofferdam) lớn nhất thế giới".

Wagner cho biết anh đã tới Louisiana để mua chiếc đập này rồi cùng với 2 người khác tự lắp đặt trong khoảng vài giờ.

Để lắp đặt hệ thống đập này, Wagner đã đổ đầy nước vào đoạn ống dài 120 mét, có đường kính 70 cm làm từ vải bạt nhựa. Wagner kể "Khi tôi làm những điều này, tất cả mọi người đi qua đều cười và cho là tôi bị điên. Thế nhưng hôm nay họ đều phải ấn tượng mạnh với chiếc đập này."
Texas floods
© Michael Ciaglo/Houston Chronicle, via Associated Press Texas trong trận lụt lịch sử tháng trước

Attention

Các nhà khoa học cảnh báo thả muỗi biến đổi gen vào môi trường gây hậu quả khôn lường

GE mosquito
Việc thả các loại muỗi biến đổi gen vào môi trường tự nhiên để phòng chống các bệnh lây truyền từ muỗi, như virus Zika, sốt rét, sốt xuất huyết... là quá sớm và có thể gây ra những hậu quả ngoài ý muốn.

Đây là cảnh báo của các nhà khoa học Mỹ đưa ra ngày 9/6.

Giáo sư James Collins thuộc Đại học bang Arizona, đồng thời là đồng Chủ tịch Ủy ban Các học viện quốc gia về khoa học, kỹ thuật và y tế Mỹ, khẳng định cần thận trọng và tiến hành thêm nhiều nghiên cứu những hậu quả về mặt xã hội, cũng như khoa học của việc thả các sinh vật biến đổi gen vào môi trường.

Ủy ban trên cảnh báo công nghệ chuyển đổi gien có thể gây ra những tác hại như làm giảm số lượng các loài côn trùng khác, hoặc thậm chí nguy hiểm hơn là tạo ra các loài sinh vật mới có khả năng lan truyền dịch bệnh nhanh hơn.

Các nhà nghiên cứu kêu gọi tiếp tục tiến hành các nghiên cứu, các cuộc thử nghiệm theo giai đoạn và sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa các nhà khoa học.

Nhận xét: Xem thêm: Có mối liên hệ nào giữa virus Zika và việc phát tán muỗi biến đổi gen?


Wolf

Chó nhà có thể đã được thuần hóa hai lần từ hai loài sói khác nhau

Rani psi se pojavljuju u oba istoka i zapada prije više od 12.000 godina, ali u srednjoj Aziji prije ne ranije od 8000 godina  Read more: http://www.dailymail.co.uk/sciencetech/article-3621957/Dogs-domesticated-TWICE-Canines-man-s-best-friend-Europe-Centr


Trước đây, loài chó vẫn được coi là chỉ có một tổ tiên là từ loài sói cổ. Nhưng những nghiên cứu mới này lại bác bỏ suy nghĩ đó.

Loài chó đã tồn tại song song với con người từ thuở sơ khai, nhưng nguồn gốc chính xác của chúng vẫn còn đang được tranh cãi. Nhưng những nghiên cứu mới cho thấy rằng chó không chỉ bắt nguồn từ một mà tới tận hai giống sói cổ. Hơn nữa, việc hình thành này xảy ra song song tại hai đầu lục địa Á Âu.

Chó bắt đầu xuất hiện khoảng tầm 15.000 năm trước, lâu trước khi nông nghiệp ra đời. Và lúc ấy, chó là một trong những giống loài được thuần hóa thành vật nuôi sớm nhất. Chúng tách ra từ loài sói cổ, nhưng các nhà khoa học không rõ rằng việc thuần hóa này xảy ra bên phía châu Âu hay châu Á.

Những nghiên cứu trước đây đã đưa ra kết luận rằng chó chỉ được thuần hóa một lần, nhưng vào thời điểm nào và nguồn gốc của chúng từ đâu thì vẫn được tranh cãi. Vấn đề này phức tạp bởi một lý do: các nhà khảo cổ học tìm thấy dấu vết của loài chó từ hàng ngàn năm trước ở cả hai đầu của lục địa Á Âu khổng lồ. Những nghiên cứu mới nhất cho thấy rằng chó được thuần hóa ít nhất vào hai thời điểm khác nhau, và ở hai phần khác nhau của thế giới.

Clipboard

Có nên sợ pháo điện từ railgun của Mỹ không?

Railgun
© www.navy.mil
Thời gian gần đây tại Hoa Kỳ xuất hiện rất nhiều thông tin về loại vũ khí kỳ ảo mới: cái gọi là pháo ray điện từ (railgun).

Vũ khí mới này không cần thuốc nổ, mà sử dụng lực điện từ. Dòng điện trong các ray sản sinh ra từ trường giữa các thanh ray, từ trường này tương tác với dòng điện trong lõi tạo ra lực đẩy rất lớn, làm cho viên đạn bay với vận tốc đáng kinh ngạc, y như một thiên thạch trên chiến trường. Những người ủng hộ dự án này nói rằng, pháo ray điện từ sẽ giúp Mỹ chiếm ưu thế với Nga và Trung Quốc trong lĩnh vực vũ khí công nghệ cao.

Tuy nhiên, "vũ khí thần diệu" của Mỹ không phải là một phát minh mang tính đột phá. Chuyên gia quân sự Nga Konstantin Sivkov nói:
"Vào những năm 1980, các chuyên gia Liên Xô đã từng chế tạo "pháo ray" với thiết kế khá đơn giản: viên đạn thoát ra khỏi nòng súng do sự chênh lệch mạnh của cường độ trường điện từ, chứ không phải do áp suất được tạo ra từ vụ nổ trong nòng súng. Quả đạn phóng ra khỏi nòng pháo với vận tốc siêu thanh và đây là lợi thế lớn nhất của nó so với pháo thông thường".
Tuy nhiên, để phóng ra quả đạn bằng kim loại với tốc độ siêu thanh và tạo ra lực đẩy điện từ đủ mạnh cần nguồn điện khổng lồ. Hơn nữa, pháo ray điện từ được tạo ra theo các công nghệ có sẵn hiện nay chưa thể được sử dụng trong quá trình chiến đấu. Chuyên gia Konstantin Sivkov nói tiếp: