Chủ Những Con RốiS


Light Sabers

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc: Lì đòn hơn sẽ thắng?

trump trade war china us
Mỹ xuất chiêu mới, Trung Quốc lạnh lùng phản đòn

Hôm 28/7, Tân Hoa Xã hào hứng dẫn nguồn tin từ Bộ thương mại Trung Quốc cho biết, Hoa Kỳ đã gửi hàng triệu tấn đậu nành đến Trung Quốc, sau cuộc họp của hai nhà lãnh đạo Donald Trump và Tập Cận Bình ở Osaka, thảo luận về các vấn đề thương mại và kinh tế.

Đầu tháng 7, ông Trump nói rằng Trung Quốc khiến Hoa Kỳ thiệt hại vì không mua nông sản, như đã hứa. Trung Quốc trước đây tuyên bố rằng, họ sẵn sàng tích cực tăng nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp và tài nguyên năng lượng của Mỹ để giảm mất cân bằng thương mại.

Do đó, "hàng triệu tấn đậu nành Mỹ đã được vận chuyển đến Trung Quốc trong khuôn khổ các doanh nghiệp Trung Quốc mua sản phẩm nông nghiệp của Mỹ sau cuộc họp của các nhà lãnh đạo hai nước ở Osaka" - Tân Hoa Xã viết.

No Entry

Duterte tuyên bố sẽ KHÔNG BAO GIỜ cho Mỹ đặt vũ khí hạt nhân hay đóng quân tại Philippines

missile
© Reuters / US Air Force / Senior Airman Ian Dudley
Philippines sẽ không bao giờ cho phép Mỹ triển khai các vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ của họ để chống lại tầm ảnh hưởng đang tăng của Trung Quốc trong khu vực; Tổng thống Rodrigo Duterte nêu rõ, đồng thời chỉ trích Mỹ là không đáng tin, kể cả khi thực hiện các thương vụ vũ khí nhỏ.

Sau khi Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp ước các Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) với Nga vào hồi tuần trước, Washington công khai nói về kế hoạch triển khai thêm nhiều tên lửa đạn đạo có tầm bắn trong khoảng 500 km - 5.000 km ở bất cứ đâu trên thế giới, trong đó bao gồm cả khu vực châu Á, để đối phó với Trung Quốc.

Manila, hiện đang tăng cường mối quan hệ với Trung Quốc, tuyên bố họ sẽ không bao giờ cho phép Mỹ đặt tên lửa trên lãnh thổ của họ - Tổng thống Duterte nhấn mạnh.

"Điều đó sẽ không bao giờ xảy ra vì tôi không cho phép" - ông Duterte nói - "Tôi sẽ không bao giờ cho phép bất cứ binh sỹ nước ngoài nào... Tôi không muốn đấu với Trung Quốc. Các bạn không thể đặt vũ khí hạt nhân ở Philippines. Điều đó sẽ không bao giờ xảy ra".

Bizarro Earth

Ấn Độ tước quyền tự trị vùng Kashmir, viễn cảnh chiến tranh Ấn Độ - Pakistan trở lại

Kashmir map
Căng thẳng Ấn Độ - Pakistan một lần nữa bị đẩy tới mức cận xung đột, sau khi Trung Quốc và Pakistan đồng loạt đưa ra cảnh báo với Ấn Độ về các động thái mới đây của nước này nhằm tăng cường kiểm soát các khu vực biên giới - vấn đề từng dẫn tới chiến sự giữa hai nước láng giềng.

Trong lúc Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi kêu gọi hủy bỏ Điều 370 để tước quyền tự trị đặc biệt đối với vùng Kashmir nằm ở khu vực biên giới tranh chấp với Trung Quốc và Pakistan, Bộ trưởng Nội vụ nước này Amit Shah công bố các dự luật mới tuyên bố bang Jammu và Kashmir (J&K), vùng đất do Ấn Độ quản lý tại khu vực Kashmir, sẽ được tách thành hai "lãnh thổ liên bang" - Jammu và Kashmir, và Ladakh - nằm dưới sự quản lý trực tiếp của chính quyền trung ương.

