Chủ Những Con RốiS


HAL9000

Nghị viện châu Âu cấm các nước thành viên hạn chế thực phẩm biến đổi gen

Ảnh
© sputniknews
Ngày 28/10, với 577 phiếu chống, 75 phiếu thuận và 38 phiếu trắng, Nghị viện châu Âu (EP) đã phủ quyết dự luật do Ủy ban châu Âu (EC) đề xuất với nội dung cho phép các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) tự quyết định việc hạn chế hoặc cấm mua bán và sử dụng thực phẩm biến đổi gen (GMO).

Phát biểu trong họp báo sau phiên bỏ phiếu, Chủ tịch Ủy ban Môi trường, Y tế và An toàn thực phẩm EP Giovanni La Via cho biết kết quả bỏ phiếu đã gửi một thông điệp rõ ràng đến EC rằng ủy ban này nên rút lại đề xuất trên bởi nó sẽ gây ra những hậu quả tiêu cực đối với nền nông nghiệp vốn phụ thuộc nhiều vào GMO của EU và ảnh hưởng gián tiếp tới hoạt động nhập khẩu nông sản.

Ông La Via cũng cho rằng việc cấm nuôi trồng trong phạm vi quốc gia có thể thực hiện bởi nó được hạn chế trong lãnh thổ của từng quốc gia, song việc cấm sử dụng và buôn bán GMO ở phạm vi quốc gia sẽ khó hoặc thậm chí không thể thực hiện bởi các hoạt động thương mại của dòng sản phẩm này là xuyên quốc gia.

Nhận xét: Sự kiện mới nhất này, cũng như cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp mấy tháng trước cho thấy các nước trong Liên Minh Châu Âu, đặc biệt là những nước nhỏ, hầu như chẳng còn chút chủ quyền quốc gia nào. Họ chỉ còn là những tỉnh lẻ trong Hợp chủng quốc Châu Âu cai trị bởi những kẻ thái nhân cách ở Brussels và các tập đoàn quốc tế.


Light Saber

Hay Nhất Mạng: Putin buộc Obama đầu hàng ở Syria

putin
Liên minh quân sự do Nga lãnh đạo đã đánh nhừ tử đám tay sai của Washington ở Syria, đó là lý do khiến John Kerry đang kêu gào "Hết Giờ".

Vào thứ hai, ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry kêu gọi một hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp trong tuần để các lãnh đạo Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia và Jordan có thể thảo luận cách để tránh khỏi sự "phá hủy toàn diện" của Syria. Theo Kerry, "Mọi người, bao gồm cả Nga và Iran, đã nói rằng không có giải pháp quân sự, thế nên chúng ta cần phải nỗ lực tìm ra một giải pháp chính trị. Đây là một thảm họa nhân đạo đang đe dọa sự toàn vẹn của nhiều quốc gia trong khu vực," Kerry nói thêm.

Dĩ nhiên, nó không hề là "thảm họa" khi những kẻ khủng bố đang phá hủy các thành phố và làng mạc khắp đất nước, khiến một nửa dân số phải di cư và biến một quốc gia thống nhất và an ninh thành xứ sở hỗn loạn vô chính phủ. Nó chỉ trở thành thảm họa khi Vladimir Putin phối hợp chiến dịch ném bom của Nga cùng với quân đội đồng minh trên mặt đất, khi họ bắt đầu xóa sổ hàng trăm chiến binh được Hoa Kỳ hậu thuẫn và chiếm lại những thành phố dọc hành lang phía tây. Giờ đây khi không quân Nga đang nghiền nát những kho đạn dược, vũ khí của jihadi, và căn cứ của quân nổi loạn, quân đội Arab Syria (SAA) đang thắt chặt vòng vây quanh Aleppo, Hezbollah đang gây ra những thiệt hại nặng nề cho phiến quân Jabhat al Nusra cùng những loài chuột bọ có liên kết với Al Qaida khác; Kerry quyết định rằng đó là một thảm họa. Giờ đây, khi cục diện chiến tranh chuyển sang thuận lợi cho tổng thống Syria Bashar al Assad, Kerry muốn "Hết Giờ".

Nhận xét: Chính Washington là bên đã luôn từ chối một giải pháp chính trị cho "vấn đề Syria". Kerry và đồng bọn không phải đang sợ "sự phá hủy toàn diện" của Syria - đó là điều chúng vẫn luôn muốn, và tích cực hướng tới thông qua việc huấn luyện và tài trợ khủng bố ở Syria. Điều chúng thực sự sợ là sự hủy diệt hoàn toàn của những kẻ jihadis đáng yêu chuyên đi chặt đầu người của chúng. Chúng đã phải tốn rất nhiều tiền mới có được bọn ấy!


