Chủ Những Con RốiS


Snakes in Suits

Soros: Sau Brexit, sự sụp đổ của Liên minh châu Âu "gần như không thể đảo ngược"

Business magnate George Soros
© Luke MacGregor / Reuters
Sự sụp đổ của Liên minh châu Âu hầu như không thể đảo ngược sau khi Vương quốc Anh ra khỏi EU, nhà đầu tư, nhà tài chính và tỷ phú nổi tiếng Mỹ George Soros cho biết.

"Bây giờ, kịch bản thảm họa mà nhiều người lo sợ đã hình thành, làm cho sự sụp đổ của EU hầu như không thể đảo ngược," — tỷ phú Soros viết trong bài bình luận đăng trên trang web của Project Syndicate.

Nhà đầu tư cũng nói về những hậu quả có thể của việc Anh ra khỏi EU.

"Sau khi rời khỏi EU, Anh rốt cuộc có thể trở nên giàu có hơn các nước khác, hoặc cũng có thể không, nhưng nền kinh tế Anh và người dân Anh sẽ bị thiệt hại trong triển vọng trung hạn hoặc ngắn hạn," — ông Soros viết.

Nhận xét: Trong thời gian gần đây, Soros đã cắt giảm mức đầu tư vào chứng khoán xuống chỉ còn 25%. Hắn cũng sở hữu một lượng lớn vàng và công ty mà hắn đầu tư vào nhiều nhất là Barrick Gold, một công ty khai thác vàng lớn trên thế giới. Nhìn vào hoạt động chính trị cũng như danh tiếng (hoặc tai tiếng) của hắn trong việc mang lại sự sụp đổ của nhiều chính quyền quốc gia, ai đó có thể nghĩ rằng sự sụp đổ của Liên minh châu Âu là điều mà hắn cùng đồng bọn đang hướng tới.


Cut

Hậu Brexit: Chính phủ Scotland, Bắc Ireland xem xét rời khỏi Vương Quốc Anh

sturgeon
© Clodagh Kilcoyne / ReutersBộ trưởng Thứ nhất và là lãnh đạo Đảng Quốc gia Scotland, Nicola Sturgeon
Sự chênh lệch giữa những lá phiếu ở địa điểm khác nhau làm Brexit gây nên những ảnh hưởng kép có thể liên quan tới việc chia tách nước Anh.

Đảng dân tộc chủ nghĩa lớn nhất Bắc Ireland là "Sinn Fein" cho rằng trong trường hợp Brexit xảy ra, "điều đó có nghĩa là Chính phủ đã mất quyền đại diện cho lợi ích của Bắc Ireland".

Vị Chủ tịch của Đảng này, Declan Kearney cho rằng việc Anh ra khỏi EU cũng là dịp để tiến hành trưng cầu về thống nhất Bắc Ireland và Ireland.

Cùng thời gian này cuộc bỏ phiếu của Scotland qua trưng cầu về tư cách thành viên của Anh tại Liên minh châu Âu cũng cho thấy nguyện vọng làm một bộ phận của EU, Bộ trưởng Thứ nhất và là lãnh đạo đảng SNP (Đảng Quốc gia Scotland), bà Nicola Sturgeon tuyên bố.

Trong khi đó, 52% phiếu ủng hộ rời khỏi EU đã cho thấy nhưng cuộc "ly khai" mới ở Scotland. Đây có lẽ là lần thứ hai trong thập kỷ qua, Scotland dường như đang tìm kiếm cơ hội tách khỏi Anh sau khi người dân Liên hiệp Anh bỏ phiếu ủng hộ rời khỏi EU, Thủ hiến Scotland Nicola Sturgeon cho biết hôm thứ Sáu.

People

Brexit thắng lợi: Người dân Anh biểu quyết rời khỏi EU

the brexit
© Neil Hall / Reuters
Kết quả kiểm phiếu cho thấy người dân Anh chọn rời khỏi Liên minh châu Âu trong cuộc trưng cầu dân ý mang tính lịch sử hôm qua.

