Chủ Những Con RốiS


Rocket

Ván đã đóng thuyền: Thành viên NATO Thổ Nhĩ Kỳ nhận lô hàng S-400 đầu tiên từ Nga

Erdogan Putin S-400
Một Thổ Nhĩ Kỳ độc lập, tự chủ, hợp tác với Nga thay vì đối đầu. Đó chính là cơn ác mộng của Mỹ và NATO.
Thổ Nhĩ Kỳ đã nhận lô linh kiện đầu tiên của hệ thống phòng thủ S-400 đầu tiên từ Nga. Các thiết bị này đã được vận chuyển tới căn cứ không quân Murted ở Ankara", Sputnik dẫn thông báo ngày 12/7 của Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ, đưa tin.

Ngày 8/7, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tiết lộ rằng việc vận chuyển S-400 vẫn được tiến hành đúng lịch trình. Hãng thông tấn Tass của Nga đưa tin rằng S-400 đã được chuyển tới Thổ Nhĩ Kỳ bằng máy bay vận tải.

Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã ký hợp đồng mua bán tổ hợp S-400 vào tháng 12/2017. Việc hợp tác giữa Moscow và Ankara trong thương vụ vũ khí này đã bị NATO và Mỹ chỉ trích mạnh mẽ. Washington nói rằng S-400 sẽ không tương thích với hệ thống vũ khí NATO và quan ngại về mối rủi ro rằng S-400 sẽ thu thập các thông tin về máy bay chiến đấu thế hệ 5 F-35 mà Mỹ bán cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Mỹ hiện có 2 đạo luật cho phép họ trừng phạt các thực thể làm ăn với nhà nước Nga và Washington cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ phải nhận hậu quả nếu kiên quyết theo tới cùng thương vụ.

Eye 2

Hay Nhất Mạng: Tỷ phú "ấu dâm" Jeffrey Epstein thân thiết với nhiều nhân vật danh tiếng, bao gồm vợ chồng Clinton

ClintonEpsteinJet
Bill Clinton, Jeffrey Epstein và chiếc máy bay riêng "vui vẻ" mang biệt danh Lolita Express
Jeffrey Epstein - tỷ phú Mỹ bị bắt vì tội buôn bán nô lệ tình dục - có mối quan hệ thân thiết với cựu Tổng thống Bill Clinton và đương kim chủ nhân Nhà Trắng Donald Trump.

Theo Fox News, ngày 8/7 người phát ngôn của ông Bill Clinton đã phải lên tiếng thanh minh về mối quan hệ của cựu tổng thống Mỹ với Jeff Epstein, nhà tài phiệt vừa bị bắt giữ vì tội buôn bán nô lệ tình dục vị thành niên.

Các công tố viên New York cho biết gã tỷ phú bệnh hoạn "săn" những "con mồi" rất trẻ, chỉ 14-15 tuổi. Sau khi Epstein bị bắt, báo chí Mỹ lập tức phanh phui mối quan hệ trong quá khứ của hắn với cựu Tổng thống Bill Clinton, đương kim Tổng thống Donald Trump và nhiều người nổi tiếng khác.

Người phát ngôn của ông Clinton khẳng định cựu tổng thống Mỹ "không hề biết gì" về những "tội ác khủng khiếp" của Jeffrey Epstein. "Năm 2002 và 2003, Tổng thống Clinton đi 4 chuyến trên máy bay của Jeffrey Epstein, một tới châu Âu, một tới châu Á và 2 tới châu Phi, bao gồm những địa điểm liên quan đến hoạt động của Quỹ Clinton", người phát ngôn này nói.

Eye 2

Tỷ phú Mỹ Jeffrey Epstein bị bắt vì cáo buộc đã tấn công tình dục hơn 30 trẻ vị thành niên

jeffrey epstein
Tỉ phú Jeffrey Epstein bị cáo buộc tấn công tình dục hơn 30 trẻ vị thành niên trong gần 10 năm và nếu bị kết tội, có thể phải lãnh án tối đa 45 năm tù. Tỉ phú Mỹ Jeffrey Epstein đã bị các đặc vụ của Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) bắt vào cuối hôm 6-7 với các cáo buộc tấn công và buôn bán tình dục trẻ vị thành niên. Ông dự kiến hầu tòa tại tòa án liên bang trong ngày 8-7 (giờ Mỹ), theo Hãng tin Reuters.

