Chủ Những Con RốiS


Magnify

Vụ Su-24: "Có bên thứ ba mạnh hơn vẽ kịch bản cho Thổ Nhĩ Kỳ 'làm căng' với Nga"

erdogan 800px
Đi từ sai lầm này đến sai lầm khác
Chuyên gia người Nga cho rằng, có bên thứ ba hưởng lợi từ căng thẳng trong mối quan hệ giữa Nga - Thổ Nhĩ Kỳ sau vụ Su-24 bị bắn hạ.

Trả lời phỏng vấn đài Nga Sputnik Radio, chuyên gia quân sự Sergei Grinyaev, giám đốc Trung tâm Đánh giá và Dự báo Chiến lược Nga cho rằng, các động thái cứng rắn của Thổ Nhĩ Kỳ với Nga sau vụ Su-24 cho thấy nhiều khả năng đã có "bên thứ ba" can dự vào.
"Thổ Nhĩ Kỳ có lẽ không hành động một mình. Tuyên bố của (Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ) Erdogan rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục chính sách cứng rắn của mình, đồng nghĩa với việc Ankara nhiều khả năng sẽ tiếp tục cho leo thang căng thẳng.

Thổ Nhĩ Kỳ dường như tuân theo một kịch bản mà ở đó, có những "tay chơi" quyền lực hơn đứng đằng sau. Họ theo đổi các mục tiêu địa chính trị của mình trong khu vực".
Ông này cũng chỉ ra, việc Thổ Nhĩ Kỳ công bố đoạn băng ghi lại lời cảnh báo của phi công F-16 đối với máy bay Nga Su-24 chính là một phần trong chiến dịch "làm lớn" chuyện của bên thứ ba.

Light Sabers

Thủ tướng Hy Lạp "chọc ngoáy" Thổ Nhĩ Kỳ trên Twitter về vụ bắn rơi Su-24

alexis tsipras
© sputnikimages.com / Sergey GuneevThủ Tướng Hy Lạp Alexis Tsipras
Thủ tướng Hy Lạp chỉ trích việc máy bay chiến đấu F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ chiến đấu cơ Su-24 bằng một tên lửa "không đối không" hôm 24/11. Thổ Nhĩ Kỳ đã cáo buộc máy bay Nga xâm phạm Không phận nước này.

Bộ Tổng tham mưu Nga và Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không Syria khẳng định rằng chiến đấu cơ Su-24 không hề đi vào không phận của Thổ Nhĩ Kỳ, và nó đã bị bắn rơi trên lãnh thổ Syria.

"Gửi Thủ Tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu: May mắn thay các phi công của chúng tôi không phải là những người nhanh trí như phi công của các bạn trong việc chống lại người Nga", ông Tsipras đăng trên tài khoản Twitter của mình vào hôm 29/11.

Thủ tướng Hy Lạp tự hỏi làm thế nào mà Thổ Nhĩ Kỳ có thể bỏ ra hàng tỉ đô la tuần tra và bảo vệ không phận của mình, nhưng không thể quản lý dòng người di cư cho người đi qua ở biên giới của Thổ Nhĩ Kỳ.

"Chúng ta có các hệ thống vũ khí trên không hiện đại nhất, nhưng trên mặt đất, chúng ta không thể bắt những kẻ buôn người, hiện đang làm hại người dân vô tội. Chúng tôi đã chi hàng tỷ USD vào vũ khí. Nếu các vi phạm không phận của chúng tôi, chúng tôi sẽ chặn các bạn.", Thủ tướng Hy Lạp đăng trên Twitter.
Tsipras twitter

Nhận xét: Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ vốn là kẻ thù truyền kiếp. Trong những năm gần đây, máy bay chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ đã vi phạm không phận Hy Lạp hàng ngàn lần. Thổ Nhĩ Kỳ còn lăm le muốn chiếm vùng biển giàu tài nguyên dầu mỏ ngoài khơi Hy Lạp. Tuy nhiên, do yếu thế hơn về kinh tế và quân sự, Hy Lạp không làm gì được. Đó có lẽ là lý do của cuộc bùng phát trên Twitter của thủ tướng Hy Lạp. Suy cho cùng thì con giun xéo mãi cũng quằn.


