Chủ Những Con RốiS


Bizarro Earth

Tình trạng khẩn cấp do mất điện hoàn toàn tại Crimea sau khi tháp điện cao thế ở Ukraine bị phá hủy

Crimea blackout
© Igor Mikhalev / Sputnik
Ngày 22/11, Nga ban bố tình trạng khẩn cấp ở Crimea sau khi các tháp cao thế truyền tải điện từ Ukraine nổ, cắt nguồn cung điện cho gần 2 triệu người. Bộ Năng lượng Nga nêu rõ 2 đường dây tải điện từ Ukraine đã bị ảnh hưởng do sự cố này, khiến hơn 1,8 triệu người không có điện dùng.

Bộ này không nêu rõ nguyên nhân gây ra sự cố, song truyền thông Nga đưa tin 2 tháp cao thế tại khu vực Kherson của Ukaine, phía Bắc Crimea đã bị các phần tử dân tộc chủ nghĩa Ukraine làm nổ.

Nếu đúng như vậy thì vụ tấn công của các phần tử phản đối Nga sáp nhập Crimea sẽ làm gia tăng căng thẳng giữa Moscow và Kiev.

Theo truyền thông Ukraine, hai tháp điện trên đã bị các nhà hoạt động thuộc phong trào Cánh Hữu làm hư hại hôm 20/11 trước khi bị phát nổ đêm 21/11.

House

Tuyên bố Kuala Lumpur chính thức thành lập Cộng Đồng ASEAN từ năm 2016

Ảnh
Lễ ký thành lập cộng đồng ASEAN diễn ra tại Malaysia
Một sự kiện lịch sử đối với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã diễn ra sáng 22/11 tại Kuala Lumpur, Malaysia. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các nhà Lãnh đạo ASEAN đã ký Tuyên bố Kuala Lumpur về việc thành lập Cộng đồng ASEAN. Với Tuyên bố này, Cộng đồng ASEAN với 10 quốc gia Đông Nam Á sẽ chính thức hình thành từ ngày 31/12/2015.

Sự ra đời Cộng đồng ASEAN đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của ASEAN sau 48 năm ra đời, phù hợp với bối cảnh lịch sử hiện nay khi xu hướng hội nhập và liên kết đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ giữa các quốc gia thành viên, ASEAN đang phát huy vai trò là trung tâm trong các cấu trúc khu vực đang định hình. Tất cả những điều đó đòi hỏi một mô hình liên kết mới của ASEAN - một ASEAN ổn định về chính trị, năng động về kinh tế và hài hòa các giá trị văn hóa, lấy người dân làm trung tâm. Tuyên bố được ký kết ngày 22/11 đã đặt nền móng cho giai đoạn phát triển mới đó của ASEAN.

Mục tiêu đưa 10 nước thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á trở thành Cộng đồng ASEAN được đưa ra từ tháng 10/2003. Theo đó, Cộng đồng ASEAN sẽ được hình thành vào năm 2020 với ba trụ cột chính: Cộng đồng An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội. Để kịp thích ứng với những chuyển biến nhanh chóng và phức tạp của tình hình quốc tế và khu vực cũng như trên cơ sở của một tổ chức khu vực thành công nhất thế giới trong 40 năm, đầu năm 2007, lãnh đạo các nước ASEAN đã quyết tâm đẩy nhanh tiến trình liên kết nội khối dựa trên cơ sở pháp lý là Hiến chương ASEAN được ký vào cuối năm 2007 với mục tiêu hình thành Cộng động ASEAN vào năm 2015 thay vì vào năm 2020.

Rocket

Hệ thống phòng thủ tên lửa chung Nga - Armenia: Một mũi tên trúng hai đích

Joint Russia - Armenia air defense
© Sputnik/ Artem Zhitenev
Tổ chức phân tích tình báo phi chính phủ Mỹ Stratfor nhận định, Putin vừa có một động thái chính trị khôn ngoan để đối phó với cả khủng bố và phương Tây.

"Một mũi tên trúng hai đích"

Hôm 11/11, Tổng thống Nga Putin đã chỉ thị cho chính phủ kí kết một thỏa thuận với Armenia để cùng nhau thiết lập hệ thống phòng thủ lên lửa trên không tại Nam Caucasus.