Người dân Anh chọn rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) với tỷ lệ 51,9% ủng hộ, 48,1% phản đối trong cuộc trưng cầu dân ý lịch sử, theo BBC.

Người dân ở London và Scotland đều nghiêng về "ở lại" EU nhưng lợi thế này đã mất đi do tỷ lệ ủng hộ thấp ở khu vực phía bắc Anh.

Phó thủ tướng Đức kiêm Bộ trưởng Kinh tế Sigmar Gabriel hôm nay mô tả cuộc trưng cầu dân ý ở Anh là "một ngày tồi tệ với châu Âu". Cựu thủ tướng Phần Lan Alexander Stubb gọi đây là "cơn ác mộng" mà khi tỉnh dậy, các lãnh đạo châu Âu sẽ bị sốc trước kết quả làm rung chuyển liên minh 28 nước.

Geert Wilders, lãnh đạo phe phản đối người nhập cư ở Hà Lan, hôm nay kêu gọi nước này tổ chức trưng cầu dân ý giống Anh. "Chúng tôi muốn tự chịu trách nhiệm về đất nước, đồng tiền, biên giới và chính sách nhập cư của riêng chúng tôi", ông cho biết. Người dân Pháp, Hà Lan và Italy cũng có yêu cầu tương tự.

Nhận xét: Đừng vội ăn mừng! Quá trình "dân chủ" kiểu phương Tây trong những trường hợp như thế này khi người dân "không biết cái gì là tốt cho họ" là cho họ vài liều thuốc đắng (thị trường tài chính hỗn loạn, kinh tế suy sụp), rồi lịch sự đề nghị họ nghĩ lại... Hoặc có thể cuộc trưng cầu dân ý sẽ được tuyên bố là không ràng buộc và chính phủ sẽ vẫn làm như kế hoạch đã định sẵn, như từng xảy ra với Hy Lạp một năm về trước.


Sheeple

Vâng lệnh ông chủ của họ, EU gia hạn biện pháp cấm vận chống Nga thêm 6 tháng

eu flag
© Vladimir Sergeev / Reuters
EU ngày 21/6 đã nhất trí gia hạn các biện pháp trừng phạt đối với Nga thêm 6 tháng do không có tiến bộ trong việc giải quyết xung đột ở Ukraine.

Theo các nguồn tin châu Âu, các đại sứ của 28 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua quyết định này về mặt nguyên tắc, bởi quyết định sẽ cần phải được các bộ trưởng chính thức thông qua, có thể vào ngày 24/6 tới.

Như vậy, các biện pháp trừng phạt nhằm vào các ngành năng lượng, tài chính và quốc phòng của Nga nay sẽ được kéo dài đến cuối tháng 1/2017 sau khi hết hạn vào cuối tháng Bảy tới.

Về việc này, trước đó, ngày 20/6, Tổng Thư Ký NATO Jens Stoltenberg cũng tuyên bố EU cần duy trì các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga. Trả lời phỏng vấn, ông Stoltenberg nêu rõ: "Đánh giá của tôi là không nên dỡ bỏ trừng phạt trước khi Nga thay đổi cách hành xử. Tôi tin rằng có một sự đồng thuận rộng rãi về vấn đề này trong nội bộ EU."

Nhận xét: Tất cả dân chúng EU nên đập cửa các nhà lãnh đạo của họ để lên án quyết định này. Như Putin đã chỉ ra, những biện pháp cấm vận này làm hại các nước EU nhiều hơn là Nga. Đây là một trường hợp rõ ràng các nhà lãnh đạo EU tuân theo đòi hỏi vô lý của Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống Nga. Bất cứ cư dân EU nào cũng phải thấy căm giận khi đất nước họ tiếp tục chính sách tự hại mình ngu ngốc này.


