Chủ Những Con RốiS


Airplane

Thổ Nhĩ Kỳ có thể liên doanh sản xuất máy bay dân dụng với Nga để thay hợp đồng 100 chiếc Boeing từ Mỹ

The MC-21
© United Aircraft CorporationMáy bay dân dụng MC-21 của Nga
Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có thể liên danh sản xuất máy bay dân dụng SSJ-100 (Sukhoi Superjet 100) và MS-21 (MC21). Đây là thông tin chính thức được đưa sau cuộc họp của Ủy ban liên chính phủ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ ở tỉnh Antalya.

Trong buổi họp báo được tổ chức sau phiên họp của Ủy ban Liên chính phủ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ được tổ chức tại Antalya, Bộ trưởng Bộ Năng lượng Liên bang Nga Alexander Novak thông báo rằng, kim ngạch thương mại giữa hai nước hiện đứng thứ sáu trong số tất cả các quốc gia mà Moscow có giao dịch.

Đặc biệt, liên quan đến ngành nông nghiệp, Nga đang cung cấp lúa mì cho Thổ Nhĩ Kỳ, còn Thổ Nhĩ Kỳ xuất khẩu cà chua, dưa chuột và các sản phẩm khác sang Nga. Trong tương lai, các doanh nghiệp nước này dự định sẽ xin giấy phép xuất các sản phẩm thịt của Nga cho Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài ra còn có kế hoạch để tăng kim ngạch thương mại trong lĩnh vực dược phẩm.

Tuy nhiên, thông tin quan trọng nhất mà ông Novak tiết lộ là việc Nga và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bắt tay hợp tác trong ngành hàng không dân dụng và quân sự. Đặc biệt là hai nước sẽ tổ chức liên doanh sản xuất máy bay trực thăng và máy bay cánh cố định.

Nuke

Chiến dịch bóp nghẹt Iran của Mỹ và những cú phản đòn sắc bén của Iran

trump irán
© Infobae
Mỹ và Iran vẫn đang bị "khóa" trong thế đối đầu nguy hiểm, thường xuyên xuất hiện các vụ việc làm tăng căng thẳng, rất dễ bị đẩy vào một cuộc xung đột toàn lực. Sau khi Mỹ rút khỏi Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA, thỏa thuận hạt nhân Iran), Iran bị áp đặt những đòn trừng phạt hủy diệt nền kinh tế của họ. Nhưng thay vì chịu trận, Iran lựa chọn phản công.

Tehran đã trả đũa bằng nhiều động thái khiêu khích - phá hoại một vài con tàu chở dầu, bắn hạ một máy bay không người lái của Mỹ và công khai vi phạm một số điều khoản về mức độ làm giàu uranium, lượng uranium làm giàu được phép dự trữ trong thỏa thuận hạt nhân. Rất nhiều người ở Washington muốn Mỹ tung đòn tấn công quân sự nhằm vào Iran bởi họ tin rằng Iran sẽ thua trong cuộc chiến này và phải đầu hàng.

Tuy nhiên, hành động quân sự được giới phân tích cho là có thể "phản tác dụng", bởi nó sẽ biến chương trình hạt nhân Iran thành hợp pháp, và cộng đồng quốc tế sẽ coi vũ khí hạt nhân của Iran là cần thiết để nước này tự vệ trước nước Mỹ thù địch.

Iran từng nêu rất rõ ràng rằng họ sẽ khởi động lại hoạt động làm giàu uranium trừ khi các đồng minh châu Âu của Mỹ - các bên vẫn duy trì JCPOA - chống lại các lệnh trừng phạt của Mỹ và tiếp tục nhập khẩu dầu của Iran. Các động thái mới đây của Iran thực chất là nỗ lực tuyệt vọng nhằm dành được một số lợi ích về kinh tế mà thỏa thuận hạt nhân đem lại, đổi lấy việc họ tiếp tục tuân thủ thỏa thuận này. Tính đến nay, các nỗ lực của châu Âu vẫn không đủ để giảm thiểu khủng hoảng kinh tế Iran. Việc Iran mới đây bắt giữ tàu chở dầu của Anh - đáp trả việc Anh bắt giữ tàu chở dầu của họ - dường như càng khiến cho châu Âu không sẵn lòng giúp đỡ Iran để rồi phải chịu rủi ro hứng đòn trừng phạt của Mỹ.

