Chủ Những Con RốiS


Video

Hay Nhất Mạng: Phim tài liệu Trật tự Thế giới: Thông điệp từ nước Nga về tình hình thế giới - Phụ đề tiếng Việt

Vladimir Putin
Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên thệ nhận chức tổng thống ngày 7/5/2012
Không vòng vo chút nào, bộ phim tài liệu Nga Trật tự Thế giới là lời phê phán nặng nề đối với những gì Hoa Kỳ đã làm với tư cách bá chủ toàn cầu trong việc thúc đẩy dân chủ và nhân quyền kể từ khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1992.

Nó trùng khớp với sự phủ nhận trật tự thế giới đơn cực của Hoa Kỳ mà Tổng thống Nga Vladimir Putin lần đầu tiên đưa ra trong bài phát biểu của ông tại Hội nghị An ninh Munich vào tháng 2/2008, và những bài phát biểu sau đó mà ông liên tiếp phơi bày ngày càng rõ hơn những biểu hiện cụ thể của "chủ nghĩa ngoại lệ Hoa Kỳ".

Thông qua những thước phim rất ấn tượng và những đoạn phỏng vấn các nhà lãnh đạo độc lập trên thế giới, Trật tự Thế giới minh họa hậu quả bi thảm cùng sự hỗn loạn và đau khổ lan tràn do các cuộc thay đổi chế độ và cách mạng màu mà Hoa Kỳ hậu thuẫn gây ra, trong đó vụ lật đổ bạo lực chế độ Yanukovich tại Ukraine vào tháng 2/2014 chỉ là ví dụ gần đây nhất.


Fire

Căng thẳng Iran - Ảrập Xêút đe dọa châm ngòi xung đột mới tại Trung Đông

Saudi Arabia - Iran conflict
Sau khi nói rằng vụ tấn công vào Đại sứ quán Ảrập Xêút tại Tehran là giọt nước làm tràn ly, Ảrập Xêút hôm qua tuyên bố, các nhà ngoại giao Iran có 2 ngày khăn gói về nước. Giới phân tích cho rằng, đây có thể là điềm xấu về một thời kỳ nghiêm trọng hơn cho tình hình khu vực.

Theo các nhà quan sát, việc hai quốc gia vốn dĩ bất hòa cắt đứt quan hệ ngoại giao không phải việc hiếm gặp. Nhưng "sự đoạn tuyệt quan hệ ngoại giao giữa Ảrập Xêút và Iran có thể dễ dàng vượt khỏi tầm kiểm soát", CNN dẫn lời ông Fawaz Gerges, Chủ nhiệm khoa nghiên cứu Trung Đông đương đại tại Trường Kinh tế London (Anh). Vốn dĩ hai quốc gia này đứng ở hai phe đối lập trong các cuộc xung đột ở Syria, Iraq, Yemen, Bahrain và Li-băng. Câu hỏi đặt ra hiện nay chỉ là mâu thuẫn này sẽ tồi tệ hơn đến mức nào.

"Tình hình giữa hai quốc gia mạnh nhất vùng Vịnh cực kỳ dễ biến động, khi Ảrập Xêút là quốc gia do người Sunni thống trị và Iran do người Shiite nắm quyền. Chúng ta đã thấy họ khẩu chiến. Chúng ta đã thấy họ có chiến tranh đại diện... Tình hình có thể trở nên rất xấu và nguy hiểm trong vài tuần, vài tháng tới", CNN dẫn lời ông Gerges.

Nhà phân tích quân sự Mỹ, trung tướng nghỉ hưu Mark Hertling, cho rằng, tình hình có thể leo thang rất nhanh chóng, dẫn đến xung đột trực tiếp giữa hai nước. "Iran và Ảrập Xêút không phải đồng minh tự nhiên cũng không phải kẻ thù tự nhiên, nhưng họ là đối thủ tự nhiên và từ lâu đã cạnh tranh nhau vị trí xuất khẩu dầu mỏ chính và người bảo vệ tự phong của đạo Hồi dòng Shiite và Sunni", GS Mohsen Milani ở ĐH Nam Florida (Mỹ) nhận định.

Nhận xét: Sau khi Iran đạt được thỏa thuận hạt nhân dẫn đến dỡ bỏ cấm vận, Ảrập Xêút lo rằng đối thủ chính của họ tại Trung Đông lâu nay sẽ nhanh chóng phục hồi sức mạnh và đe dọa vị thế của Ảrập Xêút, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế nước này đang trên bờ vực sụp đổ. Đó có thể là lý do thực sự của sự căng thẳng này giữa hai nước. Ngoài ra, cũng có thể có bàn tay Hoa Kỳ đằng sau do Iran không phải là một nước chư hầu ngoan ngoãn như Ảrập Xêút.


