Chủ Những Con RốiS


Bomb

Nga chính thức khẳng định máy bay rơi ở Ai Cập do khủng bố

sinai egypt crash russian plane
Hiện trường vụ máy bay Nga rơi tại Ai Cập
Cơ quan An ninh Nga xác nhận vụ máy bay Nga rơi tại Ai Cập là do bị tấn công khủng bố sau khi phát hiện dấu vết chất nổ trong các mảnh vỡ máy bay.

Theo RT, thông tin trên được chính Giám đốc Cơ quan An ninh Nga Aleksandr Bortnikov báo cáo lên Tổng thống Vladimir Putin.

"Chúng tôi có thể khẳng định rằng, vụ rơi máy bay ở Ai Cập là một hành động tấn công khủng bố", ông Bortnikov nói.

Theo ông Bortnikov, các chuyên gia đã phân tích hành lý của của các hành khách và các mảnh vỡ máy bay. "Sau khi đã xem xét kỹ lưỡng, chúng tôi đã phát hiện ra dấu vết chất nổ "do nước ngoài chế tạo" trên các mảnh vỡ máy bay".

"Trong khi máy bay đang bay, một quả bom tự chế có sức công phá tương đương 1,5kg thuốc nổ TNT đã được kích nổ. Chiếc máy bay này sau đó nổ tung trên không khiến các mảnh vỡ rải rác trong một khu vực rất rộng", ông Bortnikov nói.

Nhận xét: Những kẻ chủ mưu đằng sau tội ác này hy vọng dùng nó để đe dọa nhân dân Nga và làm nước Nga lùi bước. Nhưng nó chỉ làm họ quyết tâm hơn. Hy vọng rằng, khi nước Nga đáp trả, những kẻ chủ mưu đó sẽ bị lôi ra ánh sáng và đền tội.


Dollars

Hay Nhất Mạng: Tổng thống Putin: IS được 40 quốc gia tài trợ, bao gồm một số thành viên G20

Putin G20 Antalya
© Michael Klimentyev / RIA Novosti Tổng thống Nga Vladimir Putin
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết ông đã chia sẻ thông tin tình báo về các khoản tài chính mà IS nhận được với những người đồng cấp G20. Theo ông Putin, IS đã được 40 quốc gia hỗ trợ bao gồm một số thành viên trong G20.

"Tại cuộc họp G20, tôi đã đưa ra những ví dụ điển hình dựa trên nguồn dữ liệu về hoạt động hỗ trợ tài chính từ các cá nhân cho những đơn vị thuộc lực lượng Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS. Số tiền này đến từ 40 quốc gia bao gồm một số thành viên G20", RT dẫn lời Tổng thống Putin phát biểu trước giới báo chí.

Tổng thống Nga cũng kêu gọi các nước cần kịp thời ngăn chặn hoạt động buôn bán dầu mỏ trái phép của IS.

"Tôi đã cho công bố những bức ảnh chụp từ vệ tinh và máy bay mô phỏng rõ ràng quy mô hoạt động buôn bán trái phép dầu mỏ và xăng dầu của IS. Theo đó, những đoàn xe chờ tiếp nhiên liệu xếp hàng dài hàng chục kilomet tương đương với một đường ống dẫn dầu và khí đốt dài từ 4.000 - 5.000 m", Tổng thống Nga nói thêm.

Nhận xét: IS nhận tài trợ từ giới đầu tư tư nhân ở các nước vùng Vịnh, đặc biệt là Kuwait và Ả Rập Xê Út, những kẻ muốn Assad bị loại trừ. Qatar cũng gửi tiền cho IS thông qua các tổ chức từ thiện Hồi Giáo. Những nguồn vốn đáng kể khác có được thông qua các giao dịch mờ ám trong hệ thống ngân hàng Vương quốc Anh.

IS cũng nhận được đến 1 tỷ đôla hàng năm từ việc buôn bán heroin từ Afghanistan sang châu Âu. Tuy nhiên, cho đến khi chiến dịch không kích của Nga bắt đầu, người ta ước tính rằng nguồn thu nhập chính của IS là từ buôn lậu dầu mỏ và các sản phẩm dầu từ lãnh thổ của chúng thông qua trung gian người Thổ Nhĩ Kỳ, Kurd và Jordan. Việc buôn bán dầu mỏ của IS được tổ chức bởi Washington nhằm phá giá dầu gây thiệt hại kinh tế cho Nga.

Nguồn: Funding terror: The financial sources of ISIS


Light Saber

Bộ ngoại giao Nga hỏi bồi báo Reuters: "Các vị có phải nhà báo không vậy?"

Ảnh
© Alexander Vilf/RIA NovostiNgười phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga, bà Maria Zakharova
Tại cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao Nga diễn ra vào ngày hôm qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga, bà Maria Zakharova đã lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ hãng thông tấn Reuters, về một bài báo được đăng tải về tình hình Syria của cơ quan này.

