Chủ Những Con RốiS


Clipboard

Trump chính thức phê chuẩn kế hoạch "giữ dầu" ở Syria, làm dấy lên nhiều vấn đề pháp lý

assad
Các binh sĩ, chúng ta còn nhiều việc để làm!
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa phê chuẩn một nhiệm vụ quân sự mở rộng nhằm đảm bảo lợi ích tại các giếng dầu trải dọc miền Đông Syria, làm dấy lên nhiều câu hỏi về việc liệu binh sĩ Mỹ có tổ chức các cuộc tấn công nhằm vào lực lượng Syria, Nga hay lực lượng khác nếu họ đụng chạm tới các giếng dầu này hay không.

Theo Reuters, quyết định trên được đưa ra sau cuộc họp ngày 1/11 giữa Tổng thống Trump với lãnh đạo Bộ Quốc phòng Mỹ. Theo kế hoạch mới, quân đội Mỹ sẽ bảo vệ một vùng đất kéo dài 150 km từ Deir el-Zour đến al-Hassakeh vốn do các chiến binh người Kurd kiểm soát.

Một số quan chức chính quyền Mỹ cho hay nhiều chi tiết về kế hoạch này vẫn chưa được quyết định. Tuy nhiên, quyết định của ông Trump cũng đã được coi là thắng lợi đối với một số tướng lĩnh ủng hộ duy trì hiện diện quân sự Mỹ ở Syria nhằm ngăn chặn sự trỗi dậy của nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, đối phó với Iran và tiếp tục hợp tác với người Kurd.

Tuy nhiên, kế hoạch này cũng buộc các luật sư ở Lầu Năm Góc phải soạn thảo các chỉ thị cụ thể để tránh xảy ra trường hợp đáng tiếc là binh sĩ Mỹ nã súng vào lực lượng chính phủ Syria hay của Nga để chiếm lại các cơ sở dầu khí nằm trên lãnh thổ của Syria. Quyết định của ông Trump cũng đóng sập cánh cửa về việc rút hơn 1.200 binh sĩ Mỹ khỏi Syria, điều ông từng liên tiếp hứa hẹn.

Better Earth

ASEAN sẽ ký hiệp định tự do thương mại RCEP vào năm 2020, nhưng không có Ấn Độ

RCEP FTA ASEAN
© TTXVN
Ấn Độ thêm một lần nữa gây khó chịu cho Bắc Kinh khi không cùng 15 quốc gia ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Đây được coi là một thất bại với Trung Quốc. Triển vọng của RCEP cũng như những tác động đến kinh tế Việt Nam và các nước ASEAN như thế nào?

RCEP sẽ được ký vào năm 2020?

Theo Tuyên bố chung được đưa ra bên lề Hội nghị cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 35 và nhiều hội nghị liên quan diễn ra tại Thái Lan, 15 quốc gia tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), không bao gồm Ấn Độ đã hoàn tất giai đoạn đàm phán dựa trên văn bản của 20 chương trong Hiệp định gồm hầu như toàn bộ các vấn đề tiếp cận thị trường và hướng tới mục tiêu ký kết hiệp định vào năm 2020.

Lãnh đạo các nước tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN+3 (gồm 10 nước thành viên ASEAN cùng với Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản) đã đánh giá cao sự đột phá trong tiến trình đàm phán RCEP, đồng thời cam kết sẽ ký văn kiện này vào năm 2020 để thúc đẩy giao dịch thương mại khu vực, tạo điều kiện thuận lợi và tự do hóa cho các hoạt động đầu tư.

Gold Seal

Mỹ chính thức bắt đầu rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu

Trump speech
© nbcnews
Ngày 4/11, Chính quyền của Tổng thống Donald Trump bắt đầu tiến trình chính thức rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, đưa Mỹ trở thành quốc gia đầu tiên rời khỏi thỏa thuận toàn cầu này.

Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 4/11 đã đệ trình thông báo về mục đích rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu lên Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ). Trong một tuyên bố, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết: "Tổng thống Trump đã đưa ra quyết định rút khỏi Hiệp định Paris vì gánh nặng kinh tế không công bằng đối với người lao động, doanh nghiệp và người nộp thuế ở Mỹ do các cam kết mà Mỹ đưa ra".

