Khoa Học & Công NghệS


Dig

Khai thác cát tràn lan tại các lòng sông Việt Nam đe dọa đê điều và hệ sinh thái

Sand harvesting on river
Tỉnh Bắc Ninh vừa có văn bản gửi Thủ tướng, đề nghị không cho tiếp tục triển khai dự án nạo vét, khơi thông luồng đường thủy nội địa, kết hợp tận thu cát trên sông Cầu. Lý do là quá trình triển khai dự án này đã diễn ra tình trạng khai thác cát khiến đê hữu Cầu, bờ, bãi sông bị sạt lở với chiều dài khoảng 50 m, ăn sâu vào bãi 5 đến 10 m.

Theo các nhà khoa học, không riêng sông Cầu, hoạt động khai thác cát tràn lan đã diễn ra trên nhiều dòng sông khác nhau và đã được cảnh báo từ rất lâu. Cát không đơn thuần là vật liệu xây dựng mà có vai trò quan trọng trong kiến tạo đồng bằng, ổn định lòng và bờ sông. Cát còn tạo sinh cảnh cho các loài thủy sinh.

Thông thường cát, sỏi được nạo vét từ lòng sông phục vụ xây dựng, đảm bảo tàu thuyền đi lại thuận tiện trên sông. Nhưng theo PGS.TS Vũ Thanh Ca, Vụ trưởng Vụ hợp tác quốc tế và khoa học công nghệ, Tổng cục biển và hải đảo (Bộ Tài nguyên), việc hút cát quá mức đã khiến một vài nơi trên sông Hồng và các sông dọc Bắc - Nam bị hạ thấp và giảm mực nước.

Theo ông, nếu lượng cát bị hút quá nhiều tại một vị trí, nhất là nạo vét thông luồng, mực nước tại đó và thượng nguồn sẽ bị giảm, đồng thời độ dốc đáy sông và mặt nước tăng lên nên vận tốc dòng chảy cũng tăng theo, gây xói lở đáy và làm lộ ra các chỗ nông khác ở khu vực thượng nguồn.

Bizarro Earth

Công nghệ khai thác dầu đá phiến Fracking tàn hại đất đai và nguồn nước như thế nào?

stop fracking
© Martin Gerten/dpa
Công nghệ nứt vỡ thủy lực (hydraulic fracturing), hay còn gọi là fracking, là gì?

Kể từ cuộc cách mạng công nghiệp, nhu cầu tiêu thụ năng lượng tại Mỹ tăng mạnh. Phần lớn nhiên liệu tiêu thụ là các nguyên liệu khoán sản như than hay khí thiên nhiên. Gần đây nổi lên nhiều tranh cãi về một phương pháp khai thác khí đốt: công nghệ nứt vỡ thủy lực, còn gọi là fracking.

Nói đơn giản, fracking miêu tả quá trình chiết xuất khí thiên nhiên từ sâu trong lòng đất. Trong đó, đá xốp được tách rời bằng nước, cát và hóa chất, để tách khí thiên nhiên. Công nghệ fracking xuất hiện từ những năm 1940. Tuy nhiên, nó chỉ bùng nổ trong khoảng 10 năm gần đây, nhất là ở Mỹ. Nguyên nhân là do trữ lượng khí đốt tại Mỹ và Châu Âu đang cạn kiệt. Do đó giá khí đốt và nhiên liệu khác tăng nhanh. Nhiều công nghệ khai thác khác ra đời, hấp dẫn hơn và lãi hơn, ví dụ như fracking.

Trong khi đó, fracking đã được sử dụng hơn một triệu lần tại Mỹ nói riêng. Hơn 60% của các mỏ dầu và khí đốt mới sử dụng fracking. Cùng tìm hiểu cơ chế hoạt động của fracking.

Cell Phone

FaceCar: Ứng dụng gọi xe độc đáo của startup Việt Nam gây xôn xao dư luận

Vietnam Facecar startup
FaceCar startup
Thông tin ứng dụng gọi xe Facecar vừa được một tập đoàn đầu tư Đức công bố khoản đầu tư 1 tỉ USD đang gây xôn xao tron giới startup trong và ngoài nước.

