Chủ Những Con RốiS


Chess

Iran thuê căn cứ quân sự với quy mô 5000 binh sĩ ở Syria, Israel tức hộc máu

Iranian soldiers
© ISNABinh lính Iran trong một buổi diễu hành
Iran đã thuê một sân bay quân sự của chính phủ Syria ở trung tâm nước này để điều hành máy bay chiến đấu. Tehran cũng đang đàm phán với Damascus thành lập một căn cứ dành cho chiến binh Shiite và một bến cảng ở thành phố Tartus (Syria).

Đây sẽ là một căn cứ tự động của Iran, có khả năng hỗ trợ 5.000 binh sĩ hầu hết là lính đánh thuê đến từ Afghanistan và Pakistan dưới sự chỉ đạo của Lực lượng vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran. Những bước đi này thể hiện thiết lập sự hiện diện lâu dài ở Syria và biểu lộ mối đe dọa đối với Israel của Iran.

Theo giới chuyên gia, động thái trên thể hiện kế hoạch kiểm soát một phần lãnh thổ ở Trung Đông với mục tiêu tạo vùng tiếp giáp lãnh thổ và hàng hải từ Iran đến Lebanon, Sudan, Vùng Vịnh, Saudi Arabia, Iraq và Jordan trước khi vươn đến biên giới Israel của Tehran.

Truyền thông phương Tây cho rằng, biện pháp của Iran gợi nhớ động thái tương tự từng được Nga thực hiện vào năm 2015, khi đó sân bay Khmeimim ở Syria được cho thuê, đã cải tạo thành một căn cứ không quân.

Chess

Tổng thống Mỹ, Pháp gặp mặt, chính thức từ bỏ chính sách lật đổ Assad tại Syria

Trump Macron
© PBS
Trong cuộc họp báo sau hội đàm giữa Tổng thống Mỹ Trump và Tổng thống Pháp Macron, hai vị lãnh đạo đã phát biểu về các nội dung trao đổi song phương.

Tổng thống Mỹ cho biết, Mỹ và Nga đang cùng hợp tác để có thể tiến tới một thỏa thuận ngừng bắn thứ hai tại Syria, sau thỏa thuận ngừng bắn đầu tiên áp dụng từ ngày 8/7cho phía Tây Nam Syria mà hai ông Trump và Putin đã đồng thuận tại cuộc gặp mặt đầu tiên vào ngày 7/7.

Về phần mình, Tổng thống Macron phát biểu rằng Pháp không còn nhấn mạnh vào việc yêu cầu Tổng thống Syria, ông Assad, phải ra đi vì hiện tại đấu tranh chống nguy cơ khủng bố là ưu tiên cao nhất. Tuy nhiên, lãnh đạo Pháp cũng cho biết, việc sử dụng vũ khí hóa học vẫn là điều không thể chấp nhận được.

Đứng cạnh Tổng thống Mỹ, Tổng thống Pháp tuyên bố hai ông đã đồng thuận về việc hợp tác với nhau để hướng tới một lộ trình hậu chiến cho Syria; Pháp và Mỹ về cơ bản là đồng thuận về mặt an ninh và ổn định ở Trung Đông.

Nhận xét: Đây là quyết định khôn ngoan của Trump và Macron, bởi vì rất nhiều chính trị gia đòi "Assad phải ra đi" đều đã ra đi cả.
Assad must go
Một trong những kẻ đã hùng hồn tuyên bố: Assad phải ra đi.
assad must go
assad must go
assad must go
assad must go



Chess

Trung Quốc gửi tàu, binh lính đến căn cứ quân sự nước ngoài đầu tiên tại Djibouti

Soldiers of China's People's Liberation Army (PLA) salute from a ship
© Reuters
Các con tàu chở theo binh lính cùng hàng loạt thiết bị quân sự đã rời Trung Quốc để tới nước Cộng hòa Djibouti, vùng Sừng châu Phi, thực hiện sứ mệnh thiết lập căn cứ quân sự đầu tiên của Bắc Kinh ở nước ngoài.

Theo Reuters, Trung Quốc bắt đầu xây dựng căn cứ hậu cần ở khu vực chiến lược Djibouti từ năm ngoái với mục đích hỗ trợ các tàu hải quân tham gia nhiệm vụ nhân đạo và gìn giữ hòa bình ngoài vùng bờ biển Yemen và Somalia.

Đây sẽ là căn cứ hải quân đầu tiên của Trung Quốc ở nước ngoài, mặc dù Bắc Kinh chỉ "miêu tả" căn cứ này như một cơ sở hậu cần theo các văn kiện chính thức được công bố.

Tân Hoa Xã cho biết trong một thông báo ngắn tối muộn hôm qua (11/7) rằng các tàu hải quân đã rời cảng Trạm Giang ở phía nam "để triển khai căn cứ hỗ trợ tại Djibouti". Theo đó, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Shen Jinlong đã "đọc mệnh lệnh về việc xây dựng căn cứ ở Djibouti", song báo cáo không cho biết khi nào căn cứ này chính thức đi vào hoạt động.