Jet5

Vụ bắn rơi Su-24: Thêm những sự thật gây sốc từ báo chí phương Tây

SU-24 Shot Down
© Anadolu
Truyền thông phương Tây đều đồng loạt lên tiếng vạch mặt những ý đồ của Ankara trọng vụ bắn rơi Su-24 ở Syria và ủng hộ Moskva.

Tổng thống Putin đúng khi cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ đồng lõa với IS

Tạp chí quốc phòng hàng đầu của Mỹ Defense ngày 28/11 đã đăng tải bài viết phân tích cụ thể những diễn biến liên quan đến vụ việc Su-24 Nga bị bắn rơi và khẳng định Tổng thống Putin đã đúng khi nói rằng, trên thực tế, Thổ Nhĩ Kỳ đang ủng hộ IS và cung cấp vũ khí cho chúng để tấn công khủng bố ở Syria.

Theo tạp chí này, sau khi chiến đấu cơ Su-24 của Nga bị bắn rơi, Chính phủ Nga đã chỉ trích gay gắt hành động này của Thổ Nhĩ Kỳ. Tổng thống Putin đã gọi đó là "đòn đâm sau lưng Nga của những kẻ đồng lõa với khủng bố".

Ngay sau đó, Moskva đã tiết lộ với thế giới những gì mà phương Tây bấy lâu nay vẫn im lặng về bản chất của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và vai trò đầy mâu thuẫn của ông ta trong cuộc chiến chống IS.

Theo tờ Defense, sở dĩ Mỹ và phương Tây cố tình "phớt lờ" những hành động của Thổ Nhĩ Kỳ là bởi vì nước này cho phép NATO sử dụng lãnh thổ, không phận và căn cứ không quân của mình để tiến hành các cuộc không kích IS ở Syria.

Rocket

Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ ngừng không kích tại Syria từ khi Nga triển khai hệ thống S-400

Ảnh
© Dmitriy Vinogradov / SputnikHệ thống tên lửa phòng không S-400 sẵn sàng chiến đấu tại căn cứ không quân Hmeymim để bảo vệ các máy bay Nga tại Syria
Liên quân chống IS do Mỹ đứng đầu đã tạm ngưng không kích ở Syria sau khi Nga triển khai hệ thống phòng không S-400 tối tân của mình ở đây.

Cả không quân Mỹ và không quân Thổ Nhĩ Kỳ đều ngừng các cuộc không kích trên lãnh thổ Syria kể từ khi Nga triển khai các tổ hợp phòng không S-400 ở căn cứ Khmeimim mà từ đây Nga mở các cuộc không kích nhằm vào Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS.

Một phát ngôn viên của liên quân do Mỹ đứng đầu (CJTF-OIR) nói với Sputnik vào hôm 27/11 rằng việc liên minh chống IS ngừng không kích "không liên quan gì đến việc triển khai S-400" ở Syria.


Nhận xét: Dĩ nhiên Mỹ không muốn thừa nhận rằng họ sợ hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga


Phát ngôn viên của CJTF-OIR cho rằng việc trồi sụt hay thiếu vắng các cuộc không kích ở Syria phản ánh nhịp độ của trận chiến. Người này nói, CJTF-OIR mở các cuộc không kích khi nào và ở đâu tùy theo nhu cầu. CJTF-OIR dành nhiều thời gian để nghiên cứu mục tiêu nhằm bảo đảm hiệu quả tối đa và giảm thiểu thương vong cho dân thường.

Magnify

Lộ mặt Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ qua vụ bắn rơi máy bay Su-24

Russian Su-24
© Express.co.ukChiếc Su-24 của Nga bị bắn rơi bởi Thổ Nhĩ Kỳ
Nga tố Mỹ chỉ điểm cho Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Nga

Sau khi buông ra những lời lẽ cứng rắn, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cũng đã có những lời lẽ "hòa dịu" hơn khi cho rằng, ông đã tìm cách gọi điện cho Tổng thống Nga Putin sau khi Ankara bắn hạ chiếc Su-24 của Nga nhưng ông Putin đã không nghe máy.

Ông Erdogan còn nhắn với ông chủ Điện Kremlin rằng, nếu biết trước đó là máy bay của Nga "có lẽ Thổ Nhĩ Kỳ đã cảnh báo theo cách khác". Tuy nhiên, trong cuộc gặp với người đồng cấp Pháp Hollande ở Moscow tối ngày 26-11, ông Putin đã thẳng thừng bác bỏ lập luận này.

