Chủ Những Con RốiS


Map

Cảm ơn nước Nga! Bản đồ cho thấy IS đã mất bao nhiêu lãnh thổ trong năm 2015

russia airstrikes
© Ministry of defence of the Russian Federation
IHS tính toán IS đã mất 14% lãnh thổ kể từ đầu năm. Một vài vùng chiếm lại này có vai trò rất quan trọng trong hoạt động của IS như đường biên giới Syria dọc theo thị trấn Tal Abyad, đoạn nối Raqqa - thủ phủ hiện tại của IS với Thổ Nhĩ Kỳ.

Năm nay, sau khi tổ chức tấn công ào ạt trên nhiều lãnh thổ ở Trung Đông, tổ chức khủng bố IS tiếp tục trở thành mối đe dọa lớn của thế giới, là ngòi nổ của nhiều cuộc tấn công tinh vi và dụ dỗ được hàng nghìn người gia nhập với mình.

Mặc dù tiếp tục đe dọa nước Mỹ, nhưng theo các nhà phân tích quan sự của IHS, tổ chức IS - hay còn gọi là Nhà nước Hồi giáo, ISIL hay Daesh đang mất dần những căn cứ tiếp tế quan trọng của mình.

IHS tính toán IS đã mất 14% lãnh thổ kể từ đầu năm. Một vài vùng chiếm lại này có vai trò rất quan trọng trong hoạt động của IS như đường biên giới Syria dọc theo thị trấn Tal Abyad, đoạn nối Raqqa - thủ phủ hiện tại của IS với Thổ Nhĩ Kỳ.

IS cũng mất đoạn cao tốc nối Raqqa tới lãnh thổ lớn nhất của Iraq mà tổ chức này chiếm giữ được, thành phố Mosul.

Flashlight

Thổ Nhĩ Kỳ - đầu mối quan trọng trong đường dây buôn bán ma túy Afghanistan

Poppy field
© Flickr/ United Nations Photo
Các phòng thí nghiệm ma tuý ở Thổ Nhĩ Kỳ chế thuốc phiện từ Afghanistan thành heroin sau đó tuồn vào châu Âu và Nga. Đây là tuyên bố của người đứng đầu Cơ quan chống ma túy Liên bang Nga (FSKN) Viktor Ivanov.

Phát biểu tại cuộc họp của Ủy ban LB Nga về phòng chống ma túy, ông Ivanov cho biết: "Vào trung tuần tháng 12 năm 2015, đơn vị đặc nhiệm chống ma túy của Bộ Nội vụ Afghanistan với sự hỗ trợ thông tin tình báo của FSKN đã thực hiện chiến dịch thường kỳ chống ma túy ở tỉnh Baglan, kết quả là 600 kg thuốc phiện đã bị tịch thu".

Theo vị quan chức Nga, lô hàng ma túy được phát hiện nằm trong khoang chứa của chiếc ô tô trên hành trình tới Thổ Nhĩ Kỳ qua Iran.

Các phòng thí nghiệm Thổ Nhĩ Kỳ được trang bị những thiết bị tối tân để chế biến thuốc phiện thành heroin có độ tinh khiết cao. Sau đó, "sản phẩm" này được vận chuyển đến châu Âu và Nga.

Nhận xét: Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng lộ rõ là một tổ chức mafia khổng lồ. Tuy nhiên, những chiếc vòi bạch tuộc của tổ chức này đang dần bị chặt đứt bởi nỗ lực của Nga. Có lẽ đây là điều Putin ám chỉ khi ông nói rằng chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ sẽ còn phải hối tiếc nhiều lần vì đã bắn rơi chiếc máy bay Su-24.


Newspaper

Quân đội Iraq ồ ạt tấn công giành lại thành phố chiến lược Ramadi từ tay IS

Iraq Army
© AP Photo/ Osama SamiBinh lính Iraq
Lực lượng an ninh Iraq ngày 22/12 tiến vào trung tâm Ramadi nhằm giành lại thành phố bị rơi vào tay Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) 7 tháng trước.

