Chủ Những Con RốiS


Gold Seal

Đức bác bỏ yêu sách tẩy chay Huawei của Mỹ, kêu gọi Châu Âu đưa quan điểm thống nhất

Angela Merkel
Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 27/11 đã lên tiếng kêu gọi các quốc gia châu Âu cùng nhất trí một cách tiếp cận chung đối với Trung Quốc và nhanh chóng triển khai mạng di động 5G.

Tuyên bố được đưa ra trong cuộc họp về ngân sách tại Hạ viện Đức Bà Angela Merkel cho rằng, một trong những mối nguy hiểm nhất hiện nay là nhiều quốc gia ở châu Âu sẽ có các chính sách riêng đối với Trung Quốc, dẫn đến sự tiếp cận không đồng nhất. Điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn, không chỉ đối với Trung Quốc mà còn tới nhiều nước khác ở châu Âu.

Nữ Thủ tướng nhấn mạnh, Đức và Pháp trước tiên cần phải nỗ lực để đạt được sự nhất trí về một cách tiếp cận chung, để từ đó có thể đưa ra một giải pháp chung cho toàn châu Âu.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Merkel cũng nhấn mạnh sự cần thiết của các tiêu chuẩn bảo mật cao trong việc phát triển và mở rộng mạng di động 5G. Tuy nhiên, để có thể làm được điều đó, các nước châu Âu cần cùng thảo luận kỹ càng.

Light Sabers

Luật Dân chủ và Nhân quyền Hồng Kông vừa được Mỹ phê duyệt khiến hòa hoãn Mỹ - Trung trở nên xa vời

Trump
Chiều ngày 28 tháng 11, ông Cảnh Sảng (Geng Shuang), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã chủ trì một cuộc họp báo thường kỳ. Một phóng viên đã đặt câu hỏi về quan hệ Mỹ - Trung sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ký kết đạo luật liên quan đến Hồng Kông.

Trả lời câu hỏi trên, ông Cảnh Sảng nói, "chính phủ Trung Quốc và người dân Trung Quốc kiên quyết phản đối việc Mỹ ký kết cái gọi là Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông thành luật. Trung Quốc mạnh mẽ yêu cầu Mỹ không được thực thi luật này, để không ảnh hưởng đến quan hệ Trung - Mỹ và sự hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực quan trọng".

Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ áp dụng những biện pháp đáp trả như thế nào, bao giờ đưa ra thì ông Cảnh Sảng nói "xin hãy chú ý, cái gì đến thì sớm muộn cũng sẽ đến".

Trang tin Đa Chiều lưu ý, trước đó Trung Quốc và Mỹ đã đạt được sự đồng thuận về các vấn đề liên quan đến kinh tế và thương mại. Sáng ngày 26 tháng 11, ông Lưu Hạc (Liu He), Ủy viên của Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Quốc Vụ viện, người lãnh đạo phía Trung Quốc tham gia Đối thoại Kinh tế toàn diện Trung - Mỹ đã trao đổi điện thoại với Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin. Hai bên đã tiến hành thảo luận cách giải quyết các mối quan tâm cốt lõi của nhau và đạt được sự đồng thuận về việc giải quyết các vấn đề liên quan và đồng ý duy trì liên lạc giải quyết các vấn đề còn lại trong Hiệp định giai đoạn đầu thương mại Trung - Mỹ.

Nhận xét: Mỹ sẽ phản ứng ra sao nếu chính quyền Trung Quốc ban hành Dự luật Dân chủ và Nhân quyền Hoa Kỳ để chỉ trích và can thiệp vào các vụ bạo loạn, cảnh sát bắn chết người vẫn thường xuyên xảy ra tại Mỹ?