Pirates

Ukraine bắt chước chính sách cướp biển của quan thầy, bắt giữ tàu chở dầu Nga tại Odessa

port ukraine
© RIA Novosti / Vitaly Timkiv
Ukraine hôm qua (25/7) đã bắt giữ một tàu chở dầu của Nga. Kiev nói rằng, con tàu này từng được sử dụng trong cuộc đụng độ hải quân giữa Nga và Ukraine hồi tháng 11 năm ngoái. Động thái táo bạo bất ngờ của Kiev diễn ra vào thời điểm nhạy cảm khi nước này và Nga đang có những cuộc đàm phán về việc trao đổi tù nhân.

Cơ quan An ninh SBU của Kiev cho biết họ đã ngặn tàu chở dầu Neyma khi con tàu này đi vào cảng Izmail ở khu vực phía nam Odessa. Các nhà điều tra của Ukraine đã tịch thu nhiều tài liệu trên tàu và thẩm vấn các thủy thủ của tàu, một tuyên bố của SBU cho hay.

Sau khi xảy ra vụ bắt giữ tàu chở dầu ngày hôm qua, Moscow đã phản ứng đầy tức giận trước động thái của Kiev. Một đại diện của Bộ Ngoại giao Nga cho biết, Moscow "đang tìm hiểu chuyện gì đã xảy ra để có hành động thích hợp". Nga cảnh báo sẽ có những "hậu quả" cho Ukraine.

Tuy nhiên, sau đó Nga xác nhận 10 thủy thủ trên tàu chở dầu của họ đã được thả mà không bị cáo buộc bất kỳ tội danh nào. Các thủy thủ này đã rời lãnh thổ Ukraine và sẽ sớm về đến Nga.

Handcuffs

Sau 3 năm chống tham nhũng, 70 "thanh củi gộc" đã bị kỷ luật, xử lý hình sự

Nguyễn Phú Trọng
Sáng 26/7, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì phiên họp thứ 16 của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (Ban chỉ đạo). Theo lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong 6 tháng qua công tác phòng, chống tham nhũng tiếp tục được duy trì, đẩy mạnh theo hướng có chiều sâu, đạt kết quả toàn diện, đồng bộ, rõ nét hơn.

Nhiều vụ án được mở rộng điều tra, chứng minh làm rõ bản chất chiếm đoạt, tham nhũng, khởi tố thêm bị can, trong đó có các trường hợp là cán bộ cấp cao thuộc diện Trung ương quản lý. "Qua đó tiếp tục khẳng định quan điểm không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng", Tổng bí thư, Chủ tịch nước nói.

Ông cũng cho rằng các cơ quan chức năng đã xét xử kịp thời, nghiêm minh 4 vụ án nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, bao gồm vụ án "sử dụng mạng internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, tổ chức đánh bạc, đánh bạc..." xảy ra tại Phú Thọ và một số địa phương.

Các cơ quan chức năng cũng đã mở rộng điều tra, làm rõ hành vi đưa, nhận hối lộ trong vụ án xẩy ra tại Tổng công ty Viễn thông Mobifone; các vụ án liên quan đến Phan Văn Anh Vũ (Vũ "nhôm"), Đinh Ngọc Hệ (Út "trọc"); khởi tố điều tra vụ án xảy ra tại dự án cải tạo và mở rộng sản xuất giai đoạn 2 - Công ty Gang thép Thái Nguyên...

Better Earth

Hợp tác quân sự Nga - Trung: "Cơn ác mộng của Mỹ đã thành hiện thực"

Russia China military
Sáng ngày 24/7, Trung Quốc đã chính thức phát hành Sách trắng "Quốc phòng Trung Quốc trong kỷ nguyên mới". Trong đó, Sách trắng trước tiên đề cập đến quan hệ quân sự của các nước lớn và nói quan hệ Trung Quốc - Nga đứng đầu. Lần đầu tiên, Sách trắng dùng một chương riêng, nói về quan hệ quân sự của Trung Quốc với Nga, Mỹ, các nước láng giềng, các nước châu Âu; trong đó quan hệ Trung Quốc - Nga được đưa lên vị trí đầu tiên.

Trung Quốc đặt quan hệ quân sự Trung - Nga lên hàng đầu

Sách trắng đã phân tích cụ thể về mối quan hệ đối tác an ninh kiểu mới, với mối quan hệ Trung - Nga đứng đầu và Trung - Mỹ đứng thứ hai. Sách trắng làm rõ mối quan hệ giữa hai quân đội Trung Quốc và Nga tiếp tục duy trì ở mức độ cao, đang làm phong phú thêm nội hàm mới cho quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước trong kỷ nguyên mới và có ý nghĩa lớn trong việc duy trì sự ổn định chiến lược toàn cầu.

