Chủ Những Con RốiS


Caesar

Putin: Nga hoan nghênh bất cứ động thái nào làm hạ nhiệt quan hệ Mỹ - Iran

Putin
© Sputnik / Alekseй DružininTổng thống Putin và đạo diễn Oliver Stone
Tổng thống Vladimir Putin đã bày tỏ sự quan ngại về tình hình đối đầu căng thẳng giữa Mỹ và Iran hiện nay tại vùng Vịnh.

"Điều này khiến chúng tôi lo lắng rất nhiều vì căng thẳng xảy ra gần biên giới của chúng tôi. Nó có thể khiến tình hình xung quanh Iran bất ổn, ảnh hưởng tới một số quốc gia mà chúng tôi có quan hệ rất gần gũi, dẫn tới làn sóng di cư quy mô lớn, gây ra thiệt hại đáng kể tới nền kinh tế toàn cầu và ngành công nghiệp năng lượng thế giới", Tổng thống Putin nói trong cuộc phỏng vấn với đạo diễn người Mỹ Oliver Stone.

Ông Putin cho biết Nga hoan nghênh bất kỳ động thái nào nhằm hạ nhiệt căng thẳng trong mối quan hệ giữa Iran và Mỹ.

"Chúng tôi hoan nghênh bất kỳ bước đi nào nhằm cải thiện mối quan hệ giữa Mỹ và Iran. Chỉ một hành động leo thang căng thẳng cũng sẽ không có lợi cho bất kỳ bên nào", Tổng thống Nga nhấn mạnh.

Trước đó, Phó Đại diện Thường trực của Nga tại Liên Hợp Quốc Dmitry Polyanskiy chia sẻ với các phóng viên rằng Moscow quan ngại trước thông tin Iran bắt tàu chở dầu Anh tại eo biển Hormuz. Nhà ngoại giao Nga kêu gọi các bên hạ nhiệt căng thẳng.

Light Saber

Iran bắt giữ tàu chở dầu của Anh tại eo biển Hormuz, trả đũa vụ Anh bắt tàu Iran trước đó

British oil tanker Stena Impero
Tàu chở dầu Stena Impero của Anh
Tình hình Trung Đông lại có diễn biến mới leo thang căng thẳng khi ngày 19-7 Iran công bố đã bắt tàu chở dầu của Anh Stena Impero khi tàu này đi qua eo biển Hormuz.

Theo Đài NPR (Mỹ), thoạt đầu hải quân của lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran đã bắt 2 tàu chở dầu đều của Anh: tàu Stena Impero cắm cờ Anh và tàu Mesdar cắm cờ Liberia khi hai tàu này di chuyển qua eo biển Hormuz ngày 19-7.

Tuy nhiên sau đó hải quân Iran xác nhận với truyền thông nhà nước Iran đã thả cho tàu Mesdar tiếp tục di chuyển, chỉ giữ lại tàu Stena Impero. Hãng tin AP sau đó cũng xác nhận việc tàu Mesdar được thả. Hãng tin Reuters dẫn thông tin từ Công ty Norbulk Shipping UK, đơn vị chủ quản của tàu Mesdar, xác nhận hải quân Iran đã thả tàu Mesdar.

Trong khi đó Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt lại xác nhận thông tin tàu Mesdar bị bắt. Các dữ liệu theo dõi hành trình cho thấy con tàu lớn chở dầu này đột ngột chuyển hướng ở eo biển Hormuz, tiến về bờ biển Iran.

Binoculars

S-400 đến Thổ Nhĩ Kỳ, NATO bị tai biến !!!

s-400
© Screenshot / Russian Defence MinistryS-400 được chở đến Thổ Nhĩ Kỳ
Sở hữu S-400 của Nga, về kỹ thuật, coi như Thổ Nhĩ Kỳ đã không thể là thành viên NATO

Dẫu biết rằng ngày đó có thể đến và đến nhưng khi nó đến vẫn khiến cho NATO sốc nặng. NATO bị một cú sốc toàn bộ cả địa chính trị lẫn quân sự đã tạo ra cơn "tai biến mạch máu não"...