"Chúng tôi đã tới trung tâm thành phố Ramadi từ nhiều mặt trận và bắt đầu giải phóng các khu dân cư. Lực lượng an ninh đã không gặp sự kháng cự mạnh mẽ, chỉ có những tay súng bắn tỉa và những kẻ đánh bom tự sát. Đó là chiến thuật mà chúng tôi mong đợi", Sabah al-Noman, phát ngôn viên của Cơ quan chống khủng bố Iraq, nói. Sabah khẳng định, thành phố sẽ sạch bóng IS trong 72 giờ tới.

Lực lượng chống khủng bố tinh nhuệ Iraq được các đợt không kích của liên quân cùng cảnh sát, quân đội và nhóm Hồi giáo dòng Sunni yểm trợ khi quyết tâm giành lại Ramadi, theo AFP.

Người dân, chủ yếu là trẻ em, phụ nữ và nam giới cao tuổi, đã được đưa tới khu vực an toàn ngay cạnh thành phố.

Phiến quân IS đã xây đường hầm để tránh các cuộc tấn công hàng ngày của liên minh. Tuy nhiên, các đường cung cấp của chúng dần bị cắt đứt. Theo ước tính của các quan chức quân sự Iraq, trong tuần qua chỉ khoảng 300 phiến quân còn lại trong thành phố.

Nhận xét: IS bị suy yếu phần lớn do cuộc tấn công mạnh mẽ của Nga trên cả mặt trận quân sự lẫn ngoại giao đã cắt đứt nguồn tiếp tế từ Thổ Nhĩ Kỳ. Ngược lại, liên quân do Hoa Kỳ cầm đầu vừa hôm trước còn không kích quân đội Syria và Iraq để yểm trợ cho IS. Có thể nói quân đội Iraq đạt được những thắng lợi này bất chấp, chứ không phải nhờ vào, sự có mặt của Hoa Kỳ. Đó cũng là điều rất đáng nể.


Bullseye

Putin: Châu Âu đã trao chủ quyền cho Mỹ

Putin quote
Tổng thống Nga Vladimir Putin nhận định, châu Âu cần tham gia ít nhất vào việc ra các quyết định, chứ không chỉ là nghe "lệnh từ một bên nào đó ngoài khu vực".

Phát biểu trong bộ phim tài liệu "Trật tự thế giới" trên kênh truyền hình Nước Nga-1, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói: "Chúng ta không mong đợi các đối tác châu Âu sẽ từ bỏ định hướng tại khu vực Euro - Atlantic. Nhưng tôi cho rằng sẽ đúng đắn hơn nếu châu Âu không từ bỏ định hướng bằng cách tham gia ít nhất vào việc ra các quyết định, chứ không chỉ nghe theo lệnh từ bên nào đó ngoài khu vực".

Ông Putin nhấn mạnh, các nước Châu Âu cần phải hành động căn cứ theo quyền lợi chính trị trong nước hoặc các lợi ích quốc gia của họ.

"Có thể là tôi sai, song hãy xem châu Âu thể hiện sức mạnh phối hợp kinh tế, chính trị trong cuộc chiến chống khủng bố, chống tội phạm và các vấn đề sinh thái vì lợi ích quốc gia của họ như thế nào trong tình huống như hiện nay".

Eye 2

Cố theo đàn anh: Thủ tướng Cameron đề nghị trao quyền cảnh sát Anh giết người tại chỗ

Cameron
© www.latimes.com
Thủ tướng Anh David Cameron đã lên tiếng ủng hộ việc xem xét lại đạo luật về quyền sử dụng vũ khí của cảnh sát, tờ The Sunday Times đưa tin.

Theo ông, các nhân viên thực thi pháp luật phải được quyền bắn hạ ngay tại chỗ bởi những quy định hiện hành ngăn cản họ đối phó hiệu quả với mối đe dọa khủng bố.

Bây giờ gần như mỗi lần kéo cò súng đều khiến nhân viên thực thi pháp luật có nguy cơ phải đối mặt với quá trình tố tụng. Một ví dụ nổi bật của việc đó là vụ tấn công cách đây không lâu của một kẻ khủng bố bằng dao vào các hành khách trong tàu điện ngầm London. Tên tội phạm này thiếu chút thì chặt đứt đầu một người và làm bị thương nhiều người khác, trong khi cảnh sát đứng ngay cạnh đấy và trong vài phút cố gắng thuyết phục hắn đầu hàng.