Sự thay đổi đầy bất ngờ và gây sốc này được ông Shah hoan nghênh như một "quyết định lịch sử", nhưng lại vấp phải phản ứng cực kỳ gay gắt của Bắc Kinh và Islamabad - hai quốc gia đã xích lại gần nhau hơn trong nhiều năm gần đây và đều có tranh chấp lãnh thổ căng thẳng với New Delhi.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói trong cuộc họp báo hôm 6/8 rằng đất nước bà "luôn phản đối việc Ấn Độ đặt vùng lãnh thổ của Trung Quốc ở khu vực phía Tây biên giới Trung Quốc - Ấn Độ dưới quyền quản lý của họ", nhắc tới khu vực Aksai Chin mà Ấn Độ tuyên bố chủ quyền nhưng lại thuộc quyền quản lý của Trung Quốc ở phía Tây Tân Cương và Tây Tạng.

Arrow Down

Chỉ một tháng sau thượng đỉnh G20, chính sách Châu Á của Trump đang sụp đổ

Trump Twitter
Vào thời điểm cuối tháng 6, Tổng thống Mỹ Donald Trump gần như sắp đạt được thỏa thuận với Triều Tiên và Trung Quốc để đưa các cuộc đàm phán về giải giáp hạt nhân trở lại đúng hướng. Nhưng chỉ một tháng sau, mọi thứ đã thay đổi hoàn toàn.

Kể từ sau khi ông Trump có cuộc gặp với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và trở thành vị Tổng thống đương nhiệm đầu tiên của Mỹ đặt chân lên lãnh thổ Triều Tiên, Bình Nhưỡng đã 3 lần phóng thử tên lửa chỉ trong vòng 8 ngày. Và kể từ sau khi ông Trump gặp gỡ Chủ tịch Tập Cận Bình tại Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Osaka, Nhật Bản để thảo luận về thương mại, Nhà Trắng mới đây cho hay họ sẽ áp thuế 10% đối với lượng hàng 300 tỷ USD của Trung Quốc - bao gồm các đồ điện tử như iPhone, giày dép và đồ chơi. Động thái này đồng nghĩa với việc, tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ đều bị đánh thuế.

Trong khi đó, 2 đồng minh của Mỹ trong khu vực - Hàn Quốc và Nhật Bản - cũng bất đồng sâu sắc, sau khi Tokyo loại Seoul khỏi danh sách các nước được hưởng ưu đãi thương mại.

Light Saber

Thông điệp cho Anh - Mỹ: Đừng đùa với Iran

Iran commandos capture Stena Impero oil tanker
Lực lượng IRGC trấn áp bắt giữ tàu dầu Stena Impero
Ngay sau vụ hải quân Anh bắt tàu chở dầu của Iran tại eo biển Gibraltar, Iran tuyên bố sẽ trả đũa và như chúng tôi đã bình luận những bài viết trước, Iran không dễ bị bắt nạt, câu trả lời sẽ là "mắt đến mắt" nó sẽ đến vào thời điểm, địa điểm hoàn toàn lựa chọn của Iran.

Nhà lãnh đạo Iran Sayyed Ali Khamenei đã ra lệnh cho chỉ huy IRGC Hussein Salameh phải bắt giữ con tàu đầu tiên của Anh khi thuận lợi...

Và thời điểm đã đến...Sau khi xem xét cẩn thận tất cả các tàu thuyền trong khu vực, Salameh được thông báo rằng Stena Impero xuất hiện, nhưng cũng có 5 tàu ​​quân sự phương Tây đang đi gần đó... Chỉ huy của IRGC đã báo cáo cho Sayyed Khamenei, và nhận được câu trả lời cũng là mệnh lệnh: "Đừng sợ, Chúa ở cùng bạn. Họ sẽ không dám tấn công chúng ta".

Đó là vào ngày 19/7, IRGC đã thực thi, tàu chở dầu Anh mang tên Stena Impero đã bị bắt.

Stop

Đến lượt Nhật Bản "tuyên chiến thương mại" với Hàn Quốc

Moon Abe
Nhật Bản vừa tuyên bố loại bỏ Hàn Quốc ra khỏi danh sách các nước được hưởng ưu đãi trong quá trình xuất khẩu, làm gia tăng tranh chấp thương mại giữa hai nước và đe dọa chuỗi cung ứng toàn cầu đối với mặt hàng smartphone và trang thiết bị điện tử.

