Chủ Những Con RốiS


Bullseye

Phương Tây có hai tiêu chuẩn, một cho bản thân và một cho nước Nga

US hypocrisy
Hoa Kỳ cảnh cáo Nga đừng có can thiệp vào nội bộ của nước khác!
Các chính trị gia phương Tây đang hành động giả dối khi nói Nga là mối đe dọa toàn cầu.

Trong lúc Hoa Kỳ và châu Âu chưa học được cách nhận ra sai lầm của chính bản thân, tôn trọng lợi ích của các nước khác, họ sẽ không thể có đối thoại hiệu quả với Moskva, — Focus viết.

Kể từ khi nước Nga bắt đầu lấy lại ảnh hưởng trên trường quốc tế, phương Tây ngày càng ra sức gọi những hành động của Nga là động thái xâm lược. Tất cả các thông tin có nguồn gốc từ Nga được coi là tuyên truyền, họ soi mói những tham vọng đế quốc trong chính sách đối ngoại của Nga. Tội lỗi chính được cáo buộc cho Nga trong suốt hai năm qua là việc Crưm trở lại với Nga. Mỹ và châu Âu sẵn sàng phủ nhận mọi thứ — những mối quan hệ lịch sử, số lượng dân nói tiếng Nga trên bán đảo, thậm chí cả kết quả cuộc trưng cầu ý dân, — tờ báo nhận xét.

"Phương Tây làm ra vẻ soi xét chính sách của Moskva qua lăng kính đạo đức. Về nguyên tắc, điều này không có gì sai nếu phương Tây cũng đánh giá những hành động của mình theo chính tiêu chí như vậy. Tuy nhiên, chuyện này rất hiếm khi xảy ra và hậu quả là lập trường răn dạy đạo đức của phương Tây đang trở nên phai nhạt trước những tiêu chuẩn kép hiển nhiên của họ," — tác giả bài báo viết.

Clipboard

Ukraine nhận cái tát từ châu Âu: 61% cử tri Hà Lan chống lại hiệp định liên kết EU -Ukraine

Dutch Ruffe
© Michael Kooren / ReutersThủ tướng Hà Lan Mark Rutte bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý về hiệp định liên kết giữa Liên minh châu Âu và Ukraine.
Đa số cử tri Hà Lan phản đối hiệp định liên kết EU-Ukraine và giới phân tích cho rằng đây là thắng lợi của nhà lãnh đạo Nga Putin.

Cái tát từ châu Âu

Kết quả kiểm phiếu sơ bộ cuộc trưng cầu ý dân được tổ chức ngày 6/4 tại Hà Lan cho thấy có trên 61% cử tri nước này phản đối việc phê chuẩn hiệp định liên kết giữa Liên minh châu Âu (EU) và Ukraine.

Tỷ lệ cử tri tham gia bỏ phiếu để trả lời câu hỏi "Bạn ủng hộ hay phản đối việc phê chuẩn hiệp định liên kết giữa EU và Ukraine?" đạt trên 30%, điều kiện cần thiết để cuộc trưng cầu ý dân được coi là hợp lệ.

Cuộc trưng cầu nêu trên không mang tính ràng buộc đối với Chính phủ Hà Lan. Tuy nhiên, các nhà phân tích nhận định đây được xem là phép thử đối với EU và việc người dân phản đối thoả thuận sẽ là một "bước lùi" của Chính phủ Hà Lan, nước đang giữ chức Chủ tịch luân phiên Hội đồng Liên minh châu Âu (EC).

Light Saber

Kiên cường chống chọi chiến dịch bôi nhọ "Tài liệu Panama", thủ tướng Iceland chưa từ chức

Sigmundur David Gunnlaugsson
© dpaThủ tướng Iceland Sigmundur David Gunnlaugsson
Văn phòng Thủ tướng Iceland vừa ra thông cáo gửi tới báo chí quốc tế, nói rằng Thủ tướng Sigmundur David Gunnlaugsson chưa từ chức, chỉ là tạm ngưng cương vị trong một khoảng thời gian không xác định.

Thông cáo báo chí viết: Ngày hôm nay (5/4), Thủ tướng Iceland Sigmundur David Gunnlaugsson đã đề xuất với nhóm nghị sĩ đảng Tiến bộ (PP) trong Quốc hội, đề cử Phó Chủ tịch đảng này giữ cương vị Thủ tướng trong một khoảng thời gian chưa xác định. Thủ tướng chưa từ chức và sẽ tiếp tục làm Chủ tịch đảng PP. Thủ tướng rất tự hào về những chính sách thành công của chính phủ, đem lại sự phục hồi kinh tế, với tỉ lệ tăng GDP theo sức mua tương đương ở mức chưa từng thấy, cùng với đó là lạm phát thấp kỉ lục, mức sống của người dân Iceland đã được cải thiện nhiều.