Hôm nay, đơn vị đầu tiên (trung đoàn) của hệ thống phòng không S-400 của Nga đã tới Thổ Nhĩ Kỳ . Bộ Quốc phòng Nga đã đăng một video cho thấy việc dỡ sáu chiếc xe hỗ trợ thuộc về một bộ S-400.

Một bộ S-400 hoàn chỉnh bao gồm hai radar, một bộ chỉ huy, tám phương tiện phóng với bốn tên lửa cho mỗi phương tiện phóng, mỗi bộ nạp khác nhau và các phương tiện hỗ trợ khác. Thổ Nhĩ Kỳ đã đặt hàng hai bộ hoàn chỉnh mà họ sẽ trả khoảng 2,5 tỷ đô la.

Light Saber

Iran tuyên bố thừa sức đóng cửa eo biển Hormuz, nhưng không muốn phải làm vậy

Zarif
© Reuters / Carlo AllegriNgoại trưởng Mohammad Javad Zarif
Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif tuyên bố nước này đủ khả năng phong tỏa không cho vận chuyển dầu qua eo biển Hormuz, nhưng không muốn làm điều này.

"Một điều chắc chắn rằng chúng tôi có đủ khả năng để làm điều đó, nhưng chúng tôi, tất nhiên, là không muốn làm như vậy, bởi eo biển Hormuz và vịnh Ba Tư chính là chiếc phao cứu sinh của đất nước" - ông Zarif tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Bloomberg, khi được hỏi liệu lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC) có tiến hành phong tỏa eo biển Hormuz hay không.

Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Iran nhấn mạnh eo biển Hormuz là một nơi "rất đông người qua lại", do đó đang phải đối mặt với rất nhiều mối nguy hiểm. Ông Zarif cũng nhắc lại cuộc tấn công của Hải quân Mỹ nhằm vào chiếc máy bay dân dụng của hãng hàng không Iran Air trên lãnh hải Iran năm 1988, khiến 290 người thiệt mạng.

"Chúng tôi đang cảm nhận được sự nguy hiểm, thế nên mới muốn tránh sự leo thang căng thẳng. Nhưng chúng tôi cũng không thể không bảo vệ đất nước của mình" - ông Zarif kết luận.

Chess

Đất hiếm và chính sách phát triển tài nguyên chiến lược này của Trung Quốc

transport soil containing rare earth elements
© Reuters / StringerKhai thác đất hiếm tại Giang Tô, Trung Quốc
Cuộc tranh luận mới đây về việc liệu Trung Quốc có hiện thực hóa lời đe dọa của họ, ngừng xuất khẩu đất hiếm sang Mỹ hay không, là đặc biệt quan trọng. Nó làm dấy lên nhiều câu hỏi về khả năng của Mỹ trong việc tự chủ nguồn cung cho công nghiệp quốc phòng. Nhưng sự độc quyền của Bắc Kinh trong ngành công nghiệp đất hiếm toàn cầu mang ý nghĩa còn hơn là một quân bài trong cuộc chiến thương mại. Ván cờ này còn lớn hơn là điều mà giới chuyên gia an ninh quốc gia tưởng tượng.

Trong tư tưởng của các chiến lược gia Trung Quốc, vấn đề này thực chất là về quốc gia nào - Trung Quốc hay Mỹ - sẽ giành chiến thắng trong cuộc tranh giành quyền lãnh đạo thế giới trong thế kỷ 21. Rõ ràng là họ muốn thắng, và phải thắng lớn.

Trung Quốc coi đất hiếm như một nhân tố quan trọng đối với sức mạnh đang trỗi dậy của họ và kiềm chế nước Mỹ. Nhiều chương trình nghị sự của Trung Quốc mới đây còn gọi đất hiếm là "nguồn tài nguyên chiến lược" đối với "6 nhóm công nghệ mới" mà Bắc Kinh xem là "những bộ động cơ" tiếp sức mạnh cho Trung Quốc trong tương lai. Các nhóm này bao gồm công nghệ thông tin, công nghệ dược phẩm, vật liệu mới, các nguồn năng lượng mới, công nghệ vũ trụ và đóng tàu công nghệ cao. Theo một nghiên cứu mới, cứ mỗi 5 năm Trung Quốc lại đạt bước đột phá trong việc ứng dụng đất hiếm, và cứ mỗi 6 năm lại có 1 phát mình mới liên quan tới loại khoáng sản này.