Quyết định loại bỏ Hàn Quốc khỏi cái gọi là danh sách trắng đồng nghĩa với việc, các mặt hàng xuất khẩu của Nhật Bản sang Hàn Quốc giờ sẽ phải trải qua quy trình kiểm tra gắt gao để đảm bảo chúng không được sử dụng vì mục đích chế tạo vũ khí hay trang thiết bị quân sự. Lệnh giới hạn mới sẽ có hiệu lực từ ngày 28/8.

Được biết, Hàn Quốc từng là quốc gia châu Á duy nhất được ghi vào danh sách trắng của Nhật. Việc tước bỏ hiện trạng ưu tiên của Hàn Quốc khiến nước này được Nhật Bản ứng xử giống như các nước và vùng lãnh thổ khác của châu Á - như Đài Loan - Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga nói trong hôm 2/8.

"Đây không phải một lệnh cấm thương mại" - ông Suga khẳng định.

Stock Down

Trump tiếp tục áp thuế lên 300 tỷ USD hàng Trung Quốc, thị trường chứng khoán Mỹ mất điểm nhiều nhất trong năm 2019

US china trade war recession
Kết thúc phiên giao dịch ngày 2/8, chứng khoán Mỹ đồng loạt giảm điểm khi Tổng thống Donald Trump khiến các nhà đầu tư lo ngại hơn về mối quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc với việc tăng thuế với 300 tỷ USD hàng hoá nhập khẩu, cùng với đó là các số liệu kinh tế mới cũng được công bố.

Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones đóng cửa phiên giảm 98,41 điểm xuống 26,485,01 điểm. Trong phiên, có lúc chỉ số này mất tới 334,20 điểm. S&P 500 mất 0,7%, kết thúc tuần với 2.932,05 điểm. Nasdaq Composite sụt 1,3%, đóng cửa ở 8,004.07 điểm. Theo đó, các chỉ số lớn đã giảm xuống dưới mức trung bình động 50 ngày.

Thị trường đã trải qua cơn biến động lớn vào tuần này. Trong đó, S&P 500 và Nasdaq giảm lần lượt 3,1% và 3,9%, ghi nhận mức giảm hàng tuần lớn nhất trong năm 2019. Chỉ số Dow có tuần tồi tệ thứ hai trong năm, mất 2,6%.

Caterpillar và Deere, hai cổ phiếu có mối liên hệ mật thiết với thương mại vì doanh thu đến từ nước ngoài khá đáng kể, cả hai cổ phiếu đều giảm hơn 1,5%. Chứng chỉ quỹ VanEck Vectors Semiconductor ETF (SMH) đã mất 1,4%, dẫn đầu là đà sụt giảm 4,2% của Skyworks Solutions.

Better Earth

Nga đề xuất hệ thống an ninh tập thể, đa quốc gia tại Vịnh Ba Tư, lên kế hoạch tập trận với Iran

Persian Gulf map
© Wikipedia
Hãng thông tấn TASS của Nga cho biết khái niệm An ninh tập thể của nước này ở Vịnh Ba Tư đã được phân phát như một văn kiện chính thức được Liên hợp quốc (LHQ) phê chuẩn.

"Trong điều kiện hiện nay, cần có hành động mạnh mẽ và hiệu quả ở các cấp độ quốc tế và khu vực vì lợi ích cải thiện và ổn định hơn nữa tình hình ở Vịnh Ba Tư, vượt qua giai đoạn khủng hoảng kéo dài và đưa tiểu khu vực này tới các mối quan hệ láng giềng hòa bình, tốt đẹp và phát triển bền vững", văn kiện nêu rõ.

Ngoài ra, văn kiện viết thêm rằng: "Công việc thực tế trong việc khởi động quá trình thành lập một hệ thống an ninh ở Vịnh Ba Tư có thể được bắt đầu bằng cách tổ chức các cuộc tham vấn song phương và đa phương giữa các bên liên quan, trong đó có cả các quốc gia trong và ngoài khu vực, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ), Liên đoàn các quốc gia Arab (LAS), Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC), Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC)".