Ngày 23/10, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tái khẳng định kế hoạch rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Phát biểu tại một hội nghị năng lượng tại Pittsburgh, Tổng thống Trump cho rằng: "Hiệp định Paris sẽ khiến các nhà sản xuất Mỹ phải đóng cửa do những quy định hạn chế quá mức, trong khi lại cho phép các nhà sản xuất nước ngoài gây ô nhiễm". Ông cũng nhấn mạnh rằng thực hiện chính sách "Nước Mỹ trước tiên" chính là không gây tổn hại cho người dân Mỹ và không giúp những quốc gia gây ô nhiễm làm giàu.

Nhận xét: Một huân chương cho Trump vì đã đứng lên nói không với cơn cuồng loạn "biến đổi khí hậu" này!


Rocket

Syria lần đầu dùng S-300, bắn hạ luôn 3 máy bay không người lái Israel

S-300 sustav
S-300
3 máy bay trinh sát điện tử không người lái của Israel đã bị nổ tung trên bầu trời Địa Trung Hải trong không phận của Cộng hòa Ả Rập Syria. 3 máy bay này đã bị hệ thống tên lửa phòng không S-300 của Syria bắn hạ. Đây cũng là lần đầu tiên S-300 của chính phủ Syria được sử dụng kể từ khi nhận được từ Nga tháng 10 năm 2018.

Theo trang mạng Syria al-Watan (Tổ quốc), ngày 1 tháng 11, 3 quả đạn tên lửa S-300 triển khai trên bờ biển Địa Trung Hải của Syria đã được phóng lên và 3 máy bay trinh sát không người lái Israel xâm phạm không phận nước này bị bắn hạ. Tin nói, 3 máy bay trinh sát không người lái được không quân Israel cử vào không phận Syria để tiến hành hoạt động trinh sát thường xuyên, không nghĩ rằng chúng bị lực lượng phòng không mặt đất Syria phát hiện và bắn rơi! Theo các nguồn tin, cả 3 chiếc máy bay của Israel này đều bị rơi xuống biển Địa Trung Hải. Chúng có nhiệm vụ thực hiện kế hoạch tiến hành trinh sát điều tra vùng bờ biển Địa Trung Hải của Syria!

Trước đó, truyền thông nhà nước Syria nhiều lần đưa tin, kể từ tháng 10 đến nay các máy bay chiến đấu F-16 của Israel nhiều lần thực hiện các vụ oanh kích ở tỉnh Quneitra ở miền nam Syria khiến hàng chục cơ sở địa phương bị hư hại, nhưng không có thương vong về người! Theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Syria có trụ sở tại London, các tên lửa không đối đất do máy bay chiến đấu F-16 của Israel đã nhằm vào lực lượng chính phủ và dân quân thân chính phủ Syria.

Eagle

Trump: "Tôi thích dầu. Chúng ta ở lại Syria để bảo vệ dầu của mình"

trump white house
© Manuel Balce Ceneta/AP/Shutterstock
Mỹ không có nhu cầu tuần tra biên giới Syria, tuy nhiên lại mong muốn duy trì quyền kiểm soát tài nguyên dầu mỏ. Điều này được Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ngày 1/11, khi trả lời các câu hỏi của phóng viên trước khi lên đường tới bang Mississippi, nơi ông có buổi gặp gỡ với cử tri.

"Thỏa thuận ngừng bắn (với Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria) được duy trì tốt. Chúng ta tự cứu lấy dầu của mình. Nói một cách thẳng thắn, những người khác có thể tuần tra biên giới ở Syria. Và Thổ Nhĩ Kỳ chiến đấu (ở đây) hàng nghìn năm nay. Hãy cứ để họ đối phó với biên giới! Chúng ta không muốn làm điều đó, chúng ta muốn đưa những người lính của mình trở về nhà của họ" - nhà lãnh đạo Mỹ nói.