Binoculars

Cuộc chiến địa kinh tế tranh giành nguồn tài nguyên chiến lược Lithium ở Bolivia

bolivia lithium salt flats
© Psyberartist/Flickr/ccMỏ muối Salar de Uyuni của có trữ lượng lithium lớn nhất trên thế giới
Trong cuộc cạnh tranh chiến lược toàn diện đang leo thang ngày một gay cấn giữa Mỹ và Trung Quốc, cuộc đảo chính ở một quốc gia bên kia tây bán cầu là Bolivia cho thấy thực chất cuộc cạnh tranh giữa hai cường quốc này là cuộc chiến địa kinh tế trong cách mạng công nghiệp 4.0, trong đó một trong những mục tiêu hướng tới là tranh giành tài nguyên chiến lược Lithium - nền tảng của công nghệ chế tạo các phương tiện vận tải chạy bằng động cơ điện.

Trung Quốc ráo riết giành quyền kiểm soát Lithium

Trong những năm gần đây, cùng với "cơn sốt" phát triển các phương tiện vận tải chạy bằng năng lượng điện, trước hết là ô tô và xe máy điện, nguyên tố Lithium trở thành tiêu điểm của cuộc chiến tranh tài nguyên chiến lược do nhu cầu rất lớn của nguyên tố này trong công nghệ chế tạo nguồn điện cho các phương tiện ở các cường quốc công nghiệp phát triển như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Pháp, Anh, Hàn Quốc v.v. Vì thế, kiểm soát nguồn cung cấp Lithium trở thành mục tiêu hàng đầu trong chiến tranh địa chính trị giữa các cường quốc, trước hết là Mỹ và Trung Quốc.

Caesar

Nga đại công cáo thành tại Syria

Assad putin Shoigu Syria
© Sputnik / Michael Klimentyev
Ngày 15/11, trả lời báo chí sau Hội nghị thượng đỉnh các nước BRICS, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Nga đã hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra cho chiến dịch quân sự ở Syria.

"Khi nói đến lợi ích riêng của Nga, điều quan trọng hàng đầu là ngăn chặn các chiến binh được đào tạo bài bản xâm nhập vào lãnh thổ Nga. Nhìn chung chúng tôi đã hoàn thành nhiệm vụ đã đặt ra ở Syria.

Chúng tôi biết rằng có hàng trăm chiến binh đến từ Nga, vài nghìn người từ các quốc gia CIS. Và có bao nhiêu người trong số đó đã bị tiêu diệt? Con số này có thể nhiều hơn những gì chúng ta nghĩ", ông Putin nhấn mạnh.

Theo ông Putin, sau khi Nga tích cực hỗ trợ chính phủ hợp pháp ở Damascus, 90% lãnh thổ của đất nước này đã được giải phóng khỏi những kẻ khủng bố. "Không chỉ giải phóng, mà chính phủ hợp pháp còn giành được quyền kiểm soát những lãnh thổ này. Chúng tôi đã đạt được mục tiêu mà chúng tôi đề ra".

Eagle

Lặp lại "vở" Venezuela, Mỹ vội công nhận kẻ tiếm quyền tổng thống tại Bolivia

Evo Morales
© Reuters / Luis CortesCựu tổng thống Bolivia Evo Morales tị nạn tại Mexico
Cựu tổng thống Bolivia Evo Morales ngày 14-11 tuyên bố cuộc đảo chính tại quốc gia này là "âm mưu kinh tế và chính trị" của Mỹ.

Tuyên bố trên Twitter cá nhân hôm 14-11, ông Morales viết: "Chúng tôi lên án quyết định công nhận chính phủ đảo chính của ông Trump. Sau khi đưa Guaido lên, nay ông ta lại ủng hộ Anez. Vụ đảo chính gây ra cái chết của những người anh em Bolivia của tôi là một âm mưu kinh tế và chính trị của Mỹ".

Theo Reuters, phản ứng của ông Morales là nhằm đáp lại sự ủng hộ của Mỹ đối với chính quyền lâm thời tại Bolivia. Nhân vật Guaido mà ông Morales đề cập là nhà lãnh đạo đối lập Juan Guaido tại Venezuela, người chống lại Tổng thống Nicolas Maduro. Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng ủng hộ ông Guaido trong vụ khủng hoảng chính trị nghiêm trọng tại Venezuela.

