Khoa Học & Công NghệS


Network

Việt Nam khai trương hệ thống họp chính phủ điện tử e-Cabinet với phiên họp đầu tiên dài 10 phút

Vietnam e-government e-cabinet
Khai trương hệ thống e-Cabinet
Sáng nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng Trưởng Ban Tổ chức TƯ Phạm Minh Chính và các thành viên Chính phủ bấm nút khai trương hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ e-Cabinet. Ngay sau đó, Chính phủ đã họp phiên đầu tiên qua hệ thống này và thời gian họp diễn ra chỉ trong 10 phút.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết, e-Cabinet chính thức đi vào hoạt động sẽ là công cụ quan trọng, góp phần đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử, hướng tới phục vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Mục tiêu cụ thể của e-Cabinet là trong năm 2019 sẽ giảm 30% thời gian các phiên họp Chính phủ; giảm tối đa việc sử dụng văn bản giấy, phấn đấu hết năm 2019 sử dụng 100% văn bản điện tử trong các phiên họp Chính phủ (trừ văn bản mật), đạt mục tiêu họp Chính phủ không giấy tờ.

Thay vì xử lý hồ sơ giấy, các thành viên Chính phủ sẽ xử lý trên nền điện tử. Họ cũng có thể kết nối, trao đổi thông tin với nhau. Các thành viên Chính phủ có thể cho ý kiến và biểu quyết trên môi trường điện tử có thực hiện ký số đối với các công việc thuộc thẩm quyền của Chính phủ, kể cả khi vắng mặt tại cơ quan hoặc vắng mặt tại phiên họp Chính phủ.

Binoculars

Tencent, Xiaomi, Oppo cùng hỗ trợ xây dựng, thử nghiệm hệ điều hành HongMengOS của Huawei

Huawei HongMengOS
Theo Thời báo Hoàn Cầu, hàng loạt công ty công nghệ lớn của Trung Quốc đang hỗ trợ Huawei thử nghiệm và xây dựng hệ điều hành HongMengOS.

Mặc dù chính phủ Mỹ cân nhắc lùi thời hạn lệnh cấm đối với Huawei khoảng 2 năm, nhưng công ty Trung Quốc vẫn tỏ ra rất tích cực hợp tác cùng các nhà sản xuất smartphone và nhà cung cấp dịch vụ Internet trong nước để thử nghiệm hệ điều hành độc quyền HongMengOS. Công ty dự kiến tung ra hệ điều hành mới vào tháng 7.

Theo Thời báo Hoàn Cầu, Huawei đã kêu gọi chính phủ Trung Quốc và các công ty công nghệ hàng đầu của Trung Quốc như Tencent hỗ trợ đội ngũ kỹ sư phần mềm phụ trách EMUI để xây dựng hệ sinh thái cho HongMeng OS.

Bên cạnh đó, các nhà sản xuất smartphone như OPPO và VIVO tham gia quá trình thử nghiệm quan trọng trước thời điểm ra mắt. Kết quả cho thấy hệ điều hành mới của Huawei "nhanh hơn 60%" so với Android gốc.

Binoculars

Huawei bắt đầu thử nghiệm hệ điều hành điện thoại di động mới thay Android

Huawei
Hãng nghiên cứu Rosenblatt Securities mới đây công bố, Huawei đã xuất xưởng 1 triệu điện thoại thông minh với hệ điều hành riêng của mình. Được biết, gã khổng lồ công nghệ viễn thông Trung Quốc đang thử nghiệm hai biến thể của hệ điều hành của mình - một cho thị trường Trung Quốc có tên là "HongMeng OS" và một cho thị trường toàn cầu có tên là "Huawei Oak OS".

Huawei Central, trang web tin tức của hãng công nghệ Trung Quốc cho biết, nhãn hiệu của Hongngeng OS đã được đăng ký sở hữu trí tại nhiều thị trường như Canada, Mexico, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Úc, New Zealand, Peru, Thổ Nhĩ Kỳ, Philippine và các quốc gia châu Âu khác. Mô tả tên gọi "HongMeng" tại các thị trường này sẽ là "một phiên bản hệ điều hành", tương tự như bản đăng ký tại Trung Quốc.