Ông Jeffrey Epstein bị bắt sau khi trở về từ Paris trên chuyên cơ cá nhân và bị đưa thẳng tới nhà tù liên bang. Theo trang tin Vox, với các buộc được đưa ra, nếu bị kết tội vị tỉ phú 66 tuổi này có thể đối mặt với án tù tối đa lên tới 45 năm.

Từ lâu, ông Jeffrey Epstein đã dính vào các cáo buộc, đơn kiện, và các cuộc điều tra của cả cơ quan thực thi pháp luật liên bang và địa phương vì những bê bối tình dục liên quan tới các bé gái vị thành niên.

Theo báo New York Post, ông Jeffrey Epstein đã bị cáo buộc đưa hơn 30 bé gái từ 13-16 tuổi tới biệt thự của ông tại và New York và Florida để quấy rối tình dục từ năm 1999-2006.

Mr. Potato

Hệ thống "chống can thiệp bầu cử từ Nga" của EU sắp bị đắp chiếu vì... không phát hiện được gì

eu flag
© Reuters / Yves Herman
Hệ thống Cảnh báo nhanh (RAS) của Liên minh châu Âu (EU), được thiết kế để ngăn chặn khả năng "Nga can thiệp bầu cử", đã không phát hiện được bất cứ điều gì trong suốt 6 tháng hoạt động - Hãng RT của Nga dẫn một báo cáo mới đây cho biết.

Mới đây, tờ New York Times đã có bài viết nói về một câu đùa phổ biến trong giới chính trị gia ở Brussels về hệ thống đầy tham vọng của EU, ngay trước kỳ bầu cử Nghị viện EU hồi tháng 5 vừa qua rằng: "Nó chả nhanh. Chả có báo động nào cả. Và chả có hệ thống nào cả".

Theo bài viết mà New York Times đăng tải, hệ thống RAS chưa từng đưa ra bất kỳ cảnh báo nào. Hệ thống này được thiết kế trong bối cảnh Mỹ cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016, và trước thông tin một số nước đưa ra cho rằng Điện Kremlin "thao túng" bê bối chính trị ở Áo.

RAS đi vào hoạt động từ đầu năm 2019, nó là mạng lưới kỹ thuật số để các nước thành viên EU chia sẻ thông tin tình báo và đưa ra cảnh báo về các hoạt động mà giới chức châu Âu coi là "bất chính" của Nga, sau khi bị Washington thuyết phục rằng Nga chính là vấn đề của họ trong các cuộc bầu cử.

Nuke

Iran chính thức tuyên bố nâng mức làm giàu uranium đáp trả chiến tranh kinh tế của Mỹ

nuclear us iran
© Global Look Press / Imago Stock & People / Christian Ohde
Tròn một năm từ lúc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, Tehran đã có động thái công khai đáp lại. Chuyện gì đến phải đến. Đúng theo kế hoạch hạn chót 60 ngày, Iran ngày 7-7 tuyên bố về việc phá vỡ giới hạn làm giàu uranium.

Đây là tín hiệu Tehran phát đi để đáp trả việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, hay có tên chính thức là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) ký năm 2015. Tham gia thỏa thuận này là nhóm P5+1 (Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc, Nga và Đức).

Viết lại luật chơi

Vào thời điểm JCPOA được vinh danh như một thỏa thuận "lịch sử", Iran cam kết khống chế mức làm giàu uranium ở 3,67% trong vòng 15 năm, đổi lại là được cởi bỏ cấm vận để phát triển kinh tế hơn. Đối với các bên ký kết, đây là mốc đủ để đảm bảo Tehran không chế tạo bom nguyên tử. Đối với chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump thì không.