"Tuy nhiên, chúng ta vẫn để lại (ở Syria) vài người lính, bởi chúng ta còn phải bảo vệ dầu mỏ. Tôi thích dầu. Chúng ta đang bảo vệ dầu của mình" - người đứng đầu chính quyền Mỹ nhấn mạnh.

Theo ông, tại Syria, Mỹ vẫn đang tiếp tục tương tác cả với các nhóm vũ trang người Kurd và Thổ Nhĩ Kỳ. "Chúng ta làm việc với người Kurd và, thành thật mà nói, cả với Thổ Nhĩ Kỳ và nhiều quốc gia khác" - ông Trump cho biết.

USA

Hạ viện Mỹ chính thức thông qua nghị quyết khởi động quá trình luận tội Trump

pelosi impeach Trump
Hạ viện Mỹ bỏ phiếu thông qua điều tra luận tội Trump hôm nay, với 232 phiếu thuận và 196 phiếu chống.

Trong phép đo chính thức đầu tiên đối với sự đoàn kết của đảng trong cuộc điều tra luận tội Trump, các nghị sĩ Dân chủ, hiện kiểm soát Hạ viện, đồng loạt bỏ phiếu thuận, ngoại trừ hai nghị sĩ. Tuy nhiên, Dân chủ không nhận được phiếu nào từ nghị sĩ Cộng hoà.

Với số phiếu 232 thuận so với 196 chống, Hạ viện Mỹ đã chính thức mở ra một giai đoạn mới và công khai trong cuộc điều tra Trump, liên quan tới cuộc điện đàm hồi tháng 7 giữa ông với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Trump được cho là đã hối thúc Zelensky điều tra Joe Biden, ứng viên hàng đầu của đảng Dân chủ trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020, để phục vụ mục đích chính trị cá nhân.

"Hôm nay, Hạ viện đã thực hiện bước kế tiếp khi chúng tôi thiết lập thủ tục để mở ra các phiên điều trần do Ủy ban Tình báo Hạ viện thực hiện để công chúng nhìn thấy sự thật. Tất cả những thứ bị đe dọa không gì khác ngoài nền dân chủ của chúng ta", Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi nói ngay trước cuộc bỏ phiếu.

Binoculars

Đan Mạch cấp phép cho đường ống khí đốt Nord Stream-2: Thắng lợi lớn cho Nga và Châu Âu

Nord Stream pipes
Cơ quan Năng lượng Đan Mạch đã cấp giấy phép cho nhà điều hành dự án đường ống dẫn khí đốt Nord Stream-2, công ty Nord Stream-2 AG, để xây dựng một phần đường ống qua lãnh hải nước này.

"Cơ quan Năng lượng Đan Mạch đã cấp giấy phép cho Nord Stream-2 AG để xây dựng một phần của đường ống khí đốt tự nhiên Nord Stream-2 trên thềm lục địa Đan Mạch phía đông nam đảo Bornholm ở Biển Baltic" - Thông tấn TASS của Nga trích thông cáo báo chí cho hay.

Theo TASS, Cơ quan Năng lượng Đan Mạch đã phê duyệt phương án ngắn hơn trong số 2 phương án mà nhà điều hành dự án Nord Stream-2 trình lên. Đoạn đường ống đi qua vùng biển Đan Mạch dài 147km, đi qua phần đông nam của đảo Bornholm, sẽ ít gây tác động đến môi trường và an ninh hàng hải.

Quyết định của Cơ quan Năng lượng Đan Mạch được coi là một thành công lớn của Nord Stream-2. Nhà cung cấp khí đốt cho dự án là Gazprom cho biết, Đan Mạch đã trì hoãn việc cấp phép cho dự án cung cấp khí đốt của Nga cho thị trường châu Âu. Tổng thống Nga Vladimir Putin còn từng chia sẻ cho rằng Đan Mạch đã bị chịu sức ép từ "ông lớn" Mỹ một khi họ chấp nhận cấp phép cho một dự án có thể đe dọa đến an ninh năng lượng châu Âu, bất chấp thực tế đây là một dự án kinh tế đơn thuần, hoàn toàn bình thường.

