Chủ Những Con RốiS


No Entry

Quân đội Syria "chơi rắn", buộc đoàn xe quân sự Mỹ quay đầu

Syrian army soldiers
Al-Masdar News ngày 12/12 dẫn nguồn tin cho biết, Quân đội Syria (SAA) mới đây đã chặn một đoàn xe quân sự của Mỹ đi qua các trạm kiểm soát của họ tại sân bay Qamishli ở phía Bắc tỉnh Al-Hasakah.

Trong một đoạn video được ghi lại hôm 12/12, người ta có thể nhìn thấy quân đội Syria buộc đoàn xe của Mỹ phải quay lại, bất chấp khả năng xảy ra cuộc đối đầu giữa hai lực lượng.

Kể từ khi quân đội Syria tiếp quản quận Al-Qamishli, họ đã triển khai lực lượng của mình đến một số khu vực trước đây thuộc quyền kiểm soát của quân đội Mỹ.

Về phần mình, sau khi thực hiện lệnh rút quân của Tổng thống Donald Trump, quân đội Mỹ vẫn tiếp tục thực hiện các cuộc tuần tra ở tỉnh Al-Hasakah.

Quân đội Syria đã trở nên cứng rắn hơn trong cách tiếp cận của họ khi đối phó với binh sĩ Mỹ trong khu vực.

Bizarro Earth

WADA cấm Nga tham dự Olympic và World Cup: Chứng cuồng loạn chống Nga đã lan cả sang thể thao

wada
© AFP / Brendan Smialowski
Hãng thông tấn RT của Nga dẫn lời một số chuyên gia phân tích cho rằng lệnh cấm Nga tham gia các sự kiện thể thao toàn cầu là đòn trừng phạt có động cơ chính trị. Tệ hơn nữa, quyết định này gây ảnh hưởng tới những vận động viên trong sạch, những người bị tước cơ hội tranh tài đại diện cho quốc gia của họ. Lãnh đạo Nga đã đưa ra phản ứng mạnh mẽ trước vụ việc.

Tổ chức Chống Doping Thế giới (WADA) đã công bố lệnh cấm trong hôm đầu tuần, sau khi Nga bị tố thao túng dữ liệu trong một phòng thí nghiệm chống doping ở Moscow. WADA đã tổ chức bỏ phiếu để chặn Nga tham gia tất cả các sự kiện thể thao lớn trong vòng 4 năm, có nghĩa rằng quốc kỳ Nga sẽ không xuất hiện trong 2 kỳ Thế vận hội sắp tới cũng như FIFA World Cup tổ chức ở Qatar.

Tuy những vận động viên trong sạch vẫn được phép thi đấu, nhưng lại dưới lá cờ trung lập chứ không phải đại diện cho nước Nga và cũng không màn có quốc ca.

Không dừng lại ở đó, người đứng đầu Cơ quan Chống Doping Mỹ (USADA) Travis Tygard thậm chí còn kêu gọi áp lệnh trừng phạt hà khắc hơn đối với Nga, trong đó bao gồm một lệnh cấm toàn diện với tất cả các vận động viện Nga, kể cả các vận động viên trong sạch.

Binoculars

Mỹ tiếp tục bài ca "trừng phạt Nga" trong bất lực

russia sanctions cartoon
© Paresh Cartoons
Mỹ lại tiếp tục "bài ca trừng phạt Nga". Theo đó, Bộ Tài chính Hoa Kỳ hôm 05/12 đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với 7 công ty Nga và 17 cá nhân. Trong số các công ty bị xử phạt có Evil Corp. Theo cáo buộc, tất cả đối tượng này đều liên quan đến tội phạm mạng.

"Văn phòng kiểm soát tài sản nước ngoài (OFAC) của Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã áp dụng biện pháp chống lại Evil Corp, tổ chức tội phạm mạng của Nga chịu trách nhiệm phát triển và phân phối phần mềm độc hại Dridex" - quan chức Bộ Tài chính Mỹ cho biết.

"Ngoài ra, lệnh trừng phạt đưa ra hôm nay nhắm vào 17 cá nhân và 7 tổ chức. Ngoài Evil Corp, còn có những nhà khai thác mạng chính của công ty này" - thông báo của Bộ Tài chính Mỹ nói thêm.

Lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Nga gần đây nhất là vào hôm 02/8/2019, khi chính quyền Hoa Kỳ tuyên bố đưa ra gói trừng phạt thứ hai đối với Liên bang Nga do "vụ đầu độc Sergei Skripal".

Arrow Up

Điện thoại, thiết bị mạng của Huawei sẽ không dùng linh kiện Mỹ từ năm 2020

huawei
© Reuters / Aly Song
Lệnh cấm của Mỹ dường như đang dọn đường cho "sự tự chủ" của Huawei nhằm thoát khỏi sự phụ thuộc vào các phần mềm và công nghệ Mỹ.