Trong một lá thư gửi HĐBA LHQ và Đại Hội đồng LHQ, phía Nga nhấn mạnh rằng Moscow "sẵn sàng hợp tác với tất cả các bên quan tâm để thực hiện các đề xuất này và các đề xuất mang tính xây dựng khác".

Nhận xét: Hệ thống an ninh tập thể mà Nga đề xuất này sẽ là tập thể thực sự, chứ không phải một lũ chư hầu của Mỹ xúm lại hăm he xâm lược Iran. Nếu đề xuất này được thực hiện, Nga và Trung Quốc chắc chắn sẽ có vai trò quan trọng trong đó, và nó sẽ kết liễu giấc mộng xâm lược Iran của một số quốc gia hiện nay.


Eagle

Xâm phạm không phận, lãnh hải: Cuộc xâm lược mới của Mỹ nhắm vào Venezuela

EP-3E Aries II
Máy bay tác chiến điện tử EP-3E Aries II của Hải quân Mỹ
Một máy bay tác chiến điện tử EP-3E Aries II của lực lượng vũ trang Hoa Kỳ đã xâm phạm không phận Venezuela, Bộ Tư lệnh chiến lược Venezuela thông báo.

"Máy bay tác chiến điện tử của Mỹ một lần nữa xâm phạm không phận Venezuela, vi phạm nghiêm trọng an ninh hàng không và các điều khoản quốc tế. Hoa Kỳ tiếp tục công khai thù địch đất nước chúng ta", quân đội Venezuela nói.

EP-3E Aries II là một máy bay tác chiến điện tử, được phát triển bởi công ty Lockheed dựa trên cơ sở máy bay tuần tra R-3 Orion. Trên máy bay EP-3E được trang bị mười P-3A và hai EP-3B. EP-3E đã trở thành máy bay tác chiến điện tử tầm xa của hải quân Hoa Kỳ.

Trước những gì đã xảy ra, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro cho biết rằng, hơn 80% công dân nước này phản đối bất kỳ cuộc xâm lược nước ngoài vào Venezuela. Theo ông, bất kỳ hành động nào xâm phạn lãnh thổ và không phận của Venezuela đều được coi là hành động chống lại nhân dân Venezuela và luật pháp quốc tế.

UFO 2

Hạ viện Mỹ yêu cầu quân đội làm rõ các báo cáo về phi công tận mắt chứng kiến UFO

ufos
Một thành viên của Ủy ban An ninh Nội địa Hạ viện Mỹ mới đây đề nghị lực lượng hải quân nước này làm rõ thông tin về các vụ đụng độ với các vật thể lạ có di chuyển phản lại nguyên tắc vật lý - và xem liệu chúng có phải một mối đe dọa với an ninh quốc gia Mỹ hay không.

Nỗi ám ảnh với "các hiện tượng trên không không xác định" một lần nữa trở lại với nước Mỹ vào thời điểm 2 năm trước, sau khi Chính phủ nước này thừa nhận về sự tồn tại của một chương trình có tên Chương trình Nhận dạng Mối đe dọa Hàng không vũ trụ Tiên tiến (AATIP). Dù chương trình bí mật này được cho là bị hủy, nhưng Lầu Năm Góc cho hay họ vẫn thường xuyên điều tra các vụ báo cáo về vật thể bay không xác định (UFO), nhưng nhấn mạnh rằng chữ "U" chỉ có nghĩa là "không xác định" chứ không có nghĩa là người ngoài hành tinh hay vật thể ngoài vũ trụ.

Tuy nhiên một số báo cáo của phi công hải quân Mỹ, cho rằng họ tận mắt chứng kiến các vật thể lạ di chuyển ngược với nguyên tắc vật lý, vận tốc siêu thanh mà không nhìn thấy động cơ, đã khiến giới lập pháp Mỹ đưa ra đề nghị làm rõ. Nghị sỹ Mark Walker (đảng Cộng hòa) mới đây đã viết một bức thư cho Bộ trưởng Hải quân Mỹ, đề nghị ông làm rõ về các vật thể bay không xác định trên, liệu chúng có phải các vật thể bay công nghệ cao của Nga hay Trung Quốc, hay "thứ gì đó khác" hay không.