Caesar

Putin: "Thế giới chuyển sang đa cực là điều tất yếu", cảnh báo "một số quốc gia ngoan cố"

putin modi i xi
© Mikhail Klimentyev / Sputnik / AFP
Tổng thống Putin khẳng định xu thế tất yếu của thế giới đa cực

Phát biểu tại Diễn đàn quốc tế "Sự phát triển của Chế độ nghị viện", lần thứ 2 diễn ra tại Moscow từ ngày 1-3/7/2019, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định rằng : "Sự biến đổi của thế giới sang đa cực là hiển nhiên".

Có chủ quan quá không khi nhà lãnh đạo Nga khẳng định tính tất yếu của thế giới đa cực? Đây là khuynh hướng phát triển của thế giới đương đại hay chỉ là một tuyên bố chính trị của ông chủ Điện Kremlin trong bối cảnh Nga bị Mỹ-phương Tây cô lập?

Theo giới phân tích, nhận định của Tổng thống Putin là không phải là tuyên bố chính trị thể hiện sự thất vọng của Moscow trong bối cảnh nước Nga bị Mỹ-phương Tây cô lập, mà đây là quan điểm nhất quán của chính phủ Nga dưới "triều đại Putin".

Còn nhớ ngày 1/9/2008, sau khi Nga chiến thắng trong cuộc chiến với Gruzia, qua đó thanh toán cả vốn lẫn lãi của "món nợ Kosovo" cho Mỹ-NATO, nhưng Tổng thống Nga lúc đó là Dmitry Medvedev vẫn khẳng định tính đa cực của thế giới.

Network

Iran lên kế hoạch xây dựng đường sắt Iran - Iraq - Syria. Mỹ, Israel như ngồi chảo lửa

Iran Iraq Syria railway
Theo AMN ngày 4/7, Iran đang chuẩn bị xây dựng tuyến đường sắt quy mô lớn xuyên biên giới nối thủ đô Tehran với thành phố biển Latakia của Syria bất chấp sự phản đối của Mỹ cùng các nước đồng minh.

Thông tin trên được Giám đốc Công ty Đường sắt Syria Najib Al-Fares chia sẻ. Theo ông Fares, tuyến đường sắt mới sẽ giúp thúc đẩy hoạt động thương mại trong vùng giữa Syria, Iraq và Iran. Dự án đường sắt này được chính phủ Iran tài trợ với sự hỗ trợ tài chính từ Syria và Iraq.

Trước đó, Giám đốc Công ty Đường sắt Iraq Jawad Kazim cho biết, nước này từng ký kết các bản hợp đồng thi hành dự án xây đường sắt với công ty Iran nhưng đã bị hủy bỏ.

Đối với Syria, tuyến đường sắt mới sẽ giúp quốc gia này xóa bỏ những rào cản phát triển kinh tế do tác động từ lệnh trừng phạt của Mỹ đối với chính quyền Damascus.

Dù dự án đường sắt sẽ mang lại lợi ích cho cả Iran, Syria và Iraq nhưng Mỹ và các đồng minh mà cụ thể là Israel đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ.

Light Sabers

Hay Nhất Mạng: Nhìn lại một năm chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Ai thắng, ai thua ?

Trump China trade war
Hôm Thứ Bảy vừa qua là ngày kỷ niệm tròn một năm cuộc chiến thương mại Mỹ với Trung Quốc. Vào ngày 6/7 năm ngoái, Tổng thống Donald Trump đã chính thức áp thuế 25% đối với 34 tỷ đô la Mỹ (USD) hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ. Tính đến cuối tháng 4 năm 2019, Trung Quốc và Mỹ đã áp đặt ba vòng thuế quan đối với hàng hóa của nhau. Kim ngạch xuất khẩu giữa hai nước đã giảm khoảng 20 tỷ USD so với trước khi xảy ra thương chiến. Truyền thông Nhật cho rằng, qua 1 năm thương chiến, phía Mỹ bị thiệt hại lớn hơn Trung Quốc và cảnh báo rằng cuộc chiến thương mại sẽ ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng của các công ty Trung Quốc và Mỹ, cục diện thương mại toàn cầu cũng thay đổi rất lớn.