Nhà sản xuất Trung Quốc đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu "HongMeng" tại Văn phòng nhãn hiệu và sở hữu trí tuệ ở Trung Quốc vào thời điểm tháng 8 năm ngoái. Thương hiệu này sau đó được phê duyệt vào ngày 14/5/2019.

Trong khi đó, Huawei Oak OS được cho có khả năng thay thế Google trên các điện thoại thông minh không phải của Huawei cũng như nó sẽ tương thích với tất cả các ứng dụng Android.

Bulb

Người dùng điện thoại Huawei không cần lo bán máy sau lệnh cấm của Google

Huawei
Lệnh cấm Huawei sử dụng các ứng dụng Android của Google đã khiến nhiều người dùng điện thoại Huawei "cuống cuồng" tìm cách bán tháo thiết bị. Nhưng những lo ngại này có thực sự cần thiết?

Người khổng lồ công nghệ Trung Quốc bị chính quyền Tổng thống Donald Trump cáo buộc đánh cắp bí mật thương mại, gian lận và vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ chống Iran, dẫn đến quyết định cấm cơ quan Chính phủ Mỹ sử dụng thiết bị của Huawei.

Tiếp đó, sau khi Huawei bị Chính phủ Mỹ liệt vào "danh sách đen", nhiều tập đoàn lớn của Mỹ như Google, Microsoft, Qualcomm đã ngừng hợp tác với người khổng lồ công nghệ Trung Quốc. Google đã đình chỉ hợp tác với Huawei bao gồm cả việc chuyển giao các sản phẩm phần cứng, phần mềm. Theo đó, Huawei sẽ mất quyền truy cập vào các bản cập nhật hệ điều hành Android. Những chiếc điện thoại tiếp theo do Huawei sản xuất sẽ mất quyền truy cập vào các ứng dụng và dịch vụ phổ biến của Google như Maps, Youtube, Gmail, trình duyệt Chrome, hay kho ứng dụng Google Play.

Trước đó, các điện thoại của Huawei đều bị ngừng bán ở Mỹ do những lo ngại về vấn đề an ninh, vì thế một lệnh cấm của Google cũng không thực sự ảnh hưởng đến người tiêu dùng Mỹ. Nhưng nó hầu như chắc chắn ảnh hưởng đến những thị trường hàng đầu của điện thoại Huawei là châu Âu và châu Á. Các mạng điện thoại ở Anh đang bắt đầu đi theo lệnh cấm ở Mỹ, với EE quyết định loại thiết bị 5G Mate 20X của Huawei khỏi hệ thống 5G của nhà mạng này, trong khi Vodafone gần đây đã hủy một sự kiện khởi động mạng 5G.

Arrow Up

Trung Quốc trình làng hệ thống tàu đệm từ đạt tốc độ 600 km/giờ

China magnetic levitation speed train
© APTàu đệm từ siêu tốc của Trung Quốc
Một phiên bản tàu đệm từ siêu tốc có khả năng đạt vận tốc lên tới 600 km/giờ (372 dặm/giờ) mới đây đã được cho ra mắt ở Trung Quốc. Đây là bước đi giúp nước này tiến gần hơn với tham vọng trở thành quốc gia sở hữu thế hệ tàu đệm từ có vận tốc cao nhất thế giới.

Trong hôm 23/5, nguyên bản của dự án tàu đệm từ siêu tốc tối tân nhất của Trung Quốc hiện nay đã được trình làng ở thành phố Thanh Đảo, miền Đông nước này. Được phát triển bởi Công ty cổ phần Đường sắt Trung Quốc (CRRC) - nhà cung ứng trang thiết bị giao thông lớn nhất thế giới - con tàu có hình dáng thon và bóng bẩy này dự kiến sẽ được đưa vào giai đoạn chạy thử nghiệm mở rộng vào năm 2021.

Những người thực hiện dự án hy vọng rằng mẫu tàu đệm từ tốc độ cao này sẽ làm biến đổi hoàn toàn cục diện giao thông của Trung Quốc trong tương lai, thu hẹp khoảng cách giữa đường sắt cao tốc và di chuyển bằng đường không.

