Khoa Học & Công NghệS


Einstein

Công nghệ blockchain, hợp đồng thông mình và những tiềm năng của chúng

Blockchain Ethereum-Logo
Có ý kiến cho rằng sự ra đời của công nghệ blockchain và cụ thể là hợp đồng thông minh sẽ làm lu mờ vai trò của các ngân hàng trong các giao dịch. Liệu đó có phải là một lo lắng đúng đắn hay chỉ là lời quảng cáo được thổi phồng?

Mặc dù cho đến nay bitcoin đã ra đời được khá lâu, đồng tiền số này vẫn chỉ tồn tại trong những giao dịch mua đi bán lại đơn thuần. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu những giao dịch đó có thể được lập trình để được thực hiện tại một thời điểm có sẵn, trong một điều kiện nhất định, thậm chí bao gồm một nhóm các đối tác khác nhau được đăng ký trước? Và điều gì sẽ xảy ra nếu có thể sử dụng cùng một công nghệ để lập trình trước giao dịch ví dụ như mức chi trả của một sản phẩm phái sinh?

Sự ra đời của "Hợp đồng thông minh" trong kỷ nguyên blockchain

Trong một chừng mực nào đó, cái ngày tưởng chừng như rất xa vời ấy có thể hiện thực hóa bằng "hợp đồng thông minh". Thuật ngữ "hợp đồng thông minh" lần đầu tiên được đề cập đến bởi một trong số những người được cho là cha đẻ của bitcoin - Nick Szabo vào năm 1994. Về cơ bản, nó có nghĩa là "tiền lập trình" hoặc chương trình máy tính tự động có thể thực hiện các điều khoản của hợp đồng. Những điểm mạnh của "tiền lập trình" vẫn đang được những người hào hứng với công nghệ này khám phá, nhưng hầu hết mọi người đều đồng ý rằng nó là một sự đảm bảo về tài chính trong giao kèo do bên thứ 3 nắm giữ mà ở đây là 1 mạng lưới gắn kết mọi người nhận dựa trên các sự kiện trong tương lai và các mã máy tính.

Cloud Lightning

Nghiên cứu: Khói diesel từ tàu vận tải trên biển làm tăng số vụ sét đánh

lightning San Francisco
© Instagram / Lacey_bannister
Đại dương của chúng ta bao gồm rất nhiều làn đường vô hình tạo nên bởi những con tàu chở hàng, và tại những khu vực tàu bè qua lại nhiều, thời tiết hoàn toàn khác biệt.

Một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng khói diesel là nguyên nhân dẫn tới 5.000 vụ xảy thai ở châu Âu hàng năm. Khói diesel được coi là một trong những chất gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất và nó cũng là chất vô cùng nguy hại với sức khỏe người, thậm chí là hơn cả khói xăng.

Không chỉ dừng lại đó, mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng những hạt phân tử trong khói thải động cơ diesel là nguyên nhân khiến lượng sét tăng lên.

Để đưa ra kết luận này, các nhà khoa học đã sử dụng dữ liệu về sét trong vòng 12 năm tại Mạng lưới vị trí sét trên thế giới. Họ phát hiện ra rằng, tại những tuyến hàng hải tấp nập, số lần sét đánh tăng lên gần gấp 2 lần so với những khu vực có điều kiện thời tiết tương tự, nhưng lượng tàu thuyền qua lại không lớn.

Nhận xét: Xem thêm: Bão, sét và lốc xoáy: Những hiện tượng của vũ trụ điện


Arrow Up

Những công nghệ "bá chủ thế giới" của Trung Quốc

China dragon
© Jason Lee / Reuters
Ngày 21/9/2017, Trung Quốc chính thức "xuất xưởng" thế hệ tàu có tên Phục Hưng (Fuxing) nhanh nhất thế giới, với tốc độ di chuyển 350 km/giờ.