Play

Đăng lại Trọng Tâm SOTT: Crimea: Đường về Tổ quốc - Phụ đề tiếng Việt - Trọn bộ

Ảnh
Đây là bộ phim tài liệu của Andrey Kondrashov nói về việc Crimea trở về với nước Nga, phát sóng tại Nga ngày 15/3, giờ đã có phụ đề tiếng Việt. Đã được một năm kể từ khi người dân Crimea bỏ phiếu biểu quyết trở về với Đất Mẹ của họ và bỏ lại đất nước Ukraine tồi tệ phía sau. Các cường quốc phương Tây - dẫn đầu như thường lệ bởi Hoa Kỳ và Anh - quyết tâm mô tả sự kiện lịch sử trọng đại này như một vụ xâm lấn chiếm đất từ phía Nga, và rằng nó đã gây ra cuộc nội chiến sau đó giữa Kiev và các tỉnh ly khai ở miền đông đất nước.

Tuy nhiên, như bộ phim tài liệu tuyệt vời này cho thấy, chính phủ Nga đã có thể thấy cách thức bạo lực mà Yanukovich, nhà lãnh đạo Ukraine được dân bầu, bị lật đổ - với dấu vân tay của Hoa Kỳ phủ đầy trên đó - có nghĩa rằng sự hỗn loạn sẽ nhanh chóng lan rộng khắp Ukraine, và rằng cộng đồng đa số người dân gốc Nga ở Crimea sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ những kẻ phát-xít mới vốn dĩ khủng bố bất cứ ai mà chúng cho rằng "không đủ trung thành" với chế độ do Hoa Kỳ dựng lên. Khi tổng thống Yanukovich chạy trốn khỏi thủ đô vào ngày 21/2/2014, tổng thống Putin bắt đầu một loạt biện pháp để tạo ra thách thức đầu tiên (và thành công) đối với bộ máy đế quốc Mỹ.



Bộ phim sản xuất bởi Rossiya One, phụ đề tiếng Việt bởi Dmitri Trần và các cộng sự trên diễn đàn tiengnga.net.

Info

Vatican chính thức công nhận Palestine là một quốc gia

Pope Francis and Palestinian President Mahmoud Abbas
© Tony Gentile / Reuters
Vatican đã bắt đầu thực thi thỏa thuận đã ký với Palestine hồi tháng 6/2015, trong đó chính thức công nhận Palestine là một quốc gia.

Thỏa thuận giữa Tòa thánh Vatican và nhà nước Palestine đã được ký kết hồi tháng 6/2015 là thỏa thuận đầu tiên giữa hai bên, nhằm chấm dứt các cuộc xung đột giữa Israel và Palestine, đẩy nhanh tiến trình hòa bình Trung Đông với việc ủng hộ một giải pháp hai quốc gia độc lập.

Thỏa thuận này cũng bao gồm các vấn đề liên quan đến đời sống tôn giáo của những tín đồ Kitô giáo đang sinh sống trên lãnh thổ của Palestine.

Trên thực tế, Tòa Thánh Vatican đã coi Palestine là một nhà nước từ năm 2013 và đây chỉ là tuyên bố mang tính chính thức hóa việc công nhận. Từ tháng 2/2013, Vatican đã sử dụng cụm từ Nhà nước Palestine trong các văn kiện chính thức của mình, sau khi Liên Hợp Quốc công nhận Palestine là một "nhà nước quan sát viên phi thành viên" tháng 11/2012.

Phản ứng trước quyết định này của Tòa thánh Vatican, Israel cho đây là một bước đi vội vàng, gây tổn hại đến tiến trình hòa bình Trung Đông cũng như ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa Tòa thánh và quốc gia này.

Nhận xét: Đã có nhiều nước, trong đó có Việt Nam công nhận Palestine là một quốc gia. Trong khi đó, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục viện trợ số tiền khổng lồ cho Israel và bao che cho chính phủ nước này trong những hành động xâm lấn, đàn áp, khủng bố man rợ đối với người dân Palestine.


Newspaper

Báo Đức nói lên sự thật: Phương Tây đứng sau chính biến Maidan tại Ukraine

Nuland at Maidan 2014
© AP Photo/ Andrew Kravchenko, PoolTrợ lý ngoại trưởng Mỹ Victoria Nuland "úy lạo" lực lượng cực đoan cánh hữu sau khi bạo loạn Maidan
Vụ xả súng vào người biểu tình ở Maidan không phải do lực lượng Chính phủ Ukraine thực hiện mà do phe đối lập được phương Tây hậu thuẫn tiến hành.