Nhận xét: Bài viết này chỉ nói lên được một điều: Đó là Mỹ đang bị đặt vào tình thế rất bất lợi đối với tài nguyên đất hiếm do sự thiển cận, hám lợi trước mắt và bất tài của chính họ. Đã vậy nhưng họ vẫn chỉ biết một cách hành động duy nhất là đe dọa, trừng phạt và đổ lỗi cho tất cả các bên khác ngoại trừ chính bản thân họ.


Jet3

Mỹ chính thức loại Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương trình F-35; Nga lập tức chào hàng Su-35

Sukhoi Su-35 multipurpose fighter jets
© Iliya Pitalev / SputnikSu-35
Người đứng đầu một tập đoàn quốc phòng hàng đầu Nga tuyên bố Moscow sẵn sàng bán máy bay chiến đấu Su-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ sau khi Ankara bị Mỹ loại ra khỏi dự án F-35 vì thương vụ mua S-400 của Moscow.

Sergei Chemezov, người đứng đầu tập đoàn vũ khí quốc doanh hàng đầu Nga Rostec, ngày 18/7 tuyên bố rằng họ sẵn sàng bán Su-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ nếu Ankara mong muốn.

"Nếu các đồng nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ của chúng tôi thể hiện rằng họ muốn mua, chúng tôi sẵn sàng bàn bạc về việc bán các máy bay chiến đấu Su-35 cho Ankara", ông Chemezov nói. Trước đó, vị lãnh đạo này cũng từng tuyên bố Nga có thể bán máy bay chiến đấu thế hệ 5 Su-57 cho Thổ Nhĩ Kỳ nếu Ankara không còn tham gia chương trình F-35.

Thông báo của ông Chemezov được đưa ra trong bối cảnh Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố rằng họ đã bắt đầu nhận bàn giao các tổ hợp phòng không "rồng lửa" S-400 mua của Nga từ tuần trước.

Binoculars

WTO ra phán quyết: Mỹ chơi không đẹp, Trung Quốc có thể trừng phạt trả đũa

TrumpWTO
© The Star Online, WTO
WTO cho biết một số thuế quan của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc không tuân thủ các quy tắc của họ, mở ra cơ hội cho Bắc Kinh trừng phạt trả đũa. Mỹ không hoàn toàn tuân thủ phán quyết của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và có thể phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt của Trung Quốc nếu không xóa bỏ một số thuế quan vi phạm các quy định, các thẩm phán của WTO cho biết hôm 16/7.

Theo NBC, năm 2012, Trung Quốc gửi phản đối lên WTO năm 2012 về khoản thuế chống trợ cấp của Mỹ đối với hàng hóa nước này bao gồm các tấm pin mặt trời, tháp gió, xi lanh thép và nhôm định hình. Tổng giá trị xuất khẩu các mặt hàng này của Trung Quốc vào thời điểm đó là 7,3 tỷ USD.

Quyết định cuối cùng của cơ quan phúc thẩm WTO về vụ việc chấp nhận lập luận của Mỹ rằng Trung Quốc đã trợ cấp cho một số nguyên vật liệu. Nhưng WTO cũng tuyên bố rằng Mỹ phải chấp nhận giá của phía Trung Quốc - chứ không phải là tính toán của họ - khi tính thuế quan.

Phán quyết giáng một đòn mạnh vào những nỗ lực của Washington nhằm đẩy lùi những gì họ cho là giá cả không công bằng với một số loại hàng hóa Trung Quốc được nhà nước hỗ trợ.

Eagle

Báo cáo của NATO vô tình làm lộ số lượng và vị trí vũ khí hạt nhân Mỹ tại Châu Âu

Map of nukes over Europe
Bản nháp báo cáo do một thành viên của một ủy ban NATO soạn thảo đã đề cập đến những thông tin về số lượng và vị trí của các vũ khí hạt nhân mà Mỹ đang bố trí ở Châu Âu.

Mặc dù việc Mỹ triển khai vũ khí hạt nhân ở Châu Âu là điều mà gần như ai cũng biết, song đây là lần đầu tiên điều này được công nhận trong báo cáo của một cơ quan có liên quan đến NATO công bố. Được biết, báo cáo này do Thượng nghị sĩ Canada Joseph Day, một trong những thành viên của Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Nghị viện NATO, soạn thảo, và sẽ sửa đổi trước khi công bố trong cuộc họp thường niên giữa các nước NATO vào tháng 10 tới.