Propaganda

Truyền thông Mỹ lại tiến hành chiến dịch bôi nhọ con trai Trump như thế nào

Donald Trump Jr.
Donald Trump Jr.
Ông Donald Trump Jr - con trai cả của tổng thống Mỹ, đang trở thành đề tài khai thác tối đa của những báo đài Mỹ không ưa cha anh trong mấy ngày gần đây.

Mọi chuyện bắt đầu từ những email trao đổi giữa Trump Jr với ông Rob Goldstone, quản lý của một ca sĩ người Nga và cuộc hẹn với bà Natalia Veselnitskaya - nữ luật sư người Nga từ tận tháng 6 năm ngoái.

Thời điểm này cả ông Donald Trump và bà Hillary Clinton đều chưa trở thành ứng viên tổng thống chính thức của đảng họ ra tranh cử.

Con trai ông Trump, theo lời các báo đài như CNN, New York Times,... và thậm chí cả Reuters - hãng tin vốn trung lập, đã "mừng ra mặt" khi hay tin bà Veselnitskaya đang nắm trong tay những thông tin có thể "đả bại" đối thủ của cha anh.

Một cuộc gặp sau đó giữa hai bên đã được sắp xếp diễn ra ngay tại đại bản doanh Trump Tower, thành phố New York.

Nhận xét: Trong suốt gần một năm qua, toàn bộ hệ thống truyền thông khổng lồ cùng phần lớn các chính trị gia Hoa Kỳ và CIA, FBI liên tiếp tấn công Trump về cái gọi là "liên hệ với Nga" nhưng không một bằng chứng cụ thể nào (đúng vậy, không một bằng chứng nào) được đưa ra. Tất cả những gì họ làm là bịa đặt hoặc đưa tin theo kiểu ngụ ý, gợi mở để công chúng suy đoán tiếp.

Trump viết rất đúng như sau:
Hãy nhớ, khi bạn nghe thấy những từ như "các nguồn tin cho biết" từ truyền thông giả mạo, thì những nguồn tin đó thường là bịa đặt và không hề tồn tại.



Arrow Up

Tiếp bước Nga, Trung Quốc chuẩn bị kế hoạch tái thiết Syria

China Syria
© Reuters / Jason Lee
Trung Quốc lập kế hoạch đầu tư tái thiết ở Syria

Hôm 11/7, ông Jin Yong - Phó Chủ tịch Hiệp hội Trung Quốc-Ả Rập tuyên bố rằng, nước này có kế hoạch đầu tư 2 tỷ USD để lập khu công nghiệp ở Syria, nơi ban đầu sẽ có 150 công ty Trung Quốc đặt trụ sở để góp phần phục hồi nền kinh tế sau chiến tranh của đất nước này.

Tuyên bố trong khuôn khổ tại hội chợ đầu tiên của dự án đầu tư phục hồi Syria sau chiến tranh, bắt đầu khai trương ngày 9/7 tại Bắc Kinh, ông này cho biết rằng, dự án đang được chính phủ Syria và đại sứ quán nước này ở Trung Quốc tích cực thảo luận.

Cùng ngày, Đại sứ Syria tại Trung Quốc khẳng định rằng, sau khi cuộc chiến tranh chống khủng bố và các phe nhóm đối lập do phương Tây hậu thuẫn tại đất nước này kết thúc, Trung Quốc, Nga và Iran sẽ được ưu tiên trong việc thực hiện các dự án kinh tế ở Syria.

Bản thân việc tiến hành hội chợ giới thiệu cơ hội đầu tư cho các công ty Trung Quốc tại Syria là một động thái mạnh mẽ trong việc chỉ định lợi ích của Trung Quốc tại nước này.

Nhận xét: Với vị trí thuận lợi trên bờ Địa Trung Hải, mối quan hệ tốt đẹp với Iraq, Iran và sự đảm bảo an ninh của Nga, rất có thể trong vài năm tới, Syria sẽ trở thành một đầu mối quan trọng trong dự án Một Vành Đai - Một Con Đường mà Trung Quốc khởi xướng. Như bài viết này đã nhận xét, sau khi đánh bại khủng bố bằng quân sự, phục hồi kinh tế là cách tốt nhất để tước đi chỗ dựa của chủ nghĩa cực đoan. Và không có nước nào làm điều đó tốt hơn Trung Quốc.


Binoculars

Libya: Phe thân Nga liên tục chiến thắng, tăng khai thác dầu mỏ với sự giúp đỡ của Nga

Libyan soldiers
© REUTERS/ Esam Omran Al-Fetori
Tập toàn dầu mỏ Rosneft của Nga bắt đầu khai thác dầu tại Libya

Reuters ngày 10/7 dẫn lời Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Libya (NOC), Mustafa Sanalla cho biết, Tập đoàn dầu mỏ Rosneft của Nga đã bắt đầu khai thác dầu thô tại Libya.