Báo Deutsche Wirtschafts Nachrichten của Đức ngày 2/1 dẫn kết quả một cuộc nghiên cứu của Đại học Tổng hợp Ottawa (Canada) cho biết thông tin trên. Dựa trên hàng nghìn bằng chứng, từ các video, ảnh, hình ảnh từ truyền hình trực tiếp, tin tức truyền thông và mạng xã hội..., Đại học Tổng hợp Ottawa đã đưa ra một kết luận trái ngược với các thông tin được các chính phủ và truyền thông phương Tây cũng như nhiều học giả thừa nhận lâu nay.

Theo Đại học Tổng hợp Ottawa, vụ thảm sát vốn dẫn tới việc hạ bệ chính phủ của Tổng thống Viktor Yanukovych và làm tình trạng Chiến tranh lạnh giữa Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ đối với Nga quay trở lại không phải do ông Yanukovych chỉ đạo thực hiện mà vụ xả súng ở Maidan nhằm vào khoảng 50 người biểu tình ngày 20/2/2014 này thuộc trách nhiệm của lực lượng đối lập được phương Tây ủng hộ. Vụ thảm sát chính là bước ngoặt mang tính quyết định trong chính sách Ukraine và cuộc xung đột giữa Nga với phương Tây.

Theo kết luận của cuộc nghiên cứu, bằng bạo lực, nhóm của bà Yulia Timoshenko và các lực lượng cực đoan cánh hữu đã thực sự đạt được mục tiêu của mình, đó là hạ bệ chính phủ của ông Yanukovych và mở đường cho một chính sách chống Nga. Một trong số các kết luận nghiên cứu được đưa ra là đảng Liên minh toàn Ukraine "Tổ quốc" của bà Timoshenko rõ ràng giữ vai trò hàng đầu trong vụ chính biến này.

Nhận xét: Xem bộ phim tài liệu "Crimea: Đường về Tổ quốc" để biết thêm về giai đoạn này tại Ukraine và Crimea


Eye 1

Tổng kết những sự kiện thế giới quan trọng nhất trong năm 2015 - Việt Nam góp phần

Đài Sputnik tổng kết các sự kiện ngoại giao chính của thế giới trong năm qua về những sự kiện chủ chốt của đời sống đối ngoại trên thế giới. Dù nhìn dưới góc độ nào, các sự kiện liên quan đến khủng bố đã trở thành những điểm nhấn quan trọng nhất trong lĩnh vực chính trị quốc tế.

Sự kiện thứ nhất: Chiến dịch quân sự của Nga chống IS ở Syrria
Russian Tupoljev TU-22
© Ministry of Defence of the Russian Federation / Reuters Máy bay ném bom chiến lược TU-22 của Nga tham chiến tại Syria
Một trong những sự kiện trọng tâm của năm qua là việc Nga mở ra mặt trận mới chiến đấu chống cơ cấu tổ chức khủng bố bị cấm ở Nga và hàng loạt nước khác là nhóm khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" (IS-tiếng Ả Rập: Daesh) và những tổ chức cực đoan khác.

Từ ngày 30 tháng 9, theo yêu cầu của Tổng thống Cộng hòa Ả Rập Syria Bashar al-Assad, nhóm máy bay chiến đấu thuộc lực lượng Hàng không-Vũ trụ Nga bắt đầu chiến dịch không kích giáng đòn vào những cứ điểm và chủ thể quân sự của bọn khủng bố thuộc nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS ở Syria.

Bullseye

Ứng cử viên tổng thống Mỹ Donald Trump gọi tên những kẻ đã tạo ra IS

Donald Trump
© REUTERS/ Gretchen Ertl
Ứng viên tổng thống Mỹ Donald Trump, trong một bài phát biểu trước các cử tri của mình, đã cáo buộc ông Barack Obama và bà Hillary Clinton, cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ, trong việc tạo ra tổ chức khủng bố "Nhà nước Hồi giáo", Associated Press đưa tin.

"Có nhiều người không trung thực, những người đã tạo ra IS. Hillary Clinton đã tạo ra ISIS cùng với Obama",- ông Trump tuyên bố và nhận được tràng vỗ tay tán thưởng của những người ngưỡng mộ.

Đây không phải là lần đầu tiên ông trùm xây dựng Donald Trump lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ đối thủ chính của mình trong cuộc đua tranh chức tổng thống, cựu đệ nhất phu nhân và Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton. Hồi tháng 12, ông Trump từng tuyên bố rằng chính sách của bà Clinton trên cương vị người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ đã dẫn đến cái chết của rất nhiều người.

"Chính bà ta là nguyên nhân của tất cả những vấn đề này, những quyết định ngu ngốc của bà ta. Hãy nhìn xem bà ấy đã làm gì với Libya, đã làm gì với Syria. Hãy nhìn vào Ai Cập, vào những gì đang diễn ra ở Ai Cập hiện nay, đó là một sự hỗn độn hoàn toàn. Bà ta là một trong những vị Ngoại trưởng tồi tệ nhất, nếu như không phải là tồi nhất, trong suốt lịch sử của đất nước. Bà ta nói rằng tôi nguy hiểm. Sự ngu dốt của bà ta đã giết chết hàng trăm nghìn người",- ông Trump tuyên bố trên kênh truyền hình Fox News.