Thông cáo đặc biệt nhấn mạnh tới thành công của chính phủ trong việc xử lý khủng hoảng với các chủ nợ liên quan đến các ngân hàng của nước này. Theo đó, cá nhân ông Gunnlaugsson đã dành nhiều thời gian, công sức để giải quyết thách thức liên quan đến khủng hoảng cán cân thanh toán mà Iceland phải đối mặt do hệ quả của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu hồi năm 2008. Nếu các chủ nợ của số ngân hàng "bết bát" tại Iceland (có tổng nợ gấp 9 lần quy mô nền kinh tế) được phép thực thi các tuyên bố và rút ngoại tệ khỏi nước này, nó sẽ gây ra những tác hại khủng khiếp đối với đời sống của người dân Iceland. Thế nhưng Thủ tướng cùng với Chính phủ của mình đã thành công khi mang tới bàn đàm phán một giải pháp mà liền sau đó đã có tác động đặc biệt tích cực đối với nền kinh tế. Thành công này được chính các chuyên gia quốc tế thừa nhận.

Nhận xét: Trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, Iceland là một trong những nước phương Tây xử lý vụ việc thành công nhất. Ngay sau cuộc khủng hoảng đó, chính phủ nước này đã kết án và tống giam hàng loạt chủ ngân hàng có liên quan, điều chưa từng xảy ra tại Hoa Kỳ cũng như hầu hết các nước phương Tây. Phải chăng việc thủ tướng Iceland bị nhắm vào trong vụ tài liệu Panama này là đòn trả đũa những gì xảy ra khi trước?


Heart

Đăng lại Putin: Tôi là người giàu nhất hành tinh. Tài sản của tôi là tình cảm của nhân dân Nga

Putin and children
Từ lâu, báo giới phương Tây đồn thổi liệu Tổng thống Nga Putin có phải là người giàu nhất thế giới không, hay chỉ là một trong những nhà lãnh đạo giàu nhất. Nếu tìm kiếm trên Google, tài sản cá nhân của ông Putin dao động từ 40 đến 70 tỉ USD.

Tuy nhiên, các bài báo của giới truyền thông thường có xu hướng trích dẫn một nguồn tin chính, đó là cuộc phỏng vấn của chuyên gia phân tích tài chính Stanislav Belkovsky trên tờ nhật báo Die Welt của Đức tháng 11.2007.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn này, Belkovsky cho biết ông Putin "kiểm soát" 37% Công ty dầu khí Surgutneftegaz và 4,5% tập đoàn dầu khí độc quyền Gazprom. Con số 40 tỉ USD ước tính giá trị tài sản của ông Putin đơn giản là dựa trên giá trị thị trường cổ phiếu của hai công ty trên.

"Những con số này đã được chứng minh?" - phóng viên Die Welt hỏi. "Những con số này là chính xác" - ông Belkovsky trả lời. Tất cả chỉ có vậy.

Nhận xét: Sẽ không phóng đại chút nào nếu nói rằng Putin là người mà các nhà lãnh đạo phương Tây căm ghét nhất trên thế giới hiện nay. Nếu có bất cứ vết nhơ nào trong cuộc đời của Putin, dù là nhỏ nhất, bạn có thể chắc chắn rằng nó đã được đăng trên trang nhất của tất cả mọi tờ báo phương Tây. Thực tế rằng điều đó vẫn chưa xảy ra sau bao nhiêu năm, bất chấp bộ máy tình báo hùng mạnh của phương Tây, chứng tỏ rằng ông là nhà lãnh đạo hoàn toàn liêm khiết. Và điều đó càng làm cho những kẻ thái nhân cách trong các chính phủ phương Tây tức điên lên.


Rocket

Nhờ phương Tây truyền bá "dân chủ", dây chuyền sản xuất S-400 làm liên tục không hết việc

Indija kupuje nekoliko ruskih protuzračnih sustava S-400
Nga sản xuất không kịp các hệ thống tên lửa phòng không S-400 mới. Tại sao? Sputnik tìm hiểu điều này với sự giúp đỡ của các chuyên gia quân sự.