Không lâu sau đó, chính phủ Armenia cũng xác nhận, Thủ tướng Nga Dimtry Medvedev dự kiến sẽ tới quốc gia này vào cuối tháng 11, chính thức kí kết thỏa thuận.

Động thái này diễn ra trong thời điểm Nga đang buộc phải đối phó với hàng loạt các thách thức và trải dài trên diện rộng nhất từ trước tới nay, trong đó bao gồm các mối đe dọa gia tăng tại vùng Cận Đông hay các hoạt động quân sự của phương Tây đang gia tăng tại Gruzia.

Nhận xét: Hòa bình và ổn định tại Trung Đông và Trung Á có ý nghĩa chiến lược đối với Nga. Sức mạnh quân sự của Nga cùng những nước đồng minh khác tại vùng Trung Á sẽ chấm dứt sự hoành hành của các đạo quân khủng bố do NATO tạo ra tại vùng này.


Evil Rays

Bộ Ngoại giao Nga: Pháp tấn công cơ sở hạ tầng Syria không phải là tự vệ

Ảnh
© Abd Doumany/AFP/Getty Images
LB Nga không ủng hộ những đòn đánh của Pháp vào cơ sở hạ tầng dầu mỏ Syria mà bọn khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" đang sử dụng, trước hết vì động thái này tiến hành mà không có sự đồng ý của Chính phủ Syria.

Đó là tuyên bố của ông Ilya Rogachev Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga trong cuộc phỏng vấn của tờ "Kommersant" về đề tài những thách thức và đe dọa mới.

"Nếu những đòn tấn công đầu tiên giáng vào các trại huấn luyện khủng bố trên lãnh thổ Syria và một kết quả là triệt hạ những đối tượng là công dân Pháp đang dự khóa đào tạo chiến binh khủng bố, thì tình huống này vẫn có thể thuộc phạm trù khái niệm tự vệ. Đúng là nếu sau khi qua khóa đào tạo, những phần tử này trở về nước thì sẽ tạo thành mối đe dọa an ninh (cuộc tấn công khủng bố tại Paris ngày 13 tháng 11 xác nhận tính chất thực tế của phương án này). Còn khi ném bom phá hoại cơ sở hạ tầng dầu mỏ lại là bởi lý do hoàn toàn khác và không biện minh được dưới góc độ tự vệ", — ông Rogachev nói.

"Tôi ngờ rằng các đối tác Pháp hành động là bởi thấy thành quả rõ rệt từ các cuộc tấn công của quân đội Syria và triển vọng các mỏ dầu với công suất lớn sắp trở về thuộc kiểm soát của Chính phủ Syria. Trong chừng mực ông Bashar Assad và ISIL đối với Pháp đều là những kẻ thù như nhau, thì những đòn tấn công như vậy sẽ bất lợi cho cả hai. Xin các vị lưu ý, Pháp không ném bom vào những mục tiêu tương tự trên lãnh thổ Iraq", — Thứ trưởng Ngoại giao Nga nhận xét.

Nhận xét: Đúng như lời thứ trưởng ngoại giao Nga nói, việc tấn công vào các giếng dầu, nhà máy lọc dầu của Syria trong bối cảnh quân đội Syria đang thắng lớn không phải hành động tự vệ mà là hành vi "không ăn được thì đạp đổ". Nhớ rằng đất nước Syria đã bị tàn phá nặng nề do cuộc chiến tranh 5 năm nay do phương Tây gây ra và việc phá hoại cơ sở hạ tầng như vậy chẳng khác nào xát muối vào vết thương nhân dân nước này. Đó là hành vi thấp hèn và vô nhân đạo không xứng đáng với sự đồng cảm mà toàn thế giới đang dành cho nước Pháp.


Bomb

Nga tích cực không kích xe chở dầu của IS, cắt đứt nguồn tài chính khủng bố

Tu-95MS strategic bombers.
© Ramil Sitdikov/RIA Novosti Máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS
Nga đã không kích đánh thẳng vào huyết mạch dầu mỏ của "Nhà nước Hồi giáo" IS nhằm cắt đứt nguồn cung tài chính của tổ chức khủng bố này.