MIB

Mỹ núp bóng tổ chức phi chính phủ (NGO) để do thám Triều Tiên như thế nào?

Ảnh
© AFPKay Hiramine được George W. Bush trao Huy chương Phục vụ thiện nguyện tại Nhà Trắng ngày 10-5-2007
Triều Tiên từ lâu là mối lo ngại của phương Tây vì chương trình hạt nhân của nước này. Không may, đây cũng là mục tiêu khó khăn nhất với mọi cơ quan tình báo, nói như một sĩ quan quân đội Mỹ thì "chúng tôi chẳng có gì bên trong Triều Tiên cả". Cái khó ló cái khôn, người Mỹ chuyển sang xài 
"gián điệp dân sự".

Tạp chí The Intercept (Mỹ) trong bài điều tra mới đây hé lộ quân đội Mỹ trong khoảng thời gian 2004-2012 đã chuyển lậu thành công nhiều thiết bị do thám vào Triều Tiên thông qua tổ chức từ thiện Humanitarian International Services Group (HISG).

Chiến dịch này là đứa con tinh thần của một quan chức cao cấp Bộ Quốc phòng Mỹ - trung tướng 
William Boykin.

Chuyến hàng Kinh thánh

Không lâu sau sự kiện khủng bố 11-9-2001, Kay Hiramine, một tín đồ Tin lành, cùng ba người bạn lập ra Tổ chức HISG với mục đích cứu trợ thiên tai và hỗ trợ phát triển bền vững cho thế giới. HISG hoạt động nhân đạo ở hơn 30 quốc gia cho đến thời điểm 
giải thể năm 2013.

Khoảng năm 2003, HISG bắt đầu làm việc với nhóm phụ trách hoạt động tái thiết Afghanistan của Lầu Năm Góc. Cùng năm, tướng William Boykin được bộ trưởng quốc phòng Donald Rumsfeld chỉ định làm phó chỉ huy văn 
phòng tình báo quân đội.

Nhận xét: Từ lâu, các tổ chức phi chính phủ đã được phương Tây sử dụng làm công cụ do thám, gây mất ổn định và định hướng quan điểm quần chúng ở nước sở tại. Đây chỉ là một trong rất nhiều ví dụ như vậy. Không có gì đáng ngạc nhiên khi Nga và Trung Quốc gần đây đã ban hành luật kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động của những tổ chức này.


Snakes in Suits

Công ước ICSID: Công cụ để các tập đoàn quốc tế mạnh hơn chính phủ quốc gia

Profit trumps justice
Châu Mỹ Latin luôn luôn là mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp cá mập. Trong nhiều thập kỷ, dưới sự ủng hộ của các chính quyền do phương Tây hậu thuẫn, thân thiện với doanh nghiệp nhưng tàn bạo với công dân của họ, những con quái vật doanh nghiệp đã hút cạn máu của khu vực - đôi khi là theo nghĩa đen. Câu chuyện về sự cướp bóc thông qua chủ nghĩa tự do mới ở phần này của thế giới, cũng như sự phản ứng dữ dội của dân chúng đối với chúng ở Châu Mỹ Latin, không phải là điều gì mới. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cuộc tấn công dữ dội của doanh nghiệp lên các xã hội Châu Mỹ Latin đã chuyển sang giai đoạn mới, giai đoạn mà cuộc chiến chủ chốt được quyết định ở tầng thứ tư của trụ sở Ngân Hàng Thế Giới tại Washington, bởi thiết chế mờ ám nhưng ngày càng gia tăng quyền lực được gọi là Trung Tâm Quốc Tế Giải Quyết Tranh Chấp Đầu Tư (ICSID).

Điều đầu tiên bạn cần biết về ICSID là nó có quyền ra các quyết định ràng buộc có ảnh hưởng đến dân chúng của cả vùng hay quốc gia. Hầu hết những quyết định đó được các tòa hòa giải nhỏ đưa ra, thường là bao gồm chỉ một nhúm người. Thiết chế bí mật này là một phần của Hiệp Ước ICSID, một hiệp ước đa phương có hiệu lực vào tháng 10 năm 1966, hiện nay có 150 quốc gia tham gia. Hiệp Ước ICSID "tìm cách tháo gỡ các cản trở chủ chốt đối với lưu thông quốc tế của đầu tư tư nhân tạo ra bởi những rủi ro phi thương mại và sự thiếu vắng các phương pháp chuyên môn quốc tế đối với giải quyết tranh chấp đầu tư". Nếu như câu đó làm bạn rùng mình, tốt thôi, nó phải vậy.