Tổng thống Nga đã tố cáo Mỹ đứng sau vụ máy bay F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Nga. Ông nhấn mạnh rằng, chỉ có Mỹ mới có số liệu về đường bay của chiếc Su-24 Nga, do đó Mỹ là người biết rõ nhất nó không xâm phạm không phận của Thổ Nhĩ Kỳ.

Nguyên thủ Nga cho biết, chiếc máy bay của Nga rất dễ nhận dạng và các thông số của chuyến bay đã được gửi cho Mỹ - đứng đầu liên minh quân sự trong đó có Thổ Nhĩ Kỳ - do Moscow và Washington đã thỏa thuận về cung cấp thông tin để tránh va chạm trên bầu trời Syria.

Ông Putin lên tiếng cáo buộc rằng, phía Mỹ đã cung cấp tin về đường bay và thời gian bay qua khu vực này cho Thổ Nhĩ Kỳ, để Ankara có thể bắn hạ Su-24 chính xác tại địa điểm ấy và thời gian ấy, không sai 1 giây.

Nhận xét: Có nhiều khả năng Mỹ đã kích động, hoặc thậm chí ra lệnh cho chiếc máy bay F-16 hôm đó bắn rơi máy bay Su-24 để gây chia rẽ Nga và Thổ Nhĩ Kỳ nhằm mục đích gây thiệt hại cho cả hai bên. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ tuy là một lũ mafia buôn bán với khủng bố nhưng cũng không thể làm liều đến vậy một mình.


Snakes in Suits

Bằng chứng con trai Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Bilal Erdogan buôn lậu dầu mỏ cùng IS

Bilal Erdogan
Con trai tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Bilal Erdogan cùng những đối tượng được cho là thành viên IS
Tiếp theo cáo buộc của Thủ tướng Medvedev về việc quan chức Thổ Nhĩ Kỳ có quan hệ kinh tế với IS, báo chí Nga đã chỉ đích danh con trai đương kim Tổng thống Recep Erdogan là kẻ điều hành đường dây đưa dầu mỏ IS vào tiêu thụ.

Trang tin tức LifeNews.ru của Nga cho biết, ông Bilal Erdogan, con trai của đương kim Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, có quan hệ mật thiết với IS. Cụ thể hơn, chính ông này là người điều hành đường dây tuồn dầu mỏ từ Syria vào Thổ Nhĩ Kỳ để tiêu thụ.

Trang Lifenews.ru đăng tải một số hình ảnh, được cho là ảnh của ông Bilal Erdogan chụp chung với "những người anh em" IS, trong đó có cả một số đối tượng thủ lĩnh.

Tờ báo trên nhận định rằng, hoạt động buôn lậu dầu mỏ giá rẻ do IS sản xuất vào tiêu thụ tại Thổ Nhĩ Kỳ có thể là nguyên nhân thực sự đằng sau vụ bắn hạ máy bay Su-24 hôm thứ ba vừa qua.

Trong một phát biểu trước đó, Thủ tướng Nga Medvedev đã tuyên bố một số quan chức Thổ Nhĩ Kỳ có "lợi ích tài chính trực tiếp" trong thương vụ mua bán dầu mỏ với nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS.

Newspaper

Hai nhà báo Thổ Nhĩ Kỳ bị buộc tội hỗ trợ khủng bố sau khi vạch mặt chính quyền hỗ trợ khủng bố ở Syria

Ảnh
Ông Erdem Gul (trái) và Can Dundar (phải)
Hai nhà báo Thổ Nhĩ Kỳ đã bị bắt vì cáo buộc hỗ trợ khủng bố, sau khi họ công bố đoạn video ghi lại hình ảnh tình báo nước này hỗ trợ chuyển vũ khí cho quân nổi dậy ở Syria.

Kênh truyền hình CNN cho hay, tòa án Thổ Nhĩ Kỳ đã ra lệnh giam giữ tổng biên tập tờ Cumhuriyet, ông Can Dundar và phóng viên của tờ này ở Ankara, Erdem Gul, sau khi họ đăng tải bài báo và video về hoạt động bí mật của tình báo nước này tại Syria.

Cụ thể, đoạn video cho thấy hình ảnh cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ mở các thùng chứa vũ khí, đạn dược nằm sau xe tải, được cho là của cơ quan tình báo quốc gia MIT trên đường đi sang Syria. Thông tin này đã gây ra một cơn bão chính trị ở Ankara.