"Vì S-400 mà chúng tôi đang làm việc bảy ngày trong tuần", — một trong những chuyên gia quốc phòng của xí nghiệp "Globus" (Ryazan) cho biết. Đây là một trong rất nhiều xí nghiệp thuộc dây chuyền sản xuất tên lửa phòng không nổi tiếng của tập đoàn "Almaz-Antey".

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, có rất nhiều đơn đặt hàng mua các hệ thống mới nên dây chuyền sản xuất không kịp. Vì vậy, một nhà máy mới sản xuất loại tên lửa phòng không S-400, C-300 được khai trương tại Nizhny Novgorod. Hồi tháng Hai, một nhà máy khác chuyên lắp ráp tên lửa cho hệ thống phòng không hiện đại và tiên tiến cũng đã được khánh thành tại thành phố Kirov.

Công suất sản xuất tên lửa phòng không ngày càng tăng là kết quả của việc trong nước và ngoài nước có nhu cầu rất lớn về loại vũ khí này. Khách hàng nước ngoài nhận thức được rõ rằng Nga tiếp tục dẫn đầu trong lĩnh vực hệ thống phòng không. "...Bắt đầu bằng "Bão táp sa mạc", mối đe dọa chính đối với chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia và các công dân trên thế giới xuất phát từ bầu trời. Về sau, điều đó được xác nhận bởi các vụ đánh bom Nam Tư, cuộc xâm lược Iraq, Libya, và điều đó sẽ xảy ra ở Syria, nếu như chúng ta không phái lực lượng không quân, và sau đó là lực lượng phòng không tới đó», — giám đốc Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ Ruslan Pukhov cho biết.

MIB

Đằng sau "Tài liệu Panama" là tình báo Mỹ

cia / isis
© Saul Loeb / AFP
Trong tay các nhà báo bây giờ có những giấy tờ của công ty kinh doanh luật Panama Mossack Fonseca, chuyên nhận đăng ký và tháp tùng các công ty bình phong.

Đó là hơn 11 triệu tài liệu. Một số tài liệu chứng tỏ sự dính líu của nhiều nhà hoạt động xã hội và chính trị gia vào việc che giấu hàng tỷ USD trong tài khoản của công ty bình phong — offshore ở nước ngoài.

Tuy nhiên, truyền thông thế giới đã bỏ qua thông tin về những nhân vật bị kết tội gian lận tài chính, trong đó có Tổng thống Ukraina Pyotr Poroshenko, cha đẻ của Thủ tướng Anh David Cameron, nhà vua Saudi Arabia Salman ibi Abdullah-Aliz Al Saud. Thay vào đó, đám báo chí báo phương Tây đâm bổ đi tìm kiếm trong các tài liệu này "những dấu vết Putin".

Như nhấn mạnh của ông Craig Murray từng là Đại sứ Anh tại Uzbekistan những năm 2002-2004, manh mối từ Hiệp hội quốc tế báo chí điều tra Investigative Journalism (ICIJ), đã công bố "hồ sơ Panama" lại dẫn không chỉ từ Quỹ Soros (Soros Foundation), mà còn đến Quỹ Rockefeller (Rockefeller Foundation), Tập đoàn Carnegie và những tổ chức có thế lực khác. Hoạt động của tập đoàn quỹ này tài trợ hầu như tất cả các cơ cấu doanh nghiệp khổng lồ của Mỹ. "Vì vậy, chẳng có gì đáng ngạc nhiên. Mặc dù thực tế là phần lớn vô số thông tin về tài khoản bình phong ở nước ngoài liên quan đến các công ty và doanh nghiệp phương Tây, các phương tiện truyền thông cũng do các doanh nghiệp lớn kiểm soát, vì sao đó chỉ nắm lấy cho một số đoạn dường như liên quan đến Nga, và bỏ qua không chú ý đến những thứ khác ", — ông Craig Murray nói trong cuộc phỏng vấn của RT.

Propaganda

Nga nói về Tài liệu Panama: Thông tin nhằm bôi nhọ Putin, mặc dù tên ông không hề có trong đó

Dmitrij Peskov
© Sputnik/ Grigoriй Sыsoev
Điện Kremlin đã chính thức lên tiếng bác bỏ các thông tin có liên quan tới Nga và Putin trong vụ rò rỉ Tài liệu Panama đang gây chấn động truyền thông thế giới.

Bình luận về những trang hồ sơ có liên quan tới Nga trong Tài liệu Panama bị rò rỉ, Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng, ở phương Tây, tư tưởng chống Putin đã đạt tới đỉnh điểm, tới mức mà họ gần như không thể nói về Nga theo một cách tích cực.