Jet4

Lebanon muốn tăng cường hợp tác quân sự với Nga, kêu gọi hỗ trợ chống khủng bố

russian tanks lebanon
Liban (Lebanon) hy vọng rằng, Nga sẽ hỗ trợ quân sự bổ sung cho lực lượng vũ trang của nước này để chống lại chủ nghĩa khủng bố.

Bộ trưởng Tài chính Liban Ali Khalil đã tuyên bố như vậy khi mở đầu một cuộc đàm phán với Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hội đồng Liên bang Nga, ông Konstantin Kosachev.

"Hiện nay, chúng tôi đang trực tiếp chiến đấu chống lại chủ nghĩa khủng bố. Trên biên giới phía Bắc và phía Đông chúng tôi chiến đấu chống các phần tử vũ trang của IS và Dzhebhat en-Nusra (hai tổ chức khủng bố bị cấm ở Nga). Quân đội Liban hàng ngày tham gia những cuộc giao tranh và đụng độ vũ trang, vì thế cần đến sự hỗ trợ bổ sung. Chúng tôi đang làm việc với phía Nga theo một số phương hướng: trong một thời gian dài Nga hỗ trợ cho các lực lượng an ninh và quân đội của chúng tôi "- ông Khalil cho biết. Theo lời ông, Beirut muốn tăng cường sự hợp tác với Nga và hy vọng rằng, Matxcơva sẽ hỗ trợ quân sự bổ sung cho lực lượng vũ trang của Liban.

Ông Khalil cũng nhấn mạnh rằng, "Nga đóng một vai trò rất quan trọng trong khu vực Trung Đông và vẫn duy trì quan hệ tốt với đại diện của tất cả các lực lượng chính trị ở Liban."

Nhận xét: Cùng với Syria, Lebanon là một quốc gia có vị trí chiến lược tại Trung Đông và vùng đông Địa Trung Hải. Đất nước này đang chìm ngập trong gánh nặng người tị nạn từ Syria và mối đe dọa cả từ khủng bố và Israel. Sự hỗ trợ của Nga tại đây sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên.


Star

Campuchia "sẽ không ủng hộ bất cứ phán quyết nào của tòa án" trong vụ kiện Philippines - Trung Quốc

Cambodian Prime Minister Hun Sen
© Cambodia DailyThủ tướng Campuchia Hun Sen
Thủ tướng Hun Sen khẳng định quan điểm nói trên trong bài phát biểu tại buổi lễ tốt nghiệp của một trường đại học Campuchia hôm nay (20/6), AFP đưa tin.

"Đây không phải vấn đề về luật pháp, mà tất cả chỉ xoay quanh chính trị. Tôi sẽ không ủng hộ bất cứ phán quyết nào của tòa án, bởi đây chỉ là một màn kịch chính trị do tòa và một số nước khác dựng lên" - ông Hun Sen phát biểu.

Thủ tướng Campuchia cho rằng, các bên liên quan trực tiếp đến tranh chấp trên Biển Đông nên đàm phán cùng nhau, và các quốc gia cũng như tổ chức bên ngoài không nên can thiệp.

"ASEAN không thể phân chia lãnh thổ cho bên nào được. Các nước bên ngoài khu vực cũng không nên can thiệp vào vấn đề Biển Đông" - Thủ tướng Campuchia nhấn mạnh.

Nhận xét: Đây là những lời của một nhà lãnh đạo khôn ngoan và biết lo cho lợi ích của dân tộc mình.