Nhận xét: Việt Nam đã ký Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Chiến Lược Xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong đó Công ước ICSID đóng vai trò quyết định. Như được thảo luận trong bài viết này, bằng việc ký kết đó, Việt Nam đã trao chủ quyền quốc gia vào tay các tập đoàn quốc tế. Nhân tiện, đó cũng chính là lý do tại sao các điều khoản của Hiệp định TPP lại phải giữ kín đến vậy: Không một người dân có trí khôn nào lại chấp nhận nó nếu toàn bộ sự thật được phơi bày ra.

Xem thêm: Chủ nghĩa phát-xít doanh nghiệp: TPP là hiệp ước bí mật và tội ác nhất trong lịch sử


Rocket

Tên lửa Nga "Kalibr" đang phục vụ trong quân đội Việt Nam

Ảnh
© Bộ Quốc phòng Nga
Sự kiện diễn ra ngày 07 tháng Mười năm nay, cho đến giờ vẫn nguyên vẹn ấn tượng mạnh thu hút sự chú ý của các chính trị gia, giới lãnh đạo quân sự và các chuyên viên từ nhiều nước.

Tên lửa hành trình "Kalibr" của Nga phóng từ biển Caspi đã giáng đòn sấm sét vào các vị trí cứ điểm của IS ở tận Syria. Tất cả các mục tiêu nhắm bắn đều bị triệt hạ. Sai số chính xác của đòn đánh tầm xa như vậy chỉ chưa đầy 3 mét.

Đòn tấn công bất ngờ và vượt mức tưởng tượng đã làm tên lửa "Kalibr" trở nên nổi tiếng lẫy lừng vì tầm bắn xa và hiệu suất hoạt động. Trước đó có thông báo rằng tầm bay xa của "Kalibr" là 300 km. Hoạt động quân sự ngày 7 tháng Mười đã phô trương rằng "Kalibr" đủ sức vượt qua cả ngàn rưởi cây số. Mà đó còn chưa phải là giới hạn cuối cùng. Theo thông báo của một trong những vị lãnh đạo từ Bộ Tổng tham mưu Hải quân Nga, Chuẩn Đô đốc Viktor Kochemazov, tên lửa từ căn cứ trên biển "Kalibr" có khả năng diệt mục tiêu ở khoảng cách lên đến 2.000 km. Chuẩn Đô đốc Sergei Alekminsky, chỉ huy đội tàu Caspi có những con tàu đã phóng tên lửa vào ngày 07 tháng Mười thì nêu ra con số 2.600 km. Thế nhưng các chuyên gia quân sự giả thiết rằng phạm vi hoạt động của "Kalibr" có thể đạt đến 4.000 km.

Tên lửa trứ danh "Kalibr" không chỉ được trang bị cho lực lượng vũ trang Nga mà còn đang hiện diện trong hệ vũ khí của QĐND Việt Nam. Chi tiết khác biệt có tính hình thức là ở phiên bản xuất khẩu thì loại tên lửa này mang tên "Klab". Tên lửa được dùng trang bị cho các tàu ngầm mà Matxcơva chế tạo theo đơn đặt hàng của Hà Nội. Nga sẵn sàng lắp đặt tên lửa "Klab" cả trên các chiến hạm thuộc đề án "Gepard" cũng dành cho Việt Nam. Hai chiến ham loại này đã về tới Việt Nam, còn thêm hai chiếc nữa đang trong chu trình lắp đặt vũ khí và dự kiến bàn giao cho Hải quân Việt Nam vào năm 2017-2018. "Klab" còn có thể được trang bị cho tàu tuần tra "Molnya" được đóng tại Việt Nam theo giấy phép của Nga.

Quenelle

Gió Trung Đông đổi chiều, Afghanistan cầu viện Nga chống khủng bố

Ảnh
© Host Photo AgencyTổng thống Nga Vladimir Putin gặp gỡ Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani trong Hội nghị thượng đỉnh tổ chức hợp tác Thượng Hải diễn ra ở Ufa, Nga ngày 10/7/2015
Nga thay thế vị trí của Mỹ ở Trung Đông

Dailymail ngày 27/10 cho biết Tổng thống Ashraf Ghani đã đề nghị chính phủ Nga hỗ trợ bộ binh, vũ khí hạng nhẹ và trực thăng chiến đấu Mi-35 để nâng cấp quân đội nước này. Lời đề nghị trên được đưa ra trong thời điểm an ninh đất nước Afghanistan đang bị đe doạ nghiêm trọng bởi băng nhóm khủng bố Taliban.