Ứng dụng gọi xe này, do một nhóm lập trình viên Việt Nam phát triển, trở thành một trong những ứng dụng được tìm kiếm và tải xuống nhiều nhất trong thời gian gần đây trên các kho ứng dụng.

Nhà sáng lập Facecar Trần Thanh Nam hiện tại đang là cái tên được gây tò mò trong giới doanh nhân khởi nghiệp lĩnh vực công nghệ. Là người đến sau trong cuộc chơi "ứng dụng gọi xe" đang bị chiếm lĩnh bởi các đối thủ nước ngoài như Uber hay Grab, Thanh Nam và nhóm nhà đồng sáng lập có thể xếp vào nhóm "những người khởi nghiệp ngang tàng" trên thế giới. Thời điểm nhóm này quyết tâm theo đuổi ý tưởng Facecar là lúc Uber đã kêu gọi vốn được 16 tỉ USD từ các nhà đầu tư quốc tế.

"Gia tài xuất phát điểm khởi nghiệp của Facecar cũng giống phần đông 1.500 startup Việt Nam là ý tưởng độc đáo và lòng đam mê", Thanh Nam cho biết. Tuy nhiên, giới công nghệ đánh giá khá cao ứng dụng Facecar với nhiều tính năng mới lạ. Khoảng 90% những tính năng của FaceCar hoàn toàn khác biệt và không có ở trên các sản phẩm cùng loại có trên thị trường như: gọi được xe bất kỳ và tài xế bất kỳ mình thích, tính năng "Nhờ chở hàng", theo dõi lộ trình xe bus, tính năng "đi chung", hệ thống mở cho phép các công ty vận tải hoặc các hãng tác xi tự quản lý xe...

Galaxy

NASA công bố phát hiện 7 hành tinh lớn xấp xỉ bằng Trái Đất có thể có sự sống

Trappist-1 sistema solar
© NASAHệ thống hành tinh quanh sao TRAPPIST-1
Sáng 23/2, NASA công bố một phát hiện chấn động khi cho biết họ tìm thấy ít nhất 7 hành tinh kích thước như Trái Đất và ở cách 40 năm ánh sáng.

BBC cho biết các nhà thiên văn học của NASA tìm thấy những hành tinh mới nhờ vào kính thiên văn vũ trụ Spitzer của NASA và một vài trạm quan sát mặt đất khác.

Việc phát hiện các hành tinh bên ngoài Hệ Mặt Trời này được xem là hiếm có vì các hành tinh có kích thước tương tự Trái Đất cùng nhiệt độ không quá khắc nghiệt, dao động từ 0 đến 100 độ C. Điều này có nghĩa những hành tinh mới có thể có nước dạng lỏng ở bề mặt, một dấu hiệu của sự sống.

7 hành tinh mới nằm ngoài Thái dương hệ này đều được phát hiện quay quanh một ngôi sao lùn gọi là TRAPPIST-1. Nó lạnh hơn và đỏ hơn so với Mặt Trời và lớn hơn một chút so với sao Mộc. Các ngôi sao như vậy có rất nhiều trong dải Ngân hà và tồn tại rất lâu.

Control Panel

Lõi băng 720.000 tuổi hé lộ cái nhìn chưa từng có về lịch sử khí hậu Trái Đất

Antartic ice core
Các nhà khoa học ở Nhật Bản phát hiện một lõi băng 720.000 năm tuổi có thể dự báo những thay đổi chi tiết của tình hình khí hậu trên Trái Đất trong hàng trăm nghìn năm tới.

Các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu vùng cực của Nhật Bản nhận định lõi băng "siêu già" có thể dự báo tiên đoán về những thay đổi chi tiết về nhiệt độ của Trái Đất, lượng mưa và gió, sự xuất hiện của bụi trong thời kỳ khô và nhiều gió qua thời gian hàng trăm nghìn năm, theo The Verge. Nó được nhóm nghiên cứu thu thập bằng cách khoan sâu xuống hàng kilomet bên dưới lớp băng ở một đỉnh núi Nam Cực năm 2005.

Lõi băng 720.000 tuổi dài 3,2 km và gồm nhiều lớp, giống hệt như các vòng vân gỗ xung quanh gốc cây. Dựa vào những đặc điểm này, các nhà khoa học phân tích lõi băng và nghiên cứu về điều kiện môi trường, nhiệt độ và các yếu tố thời tiết diễn ra khi từng lớp băng hình thành.