Light Saber

Sự trở mặt của Hoa Kỳ có thể khiến không quân Nga buộc phải quay trở lại Syria

Russian warplane airstrikes
© Sputnik / Russian Defense Ministry
Để tạo điều kiện thuận lợi cho một giải pháp hòa bình tại cuộc đàm phán Genava, Nga đột ngột tuyên bố rút quân trong đó chủ yếu là lực lượng không quân-vũ trụ Nga (VKS). Tuy nhiên, trong lễ đón VKS trở về, Tổng thống Nga Putin tuyên bố: "Nếu cần thiết, chỉ trong vòng một vài giờ, Nga có thể tái lập lực lượng tương xứng với tình hình đang diễn ra ở đó và sử dụng toàn bộ năng lực chiến đấu chúng tôi"

Đáng tiếc là tình hình Syria đang diễn ra buộc Nga phải "tái lập lực lượng tương xứng".

Tình thế nào buộc VKS trở lại?

Trước tiên chính Mỹ đã phá hoại thỏa thuận đình chiến tại Syria do Nga, Mỹ "kịch bản", gây dựng. Đây chính là hành động gây khó của Mỹ trên chiến trường Syria khiến Nga không thể ngồi nhìn.

Thỏa thuận đình chiến tại Syria được ký kết ngày 27/2, theo đó, các bên được coi là "thành phần đối lập" với chính phủ Assad sẽ tiến hành đàm phán tìm ra giải pháp hòa bình tại Genava dưới chủ trì của LHQ. Riêng lực lượng IS, Al-Qaeda - Jabhat Al-Nusra không thuộc đối tượng trong thỏa thuận đình chiến, nghĩa là vẫn bị tấn công tiêu diệt.

Megaphone

Ngoại trưởng Đức kêu gọi NATO không khiêu khích Nga

Steinmeier
© www.albawabaeg.comNgoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier
Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier đã chỉ trích các cuộc tập trận trận "Saber Strike" và "Anakonda-2016" của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Đông Âu, giáp biên giới Nga.

Ông Steinmeier kêu gọi liên minh quân sự này không làm trầm trọng thêm tình hình bằng cách "khua gươm" và nên đối thoại tích cực hơn nữa với Nga.

Báo Bild am Sonntag (Hình ảnh Chủ nhật) ngày 18/6 dẫn bình luận của ông Steinmeier nêu rõ: "Những ai cho rằng 'cuộc diễu binh' bằng xe tăng trên biên giới phía Đông của liên minh sẽ đảm bảo an ninh đều là sai lầm."

Theo ông Steinmeier, hiện "không nên làm trầm trọng thêm tình hình bằng cách 'khua gươm' và kêu gọi chiến đấu. Chúng ta không nên tạo cớ cho việc nối lại cuộc đối đầu trước đây."

Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Đức cho rằng các đối tác NATO cần khôi phục cuộc thảo luận về "tính ưu việt của giải trừ quân bị và kiểm soát vũ khí đối với an ninh châu Âu," ngoài ra quyết định tập trung vào quân sự sẽ là "chết người."

War Whore

51 quan chức "ngoại giao" Hoa Kỳ kêu gọi lật đổ chính quyền hợp pháp tại Syria

american soldiers
Quân đội Hoa Kỳ anh hùng reo rắc "tự do" và "dân chủ" khắp thế giới.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã vấp phải sự chỉ trích nặng nề từ một nhóm quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vì đã quá tập trung vào cuộc chiến chống IS thay vì đẩy mạnh lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad.

Mới đây, hơn 50 quan chức ngoại giao Mỹ đã chỉ trích Tổng thống Obama vì đã quá tập trung vào chiến đấu chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) trong một bức thư mật được lưu hành trong nội bộ Bộ Ngoại giao nước này.

"Nội dung của bức thư này viết rằng, với việc tập trung vào công kích IS, cuộc chiến của Mỹ đang đi sai hướng. Theo đó, Mỹ cần phải chuyển sang tập trung vào việc dùng vũ lực để buộc Syria phải thay đổi chính quyền", nhà phân tích Jason Ditz cho biết.


Nhận xét: Sẽ xảy ra chuyện gì nếu 51 quan chức bộ ngoại giao Nga yêu cầu tổng thống Putin tập trung dùng vũ lực buộc Hoa Kỳ thay đổi chính quyền?