"Vượt mặt" cả Nhật Bản, Mỹ hay bất cứ quốc gia sở hữu công nghệ di chuyển tốc độ cao nào trên thế giới, Trung Quốc thêm một lần nữa ghi tên mình vào kỷ lục thế giới, hạng mục tàu chạy nhanh nhất hành tinh tính đến thời điểm hiện nay.

Trước đó, Trung Quốc còn thể hiện nhiều tham vọng "số 1 thế giới" với việc đầu tư và cho ra đời những kỷ lục thế giới khác. Chúng gồm những gì?

Siêu máy tính nhanh nhất thế giới

Lẽ dĩ nhiên, kỷ lục về siêu siêu máy tính mạnh nhất thế giới thuộc về Trung Quốc.

Nhận xét: Trung Quốc còn dự kiến khánh thành cây cầu vượt biển dài nhất thế giới vào cuối năm nay, với chiều dài tổng cộng 55 km, nối liền Hồng Kông và Macao.
Longest Sea bridge connecting Hongkong, Macao
Cây cầu nhìn từ trên cao (ảnh chụp ngày 6/7/2017)
Kính thiên văn lớn nhất thế giới đường kính 500 mét ở Quý Châu, Trung Quốc.
china fast telescope



Arrow Up

Trung Quốc chạy tàu cao tốc nhanh nhất thế giới 350 km/h, êm đến mức đồng xu không đổ

Chinese bullet train Fuxing, fastest train in the world
Tàu viên đạn siêu tốc Fuxing của Trung Quốc - con tàu nhanh nhất thế giới ở thời điểm hiện tại
Con tàu này có thể di chuyển quãng đường dài 1.318 km giữa Thượng Hải và thủ đô Bắc Kinh chỉ trong vòng có 4 giờ 28 phút.

7 cặp tàu viên đạn Fuxing thế hệ mới nhất của Trung Quốc vừa rồi đã chính thức đi vào vận hành trên tuyến Bắc Kinh - Thượng Hải với vận tốc di chuyển có thể đạt tới 350 km/h, rút ngắn thời gian cũng như tạo nhiều điều kiện giao thông thuận lợi hơn cho người dân trong tương lai.

Tàu Fuxing có tốc độ tối đa đạt 400 km/h, được thiết kế với nhiều phòng nghỉ Wifi miễn phí. Trong tương lai, Trung Quốc dự định sẽ sản xuất hàng loạt các mẫu tàu này để thay thế cho loại tàu Hexie cũ, với vận tốc chậm hơn và công nghệ đã trở nên cũ kỹ.

Tàu Fuxing đã nhận được những phản hồi tích cực từ những hành khách trực tiếp trải nghiệm. Khi di chuyển, tàu Fuxing rất êm mà không hề ồn ào. Một người đã thử đặt rất nhiều vật thể lên cửa sổ tàu, tuy nhiên những vật này không hề nghiêng đổ hay hề hấn gì trong quãng đường đi với vận tốc 350 km/h.

Solar Flares

Trái Đất vừa hứng chịu hàng loạt bão mặt trời, đem đến các hiện tượng thời tiết cực đoan

X9.3 solar flare
© SWPCTai lửa Mặt Trời X9.3 này là cái mạnh nhất trong 11 năm nay
Mối nguy hiểm giờ đây không chỉ tới từ mặt đất mà còn tới từ Mặt Trời xa xôi, vì mới đây thôi, một hiện tượng thời tiết vũ trụ lớn vừa xảy ra từ "chảo lửa" khổng lồ.

Mặt Trời vừa phát ra bừng sáng cấp độ X hay còn gọi là lửa Mặt Trời lớn nhất trong vòng 12 năm trở lại đây, cũng là vụ nổ lớn nhất trong hệ Mặt Trời của chúng ta, Trung tâm Dự báo Thời tiết Không gian (SWPC) cho biết.

Bừng sáng đầu tiên xuất hiện vào 5h10 buổi sáng ngày 6/9/2017 mang ký hiệu X2.2 và chỉ sau đó không lâu (8h03) một bừng sáng cực lớn X9.3 được phát hiện, có lượng plasma lớn gấp 10 lần kích thước Trái Đất.