Nhận xét: Mặc dù Donald Trump cũng không hơn gì Obama hay Hillary Clinton, nhưng trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng này, đôi khi hắn nói ra sự thật. Xem thêm bài viết dưới đây để xem Clinton đã làm gì với Libya:


Mr. Potato

Báo Nga nhắc tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện lời hứa từ chức

Erdogan
© InconnuTa không buôn lậu dầu mỏ với khủng bố. Ta mua bán công khai!
Nhiều bằng chứng ngày càng rõ ràng việc Thổ Nhĩ Kỳ buôn bán dầu lậu với khủng bố IS song Tổng thống nước này vẫn chưa từ chức như lời hứa.

Sputnik ngày 30/12 bình luận, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ "nên từ chức ngay" vì bằng chứng cho thấy nước này bắt tay buôn dầu lậu với IS đã "rõ như ban ngày".

Thậm chí, trang báo này bình luận: "Không hiểu, phải cần thêm bao nhiêu bằng chứng nữa thì ông Erdogan mới thừa nhận hành vi sai trái của mình. Phải chăng, cần phải đợi tới khi bắt được ông Erdogan mang theo một thùng dầu Syria bên mình?".

Tờ báo uy tín này đưa ra lời thúc giục trên sau khi đã có nhiều bằng chứng từ Nga và Na Uy chứng minh rõ ràng về việcThổ Nhĩ Kỳ buôn bán dầu lậuvới Hồi giáo IS.

Đặc biệt là lời hứa của vị Tổng thống nước này hôm 1/12/2015 khẳng định sẽ từ chức nếu có bằng chứng cho thấy việc Ankara mua dầu từ IS.

Stock Down

Ukraine chính thức vỡ nợ, Nga khởi kiện đòi 3 tỷ đôla

Arseny Yatseniuk
© Waltonian.comNợ à? Nợ nào?
Bộ Tài chính Nga ngày 1/1 tuyên bố đang khởi kiện Ukraine theo lệnh của Tổng thống Vladimir Putin về việc nước này không trả nợ 3 tỷ USD cho Moscow.

"Bộ Tài chính Nga đang tiến hành các thủ tục cần thiết chống lại Ukraine. Vụ kiện sẽ được xét xử tại tòa án ở Anh", AFP dẫn thông báo từ Bộ Tài chính Nga.

Tháng trước, chính phủ Ukraine tuyên bố không có khả năng trả khoản nợ cho Moscow sau khi Tổng thống Putin thề sẽ kiện Kiev nếu nước này không thanh toán khoản nợ cho tới hết năm 2015.

Năm 2013, Moscow cho chính phủ của Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych vay 3 tỷ USD. Sau đó, lực lượng thân phương Tây tại Kiev biểu tình và lật đổ ông Yanukovych.

Chính quyền Ukraine cho rằng, đây không phải là khoản vay nhà nước mà là một giao dịch được thực hiện thông qua thị trường tài chính, phụ thuộc vào những điều kiện thỏa thuận với các chủ nợ khác.

People

Cộng đồng ASEAN chính thức ra đời

ASEAN member flags
Cơ hội và thách thức được nhắc đến nhiều phía sau những Hiệp định thương mại và Việt Nam tham gia, với Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) cũng tương tự.

Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đã chính thức được hình thành kể từ ngày hôm nay (31/12). AEC kết nối nền kinh tế của 10 quốc gia ASEAN với quy mô dân số khoảng 630 triệu người được xây dựng trên 4 trụ cột chính là: Một thị trường đơn nhất và cơ sở sản xuất chung; Một khu vực kinh tế cạnh tranh; Phát triển kinh tế cân bằng; Hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.

So sánh với các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã tham gia, về tự do hàng hoá, AEC có cam kết cắt giảm thuế quan cao nhất và nhanh nhất.

Về tự do hoá dịch vụ, các cam kết trong ASEAN đều tương tự mức cam kết trong WTO, trong một số cam kết dịch vụ gần đây của ASEAN mức độ cam kết đã bắt đầu cao hơn so với WTO nhưng không nhiều và cũng phù hợp với mức độ mở cửa thực tế về dịch vụ của Việt Nam.

Nhận xét: Đây là một bước phát triển tích cực cho Việt Nam cũng như nền kinh tế khu vực. Liệu nó có phải là một cơ hội thực sự không còn phụ thuộc vào việc ASEAN có tránh được vết bánh xe đổ của EU hay trở thành khu vực thị trường phụ thuộc vào Hoa Kỳ hay không.