Đại sứ Nga tại Afghanistan, ông Alexander Mantytskiy cho biết chính phủ Nga hiện đang cân nhắc đề nghị trên. Ông nói: "chúng tôi sẽ hỗ trợ, nhưng điều này không đồng nghĩa với sự hiện diện của bất cứ một binh sĩ liên bang Nga nào tại Afghanistan."

Để thúc đẩy một giải pháp cho những vấn đề căng thẳng trong nước, Phó Tổng thống Afghanistan Abdul Rashid Dostum đã gặp Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và các quan chức khác tại Moscow tháng này để bàn bạc về các biện pháp trợ giúp khả thi.

Ông Sultan Faizy, phát ngôn viên đại diện cho ông Dostum nói rằng "ông Dostum muốn Nga chú ý hơn một chút tới tình hình hiện nay ở Afghanistan" và rất lạc quan về những nội dung trong buổi gặp gỡ giữa hai bên.

Snakes in Suits

Hay Nhất Mạng: Chủ nghĩa phát-xít doanh nghiệp: TPP là hiệp ước bí mật và tội ác nhất trong lịch sử

Ảnh
Vào ngày 5/10/2015, một hiệp ước siêu bí mật giữa 12 quốc gia mang tên TPP (Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương) đã được ký bởi 12 quốc gia đó. Các điều khoản của hợp đồng quốc tế khổng lồ này sẽ được giữ bí mật cho đến khi hợp đồng có hiệu lực trong bốn năm. Sau đó nội dung của nó có thể (nhưng không nhất thiết) được tiết lộ. Đây là một chế tài quốc tế rất lớn và hoàn toàn mới, từng được đàm phán trong nhiều năm bởi các tập đoàn quốc tế. Bây giờ, nó sẽ được các chính trị gia bù nhìn tham nhũng răm rắp đóng dấu. Trong khi những tập đoàn quốc tế ấy biết mọi điều khoản của hợp đồng, đối với người dân, những người đã bầu ra và bị cai trị bởi các chính trị gia nói trên, họ không hề biết, và họ sẽ vẫn không biết trong ít nhất bốn năm tới.

Đây là 12 quốc gia ấy:
  • Úc
  • Brunei
  • Canada
  • Chile
  • Nhật Bản
  • Malaysia
  • Mexico
  • New Zealand
  • Peru
  • Singapore
  • Hoa Kỳ
  • Việt Nam
Tất cả những ai từng nhìn thấy thỏa thuận đó (các nhà đàm phán cho tập đoàn quốc tế và các chính trị gia của họ) đã ký một bản cam kết hứa rằng:

"sẽ coi tài liệu đàm phán và các tài liệu khác trao đổi trong quá trình đàm phán như thông tin bí mật của chính phủ," và "rằng yêu cầu bảo mật này sẽ áp dụng trong bốn năm sau khi TPP có hiệu lực."

Nhận xét: Xem thêm


Eagle

Lãnh đạo Hoa Kỳ không phải tổng thống, mà là giới tài phiệt

Wall Street
Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đang ngày càng trở nên tội lỗi và mâu thuẫn. Theo nhà khoa học chính trị Nga Vladimir Lepekhin, nhà nước này từ lâu đã bị các công ty xuyên quốc gia thâu tóm. Ông Lepekhin viết:

Chính sách đối ngoại của Mỹ từ lâu đã trở nên không nhất quán, như những gì chúng ta đang nhìn thấy ngày hôm nay. Đến mức mà cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter đã trao bản đồ vị trí nhóm cực đoan "Nhà nước Hồi giáo" ở Syria cho Nga.Vì sao ông ta lại hành động như vậy? Đó là sự phản bội lợi ích quốc gia, sự thách thức cho Barack Obama, hay là một kiểu trả thù dành cho thế hệ các chính trị gia Mỹ hiện nay, đã đẩy đất nước vào chỗ bế tắc? Có thể tìm ra lời giải đáp cho những câu hỏi này, nếu chú ý xem xét, hệ thống chính trị Mỹ hiện nay đã tổ chức như thế nào, tuy chính thức được gọi là "dân chủ", nhưng hoàn toàn không hề xứng đáng với cái tên như vậy.

