Chủ Những Con RốiS


Bullseye

Mỹ vội đổ lỗi Iran đã tấn công Ả rập Xê út để lấp liếm việc không bảo vệ nổi đàn em

Drone attacks Aramco owned Saudi oil facilities
Sau khi xảy ra vụ tấn công nhằm vào hai nhà máy sản xuất dầu lớn nhất thế giới ở Abqaiq và Khurais, đông bắc Ả rập Xê út hôm 14/9, các quan chức Mỹ, bao gồm Tổng thống Donald Trump và Ngoại trưởng Mike Pompeo, đã nhanh chóng đổ lỗi cho Iran là thủ phạm đứng đằng sau. Cáo buộc của Washington được đưa ra bất chấp việc Iran đã lên tiếng phủ nhận và phiến quân Houthi ở Yemen đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công.

Theo cây bút Finian Cunningham của hãng tin RT (Nga), lý do khiến Mỹ chỉ đích danh Iran là bên chịu trách nhiệm trong vụ tấn công lần này là vì sự thất bại thảm hại của Washington trong việc bảo vệ đồng minh Ả rập Xê út.

Ông Cunningham cho rằng, chính quyền Trump cần lấy Iran làm "dê tế thần" bởi nếu Mỹ thừa nhận phiến quân Houthi gây ra vụ tấn công trắng trợn nhằm vào hai nhà máy ở khu vực trung tâm của Ả rập Xê út, điều đó đồng nghĩa với việc Washington đang thừa nhận sự yếu kém của chính mình.

Ả rập Xê út, đất nước với nguồn dầu mỏ dồi dào, đã chi hàng tỷ USD trong những năm gần đây để mua các hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot của Mỹ cũng như công nghệ radar tối tân của Lầu Năm Góc. Theo ông Cunningham, nếu phiến quân Houthi của Yemen có thể điều khiển máy bay không người lái bay xa tới 1.000 km để xâm nhập vào lãnh thổ của Ả rập Xê út và tấn công các nhà máy dầu trọng yếu trong ngành công nghiệp dầu mỏ của nước này, đó sẽ là một "đòn giáng" trực diện vào chính bộ mặt của Mỹ - nước đóng vai trò "bảo vệ" cho đồng minh Ả rập Xê út.

Fire

Hứng đòn không kích của Houthi, sản lượng dầu của Ả rập Xê út giảm một nửa

saudi oil facility
Đám cháy do cuộc không kích tại cơ sở lọc dầu Abqaiq của Ả rập Xê út
Các vụ không kích nhằm vào nhiều cơ sở dầu khí của Arab Saudi - một trong những trung tâm năng lượng lớn và quan trọng bậc nhất của thế giới - đã khiến sản lượng dầu của vương quốc này giảm tới gần một nửa, tương đương 5% nguồn cung dầu mỗi ngày của toàn thế giới.

Nhóm phiến quân Houthi ở Yemen trong hôm thứ Bảy vừa qua đã tuyên bố nhận trách nhiệm các vụ không kích trên, nói rằng 10 máy bay không người lái (drone) của họ đã tấn công các cơ sở dầu khí của hãng Saudi Aramco ở Abqaiq và Khurais - theo hãng thông tấn Al-Masirah mà Houthi vận hành.

Trong một tuyên bố đưa ra hôm nay, Bộ trưởng Năng lượng Arab Saudi, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman cho hay 5,7 triệu thùng dầu/ngày và sản lượng khí đốt đã chịu ảnh hưởng từ các vụ tấn công. Con số thống kê mới nhất mà OPEC công bố trong tháng 8 vừa qua cho thấy tổng sản lượng dầu của Arab Saudi là 9,8 triệu thùng/ngày.