Theo nhóm nghiên cứu, lõi băng chứa đầy đủ thông tin về biến đổi khí hậu của Trái Đất trong lịch sử. Điều này có thể giúp các chuyên gia đưa ra nhiều dự đoán chính xác về tình hình biến đổi khí hậu trong tương lai.

Nhận xét: Xem thêm:


Cow

Làm sao để phủ xanh hoang mạc bằng cách học tập Thiên Nhiên (Video)

Desertification map
Bản đồ hoang mạc trên thế giới - Màu đỏ: hoang mạc; màu vàng: vùng dễ bị sa mạc hóa; màu xanh: vùng ít có khả năng bị sa mạc hóa
Sa mạc hóa là một vấn đề rất nghiêm trọng trên thế giới. Nó đang xảy ra trên 2/3 diện tích đồng cỏ trên thế giới, biến dần những vùng chăn nuôi trù phú thành hoang mạc và đẩy những xã hội dựa vào đó vào đói kém và hỗn loạn. Allan Savory đã dành cả cuộc đời để nghiên cứu vấn đề này. Giờ đây, ông tin rằng có cách để bảo vệ các đồng cỏ và thậm chí dành lại những vùng đất đã từng biến thành hoang mạc. Và những gì ông đã làm được chứng thực cho điều đó.


Meteor

Nhiều thiên thạch lớn liên tục bay sát qua Trái Đất trong dịp đầu năm 2017

asteroid
© Shutterstock
Việc thiên thạch bay ngang Trái đất trong thời gian gần đây không phải hiếm, thậm chí một số còn tấn công chúng ta như vụ "mưa thiên thạch" năm 2013 tại Nga khiến ít nhất 1200 người phải vào bệnh viện. Và đến năm 2017, các nhà thiên văn học tiếp tục cảnh báo nguy cơ chúng ta lại bị tấn công bởi thiên thạch khá cao.

Tính đến ngày 4-2 trong năm nay, tổng cộng 4 thiên thạch đã lởn vởn gần trái đất, làm dấy lên mối lo ngại hành tinh xanh của chúng ta có thể bị thiên thạch va trúng.

Cụ thể, vào khoảng 20 giờ 23 phút ngày 3-2 (giờ GMT), 2017 BS32 bay gần trái đất hơn cả mặt trăng và ở khoảng cách đủ gần để các nhà thiên văn học quan sát được. Tiểu hành tinh này có đường kính 12 m, to bằng một chiếc xe buýt hai tầng và di chuyển với vận tốc 11,56 km/giây.

Trước đó, thiên thạch mang ký hiệu 2017 BH30 to bằng chiếc xe hơi bay ngang qua Trái đất hôm 30/1 ở khoảng cách gần nhất chỉ 52.000 km. Nếu so sánh, ở thời điểm gần Trái đất nhất, Mặt trăng cũng cách hành tinh xanh hơn 360.000 km.

Attention

Chế độ ăn chủ yếu là ngô biến chuột đồng Pháp thành zombie ăn thịt đồng loại

hamster
© Uwe Anspach / DPA / AFP
Nếu ngày nào cũng phải ăn ngô, liệu bạn có phát điên? Một nghiên cứu mới trên các chú chuột hamster hoang dã tại châu Âu cho thấy chế độ ăn kiêng này sẽ khiến chúng trở thành zombie ăn thịt đồng loại. Các nhà khoa học đã phát hiện rằng các con chuột mẹ nếu ngày nào chỉ ăn ngô có xu hướng tự ăn thịt con của mình hơn các con chuột được cho ăn đủ chất.

Phương thức chủ yếu của nông nghiệp hiện đại đó là độc canh: trồng chỉ một loại cây trên một diện tích rộng thay vì trồng lẫn các loại cây với nhau. Tuy đối với chúng ta điều này giúp canh tác dễ dàng hơn nhưng đối với hệ sinh thái đây lại là một mối đe doạ.

Năm ngoái trong tạp chí Nature, một báo cáo đã chỉ ra ảnh hưởng xấu của phương pháp độc canh đối với sự thụ phấn tự nhiên. Tuy nhiên không có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng tới các loài động vật trong hệ sinh thái. Nói chung, các loài động vật sống gần các khu vực canh tác thường bị gò bó về dinh dưỡng, khẩu phần ăn của chúng bị giới hạn bởi hàng ngàn héc-ta được dành để trồng chỉ 1 hay 2 loại cây.