Các nguồn tin của ấn phẩm Anh lưu ý rằng thay đổi tương ứng trong luật pháp có thể diễn ra trong năm tới. Dự đoán rằng điều này sẽ dẫn đến sự xung đột giữa thủ tướng Cameron với lãnh đạo Đảng Lao động Anh Jeremy Corbyn, người nổi tiếng có thái độ tiêu cực về việc vũ khí ở trong tay cảnh sát. Ông Corbyn cho rằng sáng kiến ​​của ông Cameron sẽ mang lại thiệt hại không thể cứu vãn cho thực tế cảnh sát sẽ được tiếp nhận như thế nào trong xã hội.

Nhận xét: Tại Hoa Kỳ, bộ máy nhà nước cảnh sát đã bao trùm toàn bộ xã hội: Cảnh sát được trang bị vũ khí, chuẩn bị tâm lý đối đầu kẻ địch như quân đội; chúng đàn áp, đánh đập, giết hại người dân hàng ngày mà không bị sao. Cameron hẳn đang lo lắng không theo kịp đàn anh nên mới tìm cách đẩy mạnh quá trình này tại Anh.


Jet3

Mỹ không kích "nhầm" lữ đoàn Iraq từng thắng lớn trước IS, hơn 30 người thiệt mạng

Bombing
Hãng tin Sputnik Nga dẫn nguồn tin từ Iraq cho hay, hơn 30 binh sĩ Iraq thiệt mạng và hơn 20 người khác bị thương trong một cuộc không kích do quân đội Mỹ tiến hành.

"30 binh sĩ Iraq thuộc lữ đoàn 55 của quân đội Iraq đã thiệt mạng và 20 người khác bị thương sau một cuộc không kích do Mỹ tiến hành tại thị trấn Al-Naimiya, tỉnh Fallujah", Sputnik dẫn lời người đứng đầu Ủy ban An ninh và Phòng vệ thuộc quốc hội nước này, ông Hakim al-Zamili, cho biết.

Nhiều lính Iraq bị thương nặng trong vụ tấn công của Mỹ và vì vậy, số người thiệt mạng có thể sẽ tăng lên.

Ông al-Zamili cho hay, ông đã báo cáo và đề nghị Thủ tướng Iraq "ngay lập tức tiến hành điều tra vụ không kích vào lữ đoàn 55, đơn vị trước đó từng chiến thắng trong cuộc chiến" chống lại các chiến binh IS.

Vị quan chức này còn khẳng định, Iraq có thể sẽ kiện Mỹ vì vụ không kích lần này.

Nhận xét: Video của vụ tấn công do RT cung cấp:


Trước đó tại Syria, liên quân Hoa Kỳ đã không kích "nhầm" vào lực lượng Syria tại một cứ điểm quan trọng đang giao tranh ác liệt khiến IS sau đó chiến thắng. Lần này, Hoa Kỳ lại không kích "nhầm" lữ đoàn Iraq từng thắng lớn trước IS. Chúng ta phải tự hỏi không biết đây là không quân Hoa Kỳ hay không quân IS.


Take 2

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua kế hoạch giải quyết hòa bình cho Syria

UN Security Council Meeting
© Agence France-Presse
Lập tức có hai sự kiện quan trọng liên quan đến số phận Syria đã diễn ra vào ngày thứ Sáu tại New York.

Đầu tiên là cuộc họp của Nhóm quốc tế hỗ trợ Syria gồm bộ trưởng ngoại giao của 18 quốc gia. Kết quả hội nghị này là dự thảo thỏa thuận giải quyết Hội đồng Bảo an LHQ về Syria, được thiết lập để khẳng định các nguyên tắc trong tài liệu thông qua trước đó Vienna về việc giải quyết Syria.

Sự kiện thứ hai là phiên họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, đã nhất trí phê duyệt kế hoạch hòa bình giải quyết cuộc xung đột ở Syria.

Tại hội nghị Nhóm quốc tế hỗ trợ Syria có sự tham gia của bộ trưởng ngoại giao của 18 nước tham gia, trong đó có Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon, đặc phái viên của LHQ về Syria Staffan de Mistura, đại diện các nước Arab và Tổ chức Hợp tác Hồi giáo.