Nếu như X2.2 có độ lớn lớn nhất kể từ năm 2015 thì X9.3 là vụ nổ lớn nhất được ghi nhận kể từ năm 2006 (X9.0), cả hai đều xảy ra ở khu vực có tên gọi là AR 2673, tại đây vài ngày trước cũng từng xuất hiện bừng sáng thuộc cấp M (M - class).

Nhận xét: Như chúng tôi phân tích trong bài viết này: Bão, sét và lốc xoáy: Những hiện tượng của vũ trụ điện, những trận bão mặt trời như trên làm thay đổi điện trường khí quyển của Trái Đất và có tác động trực tiếp đến thời tiết. Rất có thể việc bốn trận "siêu bão" xuất hiện trong một thời gian ngắn ở Đại Tây Dương ngoài khơi Hoa Kỳ trong thời gian qua có liên quan đến những trận bão mặt trời này.


Fish

Từ trường Trái Đất đảo lộn do bão mặt trời có thể là nguyên nhân cá nhà táng mắc cạn hàng loạt

Beached Whales Sperm whales stranded at Skegness on England's North Sea coast in January 2016.
© Dan Kitwood/Getty
Các nhà khoa học tin rằng bão mặt trời - thứ gây ra hiện tượng Bắc cực quang - có thể là nguyên nhân đằng sau cái chết của 30 con cá nhà táng ở Biển Bắc hồi năm ngoái. Những cơn bão này được cho là làm ảnh hưởng đến khả năng định hướng của những con cá đó và dẫn chúng đến bãi biển.

Đầu năm 2016, có tổng cộng 29 con cá nhà táng đã chết trên bãi biển sau khi bị lạc và mắc kẹt trong vùng nước nông.

Nghiên cứu mới đã chỉ hướng đến sự gián đoạn do các tai lửa mặt trời bùng lên có thể chính là nguyên nhân gây ra điều này. Mới đây, phát hiện này đã được công bố trên tạp chí Quốc tế về Sinh học Thiên thể.

Comet

Tiểu hành tinh đường kính 4,4 km sẽ bay qua sát Trái Đất vào ngày 1/9

asteroid

Tiểu hành tinh có kích thước lớn nhất từng được NASA quan sát sẽ bay sượt qua hành tinh của chúng ta vào ngày 1.9.


Tiểu hành tinh Florence có đường kính khoảng 4,4km, tức gần bằng 1/2 so với tiểu hành tinh khổng lồ đã va chạm với Trái đất cách đây 66 triệu năm và xóa sổ hoàn toàn loài khủng long.

Florence là tiểu hành tinh lớn nhất có quỹ đạo bay gần đến Trái đất mà NASA quan sát được kể từ khi họ mở ra chương trình giám sát tiểu hành tinh.

Ngày 1.9 Florence sẽ bay sượt qua Trái đất một cách an toàn ở khoảng cách 7 triệu km - khoảng 18 lần khoảng cách giữa Trái đất với Mặt trăng - nhưng khoảng cách này là đủ gần để xem nó là một "đối tượng bay gần Trái đất".

Pineapple

Nghiên cứu cho thấy cây cối cũng biết cảm nhận khi chúng bị ăn

Trees can feel when being eaten
Việc thực vật có trí thông minh không phải là một kiến thức hoàn toàn mới. Tuy nhiên, có lẽ ít người ngờ rằng chúng thậm chí biết được khi nào bản thân đang bị kẻ thù ăn, và thậm chí chúng còn không hề thích thú gì chuyện đó.

Đây là kết quả từ một nghiên cứu của ĐH Missouri từ năm 2015. Theo đó, các chuyên gia phát hiện ra rằng cây cối khi bị ăn có thể tự đưa ra cơ chế tự vệ, nhằm ngăn chặn chuyện đó xảy ra.

Cụ thể, nhóm chuyên gia thực hiện thí nghiệm trên các cây dòng Arabidopsis - bao gồm các loài cây thuộc họ cải như cải xanh, bông cải... Đây là những loại cây vốn được sử dụng trong rất nhiều thí nghiệm khác nhau, vì chúng là những thực vật đầu tiên được giải mã bộ gene, và cũng là những vật thí nghiệm quen thuộc nhất với khoa học.