Trong nghiên cứu, các nhà khoa học sử dụng hai nhóm chuột. Một nhóm được cho ăn lúa mì và một nhóm cho ăn ngô. Không có khác biệt về lượng năng lượng trong khẩu phần ăn của hai nhóm và cả hai nhóm đều đẻ con có kích cỡ tương đương.

Igloo

Khoa học cảnh báo Trái đất có thể bắt đầu thời kỳ tiểu băng hà vào năm 2019

ice age
Tưởng tượng một mùa đông kéo dài 15 năm hoặc lâu hơn nữa!
Vào ngày 2/10 vừa qua, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) khiến giới chuyên gia trên khắp thế giới giật mình khi cho công bố một bức ảnh phân tích bề mặt Mặt Trời rất kì lạ. Thông thường, trên bề mặt dễ bốc hơi của Mặt Trời có những vết đen nhưng hiện nay chúng đã hoàn toàn biến mất. Điều này cho thấy mức độ hoạt động của quả cầu lửa khổng lồ đang giảm rõ rệt.

Được biết, vết đen Mặt Trời là các khu vực tối trên bề mặt ngôi sao này. Độ sáng bề mặt của vết đen bằng khoảng 1/4 độ sáng của những khu vực xung quanh. Nguyên nhân xuất hiện vết đen là do nhiệt độ của chúng thấp hơn các vùng xung quanh, một hiện tượng gây ra bởi các biến đổi từ trường rất mạnh trên Mặt Trời. Khi vệt đen Mặt Trời xuất hiện sẽ kéo theo các sự kiện gọi là bùng nổ Mặt Trời.

Theo SpaceWeather, hoạt động xuất hiện và biến mất của các vết đen dao động như một con lắc và có chu kì trong khoảng từ 11 đến 12 năm. Tuy nhiên đây là lần thứ 4 trong năm bề mặt Mặt Trời hoàn toàn không có vết đen. Dấu hiệu này cho thấy thời điểm chu kì Mặt Trời hoạt động tối thiểu đang đến gần và số ngày không có vết đen sẽ tăng lên trong vài năm tới, kéo theo hệ lụy Trái Đất sẽ bước vào giai đoạn lạnh giá, có thể bắt đầu ngay từ năm 2019.

Nhận xét: Để hiểu thêm về tầm quan trọng của hoạt động Mặt Trời đối với khí hậu Trái Đất và khả năng Trái Đất đi vào một kỷ nguyên băng hà mới, xem thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:


Meteor

Các nhà khoa học tái hiện Trái Đất tối tăm, lạnh giá sau khi thiên thạch khổng lồ rơi xuống

ice age
Bản đồ thay đổi nhiệt độ sau khi thiên thạch khổng lồ rơi xuống
Thời khắc thảm họa mà nhiều người tin rằng đã xóa sổ loài khủng long khỏi Trái đất mới đây đã được các nhà khoa học tái hiện một cách chi tiết đến chưa từng có.

Theo Daily Mail, chương trình máy tính đã mô phỏng lại hiện tượng xảy ra sau khi thiên thạch lao xuống Trái đất cách đây 65 triệu năm.

"Hiện tượng thời tiết lạnh giá xảy ra sau khi thiên thạch rơi xuống Mexico đã đánh dấu thay đổi lớn trong lịch sử Trái đất", Julia Brugger, người dẫn đầu nghiên cứu tại Viện Potsdam (Đức) nói. "Nghiên cứu của chúng tôi đóng góp cách hiểu mới về nguyên nhân gây tranh cãi dẫn đến sự kiện tuyệt chủng ở kỷ Creta".

Các giả thuyết trước đây tập trung vào lớp bụi khổng lồ xuất hiện sau vụ thiên thạch rơi.

Trong khi đó, mô phỏng của máy tính cho thấy một lượng lớn khí sulfur thoát ra khi thiên thạch va chạm với bề mặt Trái đất, che phủ bầu trời trong nhiều năm. Hiện tượng này là nguyên nhân chính khiến cho nhiệt độ trên Trái đất sụt giảm mạnh.