"Sự 'rò rỉ' đó, theo quan điểm của chúng tôi, là nhằm vào công chúng ở nước ngoài. Nó cũng cho thấy rõ ràng rằng hội chứng ám ảnh Putin đã đạt tới mức mà, việc nói nói tốt về nước Nga, hoặc nói về hành động và thành công của Nga là điều không thể.

Người ta cần phải nói (về Nga) một cách tiêu cực, càng tiêu cực càng tốt, và khi không còn gì để nói thì cần phải bịa ra. Chúng tôi đã thấy rõ điều đó".

Ông Peskov chỉ ra, những thông tin được tiết lộ trong Tài liệu Panama thực chất nhằm vào Putin, dù rằng tên ông không một lần xuất hiện trong các hồ sơ này, "đặc biệt là trong bối cảnh cuộc bầu cử quốc hội sắp tới, và lâu dài hơn là cuộc bầu cử tổng thống 2 năm tới".

Nhận xét: Xem thêm: Chiến dịch bôi nhọ bắt đầu: Tài liệu Panama nhắm vào đối thủ của phương Tây, bỏ qua những kẻ tội phạm NATO


Propaganda

Hay Nhất Mạng: Chiến dịch bôi nhọ bắt đầu: Tài liệu Panama nhắm vào đối thủ của phương Tây, bỏ qua những kẻ tội phạm NATO

panama papers
© bbc
Vụ rò rỉ dữ liệu của một công ty luật ở Panama đã tạo ra cơn địa chấn trên các phương tiện truyền thông quốc tế, với mức độ nghiêm trọng được đánh giá là gấp "cả trăm lần" vụ Wikileak hay kẻ đào tẩu Edward Snowden.

Mossack Fonseca, một công ty luật có trụ sở chính đặt tại Panama hiện là tâm điểm của dư luận, khi hàng loạt những thông tin nội bộ của hãng bị lộ lọt ra ngoài. Rất nhiều chính trị gia, tỉ phú bị cáo buộc có hành động trốn thuế, rửa tiền phi pháp thông qua các công ty ma (shell company) mà Mossack Fonseca đứng ra tạo dựng. Thế nhưng, đằng sau sự "phanh phui" này (được gọi với cái tên Hồ sơ Panama) còn ẩn chứa nhiều điều khá "thú vị", trang tin Moonofalabama.org (Mỹ) nhận định.

Đó là việc kho dữ liệu không lồ có dung lượng lên đến 2,5 terabyte được "bung ra" bởi một vài tổ hợp tin tức, truyền thông ủng hộ khối NATO hoặc là các thiết chế "phi chính phủ" nhận bảo trợ tài chính từ chính quyền Washington. Theo trang Moonofalabama, "hồ sơ Panama" đơn giản chỉ là một âm mưu bôi nhọ, đánh gục một số người mà "đế chế" Mỹ không yêu thích. Nó còn là cơ hội để "kẻ đại diện" thực hiện ngón đòn tống tiền: Hứa sẽ không công bố thêm thông tin về các nhân vật chưa bị lộ nhưng đổi lại họ phải biết cách "đáp lễ".

"Hồ sơ Panama" được tờ nhật báo Sueddeutsche Zeitung (Đức) công bố đầu tiên hôm 3/4, dựa vào một nguồn tin ẩn danh "tay trong" thuộc Mossack Fonseca. Gần như đồng thời thông tin được chia sẻ tới các hãng tin, tờ báo lớn như BBC, the Guardian (Anh), Le Monde (Pháp) và Hiệp hội Quốc tế các nhà báo điều tra (ICIJ). Sueddeutsche Zeitung tuyên bố, dữ liệu rò rỉ liên quan đến 214.000 "công ty ma" cùng với 14.000 khách hàng của Mossak Fonseca.

Nhận xét: Trong khi giới truyền thông tập trung vào Putin, chính Vương quốc Anh mới là quốc gia có nhiều mối liên hệ nhất với các "thiên đường thuế". Hơn một nửa trong số gần 300.000 công ty ma bị tiết lộ được đăng ký tại những thiên đường thuế nằm dưới sự quản lý của chính phủ Anh (đứng đầu là Hong Kong), tiếp theo là Thụy Sĩ, Hoa Kỳ, Panama, Guatemala, Luxembourg... Nga ở đâu trong đó?