"Đi từ Bắc Kinh tới Thượng Hải là một ví dụ - nếu đếm thời gian hành trình này thì mất khoảng 4,5 giờ nếu đi bằng máy bay, 5,5 giờ nếu đi bằng đường sắt cao tốc, và chỉ mất có 3,5 giờ nếu đi bằng tàu đệm từ tốc độ cao" - Ding Sansan, trưởng đội phát triển dự án và nghiên cứu tàu đệm từ cao tốc của CRRC, nhận định.

Light Saber

Huawei sẽ ra mắt hệ điều hành di động mới để thay thế Android trong năm nay

Huawei Android
Trong bối cảnh phải hứng chịu nhiều đòn trừng phạt mạnh mẽ từ chính phủ Mỹ và nguy cơ bị Google ngừng hợp tác cũng như rút giấy phép sử dụng nền tảng Android, Huawei đã sẵn sàng cho tình huống xấu nhất bằng việc phát triển nền tảng di động riêng và dự kiến sẽ ra mắt vào mùa thu năm nay.

Hồi tháng 3 vừa qua, Giám đốc điều hành bộ phận thiết bị tiêu dùng Richard Yu của Huawei cho biết công ty đã phát triển những hệ điều hành của riêng mình để thay thế hai hệ điều hành phổ biến là Android và Windows, những hệ điều hành do các công ty Mỹ phát triển. Đây được xem là phương án dự phòng trong trường hợp Huawei bị chính phủ Mỹ ban hành lệnh cấm sử dụng các sản phẩm và dịch vụ công ty Mỹ cung cấp.

Trong bối cảnh hiện tại khi Huawei đang đứng trước nguy cơ phải ngừng hợp tác với Google và bị rút giấy phép sử dụng nền tảng Android, có vẻ như đây là thời điểm thích hợp để Huawei chuyển sang sử dụng nền tảng di động do chính mình phát triển.

Tờ Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) dẫn lời ba nguồn tin thân cận với Huawei cho biết nền tảng di động của Huawei sẽ có tên gọi "HongMeng OS" và hiện nền tảng này đang được thử nghiệm để dần thay thế nền tảng Android trên thiết bị của hãng.

Brain

Tạp chí Bộ Quốc phòng Nga viết về các nghiên cứu ngoại cảm để tạo ra siêu chiến binh

Russian soldiers
© Alexey Malgavko / Sputnik
Siêu nhân tồn tại, và anh ấy là người Nga.

Lính tinh nhuệ Nga có thể làm được nhiều thứ: ngắm bắn chính xác, chiến đấu tay không hiệu quả, sức bền và sức khỏe tốt, bên cạnh đó là sử dụng năng lực ngoại cảm để triệt hạ máy tính đối phương, chữa thương cho lính trúng đạn, đọc tài liệu mật giấu trong két. Theo Business Insider đưa tin vậy, tạp chí chính thức của Bộ Quốc phòng Nga có bài viết khẳng định những điều trên có thật..

Sử dụng khả năng có tên "parapsychology", một thuật ngữ hoa mỹ cho khả năng sử dụng sức mạnh ngoại cảm, người lính Nga biết trước được mặt trận phục kích của địch, đốt cháy được khoáng thạch bằng ý nghĩ, nghe lén tin tình báo, dùng não chặn được cả sóng vô tuyến. Đây là một báo cáo khác tới từ Đại tá quân đội Nikolai Poroskov.

Kỹ năng dùng não đánh trận đã được người Nga rèn giũa từ thập niên 80, dưới thời Liên bang Xô Viết. Họ nghiên cứu sức mạnh tâm lý thông qua việc phân tích khả năng của cá heo, và theo báo cáo, hiện tại lính Nga đã có thể trò chuyện với cá heo bằng não bộ.

Nhận xét: Những dự án như thế này chắc chắn đã và đang được cả Nga và Mỹ nghiên cứu. Một điều chắc chắn nữa là những gì thực sự đạt được vượt xa những gì được công bố.