Theo một báo cáo từ Wall Street Journal, dẫn nguồn tin từ UBS và Fomalhaut Techno Solutions, Huawei Mate 30 Pro đã không còn chứa các bộ phận do Mỹ sản xuất. Tạp chí Phố Wall chỉ ra rằng Huawei đã đạt được tiến bộ lớn trong việc thoát khỏi sự phụ thuộc vào các linh kiện của Mỹ.

Các công ty công nghệ như như iFixit và Tech Insights Inc. đã tháo rời các bộ phận của Huawei Mate 30 để kiểm tra nguồn gốc của các thành phần này và cũng cho ra kế quả tương tự. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các điện thoại mới của Huawei vào năm tới có thể sẽ không sử dụng bất cứ thành phần nào "Made by US" nữa.

Trước lệnh cấm, Huawei mua các chip để kết nối với tín hiệu mạng từ các công ty Mỹ như hãng Qorvo. Các chip tương tự như vậy cũng được mua từ các hãng như Skyworks và công ty chip của Huawei, HiSilicon. Kể từ khi lệnh cấm xuất hiện, Huawei vẫn tiếp tục mua một số chip từ Qorvo nhưng dừng việc mua chip từ Skywork. Công ty Trung Quốc còn bổ sung thêm nguồn cung từ hãng Murata của Nhật. Huawei cũng ngừng mua chip Wi-Fi và Bluetooth từ Broadcom và hiện sử dụng chip do chính công ty sản xuất.

USA

Pelosi ra quyết định luận tội Trump; Trump: "Làm ngay đi và thật nhanh vào"

TrumpPelosi
© Reuters/Carlo Allegri, Kevin Lamarque
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đã chỉ thị cho Ủy ban Tư pháp Hạ viện soạn thảo điều khoản luận tội đối với Tổng thống Donald Trump, sau quá trình điều tra luận tội mà đảng Dân chủ đứng ra tổ chức.

Bà Pelosi - người trước đây tỏ ra rất cảnh giác và do dự trước việc khởi động tiến trình điều tra luận tội tổng thống - vừa công bố quyết định nói trên. Trước đó chỉ 2 ngày, Ủy ban Tình báo Hạ viện tổ chức bỏ phiếu để gửi bản báo cáo điều tra của họ tới Ủy ban Tư pháp. Văn kiện này đã đưa ra nhiều bằng chứng cho thấy "hàng loạt" hành vi sai trái của ông Trump.

Trong buổi họp báo liên quan tới văn kiện này, bà Pelosi nói rằng "nhiều hành động của Tổng thống đã vi phạm nghiêm trong Hiến pháp Mỹ".

Quá trình điều tra luận tội ông Trump có tâm điểm là cú điện đàm giữa ông và người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky hồi tháng 7 năm nay, trong đó đảng Dân chủ tố ông Trump đe dọa ông Zelensky để ông này mở cuộc điều tra tham nhũng nhằm vào con trai cựu Phó Tổng thống Joe Biden, Hunter Biden. Đảng Dân chủ nói rằng ông Trump đã đóng băng gói viện trợ quân sự cho Ukraine để gây sức ép với lãnh đạo nước này mở cuộc điều tra mà ông yêu cầu.

Mr. Potato

Mỹ nhiệt tình 'cứu Đức khỏi Nga', Berlin nói: Đừng, không cần!

Nord Stream 2 pipe
© Ilya Pitalev/Sputnik
Quốc hội Đức (Bundestag) tuyên bố rằng chính sách năng lượng của Đức không liên quan tới Mỹ, nên Washington không được phép can thiệp vào.

Mỹ muốn cứu Đức khỏi Nga

Dự án "Dòng chảy phương Bắc 2" (Nord Stream 2) do Nga và Đức khởi xướng liên quan đến kế hoạch xây dựng hai đường ống dẫn khí đốt với tổng công suất 55 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm từ bờ biển Nga qua đáy biển Baltic đến Tây âu, mà điểm đến đầu tiên là lãnh thổ nước Đức.

Theo kế hoạch, dự án sẽ được hoàn thành vào năm 2019, với tổng kinh phí đầu tư khoảng 9,6 tỷ euro. Đường ống sẽ đi qua lãnh hải hoặc các vùng đặc quyền kinh tế của Nga, Phần Lan, Thụy Điển, Đan Mạch và Đức. Đến tháng 10 vừa qua, Đan Mạch là nước cuối cùng đã cấp phép cho dự án.

Snakes in Suits

Trump gọi Thủ tướng "trai đẹp" của Canada là kẻ hai mặt

trudeau and trump
© Jonathan Ernst / Reuters
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chỉ trích Thủ tướng Canada Justin Trudeau, gọi người đồng cấp Canada là "hai mặt" sau khi xuất hiện đoạn video mà trong đó, các nhà lãnh đạo thế giới dường như đang chế giễu ông.

Tổng thống Trump nói: "Ông ta đúng là kẻ hai mặt. Tôi đã nghĩ đó là một người rất tốt nhưng tôi đã chỉ ra sự thật là ông ta không hề chi 2% GDP cho ngân sách quốc phòng của Canada như quy ước và tôi đoán là ông ta không hài lòng lắm về điều này."