Mỹ mới là bên thua thiệt nhiều hơn?

Tờ Nihon Keizai Shinbun (Tin tức kinh tế Nhật Bản) chỉ rõ, sau khi Mỹ tiến hành cuộc chiến thương mại chống Trung Quốc, Trung Quốc cũng đưa ra một số biện pháp đối phó. Mặc dù giữa chừng có các cuộc đàm phán giữa hai bên, nhưng vẫn có bất đồng về một số vấn đề then chốt. Căn cứ số liệu thương mại của hai nước, người ta có thể thấy rõ ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại lớn thế nào.

Các số liệu cho thấy lượng hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ giảm 14%, tương ứng giảm 18 tỷ USD, chiếm 3% xuất khẩu cả năm sang Mỹ; còn xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc đã giảm 38% về khối lượng thương mại và giảm 23 tỷ USD, chiếm khoảng 15% xuất khẩu cả năm sang Trung Quốc.

War Whore

Cướp biển: Đặc nhiệm Anh bắt giữ bất hợp pháp tàu chở dầu Iran trên đường tới Syria

oil tanker
© Reuters
Thủy quân lục chiến Hoàng gia Anh đã đổ bộ lên tàu chở dầu cỡ lớn mang tên Grace 1 khi nó đang đi qua eo biển Gibraltar hôm thứ Năm (ngày 4/7) vì nghi ngờ con tàu chuyên chở dầu thô từ Iran đến Syria trái với lệnh trừng phạt của EU và Mỹ.

Tàu chở dầu trên được cho là đã xuất phát từ Iran - một đồng minh thân cận của chính phủ Syria và số hàng trên bị nghi ngờ được chuyển đến Nhà máy lọc dầu Baniyas của Syria để tiến hành công tác tinh chế thành phẩm.

Việc làm này bị cáo buộc vi phạm lệnh trừng phạt của EU đối với nhà máy lọc dầu Baniyas và lệnh trừng phạt của Mỹ đối với việc bán dầu quốc tế của Iran.


Nhận xét: Theo luật pháp quốc tế, chỉ có Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc mới có quyền áp đặt lệnh trừng phạt với một quốc gia. Hành động này của Anh là hành động theo luật rừng "lẽ phải thuộc về kẻ mạnh", quả đúng là hành vi cướp biển vậy.


Lệnh cấm vận được áp dụng trở lại sau những căng thẳng giữa Washington và Tehran, sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 hồi đầu năm nay.

Light Saber

Giảm thực hiện cam kết thỏa thuận hạt nhân: Sự ngạo ngược của Mỹ và cái lý của Iran

Rouhani
© Lisi Niesner/ReutersTổng thống Iran Hassan Rouhani
Iran không dùng hạt nhân để đe dọa đối phương, họ chỉ dựa vào các cam kết đã có để yêu cầu trách nhiệm từ các bên liên quan.

Tổng thống Iran Hassan Rouhani ngày 3/7 đã đưa ra một loạt các tuyên bố đáng chú ý liên quan đến các hành động tiếp theo của quốc gia này xung quanh thỏa thuận hạt nhân JCPOA đã có từ năm 2015 với nhóm P5+1.

Đầu tiên, Tổng thống Rouhani cho biết Iran sẽ tăng tỉ lệ làm giàu uranium vượt quá mức 3,67% được nêu ra trong thỏa thuận JCPOA.

"Từ ngày 7/7 tới, chúng tôi sẽ ngừng thực hiện những cam kết của mình bằng việc gia tăng tỉ lệ làm giàu uranium và chúng tôi sẽ đẩy lên bất kỳ mức độ nào mà mình mong muốn tùy thuộc vào tình hình" - Tổng thống Iran nhấn mạnh.

Giới chức Iran gọi đây là giai đoạn 2 của quá trình ngừng thực hiện các cam kết trong JCPOA. Trong khi đó, giai đoạn một đã diễn ra từ cuối tuần trước khi Iran làm giàu uranium vượt quá mức 300kg, vừa chạm ngưỡng giới hạn tối đa được nêu trong thỏa thuận.