Ngày 18-11, Thượng tướng Andrey Kartapolov, Phó Tổng tham mưu trưởng, kiêm Cục trưởng Cục tác chiến Bộ Tổng tham mưu Nga cho biết, các máy bay chiến đấu nước này tại Syria đã tích cực truy lùng và tiêu diệt các xe tải chở dầu thô và các chế xuất dầu của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS).

Theo Tướng Andrey Kartapolov, các máy bay chiến đấu của không quân Nga tại Syria đã tiêu diệt được khoảng 500 xe chở dầu đang vận chuyển dầu bất hợp pháp từ Syria sang Iraq để tinh chế, sau đó chở đến các trạm phân phối và tiêu thụ theo tuyến đường ống Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong những năm qua, IS và các nhóm cực đoan khác đã hình thành chiến dịch được gọi là "đường ống dầu trên đường", tức là hàng trăm xe tải nối đuôi nhau như một đường ống dẫn khổng lồ - vào các trạm chế xuất, tại các khu vực nằm dưới sự kiểm soát của chúng, mà không bị ai ngăn chặn.

Hàng ngày, hàng trăm xe chở dầu đang vận chuyển hàng nghìn tấn dầu thô khai thác được từ các mỏ ở Syria sang Iraq để lọc, chiết xuất các chế phẩm khác, sau đó số nhiên liệu này được đem bán cho các nước trong khu vực, mang lại một trong những nguồn tài chính lớn cho các tổ chức này.

Nhận xét: Chúng ta có thể thấy quy mô của đoàn xe chở dầu của tổ chức khủng bố IS. Điều kỳ lạ là Mỹ và các đồng minh, trong chiến dịch chống khủng bố dài hơn một năm của họ, không hề động đến những đoàn xe như vậy. Chỉ đến khi tổng thống Putin tuyên bố thẳng thừng tại hội nghị G20 về những nguồn tài chính của IS thì Mỹ mới bắt đầu miễn cưỡng ném bom đoàn xe chở dầu.

Xem thêm: Tổng thống Putin: IS được 40 quốc gia tài trợ, bao gồm một số thành viên G20


Bad Guys

Hiệp định TPP và chính quyền toàn cầu mới của các tập đoàn đa quốc gia

Ảnh
© Citizens Trade Campaign/Twitter
Hiệp định TPP vừa công bố là một tài liệu 5.554 trang. Hiệp định có 30 chương riêng biệt, chưa tính tới các "phụ lục" đặc biệt và các danh mục. Hiệp định còn có một tài liệu "hướng dẫn bí mật", nhưng vẫn chưa được công bố, mà thậm chí các thượng nghị sĩ Hoa Kỳ cũng chưa được xem, theo lời thượng nghị sĩ Jeff Sessions của Hoa Kỳ.

Dĩ nhiên, chính quyền cũng công bố một bản tóm tắt của tài liệu 5.554 trang, do Cục Đại Diện Thương Mại Hoa Kỳ soạn thảo, cũng như các tuyên bố của tổng thống Obama. Nhưng độc giả sẽ không thể tìm thấy bản chất của TPP trong những tài liệu đó, vốn được thiết kế để "bán rao" TPP cho công chúng. Trên thực tế, những lời tâng bốc "dành cho công chúng" đó chứa đầy sự xuyên tạc, thêu dệt và dối trá trắng trợn.

Mặc dù vậy, một tuyên bố của Obama là chính xác. Ông ta gọi TPP là "một loại hiệp định thương mại mới". Nó chính xác là một loại mới.

TPP không chỉ đơn giản là một văn kiện về kinh tế, về trao đổi hàng hóa, dịch vụ, tiền của nhà đầu tư hay dòng chảy của vốn. TPP trước hết và trên hết là một văn kiện chính trị. TPP là loạt đạn mới nhất do các tập đoàn toàn cầu khai hỏa vào chủ quyền quốc gia và nhân dân, cũng như vào nền dân chủ. Mấu chốt để hiểu rằng TPP là kế hoạch thiết lập chính quyền toàn cầu của các tập đoàn toàn cầu nằm ở chương 27 và 28.