Bà Zakharova cho biết, Reuters đã hỏi về phản ứng của Moskva và đã nhận được câu trả lời, nhưng sau đó lại "phớt lờ" những thông tin này trong bài báo được đăng tải.

"Tôi có một câu hỏi chính đáng dành cho Hãng thông tấn Reuters, hiện đang có khoảng 50 thông tin viên tại Moskva: Các vị có thực sự là nhà báo không vậy? Nếu không muốn đăng tải những lời bình luận từ phía Moskva, nếu tất cả bài viết đều được viết ở London thì tôi tự hỏi quý vị cử nhiều thông tín viên tới làm gì vậy?", bà Zakharova gay gắt chỉ trích.

Được biết trước đó, trong một bản tin "độc quyền" được đăng tải vào ngày 10/11 vừa qua, hãng tin Reuters dẫn nguồn tin từ một "bản thảo" mà họ tiếp cận được về kế hoạch "cải cách chính trị Syria kéo dài 18 tháng" được Nga chuẩn bị cho cuộc đối thoại đa phương về Syria.

"Reuters đúng là đã liên lạc với phía chúng tôi trước khi họ đăng tải bài báo trên. Đại diện của Reuters tại Moskva cũng đã nhận được ý kiến của chúng tôi rằng thông tin này là không đúng sự thật", bà Maria Zakharova, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga cho biết.

Nhận xét: Cái gọi là "báo chí phương Tây" chỉ là cơ quan tuyên truyền cho các chính phủ phương Tây trong cuộc chiến thông tin chống lại Nga. Đặc biệt, những "nguồn tin giấu tên" mà bài viết này nói tới là cách phổ biến để đám bồi báo đưa vào các thông tin xuyên tạc mà không phải chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, tổng thống Putin đã tập hợp quanh mình những phụ tá có năng lực nhất, hoàn toàn xứng đáng với trách nhiệm của họ.


Bomb

Trả đũa IS, Pháp ném bom một loạt căn cứ ở Syria

Ảnh
Các chiến đấu cơ Pháp đã tiến hành cuộc không kích quy mô lớn nhất ở Syria để tấn công căn cứ Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Raqqa, Syria đêm 15/11 (giờ địa phương).

Động thái diễn ra hai ngày sau khi vụ khủng bố đẫm máu xảy ra ở Paris. Bộ Quốc phòng Pháp cho biết, trong lần không kích mới nhất, Pháp điều động 12 máy bay, gồm 10 chiến đấu cơ, xuất phát từ Các Tiểu ​Vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Jordan. "Chúng tôi đã dội 20 quả bom", thông báo viết.

Các mục tiêu bị tiêu diệt bao gồm một trung tâm chỉ huy, trung tâm chiêu mộ phiến quân, các cơ sở lưu trữ đạn dược, và một trại huấn luyện khủng bố. Vụ không kích diễn ra dưới sự điều phối giữa các lực lượng Mỹ và Pháp. Các mục tiêu được xác định dựa trên những thông tin tình báo trước đó.

AP dẫn lời một số nhà hoạt động của phe đối lập Syria cho biết, khi họ đến Raqqa, họ thấy rất nhiều cơ sở khác bị trúng bom như sân vận động, bảo tàng, bệnh viện, các tòa nhà hành chính. Theo những người này, ít nhất 30 quả bom được thả xuống Raqqa.

Chess

Hội nghị Vienna II về Syria nhất trí tổ chức các cuộc bầu cử trong 18 tháng

John Kerry
© AFP/TTXVNNgoại trưởng Mỹ John Kerry
Ngày 14/11, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry thông báo các bên tham gia Hội nghị quốc tế về Syria tại thủ đô Vienna (Áo) đã đạt được nhất trí về việc đẩy nhanh các nỗ lực nhằm chấm dứt xung đột tại quốc gia Trung Đông này.

Phát biểu tại buổi họp báo chung sau hội nghị với người đồng cấp Nga Sergei Larvov và Đặc phái viên Liên hợp quốc phụ trách vấn đề Syria Staffan de Mistura, Ngoại trưởng Kerry cho biết các bên đã nhất trí mở các cuộc đàm phán giữa chính phủ với phe đối lập trước tháng 1/2016 và tổ chức các cuộc bầu cử trong vòng 18 tháng.

Theo ông Kerry, năm nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (gồm Anh, Pháp, Mỹ, Nga và Trung Quốc) cũng đã nhất trí thông qua một nghị quyết ủng hộ một lệnh ngừng bắn ở Syria.

Tuy nhiên, Ngoại trưởng Kerry cho biết các bên vẫn chưa nhất trí về tương lai của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.

Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier cho biết các bên tham gia đàm phán đã thống nhất rằng quá trình chuyển giao của Syria sẽ diễn ra trong vòng 18 tháng, đồng thời việc thành lập một chính phủ chuyển tiếp cũng diễn ra trong vòng 6 tháng.

Nhận xét: Bất chấp hội nghị này, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục đòi hỏi vô lý của họ là buộc nhà lãnh đạo được dân cử của một quốc gia có chủ quyền phải bước xuống. Trong quá trình này, Nga muốn bảo tồn dân chủ, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ cho Syria; còn Hoa Kỳ chỉ muốn loại bỏ Tổng thống Assad, người vốn là chướng ngại vật trên con đường thống trị vùng Trung Đông của họ.

Xem thêm: Có phải Syria và Nga dân chủ hơn Hoa Kỳ?


Eye 1

Đại tá Gaddafi từng tiên đoán khủng hoảng di cư và khủng bố ở châu Âu do chính sách phương Tây

Gaddafi
Trong cuộc phỏng vấn với đài France 24 của Pháp vào tháng 3/2011, ông Gaddafi cảnh báo phương Tây về cuộc khủng hoảng di cư ở Trung Đông và Châu Âu.

Đài Sputnik của Nga ngày 17/9 đưa tin cho rằng nếu phương Tây biết lắng nghe lời của nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi vài tháng trước khi ông bị sát hại dã man, họ đã không phải đối mặt với những cú sốc từ cuộc khủng hoảng di cư lớn như hiện nay.

Trong thực tế, hàng triệu người Trung Đông sẽ không đổ xô đi tìm kiếm một nơi trú ẩn ở Châu Âu nếu nơi ở của họ không bị phá hủy. Sputnik cho rằng nguyên nhân của tình trạng này là do chính sách hiếu chiến của phương Tây.

Trong cuộc phỏng vấn với đài France 24 của Pháp vào tháng 3/2011, Đại tá Gaddafi đã cảnh báo rằng nếu không thống nhất và ổn định, Libya không thể kiểm soát được làn sóng di cư từ châu Phi và Trung Đông đổ sang châu Âu.

Bell

Assad: Pháp vừa phải nếm trải những gì Syria chịu đựng suốt 5 năm qua

Bashar al-Assad
Ngày 14.11, Tổng thống Syria Bashar al-Assad ngỏ lời chia buồn với các đại biểu Pháp đang có mặt tại Syria về loạt vụ tấn công khủng bố xảy ra tại Paris, và lưu ý rằng đó cũng là điều xảy ra trong suốt 5 năm qua ở Syria.

"Ở Pháp hôm qua đã xảy ra điều tiếp diễn ở Syria trong suốt 5 năm nay" - đài phát thanh Europe 1 dẫn lời ông Assad trong cuộc gặp các đại biểu Pháp tại Syria.

Tổng thống Syria cho rằng, những chính sách sai lầm của Pháp góp phần khiến khủng bố lan rộng. "Các vụ tấn công khủng bố nhằm vào Paris không thể tách rời những gì đã xảy ra tại thủ đô Beirut của Lebannon mới đây hay những gì đã xảy ra ở Syria và các khu vực khác trong suốt 5 năm qua" - ông Assad nói.

Nhận xét: Nếu ai đó khóc thương cho các nạn nhân khủng bố người Pháp, hãy khóc thương cho các nạn nhân khủng bố trên toàn thế giới, và hãy biến sự đau thương ấy thành hành động bằng cách vạch mặt những kẻ chủ mưu thực sự đã tạo ra và nuôi dưỡng chủ nghĩa khủng bố trên toàn thế giới.


Pirates

Tổ chức khủng bố ISIS nhận trách nhiệm các vụ tấn công khủng bố tại Paris

Ảnh
Cảnh sát kiểm tra danh tính một người đàn ông gần nhà hát Bataclan, nơi diễn ra vụ xả súng và bắt cóc con tin
ISIS lên tiếng nhận trách nhiệm các vụ tấn công khủng bố đẫm máu ở Paris. Tổng thống Pháp Francois Hollande gọi chuỗi các vụ tấn công khủng bố của ISIS là "hành động gây chiến" và sẽ không nương tay.

Theo CNN và BBC, Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (ISIS) đã tuyên bố nhận trách nhiệm gây ra vụ xả súng và các vụ nổ nhằm vào 6 địa điểm ở Paris, khiến 128 người thiệt mạng trong vụ thảm sát đẫm máu nhất nước Pháp.

Tổng thống Pháp Francois Hollande đã có bài phát biểu trực tiếp trên truyền hình Pháp vào ngay cái đêm chuỗi các vụ khủng bố đẫm máu diễn ra ở Paris (Đêm thứ 6 kinh hoàng ngày 13/11/2015). Vào thời khắc đó, cảnh sát vẫn còn ập vào giải cứu các con tin và người mắc kẹt bên trong nhà hát Bataclan, nơi bọn khủng bố đã xả súng vào người vô tội.