Attention

Hầu hết các phần mềm chống virus trên Google Play không có khả năng chống virus khi được thử nghiệm

Android anti virus smartphone
Một nghiên cứu vừa được công bố về các ứng dụng chống virus dành cho điện thoại Android đã cho một kết quả đáng buồn. Hầu hết các ứng dụng đều tỏ ra vô hại trước virus.

AV-Comparatives, một đơn vị chuyên thử nghiệm các phần mềm chống virus của Áo cho biết, phần lớn các ứng dụng chống virus trên kho Google Play đều không có tác dụng bảo vệ thiết bị của bạn. Chúng không xứng đáng chiếm dung lượng trên thiết bị của bạn.

Theo AV-Comparatives, trong số 10 ứng dụng thì chỉ có 1 là có khả năng chống lại 2.000 loại mã độc khác nhau. Hai phần ba số ứng dụng thậm chí không đạt tỷ lệ chặn 30%.

Mục đích chính của các ứng dụng này dường như là để tạo ra doanh thu cho các nhà phát triển của chúng, thay vì thực sự bảo vệ người dùng. Mặc dù các ứng dụng được đều có những cái tên chứa cụm từ "chống virus", nhưng mục đích chính của nó lại là chèn các quảng cáo để "ăn tiền" của bên thứ ba.

No Entry

Trung Quốc tuyên bố thí nghiệm biến đổi gen trên người là bất hợp pháp

GMO humans
© Waking Times
Tân Hoa xã dẫn lời các nhà chức trách ở Trung Quốc hôm 21/1 cho biết thí nghiệm tạo em bé biến đổi gen đầu tiên trên thế giới của nhà nghiên cứu Hạ Kiến Khuê là vi phạm pháp luật nước này.

Vào tháng 11/2018, ông Hạ làm dấy lên làn sóng phẫn nộ của cộng đồng trong nước và quốc tế với tuyên bố rằng hai em bé sinh đôi - Lulu và Nana - được sinh ra với ADN chỉnh sửa để kháng nhiễm HIV. Sau đó, ông Hạ tiết lộ người phụ nữ thứ hai tham gia thí nghiệm cũng đang mang thai.

Khi đó, Ủy ban Sức khỏe Quốc gia Trung Quốc "ngay lập tức yêu cầu Ủy ban Y tế tỉnh Quảng Đông nghiêm túc điều tra và xác minh" các tuyên bố của nhà khoa học.

Điều tra viên của Ủy ban Sức khỏe tỉnh Quảng Đông cho biết "vụ việc ban đầu được xác định là hoạt động biến đổi phôi thai người bị nhà nước cấm, phục vụ mục đích sinh sản do ông Hạ Kiến Khuê thực hiện", theo Tân Hoa xã. Cơ quan này cho rằng ông Hạ tiến hành thí nghiệm "để có được danh tiếng và tài sản cho cá nhân, với các quỹ tự huy động, bí mật tuyển dụng nhân sự liên quan và cố tình trốn tránh hoạt động giám sát".

Robot

9 điều robot có thể làm khiến chúng ngày càng trở nên giống người một cách đáng sợ

Với sự tiến bộ của trí tuệ nhân tạo, robot xuất hiện nhiều và giúp cho đời sống con người tiện nghi hơn. Nhưng cũng thật đáng sợ khi robot ngày càng trở nên giống người hơn. Bạn có bao giờ lo sợ một ngày nào đó chúng sẽ thay thế vị trí của chúng ta?

1. Robot có thể trả lời những câu hỏi

Ngoài việc Alexa, Google Home hoặc Siri trả lời tất cả các câu hỏi của chúng ta, một robot siêu thông minh tại Google đã bắt đầu trả lời các câu hỏi triết học phức tạp hơn, như ý nghĩa của cuộc sống là gì? Một robot khác có tên Sophia đã trả lời rất nhiều câu hỏi khi cô có cuộc trò chuyện dài 15 phút với một học sinh trước 3.000 người.

2. Robot có thể trở thành công dân
Sophia
© CBS NewsSophia
Nói về Sophia, cô đã chính thức được cấp quyền công dân tại đất nước Ả rập Xê-út. Cô ấy là công dân đầu tiên không phải là con người.