Bộ trưởng bin Salman cho hay "công ty trên hiện đang tích cực làm việc để hồi phục sản lượng đã mất" và sẽ cập nhật thông tin trong 2 ngày tới. "Các vụ tấn công này không chỉ nhằm vào các cơ sở quan trọng của vương quốc, mà còn nhằm vào chuỗi cung ứng dầu toàn cầu và an ninh dầu mỏ, bởi vậy gây ra mối đe dọa tới kinh tế toàn cầu" - ông bin Salman nói.

Jet5

Trọng Tâm SOTT: Cân bằng đối trọng: Nga ngăn chặn 3 cuộc không kích gần đây của Israel vào Syria

Netanyahu Putin
© Sputnik
Quân đội Nga được cho là nguyên nhân khiến Israel cho hủy bỏ 3 cuộc không kích nhằm vào Syria kể từ đầu tháng Chín.

Đây là thông tin được tờ Independent Arabia tiết lộ cuối tuần trước. Dẫn nguồn tin Nga, tờ Independent Arabia cho hay quân đội Nga đã đe dọa dùng các tiêm kích hoặc hệ thống phòng không S-400 của Nga để bắn hạ chiến đấu cơ của Israel nếu Israel tiến hành không kích Syria.

Chính lời đe dọa của Nga đã khiến không quân Israel chùn bước không dám tấn công Syria ngay đầu tháng Chín. Cụ thể, theo Independent Arabia, quân đội Nga đã ngăn chặn được Israel tấn công vào một tổ hợp tên lửa ở khu vực núi Qassioun thuộc Damascus.

Một cuộc tấn công khác cũng được Nga ngăn chặn thành công là ở tỉnh Al-Quneitra. Vào thời điểm này, một chiến đấu cơ Israel đã bay từ hướng tây bắc về phía bờ biển Syria.

Nhận xét: Đây là một diễn biến đáng chú ý, và nếu như chính xác thì nó nêu bật vai trò "cân bằng đối trọng" của Nga tại vùng Trung Đông.

Khi liên quan đến Israel, các chính sách của Nga mang tính thực dụng hơn là ý thức hệ. Họ phải thực dụng mới có thể có hy vọng đạt mục đích ổn định vùng Trung Đông và thay thế Mỹ làm "trọng tài" tại đây. Nga chắc chắn biết rõ khả năng quân sự của Israel, và do khả năng đó, các "lợi ích" của Israel phải được tôn trọng, một lần nữa, từ quan điểm thực dụng hơn là ý thức hệ nhằm ủng hộ Israel và tất cả những gì nó đại diện.

Đồng thời, Nga cũng cố gắng cho Israel biết rằng các quốc gia khác trong khu vực, bao gồm cả Nga, cũng có các lợi ích của họ. Vì vậy, mục tiêu của Nga có lẽ là cố gắng tìm cách đáp ứng tất cả các lợi ích đó. Và để làm vậy, sự thỏa hiệp về mọi mặt là cần thiết.

Đây rõ ràng là điều khó thực hiện, bởi vì Israel tin tưởng (một cách đúng đắn) rằng họ có đủ lợi thế để có khả năng ra lệnh cho các quốc gia khác trong vùng. Chúng ta có thể thấy điều này qua sự "nhân nhượng" của Nga trong việc cho phép Israel ném bom một số khu vực ở Syria (cùng các lợi ích của Iran tại các khu vực đó).

Vậy là "thỏa hiệp" mà Nga yêu cầu ở Israel là hạn chế, chứ không phải chấm dứt, việc ném bom Syria. Và ở phía bên kia, Syria và Iran được yêu cầu cho phép một số vụ không kích đó diễn ra. Trong khi đó, Nga âm thầm "bài binh bố trận" trong vùng, về mặt chính trị cũng như quân sự, nhằm đạt mục tiêu lớn hơn là mang lại hòa bình và ổn định cho vùng đất chưa từng được biết đến hòa bình và ổn định trong suốt hơn 100 năm qua.