Dollars

Tài liệu Panama - Vụ rò rỉ thông tin về người giàu trốn thuế lớn nhất trong lịch sử

Mossack Fonseca
© Malta TodayCông ty luật Mossack Fonseca của Panama là nhà cung cấp dịch vụ "thiên đường trốn thuế" lớn thứ 4 trên thế giới, điều hành hơn 214.000 công ty ma.
Theo công bố, công ty luật Mossack Fonseca đã tạo ra một "thiên đường trốn thuế", qua đó giúp khoảng 140 chính trị gia, gồm cả 12 nhà lãnh đạo hoặc cựu lãnh đạo các nước, trốn thuế.

Báo "Sueddeutsche Zeitung" (Nam Đức, SZ) ngày 3/4 đã công bố nhiều tài liệu mật, trong đó đề cập tới hoạt động tài chính của một loạt nhân vật giàu có và có thế lực trên thế giới, được cho là trốn thuế với sự trợ giúp của một công ty luật.

Đây là một phần trong 11,5 triệu tài liệu của Công ty luật Mossack Fonseca ở Panama và có văn phòng tại hơn 35 nước trên thế giới, do một nguồn giấu tên cung cấp cho báo SZ khoảng 1 năm trước.

Theo những tài liệu trên, công ty luật Mossack Fonseca đã tạo ra một "thiên đường trốn thuế", qua đó giúp khoảng 140 chính trị gia, gồm cả 12 nhà lãnh đạo hoặc cựu lãnh đạo các nước, trốn thuế.

Số tài liệu này, còn gọi là "Tài liệu Panama", ghi lại hoạt động hàng ngày của công ty luật Mossack Fonseca trong suốt 40 năm (từ năm 1975). Những thông tin trong tài liệu nói rằng Mossack Fonseca giúp khách hàng trốn thuế và rửa tiền thông qua 214.000 công ty ma.

Nhận xét: Chính thông qua những "dịch vụ trốn thuế" như thế này mà giới siêu giàu trên thế giới hầu như không đóng thuế hoặc đóng thuế ít hơn nhiều so với người lao động bình thường.


Bizarro Earth

Bùng phát giao tranh giữa Armenia và Azerbaijan tại vùng lãnh thổ Nagorno-Karabakh

Azerbaijan Armenia Nagorno Karabakh
© Twitter / RFE/RL
Chiến sự bùng phát dữ dội ở Nagorno-Karabakh

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 2-4 đã bày tỏ sự lo ngại sâu sắc vì thông tin hoạt động chiến sự trên tuyến "biên giới" giáp ranh với Nagorno-Karabakh lại bùng phát dữ dội - Thư ký báo chí của nguyên thủ Nga, ông Dmitry Peskov cho biết vào ngày 2-4.

"Tổng thống Putin lấy làm tiếc vì tình hình một lần nữa lại đi đến xung đột vũ trang, đồng thời kêu gọi các bên tham gia cuộc xung đột hãy mau chóng ngừng bắn và thể hiện sự kiềm chế" - Vị thư ký báo chí của Điện Kremlin dẫn lời nhà lãnh đạo Nga.

Ông Peskov cho biết, thời gian gần đây, kênh liên lạc ba bên (Nga, Armenia, Azerbaijan) và kênh quốc tế (Nhóm Minsk của OSCE về Nagorno-Karabakh gồm các đại diện Nga, Pháp và Hoa Kỳ), đã thực hiện hàng loạt nỗ lực to lớn, mở ra hy vọng sẽ tiến tới đạt giải pháp cho cuộc xung đột.

Tuy nhiên, rất đáng tiếc là xung đột lại tiếp tục bùng phát mà không có dấu hiệu nào báo trước, đẩy nhân dân Nagorno-Karabakh vào lò lửa chiến tranh, với sự tham gia của 2 quốc gia tách ra từ Liên Xô cũ là Armenia và Azerbaijan - ông Peskov nhận định.

Nhận xét: Vẫn còn quá sớm để biết liệu có bàn tay của Thổ Nhĩ Kỳ hay phương Tây trong điểm nóng mới nhất gần biên giới Nga này không. Tuy nhiên, trong khi Nga hết sức thận trọng giữ thái độ trung lập thì Thổ Nhĩ Kỳ và Hoa Kỳ đã lập tức tuyên bố ủng hộ Azerbaijan. Điều này có thể đem lại cho Azerbaijan quá nhiều sự tự tin, bất chấp mối quan hệ thân thiết giữa Armenia và Nga.