Nghị sĩ Đảng Xanh của Bỉ, ông Wouter De Vriendt là người đã công bố bản nháp báo cáo này. Theo những nội dung được cung cấp, NATO đang giữ khoảng 150 quả bom hạt nhân B61 của Mỹ tại 6 căn cứ: Kleine Brogel ở Bỉ, Buchel ở Đức, Aviano và Ghedi-Torre ở Italy, Volkel ở Hà Lan và Incirlik ở Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy vậy, bản nháp báo cáo không nói rõ mỗi căn cứ có bao nhiêu quả bom.

Jet2

Trump miễn cưỡng tuyên bố không bán F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ: Gặp khó đủ đường

Donald Trump
© Reuters / Carlos Barria
Ngày 16/7, trao đổi với báo giới tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố, chính quyền của ông sẽ không bán chiến đấu cơ phản lực F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ do nước này đã mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga.

"Chúng tôi sẽ thông báo với Thổ Nhĩ Kỳ rằng, chúng tôi sẽ không bán chiến đấu cơ phản lực F-35 cho họ" ông Trump nói và không đề cập đến các biện pháp trừng phạt mà Washington từng dọa sẽ áp đặt trước đó.

Theo Tổng thống Mỹ, giữa ông và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan có mối quan hệ tốt đẹp. Tuy nhiên cả hai đều phải đối mặt với một tình huống rất khó khăn.

"Họ đang ở trong một tình huống rất khó khăn, và chúng ta cũng vậy. Chúng ta hãy cùng chờ xem chuyện gì sẽ xảy ra. Nhưng điều đó quả thực rất không công bằng...

War Whore

Hay Nhất Mạng: Việt Nam: Cuộc chiến chưa bao giờ kết thúc (đối với giới lãnh đạo cấp cao quân đội Hoa Kỳ)

Vietnam iraq war lies
Bia đỡ đạn chiến tranh Iraq 2008: "Bọn chúng LỪA DỐI chúng tôi về cuộc chiến này!"
Bia đỡ đạn chiến tranh Việt Nam 1968: "Tôi biết CHÍNH XÁC điều anh muốn nói!"
Việt Nam: Nó luôn ở đó. Ám ảnh quá khứ và báo trước tương lai nước Mỹ.

Một cuộc chiến đã trôi qua 50 năm, từng được gọi là cuộc chiến dài nhất trong lịch sử nước Mỹ, vẫn đang tiếp diễn và lôi kéo một nhóm người Mỹ "tham chiến": các tướng lĩnh quân đội Hoa Kỳ. Và sau gần nữa thế kỉ, họ vẫn thua và vẫn đổ lỗi cho những người khác về thất bại đó.

Hiển nhiên là quân đội Mỹ và các nhà lãnh đạo Washington đã thua cuộc chiến ở Việt Nam trong thế kỉ trước, và có lẽ đó là điều tốt. Ngay từ đầu, thực sự không có lí do gì chính đáng để nước Mỹ can thiệp vào một cuộc nội chiến chống thực dân, ủng hộ một chính phủ Nam Việt Nam không có tính chính danh rõ ràng, và ngăn cản cuộc tổng tuyển cử theo hiệp định ở cả hai miền của một ranh giới nhân tạo trên quốc gia này. Với những hành độ đó, Washington đã biến mình thành kẻ xấu đối với Mặt trận Dân tộc Giải phóng, một tổ chức được hậu thuẫn bởi Bắc Việt Nam mà người Mỹ gọi là "Việt Cộng".

Hơn hai mươi năm can thiệp và nửa triệu quân Mỹ vào thời điểm cao trào của cuộc chiến không thể thay đổi điểm yếu căn bản của chế độ được Mỹ hậu thuẫn ở Sài Gòn. Hàng triệu người châu Á và 58.000 lính Mỹ đã thiệt mạng, nhưng quân đội Nam Việt Nam đã không thể tự chiến đấu mà không có sự trợ giúp của Mỹ và cuối cùng đã thất thủ trước một cuộc tấn công quy ước của Bắc Việt vào tháng 4/1975.