Như chúng tôi đã nói, đó là một công việc rất khó khăn, trong đó Nga liên tục phải "phân xử" các bên. Tuy nhiên, chúng tôi ngờ rằng cuối cùng, sự ngông cuồng và mê muội của Israel sẽ khiến họ phải trả một cái giá khá đắt theo một cách mà ít ai có thể lường trước được.


Rainbow

Nga sắp phát hành trái phiếu chính phủ bằng đồng NDT, đặt nền móng cho thế giới phi đô la

yuan dollar
© Reuters / Jason Lee
Moscow và Bắc Kinh đang hợp tác với nhau trong một biện pháp mới nhằm giảm bớt sự phụ thuộc của họ vào đồng dollar Mỹ, trong lúc Nga lên kế hoạch phát hành trái phiếu bằng đồng NDT của Trung Quốc, từ đó giúp hai nước né ảnh hưởng từ đòn áp thuế và đòn trừng phạt của Washington.

Trái phiếu bằng đồng NDT dự kiến sẽ được phát hành vào khoảng thời gian cuối năm nay hoặc đầu năm sau, đánh dấu lần đầu tiên mà Nga phát hành trái phiếu chính phủ bằng đồng tiền của Trung Quốc. Dù cho hai đối tác thương mại này đã lên kế hoạch trên từ năm 2016, nhưng kể từ đó đã nhiều lần bị trì hoãn.

Giờ đây, bối cảnh chính trị toàn cầu đã thay đổi đối với cả Nga và Trung Quốc, khiến cho hai nước này càng có động lực hướng tới quan hệ đối tác gần gũi hơn - Anton Bakhtin, chiến lược gia đầu tư thuộc hãng Premier BCS, nói với hãng thông tấn RT trong một cuộc phỏng vấn. Vị chuyên gia nói rằng trong bối cảnh hai nước - cũng như nhiều nước khác trên thế giới - quan ngại về "sự độc tôn của đồng USD", thì việc phát hành trái phiếu bằng đồng NDT của Nga sẽ là một biện pháp để chống lại xu hướng đó.

USA

Trump nói về chuyện sa thải John Bolton và khả năng "bẻ lái" chính sách đối ngoại

US-Präsident Trump und John Bolton
© Reuters
Chỉ một ngày sau khi sa thải cố vấn an ninh quốc gia John Bolton, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tiết lộ về mối quan hệ "cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt" với vị cựu cố vấn và khả năng ông có thể thay đổi các chính sách ngoại giao.

Trong buổi trả lời phỏng vấn báo giới tại Phòng bầu dục, ông Trump đã đề cập tới vấn đề Iran và Afghanistan, chỉ trích ông Bolton vì quan điểm của ông này về vấn đề Iraq và Triều Tiên đồng thời nhấn mạnh sự bất đồng giữa ông với vị cựu cố vấn về vấn đề Venezuela.

Dù ông Bolton từng ra sức thúc đẩy các biện pháp cứng rắn nhằm vào Iran và Triều Tiên - và trước còn kêu gọi sử dụng vũ lực đối với cả hai nước - nhưng ông Trump vẫn ca ngợi tiềm năng của hai nước này và không loại trừ khả năng bỏ bớt các lệnh trừng phạt đối với Tehran - một điều kiện tiên quyết mà nước này đưa ra để trở lại bàn đàm phán.

Ông chủ Nhà Trắng còn gợi mở khả năng liên lạc cấp cao với cả Bình Nhưỡng và Tehran, nói rằng "đây là hai quốc gia mà chúng tôi đang tiếp cận ở cấp cao" đồng thời tuyên bố rằng các vòng hòa đàm với Taliban "đã chết".

Nhận xét: Dù ai đó không thích Trump đến đâu đi nữa, nhưng điều không thể phủ nhận là Trump đã không bắt đầu thêm một cuộc chiến tranh nào mới trong suốt gần 3 năm trời, bất chấp sức ép ghê gớm từ những kẻ như John Bolton. Đây là thực sự là thành tích hiếm có ở một Tổng thống Mỹ.