Kết quả đàm phán của Nhóm quốc tế hỗ trợ Syria là bản dự thảo nghị quyết Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, kêu gọi xác nhận các nguyên tắc của các văn kiện thông qua trước đó ở Vienna về việc giải quyết Syria.

Nhận xét: Đây là một thắng lợi lớn về mặt ngoại giao nữa của Nga và chính phủ lâm thời tại Syria. Cơ quan quyền lực cao nhất của LHQ đã quy định tiến trình hòa bình cho Syria trong đó không nói gì đến việc tổng thống Assad phải từ chức. Từ giờ về sau, nếu bên nào vi phạm tiến trình này và cố ý gây xung đột, Nga và Syria sẽ càng có lý do hợp pháp để tập trung tấn công và kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ.


Red Flag

Tổng quan về mối quan hệ nồng ấm giữa Nga và Trung Quốc

Putin and Xi
© Getty
Chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev tới Trung Quốc đánh dấu 20 năm Hội nghị thượng đỉnh song phương hàng năm và 16 năm diễn ra các cuộc gặp của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO).

Hơn một nửa nước Nga rộng lớn thuộc châu Á, là nhà của 22% dân số nước này. Theo nhà lịch sử người Pháp Max Gallo, 200 năm trước, khi Napoleon lên cơn thịnh nộ, đã đánh đuổi Đại đế Alexander I và người dân Liên Xô ra khỏi châu Âu, buộc họ phải nối dài mảnh đất sang châu Á.

Và đó cũng chính là nơi Napoleon mất đi đế chế của mình. Người Nga không chỉ giành chiến thắng trong cuộc chiến năm 1812 mà họ còn bắt đầu định cư và phát triển cuộc sống. Đến cuối thế kỷ 19, bến cảng ở phía Đông được hình thành dưới tên gọi Vladivostok, với ý nghĩa đầy tham vọng là "Kẻ thống trị phía Đông".

Điều này cho thấy rằng, đối lập với truyền thống chính trị từ xa xưa, người Nga không bị đẩy lùi về châu Á bởi những lệnh cấm vận của phương Tây về cuộc nội chiến ở Ukraine. Việc Nga thắt chặt quan hệ với châu Á chỉ đơn giản là tăng cường chính sách chiến lược và địa lý cân bằng hơn đã được đề ra từ đầu thế kỷ 21. Đồng thời đó cũng là một bước đi quan trọng trước khi Trung Quốc và phần còn lại của châu Á trở thành khu vực then chốt về quân sự, kinh tế và chính trị trong thời đại mới.

Nhận xét: Nga và Trung Quốc có quan hệ tốt vì hai nước bổ sung rất tốt những điểm yếu của nhau trước mối đe dọa từ phương Tây: Nga có sức mạnh quân sự đủ để đối địch với Hoa Kỳ, còn Trung Quốc thì có sức mạnh kinh tế. Tuy nhiên, ngoài Trung Quốc, Nga cũng mở rộng hợp tác với rất nhiều nước khác trong lục địa châu Á như Ấn Độ, Iran, khối ASEAN, và cả Việt Nam.


Mr. Potato

Mỹ xuống nước, gây áp lực để Thổ Nhĩ Kỳ rút quân khỏi Iraq

Poutine et Kerry
© Sergey Guneev/RIA Novosti
Quan hệ Ankara-Baghdad căng thẳng kể từ khi Ankara gửi binh sĩ đến Iraq khiến nước này phản đối mạnh mẽ, cho rằng Ankara xâm phạm lãnh thổ.

Washington đang đẩy mạnh áp lực để buộc Thổ Nhĩ Kỳ rút binh sĩ triển khai trái phép bên trong lãnh thổ Iraq về nước nhằm xoa dịu căng thẳng giữa 2 đồng minh thân cận đang giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong cuộc chiến chống khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) của Mỹ.

Theo đó, trong một cuộc điện đàm với nhà lãnh đạo Iraq, Thủ tướng Haider al-Abadi, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã bày tỏ sự đồng tình của Washington đối với cáo buộc của Baghdad rằng, Thổ Nhĩ Kỳ đã vi phạm chủ quyền của nước này khi đưa quân tiếp viện tới một trại huấn luyện ở miền Bắc Iraq.