Nhà lãnh đạo Mỹ đã đưa ra nhận xét trong khi đang nhận câu hỏi của phóng viên cùng với Thủ tướng Đức Angela Merkel tại hội nghị thượng đỉnh NATO 2019 tổ chức ở London. Tổng thống Trump sau đó đã đột ngột hủy một cuộc họp báo và thông báo qua Twitter rằng ông sẽ "quay trở lại Washington" sau khi bế mạc các phiên họp ngày 4/12.

Một đoạn video xuất hiện trên mạng xã hội vào cuối ngày 3/12 có nội dung cuộc trò chuyện của Thủ tướng Canada Justin Trudeau, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Anh Boris Johnson và Thủ tướng Hà Lan. Họ thảo luận về cuộc họp báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump với Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg.

Russian Flag

Nga thông qua luật buộc các công ty công nghệ nước ngoài cài phần mềm Nga

Russia flag crowd
© Alexei Nikolsky / Global Look Press
Nga đã thông qua điều luật yêu cầu các nhà sản xuất điện thoại thông minh, máy tính và TV phải cài đặt sẵn phần mềm do Nga sản xuất trên thiết bị của họ. Dự luật đã được Hạ viện Nga phê chuẩn hồi đầu năm nay và Tổng thống Vladimir Putin chính thức ký ban hành hôm 2/12, theo Reuters.

Các nhà lập pháp tuyên bố rằng điều luật này (có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2020) sẽ giúp các công ty công nghệ Nga cạnh tranh hơn với các đối tác phương Tây và sẽ cho người tiêu dùng quyền sử dụng các sản phẩm sản xuất trong nước.

Luật này được đưa ra khi Nga đang tăng cường kiểm soát đối với cơ sở hạ tầng kỹ thuật số. Vào đầu tháng 11 năm nay, một dự luật được gọi là "Internet có chủ quyền" của Nga có hiệu lực. Nó giúp cho chính phủ Nga kiểm soát được việc truy cập trên internet của Nga. Đầu năm nay, theo yêu cầu của chính phủ Nga, Google đã bắt đầu xóa các trang web không phù hợp khỏi các tìm kiếm của mình. Chính quyền cũng đã cố gắng (với thành công hạn chế) để cấm Telegram ở nước này sau khi dịch vụ nhắn tin từ chối trao khóa mã hóa.

Yoda

"Tôi ước gì NATO không tồn tại" - Lãnh đạo Công đảng Anh từng tuyên bố

Corbyn
© EPA-EFE / Peter Powell
Jeremy Corbyn, lãnh đạo Công đảng đối lập Anh, tuyên bố trong một đoạn video năm 2014 rằng ông ước rằng NATO cùng các khối quân sự phương Tây khác không tồn tại. Đoạn bằng này được công bố ngay trong thời điểm mà Anh đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh NATO trong tuần này.

Đoạn video nói trên, được cho là có từ năm 2014, cho thấy ông Corbyn, đứng cạnh các ứng viên của Công đảng là Catherine West và David Lammy, nói rằng: "Tôi không phải fan hâm mộ của NATO, thực ra tôi ước gì NATO không tồn tại. Tôi cũng không phải fan hâm mộ của các khối quân sự phương Tây, tôi thực sự ước chúng không tồn tại". Video trên được tờ Daily Mail công bố.

Tháng trước, ông Corbyn được cho là đã từ chối mô tả NATO như sự thành công quân sự vĩ đại trong một cuộc phỏng vấn. Khi được hỏi liệu ông có đồng quan điểm với Bộ trưởng Quốc phòng Nick Carter rằng NATO là "khối đồng minh quân sự thành công nhất trong lịch sử" hay không, ông Corbyn trả lời: "Tôi không chắc tôi sẽ mô tả nó như thế" - theo Daily Mail.

Arrow Down

Lục đục trong NATO: Tổng thống Pháp và Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ đấu khẩu kịch liệt về Syria

Macron Cavusoglu
© Reuters / PoolTổng thống Pháp Emmanuel Macron và Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu
Tổng thống Pháp và Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ đã có pha đấu khẩu gay gắt liên quan tới chiến dịch quân sự mà Ankara thực hiện ở Syria, trong một tín hiệu cho thấy sự chia rẽ đang tăng dần giữa các thành viên trong khối NATO.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ rằng bằng hành động của mình, Ankara đang đẩy các đồng minh ra xa, và không dựa vào sự ủng hộ của khối đồng minh NATO để thực hiện các chiến dịch quân sự bị phản đối nhằm vào người Kurd ở miền Bắc Syria.

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đã nhanh chóng đáp trả, chỉ trích ông Macron vì đã từng tổ chức một số cuộc gặp gỡ với các đại diện người Kurd.

"Ông ta vốn là người bảo trợ của tổ chức khủng bố này và thường xuyên tiếp đón chúng ở Điện Elysee. Nếu ông ta còn dám nói đồng minh của mình là tổ chức khủng bố...vậy thì thực sự không có gì phải bàn thêm" - ông Cavusoglu nói trước báo giới.