Trong chương 27, TPP tạo ra một cơ quan lập pháp mới, với quyền hạn thay thế chức năng của chính quyền địa phương và quốc gia, cũng như nền dân chủ đại diện - vốn đã bị tiền và sáng kiến của các tập đoàn tấn công khốc liệt ở khắp mọi nơi. Trong chương 28, TPP tạo ra một loại hệ thống tòa án doanh nghiệp toàn cầu mới, do các luật sư thân thiện với doanh nghiệp và những kẻ tay sai doanh nghiệp khác điều hành. Phán quyết của họ không thể được thẩm định, kháng cáo hay bác bỏ bởi hệ thống tòa án hiện tại của bất cứ quốc gia thành viên TPP nào. "Tòa án" của TPP sẽ đứng trên hệ thống tòa án quốc gia của Hoa Kỳ và các nước khác.

Nhận xét: Xem thêm: Chủ nghĩa phát-xít doanh nghiệp: TPP là hiệp ước bí mật và tội ác nhất trong lịch sử


Eagle

Phương Tây "gieo gió, gặt bão" ở vùng Trung Đông

isis trucks
Trong một bài đăng trên tạp chí The Diplomat, cây viết người Mỹ Ben Reynolds (bang Virginia) cho rằng trên thực tế, Mỹ, Tây Âu và các đồng minh khu vực chịu phần lớn trách nhiệm về sự trỗi dậy của các nhóm cực đoan như "Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Syria" (ISIS).

Thảm họa chiến lược ở Iraq

Cuộc xâm lược Iraq của Mỹ năm 2003 quả là một thảm họa chiến lược. Trái với mọi dự đoán vào thời điểm đó, chế độ thế tục của Saddam Hussein đã ngăn chặn al-Qaeda hoạt động ở trong và ngoài Iraq.

Cuộc xâm lược do Mỹ cầm đầu đã làm thay đổi tất cả.Chiến tranh xâm lược Iraq đã lật đổ Saddam, làm cho đất nước này mất ổn định và dẫn đến tình trạng "nồi da, xáo thịt" "huynh đệ tương tàn". Nó cũng làm cho Iraq trở thành một nơi trú ẩn và một mảnh đất màu mỡ cho các chi nhánh al-Qaeda. Al Qaeda tại Iraq (AQI) - tiền thân của ISIS - được thành lập vào tháng 4/2004. AQI tiến hành các cuộc tấn công tàn bạo nhắm vào thường dân và nhà thờ Hồi giáo Shi'ite, với hy vọng làm dấy lên một cuộc xung đột giáo phái rộng lớn. Trước tình hình đó, đương nhiên là Iran phải hỗ trợ lực lượng dân quân Shi'ite, những người cùng giáo hệ và chiến đấu chống các lực lượng cực đoan như AQI. Iran gây dựng quan hệ với chính phủ Maliki là nhằm nắm bắt cơ hội để biến Iraq từ một đối thủ chiến lược thành một đồng minh chiến lược.

Eagle

Việt Nam hôm qua và Trung Đông hôm nay: Chính sách gian trá của Mỹ

Vietnam Syria
Tại nước Mỹ vừa xuất bản cuốn sách "Người cuối cùng của Tổng thống", nói về một trong những phụ tá của Tổng thống Richard Nixon.

Trong cuốn sách này, giữa số lượng lớn tài liệu còn đăng tải thư từ trao đổi giữa Nixon và Cố vấn an ninh quốc gia là Henry Kissinger, trong đó nnhiều đoạn liên quan đến cuộc chiến tranh Việt Nam.

Hóa ra Tổng thống Nixon đã đánh giá rất thấp về kết quả những vụ oanh tạc của Không lực Hoa Kỳ ở Việt Nam.

"Chúng ta đã có 10 năm kiểm soát hoàn toàn không phận Lào và Việt Nam. Kết quả — cực nhỏ mọn. Có gì đó không đúng với chiến lược hay là với Không quân Mỹ. Cần mạnh hơn, hành động đe dọa và hiệu quả hơn", — ông ta viết.

