Chủ Những Con RốiS


Binoculars

Chuyên gia: Mỹ đang từ bỏ chính sách thất bại ở Syria qua thỏa thuận ngừng bắn với Nga

Deraa, Syria June 22, 2017
© Alaa Al-Faqir / Reuters
Nga và Mỹ đạt thỏa thuận ngừng bắn ở miền nam Syria kể từ 12h00 Damascus ngày 9 tháng 7. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov là người cho biết tin sau cuộc hội đàm của các Tổng thống Vladimir Putin và Donald Trump ở Hamburg.

Giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Damascus, ông Bassam Abu Abdullah đã nêu với Sputnik nhận định rằng, sự thay đổi đường lối của chính quyền Mỹ không phải là động thái chính trị hay nhượng bộ với Nga. "Chiến lược mới của Mỹ ở Syria đã chứng mình chính sách trước kia hoàn toàn thất bại. Trở nên rõ ràng, nếu không thay đổi thì tình hình sẽ càng thêm tồi tệ," — chuyên gia cho biết.

"Chính sách tiếp tay các nhóm khủng bố bằng vũ khí và tài chính đã chứng minh bất hiệu quả. Phe đối lập Syria do Mỹ dựng lên ở nước ngoài với kỳ vọng thế chân chính quyền Syria, cũng không đáp ứng được mong đợi," — ông B.A. Abdalla cho biết.

Những thất bại của phiến quân trên chiến trường Syria trở thành yếu tố quyết định để phương Tây thay đổi chiến lược ở Syria. Thắng lợi này là nhờ vào sự kiên cường của nhân dân Syria và những thay đổi cán cân quyền lực trên thế giới. "Chúng tôi nhìn nhận sự lớn mạnh của tiềm lực chính trị ở Moskva và Bắc Kinh," — chuyên gia Syria cho biết.

Attention

Mừng chiến thắng IS tại Mosul, Iraq ký hợp đồng mua 73 xe tăng T-90 của Nga

Russian tank T-90
Theo một nguồn tin của Al-Masdar News ngày 9/7, mới đây Bộ Quốc phòng Iraq xác nhận, nước này đã ký một thỏa thuận mua 73 xe tăng T-90 sau những cuộc đàm phán kéo dài với giới quan chức quân sự Nga.

Các xe tăng T-90S và xe tăng T-90SK được nhập từ Nga sẽ làm phong phú thêm kho vũ khí, đồng thời tăng tính cơ động của Lực lượng Vũ trang Iraq, Bộ Quốc phòng Iraq nhấn mạnh.

Trước đây, lực lượng này chỉ yếu dựa vào các loại xe bọc thép T-72, T-55 và BMP-1 cùng với M1A1 Abrams do Mỹ sản xuất để chiến đấu chống lại Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

Mặc dù thỏa thuận này đã góp phần tăng cường mối quan hệ giữa chính phủ Iraq và Nga. Tuy nhiên, hai nước vẫn chưa thể đi đến thống nhất việc Nga sẽ xuất khẩu hệ thống phòng không S-300 cho Iraq do những bất đồng về kế hoạch thanh toán.

Nhận xét: Hợp đồng này càng chứng tỏ Iraq, một nước vốn nằm dưới sự kiểm soát của Mỹ sau cuộc xâm lược năm 2003, đang dần thoát khỏi sự kiểm soát này và ngả về phía liên minh Nga - Iran - Syria.


Cut

Đức bắt đầu rút khỏi căn cứ không quân Incirlik của Thổ Nhĩ Kỳ do mâu thuẫn hai nước

A technician works on a German Tornado jet at the air base in Incirlik, Turkey
© Tobias Schwarz / ReutersMáy bay Đức tại căn cứ không quân Incirlik của Thổ Nhĩ Kỳ
Ngày 9/7, Đức bắt đầu rút quân khỏi căn cứ không quân Incirlik ở miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi Ankara từ chối cho các nghị sĩ Đức đến thăm các binh sĩ đồn trú tại đây.

Theo người phát ngôn Bộ Quốc phòng Đức, quyết định rút quân khỏi căn cứ không quân Incirlik được Quốc hội Đức thông qua ngày 21/6, đánh dấu căng thẳng mới trong quan hệ giữa hai nước vốn đang tồn tại nhiều bất đồng.