Bad Guys

Nga tung bằng chứng quân Mỹ ở lại để cướp dầu mỏ của Syria

US Troops in Syria
© Reuters / Bob Strong
Hồi giữa tháng này, các lực lượng Hoa Kỳ đã rời khỏi hầu hết các căn cứ của mình tại các tỉnh Aleppo, Al-Hasaka và Raqqa ở phía bắc và đông bắc Syria, sau đó, rút về căn cứ ở phía tây Iraq.

Quyết định rời khỏi đông bắc Syria được Washington đưa ra sau khi bắt đầu chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 9 tháng 10 chống lại các hình thái vũ trang người Kurd - lực lượng nhiều năm qua được coi là đồng minh quan trọng nhất của Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống lại tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS).

Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông chính thống Syria hôm 26/10 đã công bố thông tin về việc một nhóm quân nhân Hoa Kỳ đã quay trở lại tỉnh Hasakah ở phía đông bắc Syria, từ phía tây bắc Iraq.

Như tin đưa của đài truyền hình nhà nước Syria, một đoàn quân thuộc lực lượng chiếm đóng Mỹ đã từ Iraq vào tỉnh Hasakah thông qua cửa khẩu bất hợp pháp ở biên giới al-Walid. Hàng chục nhân viên quân sự và thiết bị quân sự đã di chuyển về Syria dưới sự bảo vệ của trực thăng Mỹ.

Jet4

Thổ Nhĩ Kỳ sắp mua Su-35 và Su-57 của Nga; vĩnh biệt F-35, Mỹ nhé!

Su-35 russia jets
© Sputnik / Iliya PitalevSu-35
Thổ Nhĩ Kỳ mua 36 chiếc Su-35 Nga

Một nguồn tin trong Ban Thư ký công nghiệp-quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ tiết lộ với hãng thông tấn Nga Sputnik hôm 25/10 rằng, Moscow và Ankara đang tiếp tục đàm phán về việc cung cấp một lô lớn máy bay chiến đấu Sukhoi Su-35, hiện tại hợp đồng chưa đi đến giai đoạn cuối cùng.

Hồi đầu tháng 9, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cũng đã để ngỏ khả năng mua Su-35 Nga để đáp trả việc Mỹ đã ngừng cung cấp chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 F-35 Lightning II cho nước này, sau khi Ankara mua S-400 Triumph của Nga.

Được biết, ông Erdogan đã cùng với Tổng thống Nga Vladimir Putin đến thăm Triển lãm hàng không MAKS-2019. Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đã tỏ ra quan tâm đến các mẫu chiến đấu cơ Su-35 và Su-57 của Nga, chủ đề này cũng đã được bàn tới trong cuộc hội đàm với Tổng thống Nga.

Rainbow

Quay đầu là bờ: Lực lượng người Kurd sẵn sàng thảo luận gia nhập quân đội Syria

kurd army syria
Binh lính người Kurd tại Syria
Ngày 24/10, Người phát ngôn SDF Mustafa Bali nói với RIA Novosti rằng, Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) đã sẵn sàng thảo luận về việc gia nhập quân đội Syria sau khi họ đạt được các giải pháp chính trị với Damascus.

"Cho dù đó chỉ là đề xuất, song cần phải thấy tầm quan trọng của việc giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị đang diễn ra ở Syria. Tất cả các bên phải nhận ra rằng, cuộc khủng hoảng chính trị cần được giải quyết nhanh chóng", ông Bali nói.

Người phát ngôn SDF nói thêm rằng, khi gia nhập quân đội Syria, các tay súng người Kurd sẽ không quan tâm đến những tên gọi hay vị trí của họ trong lực lượng. Điều quan trọng là người Kurd được chiến đấu và liên hệ với tất cả các lực lượng.

Đầu tháng 10, SDF đã đạt được thỏa thuận với chính quyền Damascus. Theo thỏa thuận, quân đội Syria đã triển khai ở khu vực phía đông bắc Syria nhằm ngăn chặn chiến dịch Mùa xuân Hòa bình của Thổ Nhĩ Kỳ.