Tổng thống Pháp Francois Hollande lên án vụ tấn công khủng bố đẫm máu do ISIS tiến hành, ông gọi đây là "hành động gây chiến". Ông cho rằng vụ tấn công khủng bố này đã được lên kế hoạch bên ngoài nước Pháp, với "tay trong ở nước Pháp". "Khi những kẻ khủng bố có khả năng làm nên những hành động này, chúng cần phải biết rằng chúng sẽ đối mặt với một nước Pháp rất cương quyết", ông tuyên bố.

Nhận xét: Chúng ta nên nhớ rằng người dân Syria và nhiều nước khác tại Trung Đông đã và đang phải chịu cảnh này hàng ngày trong nhiều năm qua từ những kẻ khủng bố do phương Tây, trong đó có Pháp nuôi dưỡng. Và trong khi phương Tây hỗ trợ cho khủng bố, Nga và Iran là những nước trực tiếp và tích cực chiến đấu chống lại chúng. Khi những việc ấy xảy ra ở "ngoài kia", có thể dễ dàng bỏ qua nó, nhưng người dân Pháp nên nghĩ xa hơn và biết rằng có một ngày hành động của chính phủ họ sẽ đưa đến hậu quả ngay trên mảnh đất của họ.


Pistol

Hơn 150 người chết trong hàng loạt vụ tấn công khủng bố tại Paris

Ít nhất 150 người chết sau một chuỗi vụ nổ bom và xả súng dường như có tổ chức trên khắp thủ đô Paris, Pháp.
Ảnh
Các vụ tấn công xảy ra khoảng hơn 21h (giờ địa phương) tối qua, trong đó có ba vụ nổ gần sân vận động Stade de France, nơi một trận bóng đá giao hữu Pháp - Đức đang diễn ra, một vụ bắt cóc con tin và một vụ tấn công tại một nhà hàng Campuchia vào khoảng 21h30 có tên Petit Cambodge, cách không xa phòng hòa nhạc Bataclan.

Trận đá bóng tiếp diễn đến phút chót, nhưng sự hoảng sợ lan truyền trong đám đông khi tin đồn về vụ tấn công lan rộng. Có những báo cáo về 4 vụ xả súng ở trung tâm Paris, trong đó, một vụ biến thành bắt cóc con tin ở một nhà hát. Ít nhất 150 người chết và 60 người bị thương trong các vụ tấn công. Trong ảnh, cảnh sát đứng bên ngoài sân vận động sau vụ nổ.

Nhận xét: Sau nhiều năm phương Tây, trong đó có Pháp, nuôi dưỡng khủng bố, reo rắc bạo lực ở Trung Đông và các vùng lân cận, phải chăng đây là một trường hợp "gieo gió thì gặt bão"? Liệu đó có phải là cái giá quá đắt để trả?


Rocket

Không ăn được thì đạp đổ: Mỹ và Pháp bất ngờ tấn công giếng dầu ở Syria

Ảnh
© AFP 2015/ Bulent KilicPháp Mỹ không kích các giếng dầu ở Syria
Giếng dầu, mục tiêu "nhạy cảm"


Ai cũng hiểu, dầu hỏa là một trong bốn nguồn cung cấp tài chính quan trọng cho IS và các nhóm khủng bố khác (tiền tài trợ của Arabia Saudi, Qatar qua Thổ Nhĩ Kỳ; dầu hỏa; bán cổ vật; bán nô lệ và ma túy).

IS kiểm soát gần hết các giếng dầu và đã xây dựng tốt một hệ thống bán hàng, chế biến nguyên liệu. Với một hệ thống đường ống như mạng nhện dẫn đến biến giới Thổ Nhĩ Kỳ, mỗi ngày IS bán từ 34-50 ngàn thùng, thu chừng 1,5 triệu dollar cho không chỉ Thổ Nhĩ Kỳ mà các "đối tác" khác với giá từ 5-35 USD/thùng, quá rẻ khi đến châu Âu.

Không phải không có đề nghị yêu cầu không kích vào các mỏ dầu mà quân khủng bố kiểm soát, chẳng hạn như ở Omar, khi phát hiện có ngày hàng trăm xe tải chở dầu đến Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ...

Một câu trả lời lúng túng vì các đoàn chở dầu này còn được đến cả Syria phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của người dân và còn cung cấp nhiên liệu cho các thiết bị phương tiện quân sự.

IS không quân tâm đến đối tác là ai và rất nhiều đối tác quan tâm đến số lượng dầu bán ra rất lớn này, ngay cả chính quyền Assad do chỉ kiểm soát được 20% giếng dầu ở rìa phía Tây nên cũng phải mua lậu từ IS để phục vụ cho sự thiếu hụt năng lượng.