Theo kế hoạch này, các máy bay phản lực của Đức sẽ vẫn tiếp tục hoạt động ngoài căn cứ không quân Incirlik ít nhất cho đến cuối tháng 7, trong khuôn khổ sứ mệnh hỗ trợ hoạt động của liên quân do Mỹ đứng đầu chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Iraq và Syria.

Cũng trong thời gian này, những khí tài cần thiết sẽ được chuyển tới một căn cứ không quân tại Jordan, dự kiến bắt đầu triển khai hạm đội bay vào tháng 10 tới. Trong ngày 9/7, một máy bay tiếp nhiên liệu rời căn cứ Incirlik tới căn cứ ở Jordan.

Chess

Những nội dung chính và ý nghĩa của cuộc hội đàm Putin - Trump tại Đức

Putin and Trump
Nga và Mỹ đang dàn trận tại Địa Trung Hải và Syria. Nga bảo vệ chính quyền hợp pháp Assad đang sắp giành thắng lợi cuối cùng. Mỹ đang bảo vệ lực lượng nổi dậy chống Assad đang bị dần đánh bại mà nếu không có sự hỗ trợ mạnh mẽ của Mỹ thì đang ở tình thế "đồng hồ đếm ngược".

Mỹ đang tạo cớ "Assad sử dụng VKHH..." với tuyên bố "sẽ khiến cho chính quyền Syria trả giá vô cùng đắt", trong khi đó Nga tuyên bố đó là "sự xâm lược trắng trợn" là điều "không thể chấp nhận được"...

Mặc dù có điều an ủi rằng, Syria chẳng là cái gì để khiến Nga Mỹ tự sát, nhưng cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất, thứ hai, người ta biết nguyên nhân xảy ra của nó khi chỉ khi nó đã kết thúc. Vì thế, không ai khẳng định chắc chắn nguyên nhân chiến tranh thế giới lần thứ 3 trước khi nó xảy ra.

Như vậy, điều gì sẽ xảy ra nếu như Nga Mỹ đụng nhau trên chiến trường Syria? Không khó để trả lời. Đó là lý do vì sao thế giới đang "nín thở" theo dõi, ngóng kết quả buổi gặp nhau lần đầu tiên của tổng thống 2 cường quốc quân sự mạnh nhất thế giới mà nếu xảy ra chiến tranh thì "không một ai sống sót".

Airplane

Lý do an toàn? Chuyên cơ chở Putin bay đường vòng tránh không phận Ba Lan khi tới Đức

Putin G20 Hamburg
© Sputnik
Theo Reuters, chuyên cơ chở Tổng thống Nga Vladimir Putin đến dự Hội nghị G20 ở Đức hôm 6/7 đã phải bay vòng khoảng 500 km nhằm tránh không phận của nước Belarus, Ba Lan.

Thông tin từ website chuyên theo dõi máy bay Flight Radar 24 cho thấy chiếc máy bay của Chính phủ Nga bay từ Moscow tới Hamburg đã không theo lộ trình thẳng qua không phận các nước Belarus và Ba Lan, những nước gia nhập liên minh quân sự châu Âu.

Thay vào đó, chiếc máy bay Llyushin mang số hiệu RA-96022 bay qua không phận của 2 quốc gia trung lập là Phần Lan và Thụy Điển, trước khi đi vào không phận Đan Mạch và Đức, cả hai đều là thành viên khối NATO.

Đài truyền hình quốc gia Nga sau đó đăng tải hình ảnh cho thấy Tổng thống Putin bước xuống từ chuyên cơ có số hiệu đăng ký tương tự chiếc Ilyushin nói trên tại sân bay quốc tế Hamburg vào đêm 6/7 (theo giờ địa phương).

Nhận xét: Phát ngôn viên Điện Kremlin từ chối tiết lộ lý do máy bay Putin phải bay vòng mà chỉ nói "sự an toàn của tổng thống trong chuyến đi là trên hết". Phải chăng tình báo Nga có cơ sở để nghĩ rằng máy bay của Putin có thể "gặp tai nạn" khi bay qua không phận Ba Lan?