Ngay sau tuyên bố từ phía ông Morales, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 14-11 cũng lên tiếng chúc mừng bà Jeanine Anez, nữ phó chủ tịch Thượng viện Bolivia, được tòa hiến pháp nước này bầu làm tổng thống lâm thời.

Che Guevara

Đảo chính: Tổng thống Bolivia Evo Morales buộc phải từ chức trước làn sóng phản đối, bạo lực trong xã hội

Evo Morales
© Reuters/Carlos Garcia RawlinsTổng thống Bolivia Evo Morales
Khi người dân Bolivia đi bầu cử ngày 20/10, Tổng thống Evo Morales có lẽ không nghĩ rằng ông sẽ phải rời ghế sau gần 14 năm.

Đối thủ ngang sức duy nhất của Morales là người theo chủ trương trung lập Carlos Mesa, giữ chức tổng thống Bolivia năm 2003 - 2005. Vài giờ sau khi kết thúc bỏ phiếu, kết quả kiểm sơ bộ 84% số phiếu cho thấy Morales giành được 45% còn Mesa giành được 38%.

Người chiến thắng chỉ được quyết định nếu số phiếu giữa hai ứng viên chênh lệch nhau 10%. Nếu không, họ sẽ phải bước vào vòng thứ hai. Morales đã giành chiến thắng ở vòng đầu tiên trong tất cả cuộc bầu cử trước đó.

Trong đêm 20/10, việc công bố kết quả chính thức bị đình trệ một cách khó hiểu. Ngày 21/10, các nhà quan sát quốc tế yêu cầu làm rõ vấn đề còn Mesa cáo buộc Morales gian lận để tránh đối đầu trong vòng hai. Người ủng hộ phe đối lập biểu tình bên ngoài các trung tâm kiểm phiếu chính ở thủ đô La Paz và các thành phố khác.

Nhận xét: Vậy là một trong những nhà lãnh đạo có tư tưởng chống Mỹ cuối cùng tại Châu Mỹ Latin đã bị lật đổ bởi bộ máy tuyên truyền từ các nước chư hầu của Mỹ và làn sóng bạo lực bùng nổ rộng khắp trên cả nước. Quả là một vụ đảo chính thực hiện hoàn hảo theo khuôn mẫu đã được thực hiện rất nhiều lần trong mấy chục năm qua.


Bullseye

Bộ Ngoại giao Nga: Phát biểu "NATO chết não" của TT Pháp không có gì bất ngờ

zakharova
© Gavriil Grigorov / TASSNATO chết não? Có gì lạ đâu?
Tư tưởng chống Nga, thứ đã trở thành một biện pháp giữ thể diện của Khối đồng minh quân sự Bắc Đại Tây Dương, là triệu chứng đặc biệt cho căn bệnh mà Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã mô tả là cú "chết não" của NATO - phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga nói trong một cuộc phỏng vấn.

Trả lời phỏng vấn trên kênh GTRK Samara, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga, bà Maria Zakharova, nói rằng "NATO chết não. Thực tế này chả có gì bất ngờ, nhưng điều đáng bất ngờ là một lãnh đạo trong khối NATO công khai nói về điều đó", đề cập tới bình luận mà Tổng thống Pháp Macron đưa ra mới đây.

Bà Zakharova thêm rằng Moscow đã nói về điều tương tự từ rất lâu, chỉ là theo cách nói mang tính ngoại giao hơn.

"Ngoài việc chỉ ra một cuộc khủng hoảng bên trong khối đồng minh quân sự này, chúng tôi cũng từng nói rằng chứng sợ Nga (Russophobia), vốn đã trở thành biện pháp giữ thể diện của những người theo tư tưởng hệ NATO, là dấu hiệu rõ ràng của một cuộc khủng hoảng. Tôi nghĩ rằng họ cố gắng tìm cách để các thành viên NATO đoàn kết trở lại để có thể cảm thấy nền tảng vững chắc dưới chân và tiếp tục tiến bước" - nhà ngoại giao Nga chỉ ra.