Hai nhà báo trên đang phải đối mặt với hàng loạt các tội danh, bao gồm tội gián điệp, công khai các tài liệu vi phạm an ninh quốc gia và hỗ trợ cho phong trào Fethullah Gulen - từng là đồng minh thân tín với Tổng thống Erdogan, song nay lại bị coi là tổ chức khủng bố.

Eye 1

Chưa đủ người chết và khủng bố: Mỹ cho Ukraine 300 triệu USD mua vũ khí

Poroshenko
© © Sputnik/ Nikolay Lazarenko
Mỹ chính thức hỗ trợ Ukraine 300 triệu USD để mua vũ khí đồng thời tiến hành huấn luyện và trang bị vũ khí cho quân đội nước này.

Theo hãng Reuters, Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 25/11 đã ký thông qua dự luật ngân sách quốc phòng Mỹ năm 2016 sau một số sửa đổi. Điều khoản hỗ trợ quân sự cho Ukraine trị giá 300 triệu USD vẫn được giữ nguyên.

Theo chương trình này, Mỹ sẽ cung cấp cho Ukraine các loại vũ khí hiện đại, trong đó có các hệ thống chống tăng. Tuy nhiên, cách thức thực hiện chương trình này sẽ được giới chức chính trị của Mỹ quyết định.

Ngay sau khi thông tin Mỹ vẫn tiếp tục hỗ trợ Ukraine 300 triệu USD được công bố, Tổng thống Ukraine Poroshenko đã lên tiếng cảm ơn Tổng thống Mỹ Obama.

"Cảm ơn Tổng thống Obama vì sự giúp đỡ quân sự to lớn này! Đây là ví dụ điển hình cho tình đoàn kết và sự hỗ trợ của Mỹ"- ông Poroshenko viết trên Twitter của mình.

Nhận xét: Trong khi chính quyền Kiev dành suốt thời gian kể từ cuộc đảo chính đầu năm 2014 để giết hại người dân tại vùng đông Ukraine, trong khi cơ sở hạ tầng và kinh tế Ukraine nói chung đang ngắc ngoải, trong khi chiến sự vừa mới lắng xuống tại đó do nỗ lực ngoại giao của Nga, chính quyền Mỹ lại đổ dầu vào lửa bằng cách cho Kiev 300 triệu đôla để mua vũ khí. Như vậy đủ biết mục đích và ưu tiên của Hoa Kỳ là gì.


Bulb

Nga - Thổ Nhĩ Kỳ đều chịu thiệt nếu trả đũa kinh tế lẫn nhau

Russia natural gas
© Gleb Garanich, Reuters
Hai quốc gia phụ thuộc nhau về nhiều lĩnh vực, từ năng lượng đến thực phẩm, và sẽ rất khó tìm bạn hàng thay thế trong bối cảnh kinh tế sa sút và bị cô lập như hiện tại.

Đều là những quốc gia bị đẩy ra rìa các hoạt động chính của châu Âu, một phần vì cá tính của lãnh đạo hai nước, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ từ lâu đã tìm cách hỗ trợ lẫn nhau và xây dựng mối quan hệ cả về chính trị lẫn kinh tế. Tuy nhiên, sau vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Nga hôm đầu tuần, mối quan hệ này đang bị giới quan sát đặt dấu hỏi.

Nga có thể hủy các dự án chung với công ty Thổ Nhĩ Kỳ và hạn chế nhập khẩu hàng từ nước này để trả đũa. Tuy nhiên, họ sẽ không muốn để việc này ảnh hưởng đến năng lượng - mấu chốt mối quan hệ kinh tế giữa hai nước, Reuters nhận xét.

Xuất khẩu năng lượng từ Nga sang Thổ Nhĩ Kỳ là mảnh ghép lớn nhất của mối quan hệ này. Thổ Nhĩ Kỳ là nước mua khí đốt tự nhiên Nga lớn nhì thế giới, sau Đức. Mỗi năm, Gazprom của Nga cung cấp tới 27 tỷ m3 khí cho Thổ Nhĩ Kỳ, tương đương gần 70% tổng tiêu thụ của nước này.