Chess

Mỹ công bố chiến lược mới tại Syria, xích lại gần hơn với Nga

Lavrov Tillerson
© Chip Somodevilla/Getty
Sputnik News dẫn thông tin từ báo chí Mỹ cho biết, trong chiến lược mới này, Mỹ sẽ không yêu cầu Tổng thống Syria Bashar al-Assad phải rời bỏ quyền lực. Ngoài ra, Mỹ cũng đồng tình với đề xuất thành lập các "vùng an toàn" tại Syria do Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra.

Tuy nhiên, chính quyền của ông Donald Trump được cho là không chấp nhận trao trả những vùng đất mà lực lượng do họ hậu thuẫn chiếm lại được từ IS cho chính quyền Damascus.

Theo phía Mỹ, những vùng đất này sẽ nằm dưới sự kiểm soát của các lực lượng là đồng minh của Mỹ như Các lực lượng Dân chủ Syria (SDF). Trong khi đó, những khu vực hiện do quân Chính phủ Syria kiểm soát sẽ nằm dưới sự giám sát của Nga.

Trước đó một ngày, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson tuyên bố, dù còn rất nhiều bất đồng chưa được giải quyết, Mỹ và Nga vẫn có thể hợp tác với nhau trong vấn đề Syria.

Chess

Putin - Trump lần đầu gặp mặt, thảo luận 140 phút bên lề hội nghị G-20 tại Hamburg, Đức

Russia's President Vladimir Putin shakes hands with U.S. President Donald Trump
© Carlos Barria / Reuters
Ban đầu dự kiến kéo dài 30 phút nhưng cuối cùng, cuộc gặp đầu tiên giữa hai tổng thống Mỹ - Nga chỉ kết thúc sau... 140 phút.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 7-7 gặp nhau bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20 (nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới) tại TP Hamburg - Đức.

Hãng tin AP trích nguồn tin 3 quan chức Mỹ cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Donald Trump đã đạt được thỏa thuận ngừng bắn ở Tây Nam Syria. Dù chi tiết chưa được công bố và cũng chưa rõ sẽ được áp dụng ra sao song thỏa thuận này có hiệu lực vào trưa 9-7 (giờ địa phương).

Đây được xem là sự can thiệp sâu hơn của Mỹ vào nỗ lực giải quyết cuộc nội chiến ở Syria. Cũng có liên quan đến thỏa thuận là Jordan và Israel - hai đồng minh của Mỹ chia sẻ đoạn biên giới ở miền Nam Syria.

Bizarro Earth

Thế giới ngập trong $217.000.000.000.000 nợ, và đó là cách giới chủ ngân hàng thế giới muốn

World in debt
Số nợ của toàn thế giới đã đạt mức kỷ lục trong quý 1 năm nay, chủ yếu do nợ nần gia tăng ở các nền kinh tế mới nổi. Điều này đặt ra câu hỏi thế giới có xảy ra một cuộc khủng hoảng tài chính nữa trong tương lai gần.

Hãng tin CNBC dẫn số liệu từ Viện Tài chính Quốc tế (IIF) cho biết khối nợ toàn cầu đã đạt mức 217 nghìn tỷ USD vào cuối tháng 3/2017, tương đương 327% tổng sản phẩm trong nước (GDP) của thế giới.

"Gánh nặng nợ nần không phân bổ đều. Một số quốc gia và lĩnh vực đã giảm nợ, trong khi một số khác lại gia tăng vay nợ lên mức rất cao. Ở nhóm tăng nợ, khối nợ phình to có thể tạo ra những trở ngại đối với tăng trưởng trong dài hạn và rốt cục đặt ra những rủi ro đối với sự ổn định tài chính", báo cáo Theo dõi nợ toàn cầu của IIF có đoạn viết.

Hôm thứ Ba tuần này, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Janet Yellen phát biểu tại London rằng các ngân hàng hiện nay đã ở trong một trạng thái khỏe mạnh hơn rất nhiều và một cuộc khủng hoảng tài chính nữa là điều sẽ không xảy ra "trong cuộc đời chúng ta".