Theo Nhà Trắng, Phó Tổng thống Joe Biden đã nói với ông Haider al-Abadi rằng, Thổ Nhĩ Kỳ đã vội vàng điều quân mà chưa nhận được sự chấp thuận của chính phủ Iraq. Đồng thời, ông Biden tuyên bố, Thổ Nhĩ Kỳ phải rút "bất kỳ lực lượng quân sự nào chưa được chính phủ Baghdad cấp phép ra khỏi lãnh thổ Iraq".

Cuộc điện đàm giữa ông Biden và ông al-Abadi diễn ra hai ngày sau khi Phó Tổng thống Mỹ trò chuyện với Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu. Washington cam kết tăng cường hợp tác với cả Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc chiến chống IS, kêu gọi Ankara tiếp tục đối thoại với Baghdad.

Nhận xét: Trong mấy ngày nay, Hoa Kỳ dường như đang phải xuống nước, rút lui trong nhiều lĩnh vực trên đấu trường chính trị thế giới. Có vẻ những nỗ lực ngoại giao kết hợp với quân sự vừa mềm vừa rắn của Nga đã mang lại kết quả.

Xem thêm: Cuối cùng Mỹ đành đồng ý quan điểm của Nga về tương lai Tổng thống Syria Assad


Chess

Cuối cùng Mỹ đành đồng ý quan điểm của Nga về tương lai Tổng thống Syria Assad

putin lavrov kerry
Trong những cuộc thi "đọ mắt" như thế này với Putin và Lavrov, Kerry luôn luôn thua
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 15/12 đã chấp thuận quan điểm xuyên suốt bấy lâu của Nga về vấn đề gai góc nhất liên quan đến cuộc khủng hoảng Syria - đó là tương lai của Tổng thống Bashar al-Assad sẽ do chính người dân nước này quyết định.

Đây được xem là diễn biến tích cực trong việc thu hẹp các bất đồng giữa Moskva và Washington nhằm tìm ra cách thức chấm dứt xung đột nội chiến kéo dài hơn 4 năm qua tại Syria. "Mỹ và các đối tác không hướng đến cái gọi là thay đổi thể chế (tại Syria)... Vấn đề chính hiện nay không phải là khác biệt Nga - Mỹ về phải làm và không được làm những gì có liên quan đến ông Assad. Quan trọng hơn, đó là việc thúc đẩy một tiến trình hòa bình mà ở đó người Syria sẽ quyết định tương lai của đất nước", Ngoại trưởng Mỹ bày tỏ.

Tuyên bố của ông Kerry cho thấy một sự thay đổi trong chính sách của Mỹ đối với Tổng thống Assad trong vài tháng trở lại đây, giữa lúc ảnh hưởng tiêu cực ngày một lớn của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng gia tăng và trở thành mối ưu tiên, bận tâm của các bên liên quan. Tổng thống Barack Obama lần đầu tiên lên tiếng "đòi" nhà lãnh đạo Syria phải từ chức vào mùa hè năm 2011, với tuyên bố "ông Assad phải ra đi". Gần đây, Washington và nhiều đồng minh châu Âu bắn tín hiệu, Tổng thống Assad sẽ phải thoái lui, nhưng không phải trong "ngày một ngày hai". Giờ thì tương lai của ông Assad là "không xác định" và sẽ do chính người người dân Syria quyết định.

Nhận xét: Chỉ vừa mới một tháng trước, Obama vẫn còn "hát" bài "Assad phải ra đi". Bây giờ, không những Mỹ thay đổi hoàn toàn quan điểm mà còn thực hiện những điều sau: Điều gì đã xảy ra? Chúng ta có thể sẽ không bao giờ biết điều gì đã xảy ra trong cuộc gặp gỡ giữa Putin, Lavrov và Kerry. Nhưng rất có thể Kerry đã được cho xem những "quân bài" mà Nga đã nắm giữ: bằng chứng rằng Mỹ tham gia tài trợ cho ISIS, bằng chứng rằng Mỹ ra lệnh / hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Su-24, lời cảnh báo rằng Nga sẽ làm gì nếu mọi thứ còn tiếp tục như vậy, v.v... Và Kerry đã chớp trước trong cuộc thi đọ mắt này.

Tóm lại, một lần nữa, Putin lại thể hiện kỹ thuật "judo" tuyệt vời của mình trên đấu trường chính trị thế giới.