Hệ thống chính phủ của Mỹ là một chính thể tài phiệt điển hình (nhóm quyền lực) kể từ khi thành lập Hoa Kỳ. Bởi vì, ai là cha đẻ của nhà nước này, nếu như không phải là người đứng đầu các tập đoàn lớn nhất nước Mỹ và các nhóm doanh nghiệp? Vài tháng trước đây, ông Lawrence Wilkerson — cựu chánh văn phòng của Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell, đã nói rằng lãnh đạo Hoa Kỳ không phải là tổng thống, mà là giới tài phiệt. Theo ý kiến của chính khách này, "ở Mỹ có khoảng 400 người mà tài sản vượt quá con số nghìn tỷ USD. Chính quyền nằm trong tay của nhóm người chiếm khoảng 0,001% dân số này."

Nhận xét: Hệ thống chính quyền Hoa Kỳ thực sự là của các tập đoàn, do các tập đoàn và vì các tập đoàn, trong đó tổng thống và nhân viên là những con rối, người dân không có vai trò gì ngoài việc nai lưng ra làm cho lợi ích của các tập đoàn trên. Đó là bản chất của nền "dân chủ" kiểu Mỹ.


Boat

Trung Quốc không bị mắc bẫy khiêu khích của Hoa Kỳ tại Biển Đông

Ảnh
© Bộ Quốc phòng Mỹ/ReutersTàu khu trục USS Lassen của Hải quân Mỹ
Trung Quốc vẫn sẽ thể hiện sự phản đối "vừa phải" về những chuyến tuần tra thường xuyên sắp tới của tàu chiến Mỹ ở Biển Đông, và khó có xảy ra xung đột vũ trang, GS Carl Thayer trả lời Thanh Niên Online.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 27.10 tuyên bố rằng các cơ quan chức năng nước này theo dõi và cảnh báo tàu khu trục USS Lassen về việc xâm nhập "bất hợp pháp" vào các đảo nhân tạo Trung Quốc xây phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà "không có sự cho phép của chính phủ Trung Quốc", Reuters ngày 27.10 cho biết.

Không có phản ứng thái quá

Các hãng tin và báo chí quốc tế trước đó đều nhận định động thái của Mỹ lần này nhằm "thử" Trung Quốc về những tuyên bố chủ quyền phi lý và cách Bắc Kinh đặt ra giới hạn 12 hải lý tại các đảo nhân tạo xây dựng phi pháp ở Biển Đông.

Nhận xét: Hoa Kỳ luôn tuyên bố quan tâm đến tự do đi lại trên Biển Đông, nhưng hành động khiêu khích này của Hoa Kỳ, nếu làm xảy ra xung đột vũ trang, sẽ dẫn đến kết quả hoàn toàn ngược lại. Nó gợi lên hình ảnh một tên côn đồ đang làm đủ mọi cách kích động nạn nhân chỉ để có một hành động phản ứng tự vệ nhằm có cớ dẫn đến đánh nhau. Chỉ có điều Trung Quốc không phải là Iraq hay Libya. Chúng ta hãy hy vọng là không có một cuộc chiến tranh giữa hai cường quốc này tại cửa ngõ của Việt Nam.


Pirates

Hoàng tử Ả Rập Xê Út bị bắt vì buôn lậu 2 tấn ma túy trên máy bay riêng

Ảnh
© Jaime Saldarriaga / Reuters
Lực lượng an ninh Lebanon đang thẩm vấn một hoàng tử của Saudi Arabia vì tội vận chuyển 2 tấn ma túy bằng máy bay riêng.

Hoàng tử Abd al-Muhsen bin Walid bin Abd al-Aziz Al Saud của Vương quốc Saudi Arabia bị bắt tại sân bay quốc tế Rafik Hariri, thủ đô Beirut, ngày 26/10.

RT dẫn thông tin từ đài truyền hình Al Mayadeen của Lebanon cho biết, hoàng tử vận chuyển 40 gói hàng trắng, nặng 2 tấn, bằng máy bay riêng và đang trên đường về nước. 4 người khác trên phi cơ cũng bị lực lượng an ninh bắt giữ.

Theo Press TV , những người này bị cáo buộc tội buôn lậu loại ma túy amphetamine dưới dạng viên nén. Đây là loại ma túy được sử dụng nhiều bởi các chiến binh ở Trung Đông.

Nhận xét: Chính quyền Ả Rập Xê Út vận động mạnh mẽ để Hoa Kỳ mở rộng chiến dịch tại Syria, lật đổ tổng thống Assad, biến đất nước này thành một bãi hoang tàn. Các bạn thử đoán xem ai sẽ nhận loại ma túy dành cho các chiến binh này của hoàng tử Ả Rập Xê Út?