Thế nhưng khi trả lời phỏng vấn trước công luận, thì Nixon đã nói ngược lại, không ngượng ngùng khẳng định "hiệu quả cao" của chiến tranh phá hoại đường không chống Việt Nam.

Dollars

Quan chức chính quyền Mỹ ăn cắp hàng tỷ đôla dành cho người tàn tật

Ảnh
© Latuff
Ngày 16/11, Wikileaks vừa công bố đoạn băng ghi âm có nội dung tiết lộ rằng các quan chức của chính quyền Tổng thống Bush và Tổng thống Obama đã biển thủ hàng tỷ đô công quỹ trong chương trình hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật.

Các đoạn băng có độ dài 30 giờ được công bố nhằm cung cấp bằng chứng cho thấy hàng tỷ đô la dành cho người khuyết tất đã được chuyển vào các nhà thầu quốc phòng và các tập đoàn lớn.

Những quan chức bị tố cáo chịu trách nhiệm quản lý chương trình của chính phủ có tên Ability One với ngân sách 3 tỉ USD/năm. Phần lớn số tiền được phân bổ qua tổ chức phi lợi nhuận SourceAmerica.

Chương trình nhằm hỗ cho các công ty trong đó có ít nhất 75 % công việc được thực hiện bởi những người mù hoặc tàn tật giúp họ có được việc làm.

AbilityOne là chương trình việc làm lớn nhất dành cho người khuyết tật tại Mỹ.

Nhận xét: Những vụ tham nhũng ở quy mô lớn là đầy rẫy trong xã hội Mỹ. Chỉ có điều do giới truyền thông đã bị mua đứt và kiểm soát chặt chẽ nên người dân rất ít khi được biết đến chúng, ngoại trừ một số trường hợp như thế này.


Rocket

Nga tăng gấp đôi các cuộc không kích chống IS tại Syria, dùng cả máy bay ném bom chiến lược và tên lửa hành trình

Ảnh
© TASSMáy bay ném bom chiến lược Tu-95MS (trên) và Tu-160 (dưới) cùng tham gia oanh kích lần đầu ở Syria
Ngày 17.11, 25 máy bay ném bom chiến lược tầm xa gồm Tu-22M3, Tu-160 và Tu-95MS cất cánh từ Nga bay sang Syria ném bom và phóng tên lửa hành trình xuống các vị trí của quân IS ở các tỉnh Raqqa và Deir ez-Zor, theo TASS.

Theo thông báo của Bộ Quốc phòng Nga, các máy bay ném bom chiến lược của Không quân vũ trụ Nga đã bắn 34 tên lửa hành trình, phá huỷ 14 mục tiêu của IS ở Aleppo và Idlib.

Tham gia cùng 25 máy bay ném bom chiến lược tầm xa này còn có 8 chiếc Su-34 và 4 chiếc Su-27.

Đợt ném bom dữ dội này diễn ra sau khi Cơ quan an ninh liên bang Nga (FSB) tối 16.11 thông báo cho Tổng thống Nga Vladimir Putin kết quả điều tra ban đầu cho thấy máy bay A321 của hãng hàng không Metrojet của Nga bị rơi ở Sinai (Ai Cập) ngày 30.10 qua là do bị khủng bố cài bom, làm chết 224 người. Tổng thống Nga đã ra lệnh tăng cường không kích vào IS ở Syria và thề truy lùng bọn khủng bố đã đánh bom máy bay Nga dù chúng trốn ở bất cứ nơi nào trên thế giới.

Bộ trưởng Quốc phòng Sergey Shoigu cho biết vào lúc 5 giờ đến 5 giờ 30 sáng 17.11 (giờ Moscow), 12 máy bay ném bom siêu thanh tầm xa Tu-22M3 từ căn cứ Mozdok ở cộng hoà bắc Ossetia - Alania, miền nam Nga đã ném bom các căn cứ của IS ở Raqqa; từ 9 giờ đến 9 giờ 40 các máy bay ném bom chiến lược gồm 6 chiếc Tu-160 và 5 chiếc Tu-95MS đã phóng 34 tên lửa hành trình vào các mục tiêu của IS ở tỉnh Aleppo và Idlib.