Tại cuộc họp báo về công bố Sách trắng, Đại tá Ngô Khiêm (Wu Qian), người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc xác nhận không quân Trung Quốc và Nga đã tổ chức chuyến tuần tra chiến lược chung trên không đầu tiên ở Đông Bắc Á. Bộ Quốc phòng Nga thông báo hai nước đã cử bốn máy bay ném bom chiến lược, được hỗ trợ bởi máy bay cảnh báo sớm, để tuần tra theo hành trình dọc theo biển Nhật Bản và biển Hoa Đông.

Arrow Up

Nga sẽ tăng cường hỗ trợ Cuba về kinh tế và quân sự để đối phó "các mối đe dọa từ bên ngoài"

Lavrov
© Russian MFA/Foreign BriefNgoại trưởng Nga Lavrov và Ngoại trưởng Cuba Bruno Rodriguez Parrilla.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov trong hôm 25/7 đã có cuộc gặp với người đồng cấp Cuba Bruno Rodriguez Parrilla trong chuyến thăm Havana, nơi mà Moscow đang tìm cách phát triển quan hệ trong bối cảnh bị chính quyền Washington cấm vận. Nhà ngoại giao hàng đầu của Nga từng chỉ trích quyết định áp lệnh hạn chế thương mại với Cuba mà chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra hồi tháng Tư vừa qua, gọi đây là hành động "không thể chấp nhận" và "đe dọa kinh tế một cách phi pháp".

"Chúng tôi sẽ ủng hộ toàn diện người dân Cuba không chỉ về mặt chính trị, đạo đức, không chỉ bằng các biện pháp tăng cường hợp tác kỹ thuật quân sự, mà còn bằng các dự án kinh tế, thương mại để hỗ trợ nền kinh tế nước này mạnh mẽ hơn trước mọi kiểu đe dọa từ bên ngoài" - ông Lavrov nói.

Mối quan hệ giữa Havana với Moscow trong quá khứ đã trực tiếp ảnh hưởng tới quan hệ giữa Havana với Washington. Cuộc cách mạng năm 1952 ở Cuba đã lật độ Tổng thống Fulgencio Batista mà Washington hậu thuẫn, khiến cho Mỹ hết sức phẫn nộ. Mỹ sau đó thực thi một lệnh cấm vận kinh tế toàn diện nhằm vào Cuba, nước láng giềng chỉ cách bờ biển Florida khoảng 90 dặm.

Stop

"Đây là điều không thể chấp nhận" - Bắc Kinh ám chỉ gửi quân đội tới Hồng Kông nếu biểu tình tiếp tục

colonel wu qian
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm
SCMP đưa tin, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 24/7 nói rằng luật đồn trú cho phép chính quyền Bắc Kinh triển khai quân theo yêu cầu của chính quyền Hong Kong để duy trì trật tự.

"Chúng tôi đang theo dõi sát sao các diễn biến ở Hong Kong, đặc biệt là việc người biểu tình cực đoan tiến hành các hoạt động tấn công bạo lực vào văn phòng liên lạc của chính quyền trung ương hôm 21/7", người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm nói tại buổi họp báo công bố "Sách trắng quốc phòng" mới ở thủ đô Bắc Kinh.

"Một số hành vi của người biểu tình cực đoan đang thách thức chính quyền trung ương và điểm mấu chốt của mô hình một quốc gia, hai chế độ. Điều này là không thể tha thứ", - ông Ngô Khiêm cảnh báo.

Khi được hỏi liệu quân đội Trung Quốc có thể tham gia việc duy trì trật tự ở Hồng Kông hay không, ông Ngô Khiêm nói rằng "điều 14" của luật đồn trú đã quy định rõ ràng và từ chối không cung cấp thêm chi tiết.

Eagle

Ngoại trưởng Mỹ Pompeo: Anh nên tự lo bảo vệ các tàu của mình

Pompeo
© Israel National NewsCảm ơn chú đã xả thân vì anh. Giờ đây người ta bắt đầu trả đòn thì chú nên tự lo lấy thân...
Ngoại trưởng Pompeo cho rằng trách nhiệm bảo vệ tàu thương mại Anh thuộc về London, khẳng định Washington không muốn chiến tranh với Tehran.