Trong khi đó, theo The Guardian, Quân đội Quốc gia Libya (LNA) trung thành với tướng Khalifa Haftar là lực đang kiểm soát phần lớn phía đông Libya, bao gồm hầu hết các khu vực sản xuất và xuất khẩu dầu thô - xương sống của nền kinh tế Libya hiện nay.

Nhờ được LNA đảm bảo an ninh cho các giếng dầu và hoạt động khai thác, sản lượng khai thác dầu thô của Libya đã nhanh chóng được hồi phục, tăng từ 200.000 thùng/ngày hồi tháng 9/2016 lên đến gần 700.000 thùng/ngày vào tháng 4/2017.

Chess

Kiên nhẫn có giới hạn: Nga chuẩn bị trục xuất 30 nhà ngoại giao Mỹ để trả đũa

Moscow
© Sputnik/ Vladimir Pesnya
Tờ Izvestiya dẫn nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Nga cho biết Moscow có thể sẽ quyết định trục xuất 30 nhà ngoại giao Mỹ và đóng băng một số tài sản của Mỹ tại Nga nếu hai nước không đạt được thỏa thuận liên quan tới việc Washington đóng cửa các cơ sở ngoại giao của Nga tại Mỹ hồi năm ngoái.

"Đã có một thỏa thuận sơ bộ về việc tổ chức một cuộc gặp giữa Phó Thủ tướng Nga Sergey Ryabkov và Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Thomas Shannon ở St. Petersburg (Nga). Nếu hai bên không đạt được thỏa thuận, Nga sẽ phải áp dụng các biện pháp trên", nguồn tin của Bộ Ngoại giao Nga cho biết.

Vấn đề liên quan tới tài sản ngoại giao của Nga tại Mỹ đã được đưa ra trong cuộc gặp hồi tuần trước giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ Donald Trump. Tuần tới, vấn đề này sẽ được đưa ra thảo luận trong cuộc gặp giữa ông Ryabkov và ông Shannon.

Video

Video so sánh cử chỉ của Putin khi gặp Obama và khi gặp Trump

Putin Trump Obama
Một video đáng giá ngàn từ ngữ...


Network

Kết nối đường sắt, đường ống khí đốt: Chìa khóa cho mối quan hệ hai miền Triều Tiên

Kim Jong Un and Moon Jae In
Ngày 6/7, phát biểu trong cuộc họp của Viện Korber Foundation tại Đức, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã chia sẻ về kế hoạch mang lại hòa bình cho bán đảo Triều Tiên đồng thời nhấn mạnh, quan hệ hợp tác tăng cường với Triều Tiên là nền tảng quan trọng để thiết lập hòa bình cho khu vực này.

Ông Moon còn cho biết đã có một "lộ trình kinh tế mới cho bán đảo Triều Tiên". Kế hoạch này sẽ trở thành thực tế nếu vấn đề hạt nhân của Triều Tiên được giải quyết.

Korea Herald cho hay, kế hoạch của ông Moon sẽ là đưa Hàn Quốc và Triều Tiên kết nối liên lạc qua đường ranh giới quân sự. Đây sẽ là "vành đai kinh tế" tạo lập một cộng đồng kinh tế mà ở đó người dân Hàn - Triều cùng được hưởng sự thịnh vượng.

"Hoạt động đường sắt liên Triều sẽ được tái kết nối. Một chuyến tàu khởi hành từ Busan và Mokpo sẽ chạy qua Bình Nhưỡng và Bắc Kinh và hướng tới Nga cũng như châu Âu. Các dự án hợp tác ở khu vực Đông Bắc Á như dự án đường ống dẫn khí đốt sẽ kết nối hai miền Triều Tiên với Nga cũng sẽ được thực hiện", Tổng thống Moon nói.

Binoculars

Kiev buộc phải thừa nhận không có lính Nga ở đông Ukraine, phơi bày dối trá của phương Tây

lugansk donbass ukraine
Reuters ngày 10/7 dẫn tuyên bố của phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov khẳng định rằng Nga không có bất kỳ binh lính nào ở Ukraine, phủ nhận lời Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg khi cho rằng, Nga có hàng trăm binh lính ở Ukraine và yêu cầu nước này rút quân.

Điều này cũng được Thứ trưởng về các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng tạm thời và người di cư nội địa Ukraine - ông Georgy Tuk thừa nhận. Ông Tuk cho hay, Kiev không nắm bắt được các bằng chứng pháp lý về sự hiện diện của quân đội Nga ở Donbass.

Sputnik dẫn lời ông Tuk trả lời tờ báo mạng Apostroph: "Chúng ta chưa thể, bất chấp mọi nỗ lực, chứng minh về mặt pháp lý quân đội Nga hiện diện ở Donbass".

Trong khi cáo buộc Moscow đưa quân tới miền Đông Ukraine, nhiều lần, binh lính nước ngoài gồm Mỹ, châu Âu đã bị phát hiện có mặt tại Donbass và trực tiếp tham chiến.