Mới giữa tháng trước, Thứ tưởng Bộ Ngoại giao Nga - Alexei Meshkov còn cho biết thương mại giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có thể đạt 100 tỷ USD khi các dự án năng lượng trở thành động lực thắt chặt quan hệ kinh tế. Thương mại giữa hai nước này đã tăng gấp đôi trong thập kỷ qua.

Nhận xét: Câu hỏi đặt ra là tại sao Thổ Nhĩ Kỳ lại hành động như vậy khi nền kinh tế hai nước có quan hệ cực kỳ chặt chẽ. Có phải các nhà lãnh đạo của họ không có chút đầu óc nào? Hay lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ cũng không làm chủ được tình hình khi máy bay F-16 của họ bắn rơi máy bay Nga?


Alarm Clock

Trọng Tâm SOTT: Tính toán kỳ quái của ISIS trong vụ tấn công Paris và "Chiến lược Căng thẳng" của NATO tại châu Âu

Ảnh
Hiện trường những vụ tấn công khủng bố tại Paris vào thứ sáu, 13/11/2015
"Thật kinh hoàng. Khi Charlie Hebdo xảy ra, nó là vụ tấn công nhắm vào một mục tiêu cụ thể. Nhưng lần này nó thật khủng khiếp vì nạn nhân là những người vô tội, ngẫu nhiên, chỉ làm những việc bình thường trong cuộc sống của họ. Tôi biết nhiều người ở Paris - có sự hoảng loạn và hỗn độn tại đây, không ai hiểu chuyện gì đang diễn ra. Tất cả chúng tôi đều bị sốc."
Những lời trên được nói bởi Quentin, 27, người làm việc cho một công ty mạng tại Paris. Người bạn lâu năm nhất của anh bị bắn nhiều lần tại hội trường ca nhạc Bataclan.

Những vụ tấn công khủng bố như thế này không bao giờ là "ngẫu nhiên", ít nhất là không phải ngẫu nhiên theo cái nghĩa là chúng không có mục đích gì. Nếu chúng có vẻ ngẫu nhiên, thì đó chắc chắn là một phần của chiến lược đằng sau. Các nhóm và chính phủ sử dụng khủng bố để đạt được mục đích cụ thể, vậy nên luôn có một mục đích nào đó. Để hiểu mục đích đó là gì, bạn chỉ cần biết ai thực sự là kẻ chủ mưu.

Chúng ta được bảo rằng "ISIS" đã nhận trách nhiệm cho các vụ tấn công ở Paris, tuyên bố phần nào được chứng thực bởi việc phát hiện rất thuận tiện tấm hộ chiếu Syria trên xác một trong những kẻ "đánh bom cảm tử" (tại sao những tên khủng bố này luôn luôn cứ phải mang giấy tờ căn cước trong khi thực hiện nhiệm vụ cảm tử vậy?). Nhưng do hầu hết những tên khủng bố ISIS ở Syria là lính đánh thuê nước ngoài, điều này thực ra cũng chẳng nói lên điều gì, có lẽ ngoại trừ việc một số tên khủng bố ISIS đã trốn lẫn trong những người tị nạn Syria đi qua Hy Lạp vào mùa hè năm nay.

Chúng ta được bảo rằng ISIS nhắm mục đích thiết lập một đế chế Hồi giáo trên khắp vùng Levant. Để đạt được mục đích đó cần loại bỏ chính quyền Assad, điều mà các cường quốc phương Tây đã kêu gọi trong nhiều năm. Trong 4 năm "cách mạng Syria" vừa qua, và cho đến khoảng 6 tuần trước, nhóm này đã tiến rất xa trong việc hoàn thành mục tiêu đó, với việc Quân đội Ả Rập Syria bị dồn ép và vùng kiểm soát của chính quyền Assad bị hạn chế chỉ còn vài khu vực nhỏ xung quanh Damascus. Tuy nhiên, sau 6 tuần không kích của Nga, ISIS giờ đây đang mất đất nhanh hơn một con lừa 3 chân trong cuộc đua với ngựa nòi, và các ông chủ của chúng ở Ả Rập Xê Út, Qatar và Washington DC có vẻ không thể chuyển vũ khí và tiền bạc kịp cho chúng để bù lại.

Nhận xét: Để biết thêm về Chiến dịch Gladio, xem thêm: Chiến dịch Gladio: Những đạo quân khủng bố bí mật của NATO tại Tây Âu