"Trách nhiệm đầu tiên thuộc về Anh, họ nên tự bảo vệ cho các tàu của mình. Nước Mỹ cũng có trách nhiệm, nhưng cộng đồng quốc tế cũng có vai trò lớn trong việc duy trì hoạt động của các tuyến hàng hải", Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm qua trả lời phỏng vấn trên truyền hình khi được hỏi về vai trò của Washington trong vụ Tehran bắt tàu dầu Stena Impero mang cờ Anh hôm 19/7.

Ngoại trưởng Mỹ chỉ trích chính quyền Iran và gọi hành động bắt tàu dầu Anh là "tương đương cướp biển", nhưng vẫn tỏ ý không muốn gây chiến tranh với Tehran. "Chúng tôi muốn họ hành xử như một quốc gia bình thường. Tôi nghĩ rằng họ biết điều đó và cả thế giới đã hiểu mối đe dọa này", Pompeo nói thêm.

Iran bắt tàu dầu Stena Impero treo cờ Anh ở eo biển Hormuz với lý do "không tôn trọng các quy tắc hàng hải quốc tế", cho rằng tàu Anh không hồi đáp tín hiệu cấp cứu và tắt hệ thống định vị sau khi đâm tàu cá Iran. London cáo buộc đây là hành động trả đũa vụ bắt tàu dầu Grace 1 ngoài khơi vùng lãnh thổ Gibraltar hồi tháng trước.

Better Earth

Dầu mỏ Iran vẫn tới Trung Quốc, bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ

Oil tanker
© Reuters / StringerTàu chở dầu cập cảng Trung Quốc
Các tàu chở dầu đang cung cấp dầu Iran cho Trung Quốc bằng cách dỡ hàng triệu thùng nguyên liệu thô xuống các cơ sở lưu trữ hải quan tại các cảng Trung Quốc, nơi về mặt hình thức là không vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ, Bloomberg dẫn các nguồn tin cho biết.

"Hai tháng rưỡi kể từ khi Nhà Trắng áp đặt lệnh cấm mua dầu Iran, dầu từ Iran tiếp tục được chuyển đến Trung Quốc và được lưu giữ tại "kho hải quan", - hãng thông tấn dẫn các nguồn tin nắm rõ tình hình. Đồng thời dầu không vượt qua biên giới hải quan và không được phản ánh trong dữ liệu nhập khẩu, đồng nghĩa với việc không mâu thuẫn với các lệnh trừng phạt, hãng tin cho biết.

Các nguồn tin cho biết thêm rằng, hầu hết dầu Iran trong kho của Trung Quốc vẫn thuộc về Tehran. Do đó, điều này không vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ. Đồng thời, các doanh nghiệp Trung Quốc sở hữu một khối lượng dầu nhất định, họ có thể nhận được nguyên liệu thô theo sơ đồ "đổi dầu lấy cơ hội đầu tư".

Binoculars

Nghị sĩ Đức thừa nhận các biện pháp trừng phạt Nga là bất hợp pháp và gây hại cho Châu Âu

Putin Merkel
Theo RT ngày 20/7, Chủ tịch Ủy ban Kinh tế và Năng lượng thuộc Quốc hội Đức Klaus Ernst thừa nhận những biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào Nga là vô dụng, trái với luật pháp quốc tế.

Nghị sĩ Klaus Ernst cho rằng, việc áp đặt trừng phạt kinh tế đối với Nga gây tổn hại đến quan hệ thương mại giữa Moscow với châu Âu, ảnh hưởng xấu đến sự thịnh vượng và thành công của ngành thương mại Đức. Theo ông Ernst, quyết định tẩy chay kinh tế từ phía Đức chỉ dẫn đến việc tăng cường mối quan hệ tài chính giữa Moscow và Bắc Kinh.

"Những lệnh trừng phạt này không mang lại hiệu quả gì. Tôi không thể tưởng tượng được chính sách như vậy có thể thành công. Nếu bạn kê toa một loại thuốc và nó không có tác dụng, mà trái lại, nó khiến chính bạn tổn thương, thì sự lựa chọn đó nhiều khả năng là sai lầm", ông Ernst nói.

Ngoài ra, ông Ernst cũng chỉ trích tuyên bố của tân Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen về sự cần thiết phải có cách tiếp cận mạnh mẽ hơn đối với vấn đề trừng phạt nhằm vào Nga. Ông Ernst tin rằng, theo cách này, châu Âu đang làm suy yếu chính mình.