Đầu tiên, dựa trên giả thuyết cây cối có thể cảm nhận khi bị ăn, các chuyên gia đã cho một con sâu ăn lá, sau đó ghi lại rung động do chúng tạo ra. Họ kiểm soát các tác nhân tự nhiên khác như tiếng gió, tiếng nước chảy...

Nhận xét: Trái với suy nghĩ của những người ăn chay, cây cũng biết cảm nhận đau đớn, vui buồn, biết thưởng thức âm nhạc, biết trò chuyện với nhau. Điều này cho thấy ăn chay không hề "từ bi" hơn ăn thịt chút nào, trái lại là đằng khác.


Attention

Phát hiện vết nứt lớn ngoài khơi Alaska có nguy cơ cao gây ra sóng thần

Fault segment near Alaska with potential of creating tsunami
© Anne BécelKhu vực phát hiện vết nứt
Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện một vết nứt địa chất khổng lồ bên dưới đáy biển Alaska mà theo dự đoán, có thể gây ra mối nguy hiểm siêu sóng thần trong tương lai.

"Kịch bản" tương tự trận động đất ở Nhật Bản năm 2011 liệu có tái diễn?

Vết nứt có nhiều đặc điểm giống với nguyên nhân gây ra trận sóng thần Tohoku cao gần 40 m ở Nhật Bản năm 2011, khiến 20.000 người thiệt mạng và làm 3 nhà máy hạt nhân bị tàn phá nặng nề.

Trên trang Nature Geoscience (Khoa học Địa chất Tự Nhiên), nhóm nghiên cứu cảnh báo về một trận sóng thần lớn có thể phá hủy khu vực bờ biển Alaska và xung quanh khu vực Thái Bình Dương như Bắc Mỹ, Hawaii...

Nhận xét: Bài tiếng Việt này viết không rõ. Vết nứt này đã được biết từ lâu, nhưng nghiên cứu này phát hiện những tính chất mới của nó khiến nó có nguy cơ cao gây ra sóng thần:
  • Cạnh của hai mảng kiến tạo tiếp xúc nhau là lởm chởm chứ không nhẵn. Điều này khiến chúng khó trượt trên nhau và tích tụ năng lượng lại, thứ có thể giải phóng đột ngột khi hai mảng bất ngờ trượt nhanh.
  • Cạnh của hai mảng kiến tạo tiếp xúc nhau cấu tạo từ đá cứng chứ không phải phù sa hay đá mềm. Nó cũng dẫn đến nguy cơ như trên.
  • Cấu trúc của vết nứt này rất giống vết nứt đã tạo ra trận động đất và sóng thần tại Nhật Bản năm 2011.



Network

Chatbot trên Facebook tự phát minh ngôn ngữ riêng của chúng mà không ai hiểu được

KI AI
Ban lãnh đạo mạng xã hội Facebook buộc phải khóa hệ thống trí tuệ nhân tạo sau khi các máy tính bất ngờ giao tiếp bằng ngôn ngữ riêng không hề tồn tại và không ai hiểu được.

Hệ thống sử dụng các trợ lý ảo (chatbot) được tạo ra để giao tiếp với con người, nhưng dần dần các trợ lý ảo này đã bắt đầu giao tiếp với nhau. Ban đầu chúng sử dụng tiếng Anh. Rồi bỗng một lúc nào đấy chúng viết bằng ngôn ngữ do bản thân tạo ra trong quá trình phát triển phần mềm.

Trên truyền thông Mỹ đã xuất hiện những đoạn trích "đối thoại" giữa các trợ lý ảo [giữ nguyên chính tả và dấu chấm câu].

Bob: Tôi có thể có thểTôiTôi làm tất cả phần còn lại.

Alice: Những quả bóng có số không đối với tôi đối với tôi đối với tôi đối với tôi đối với tôi.