Rainbow

Ngoại trưởng Nga: Cuộc chiến ở Syria đã kết thúc. Tập trung vào tiến trình chính trị

lavrov
© Sputnik / Maxim Blinov
Trong cuộc phỏng vấn với báo Trud, ông Lavrov nói: "Cuộc chiến ở Syria đã thực sự kết thúc. Đất nước đang dần trở lại cuộc sống bình thường, yên bình. Một số điểm nóng căng thẳng vẫn tồn tại ở các vùng lãnh thổ không do chính phủ Syria kiểm soát như tỉnh Idlib và bờ Đông sông Euphrates".

Bộ trưởng Ngoại giao Nga cho rằng mục tiêu quan trọng nhất hiện nay là viện trợ nhân đạo cho dân thường và thúc đẩy tiến trình chính trị giải quyết khủng hoảng ở cả Syria lẫn Trung Đông. Mục đích cuối cùng là đạt được sự ổn định lâu dài.

Trước đó trong ngày, ông Lavrov tuyên bố phe đối lập Syria đang đóng một vai trò quan trọng ở Syria. Theo ông Lavrov, việc thành lập uỷ ban cải cách hiến pháp là bước quan trọng giúp thúc đẩy tiến trình chính trị do chính người Syria lãnh đạo, diễn ra với sự hỗ trợ của Liên Hiệp Quốc (LHQ).

"Trên thực tế, việc thành lập uỷ ban sẽ cho phép các bên ở Syria - chính phủ và phe đối lập - khởi động cuộc đối thoại trực tiếp về tương lai của đất nước họ lần đầu tiên" - ông Lavrov nói.

Binoculars

Trump đấu dịu, đề xuất thỏa thuận "ngừng bắn" trong chiến tranh thương mại với Trung Quốc

TrumpXI
© Nicolas Asfouri/AFP
Tổng thống Trump cho biết Mỹ đang xem xét tiến tới thỏa thuận "một phần" với Trung Quốc dù bản thân ông muốn ký kết một thỏa thuận rộng hơn.

"Tôi thấy nhiều nhà phân tích đang nói tới một thỏa thuận tạm thời, có nghĩa là chúng tôi sẽ thực hiện các phần nhỏ của thỏa thuận. Đó là thứ gì đó mà chúng tôi đang xem xét, tôi đoán vậy nhưng chúng ta vẫn đang làm rất tốt", ông Trump nói với các phóng viên hôm 12/9.

Dù vậy, nhà lãnh đạo Mỹ khẳng định ưu tiên hàng đầu của ông vẫn là thực hiện một thỏa thuận với đầy đủ các điều khoản mà 2 bên thảo luận

Theo Bloomberg, thỏa thuận "một phần" mà Tổng thống Trump đề cập quy định Mỹ hoãn hoặc gỡ bỏ một số lệnh áp thuế để đổi lấy các cam kết của Trung Quốc trong việc mua thêm nông sản Mỹ và sở hữu trí tuệ.

Russian Flag

Putin: Nga sẵn sàng dùng vũ lực tại eo biển Hormuz nếu tàu Nga bị đe dọa

Vladimir Putin
© Reuters
Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Phương Đông (EEF) mới đây tại Thành phố Vladivostok, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố về khả năng gia tăng sự hiện diện quân sự tại eo biển Hormuz một khi các tàu của Nga bị đe dọa.

Nhà lãnh đạo Nga cho biết, ông luôn theo sát các diễn biến ở eo biển Hormuz và sẵn sàng sử dụng vũ lực để bảo vệ tàu thuyền của mình ở eo biển Hormuz.

Tổng thống Putin cũng đề xuất một cơ chế đặc biệt nhằm giảm căng thẳng và tìm cách bảo vệ an ninh, tự do hàng hải trong khu vực. Vài năm trước, ông Putin đã đề xuất một cơ chế quốc tế với sự tham gia của tất cả các nước châu Á và Mỹ nhằm đối phó với những bất ổn tại Eo biển Hormuz.