Bức thư này dường như cũng phản ánh lập trường của CIA rằng IS không thể bị đánh bại khi Syria đang có một chính quyền "yếu đuối". Theo ông Ditz, cơ quan này cho rằng "việc phá hoại tất cả những gì còn lại của chính phủ Syria hiện tại có thể sẽ khiến tình hình trở nên khả quan hơn".


Nhận xét: Điều đã trở nên quá rõ ràng là IS là sản phẩm của các đồng minh thân cận của Hoa Kỳ, nếu không phải của chính chính phủ Hoa Kỳ. Chính phủ Syria "yếu đuối" nhưng họ đã đứng vững trong 5 năm trước đòn đánh hội đồng của hàng loạt đồng minh phương Tây thông qua IS. Và họ đã nhanh chóng xoay chuyển tình thế khi có sự hỗ trợ của Nga trong thời gian gần đây.


Nhận xét: Việc một nhóm lớn như vậy các quan chức "ngoại giao" Hoa Kỳ công khai ủng hộ một chính sách hiếu chiến chống lại một chính quyền hợp pháp mà không có bất cứ lý do chính đáng nào, trái ngược với tất cả mọi luật pháp quốc tế, cho thấy những kẻ điều hành đường lối ngoại giao của Hoa Kỳ đã trở nên điên rồ đến mức nào.

Nhiệm vụ của các quan chức ngoại giao lẽ ra phải là làm mọi cách để tránh chiến tranh chứ không phải đòi hỏi chiến tranh. Tuy nhiên, đã từ lâu, các quy tắc và khái niệm bình thường đều đã bị đảo ngược trong thế giới "dân chủ" và "tự do" kiểu phương Tây.


Arrow Up

Putin: Kinh tế Nga đã vượt qua suy thoái, đang đi vào quỹ đạo tăng trưởng

Putin
© Sputnik/ Vladimir Astapkovich
Tại Diễn đàn Kinh tế St Petersburg, Tổng thống Nga có cuộc họp với các thành viên Hội đồng chuyên gia quốc tế của Quỹ Đầu tư trực tiếp của Nga (RFPI) và các đại diện của cộng đồng nhà đầu tư quốc tế.

Ông Putin lưu ý rằng, nền kinh tế Nga đã vượt qua giai đoạn khó khăn và đang đi vào quỹ đạo tăng trưởng:

"Trên thực tế chúng tôi đã vượt qua suy thoái kinh tế và đã tạo ra những điều kiện cơ bản để đi vào quỹ đạo tăng trưởng, đã đảm bảo sự ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát đã giảm đi đáng kể," — người đứng đầu nhà nước cho biết.

Theo ông Putin, nền kinh tế Nga không chỉ thích nghi hoàn toàn với điều kiện mới, mà còn đã tìm cách tạo ra những lợi thế nhất định. "Nền kinh tế Nga đã giành được lợi thế cạnh tranh nhờ chế độ tỷ giá đồng tiền quốc gia điều hành linh hoạt", — ông Putin nói. Đồng thời Nga đã vượt qua suy thoái kinh tế mà không có thiệt hại nghiêm trọng:

"Các hoạt động của Ngân hàng Nga đã giúp duy trì dự trữ ngoại hối ở mức cao. Như được biết, Nga là một trong những nước có tỷ lệ nợ công trên GDP thấp nhất thế giới", — Tổng thống nhấn mạnh.

Nhận xét: Sự cấm vận của phương Tây không những không gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Nga mà còn khiến nó trở nên vững vàng hơn bao giờ hết. Nga đã xây dựng thành công những cơ chế khiến họ miễn nhiễm với những cuộc tấn công kinh tế tương tự trong tương lai.

Xem thêm: Nhờ cấm vận, xuất khẩu nông nghiệp của Nga giờ đạt doanh thu lớn hơn bán vũ khí