Nhận xét: Tất cả tiền lãi từ núi nợ khổng lồ đó sẽ chảy vào túi giới chủ ngân hàng thế giới, những kẻ đứng sau và sở hữu hầu hết các ngân hàng trung ương trên thế giới, đứng đầu danh sách là Cục Dữ trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED). Núi nợ này không thể trả được và nó sẽ chỉ phình mãi ra cho đến khi nó nổ tung và phá tan hệ thống tài chính trên cả thế giới. Và điều đó sẽ xảy ra trong tương lai gần, rất gần.

Xem thêm: Bản chất của tiền, và lý do Nga, Trung Quốc sắp chiếu tướng giới tài chính phương Tây


Rainbow

Putin - Tập Cận Bình gặp gỡ, mở ra chương mới trong quan hệ hợp tác đặc biệt Nga - Trung

Xi Jinping and Vladimir Putin
© Michael Klimentyev / Sputnik
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã bắt đầu chuyến thăm Nga 2 ngày từ hôm 3/7, trước thềm diễn ra Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Đức. Theo truyền thông Nga và Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình cùng Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gặp gỡ để thảo luận về hợp tác song phương cũng như các vấn đề quốc tế.

Theo Tân Hoa xã, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Putin đã dự bữa tối tại Điện Kremlin ngày 3/7. Hai nhà lãnh đạo đã thảo luận quan điểm về tình hình Syria và các vấn đề liên quan đến Bán đảo Triều Tiên.

Tuy nhiên, lý do thực sự khiến ông Tập Cận Bình quyết định đến thăm Nga trước khi dự Hội nghị thượng đỉnh G20 là gì? Hãng tin Sputnik (Nga) đã tổng hợp ý kiến từ các chuyên gia và đưa ra một số yếu tố chính quan trọng.

Nhận xét: Ngoài các thỏa thuận kinh tế (không dùng đồng đôla Mỹ), điểm đặc biệt trong cuộc gặp này là việc Nga và Trung Quốc chính thức đưa ra cùng một quan điểm trong nhiều vấn đề quốc tế, khác với trước đây chỉ một bên ra mặt còn bên kia ủng hộ ngầm. Có thể nói đến nay, hai siêu cường này đã đủ tin cậy lẫn nhau để hành động không chỉ như đối tác, mà như một thực thể. Đó chính là phước lành cho thế giới này vậy.


Clipboard

Việt Nam sắp mua 64 xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 từ Nga

Russian tank t-90
Báo cáo cuối năm 2016 của công ty Uralvagonzavod cho biết, trong năm 2017, họ sẽ cung cấp cho Việt Nam 64 xe tăng chiến đấu chủ lực T-90S và T-90SK.

T-90S là phiên bản xe tăng T-90 được sản xuất phục vụ mục đích xuất khẩu, nó còn ra đời trước biến thể T-90A mà Quân đội Nga đang sử dụng. Tùy theo yêu cầu từ phía đối tác mà T-90S sẽ được lắp đặt những trang thiết bị khác nhau, năng lực chiến đấu của nó không hề thua kém, thậm chí còn có thể vượt trội cả T-90A.

Vũ khí chính của các xe tăng T-90S chế tạo thời gian gần đây là pháo nòng trơn 2A46M5 cỡ 125 mm trang bị hệ thống nạp đạn tự động, ngoài việc bắn được tất cả các loại đạn thông dụng nó còn có khả năng phóng tên lửa chống tăng 9M119 Refleks (AT-11 Sniper) qua nòng. Trái tim của T-90S dự kiến là loại diesel tăng áp V-92S2F công suất 1.130 mã lực (tương tự T-72B3M).

Bổ trợ cho khẩu pháo chính là súng máy hạng nặng 12,7 mm (NVS hoặc Kord) được điều khiển bắn từ trong xe và súng máy đồng trục PKTM 7,62 mm. Các vũ khí trên nằm dưới sự kiểm soát của hệ thống điều khiển hỏa lực theo dõi mục tiêu tự động (ASC) và máy tính đạn đạo (WB), cho phép bắn chính xác cả trong điều kiện tầm nhìn rất kém.