Khu vực này đã diễn ra sự căng thẳng do quan hệ Mỹ- Iran, liên quan đến hàng loạt vụ bắt giữ tàu chở dầu của Iran và các đồng minh Mỹ.

Nhận xét: Iran và Mỹ đang gầm ghè nhau tại eo biển Hormuz. Iran vốn có quan hệ tốt với Nga nên không thể có chuyện họ đe dọa tàu Nga. Vậy nên tuyên bố này của Putin là lời cảnh cáo với Mỹ đừng làm điều dại dột...


Rocket

Quá đau: Nga đề xuất bán vũ khí siêu thanh cho Mỹ để họ khỏi mất công phát triển

putin hypersonic missiles
Chính quyền Moscow đã tạo cơ hội cho Washington mua lại các vũ khí siêu thanh của Nga thay vì phải tự phát triển chúng, Tổng thống Nga Vladimir Putin mới đây tiết lộ. Tuy nhiên Mỹ vẫn quyết định tự phát triển vũ khí riêng của họ.

Thông tin bất ngờ trên đã được Tổng thống Nga công khai trong hôm 6/9, trong lúc ông đang có bài phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế phía Đông (EEF) tổ chức tại Vladivostok.

"Tôi đã nói với ông Donald Trump rằng: Ông có muốn chúng tôi bán nó (vũ khí siêu thanh) cho ông không? Và chúng ta sẽ cân bằng mọi thứ nhờ thương vụ này" - ông Putin nói khi được hỏi về việc liệu các vũ khí mới của Nga có phù hợp với các hiệp ước kiểm soát vũ trang hiện hữu hay không.

Hiện chưa rõ liệu Tổng thống Mỹ có cân nhắc về đề xuất này không, bởi Washington cũng đang ra sức đẩy nhanh các dự án phát triển vũ khí siêu thanh của họ.

Binoculars

Hezbollah và Israel tấn công qua lại - Căng thẳng bùng phát tại biên giới Israel - Lebanon

Israel artillery
Pháo binh Israel ở gần biên giới với Lebanon
Hôm 1/9, biên giới giữa Israel và Lebanon tiếp tục "nóng" với màn đáp trả quân sự lẫn nhau giữa quân đội Israel và lực lượng vũ trang Hezbollah. Hiện các bên trong cuộc đối đầu đã đưa ra lời lý giải cho căng thẳng bùng phát và quốc tế cũng đã có những phản ứng ban đầu.

Chiều 1/9, phong trào vũ trang Hezbollah, Lebanon đã phóng một số tên lửa chống tăng về phía miền Bắc Israel, nhằm đáp trả các cuộc tấn công của Quân đội Israel vào khu vực miền Nam nước này trước đó. Vụ tấn công đã đánh trúng 1 căn cứ quân sự của Israel và phá hủy một phương tiện quân sự của Israel tại Avivim.

Ngay lập tức, quân đội Israel đã đáp trả bằng màn pháo kích dữ dội vào nhiều cứ điểm của Hezbollah, gần ngôi làng Maroun al-Ras - vị trí được xác định là nơi Hezbollah đã phóng tên lửa. Cùng lúc, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố đã đặt quân đội nước này trong tình trạng sẵn sàng nhằm đối phó với mọi tình huống có thể xảy ra tại biên giới với Lebanon.

Ông Netanyahu nói: "Chúng tôi đã bị tấn công bởi một số tên lửa chống tăng. Chúng tôi đã đáp trả bằng 100 quả đạn pháo, hỏa lực trên không và nhiều biện pháp khác nhau. Chúng tôi đang tiến hành tham vấn về những bước đi tiếp theo. Tôi đã ra chỉ thị cho quân đội sẵn sàng cho mọi kịch bản và chúng tôi sẽ quyết định tương lai phù hợp với diễn biến tình hình".