Binoculars

Cùng tuyên bố dầu mỏ Syria thuộc về người Syria: Sự khác nhau giữa Nga và Mỹ

us troops syria
Lính Mỹ tại Syria
Nga quyết không hợp tác với Mỹ trong vấn đề dầu mỏ Syria vì cho rằng Mỹ đã ăn cắp tài nguyên của Syria

Ngày 6/11, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Vershinin cho biết, Nga không hợp tác với Mỹ trong vấn đề dầu mỏ Syria, bởi : "Dầu mỏ Syria là tài sản của người Syria. Người Syria nên được kiểm soát các nguồn tài nguyên thiên nhiên của họ", theo Sputnik.

Sở dĩ nhà ngoại giao Nga nêu vấn đề dầu mỏ Syria, vì trước đó, ngày 5/11, quân đội Mỹ được cho là đang xây dựng hai căn cứ mới ở tỉnh Deir ez-Zor giàu dầu mỏ, phía đông bắc Syria, tin của hãng thông tấn Thổ Nhĩ Kỳ Anadolu.

Trong khi trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng từng nhiều lần đề cập đến sự cần thiết phải bảo đảm và nắm giữ tài nguyên dầu mỏ của Syria, quân đội Mỹ phải đảm bảo an ninh cho các mỏ dầu ở miền đông Syria.

Dollar

Bộ trưởng TT&TT: Facebook thu cả tỷ đôla ở Việt Nam nhưng chưa đóng thuế một đồng

thumbs down facebook google
Tại phiên chất vấn chiều 8/11, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng công bố, theo thống kê, năm 2018 doanh thu từ quảng cáo trên Facebook từ thị trường Việt Nam lên đến khoảng 1 tỷ USD nhưng chưa đóng thuế. "Nếu truy thu thì số thuế thu được có thể lên tới con số hàng trăm triệu", Bộ trưởng Hùng nhẩm tính.

Trả lời ĐBQH đoàn Thanh Hóa trong phiên chất vấn chiều nay (8/11), Bộ trưởng Hùng cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo thực hiện biện pháp kinh tế ngăn chặn dòng tiền của Facebook, Google đối với các quảng cáo sai sự thật. Và Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan có phương án kiểm soát các giao dịch thanh toán xuyên biên giới.

"Các giao dịch, mua bán qua Facebook sử dụng thẻ tín dụng nên ngân hàng có thể kiểm soát được dòng tiền và nhận biết được giao dịch nào họp pháp, giao dịch nào không hợp pháp, từ đó, chặn các quảng cáo sai sự thật", Bộ trưởng Hùng thông tin.

Nhấn mạnh việc thu thuế các giao dịch, mua bán trên Facebook, Google là "việc cần phải làm", Tư lệnh ngành Thông tin và Truyền thông khẳng định sẽ cùng các cơ quan liên quan như ngành thuế, công an,... siết chặt hoạt động này.

Calculator

Các công ty Mỹ thiệt hại nhiều hơn Huawei trong cuộc chiến thương mại

huawei
© Daniel Van Boom/CNETĐiện thoại Huawei Mate Pro 30 không dùng ứng dụng Google
Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei được cho là nỗi quan ngại của Mỹ bởi sự phát triển nhanh chóng và nghi ngờ hành động gián điệp cho Chính phủ Trung Quốc. Dù Washington ít công bố được những bằng chứng song vẫn áp đặt lệnh cấm lên Huawei song song với phát động cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung.

Mới đây, một công trình nghiên cứu của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) được công bố hôm 5/11 cho thấy, cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới đã cắt giảm hơn 1/4 số hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ trong nửa đầu năm nay, tương đương 35 tỉ USD, đồng thời đẩy giá cả tiêu dùng ở Mỹ tăng lên.

Theo đó, trị giá hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ phải chịu thuế quan đã giảm xuống còn 95 tỷ USD trong khoảng từ tháng 1 đến tháng 6 năm nay. So với cùng kỳ năm ngoái, số hàng nhập khẩu đạt 130 tỷ USD.

Lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ ​​thuế quan của Mỹ là máy móc văn phòng và thiết bị viễn thông nhập khẩu từ Trung Quốc, giảm 15 tỉ USD.