Chủ Những Con RốiS


Gold Bar

Vàng: Món đặt cược chắc ăn của Nga và Trung Quốc

putin gold
Những động thái tích cực của Nga và Trung Quốc trên thị trường vàng thế giới đang làm kim loại quý tăng giá và lung lay vị thế thống trị của đồng đôla.

Báo Die Welt của Đức viết, trong bối cảnh xuất hiện nhiều hoài nghi về hệ thống tài chính các nước phương Tây, các động thái này đe dọa cướp đi của Mỹ những đòn bẩy áp lực.

Vào lúc tình hình kinh tế không ổn định như hiện nay, vàng là cách bảo hiểm tốt. Kim loại này có giá trị trên toàn thế giới và khối lượng không thể tăng một cách nhân tạo. Vàng có thể ngăn chặn những dao động mạnh trên thị trường tài chính, trở thành một lá chắn tin cậy trước các tác động khủng hoảng, — tạp chí viết.

Trong điều kiện bị áp đặt trừng phạt và giá dầu giảm, Nga dứt khoát phải thoát khỏi sự phụ thuộc đồng đôla. Tổng thống Vladimir Putin đã thực hiện những bước làm cần thiết theo hướng này. Kể từ năm 2005, dự trữ vàng của Nga đã tăng khoảng 4 lần, chỉ riêng trong năm ngoái tăng hơn 200 tấn, — các tác giả bài báo ghi chú.

Nhận xét: Một khi đồng đôla Mỹ sụp đổ, điều có nhiều khả năng xảy ra trong tương lai gần, vàng sẽ là thứ đảm bảo tốt nhất cho sự ổn định tài chính của một quốc gia. Với dự trữ vàng khổng lồ của mình, Nga và Trung Quốc có cơ sở để đạt được vị thế vững chắc trong tương lai.

Xem thêm:Năm 2015, khối BRICS chiếu tướng giới tài chính phương Tây?


Powertool

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry phá hoại lệnh ngừng bắn ở Syria trước khi nó bắt đầu

Kerry
© Reuters
Mỹ đã tính phương án B ở Syria dù thỏa thuận ngừng bắn vừa được thiết lập, dự đoán chia đôi Syria dù quân chính phủ giành nhiều thành công lớn.

Thỏa thuận ngừng bắn ở Syria có nguy cơ đổ vỡ

The Guardian đưa tin, trong phiên họp tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện hôm 23/2, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã nhắc đến khả năng chia cắt Syria nếu lệnh ngừng bắn vô hiệu.

"Có lẽ sẽ quá muộn để giữ được toàn bộ lãnh thổ Syria nếu chúng ta cứ tiếp tục chờ đợi" - ông Kerry phát biểu. Dù vậy, sau đó Ngoại trưởng Mỹ không trực tiếp đề ra việc chia cắt lãnh thổ sẽ là giải pháp, cũng như không nói cụ thể "phương án B" mà ông và các nhà ngoại giao đại diện của các bên liên quan tại Syria đã tính đến.

Nhận định về tiến trình đàm phán hiện nay, ông Kerry "chĩa mũi dùi" vào Tổng thống Assad: "Chính Assad sẽ phải đưa ra những quyết định nghiêm túc về việc thiết lập một chính phủ giao thời... bởi (nếu không), đã có những phương án dự phòng được tính đến".

Nhận xét: Sự bệnh hoạn của chính sách ngoại giao Hoa Kỳ ngày càng trở nên rõ ràng hơn. Tại sao họ tìm cách phá hoại hiệp định mà chính họ vừa đồng ý với Nga ngày hôm trước? Đơn giản là vì họ vẫn còn "cố đấm ăn xôi", tìm cách cứu vãn kế hoạch chia cắt, hủy diệt Syria mà họ đã bỏ công theo đuổi bao lâu nay mà giờ đang sụp đổ.


Telephone

WikiLeaks: Cục An ninh Quốc gia Mỹ nghe lén cả các lãnh đạo thế giới "thân thiện"

NSA eavesdropping
Wikileaks mới đây công bố tài liệu tối mật tiết lộ, Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) được cho là đã nghe lén các phiên họp quan trọng của nhiều lãnh đạo thế giới, trong đó có Tổng thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) Ban Ki-moon, Thủ tướng Đức Angela Merkel, thủ tướng Italia và Israel.

NSA đã nghe lén các cuộc gặp cấp cao về biến đổi khí hậu, kinh tế toàn cầu, thậm chí "cách để ứng phó với Tổng thống Mỹ Barack Obama", theo tài liệu mới nhất được Wikileaks công bố.

Một trong những tiết lộ của Wikileaks đó là việc NSA đã nghe lén cuộc họp riêng giữa Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon và Thủ tướng Đức Angela Merkel khi họ thảo luận cách ứng phó biến đổi khí hậu. Theo thông cáo báo chí của Wikileaks, mục tiêu của việc nghe lén này là để bảo vệ lợi ích dầu mỏ của Mỹ.

"Hôm nay chúng tôi muốn cho mọi người thấy các cuộc họp riêng của Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon về cách cứu hành tinh này trước sự biến đổi khí hậu đã bị một quốc gia nghe lén nhằm mục đích bảo vệ lợi ích của các tập đoàn dầu mỏ lớn nhất của nước này", ông Julian Assange, nhà sáng lập trang Wikileaks cho hay.

Nhận xét: Đến cả các nhà lãnh đạo "thân thiện" với Hoa Kỳ như tổng ký Liên Hiệp Quốc, thủ tướng Đức, Israel, Ý còn trở thành mục tiêu thì tất cả mọi người đều là mục tiêu. Đây chính là viễn cảnh trong cuốn sách 1984 của George Orwell trở thành hiện thực.


Jet4

Lửa chiến trường Syria tôi luyện tính năng hoàn thiện cho vũ khí Nga

Russian warplanes in Syria
© Sputnik/ Dmitry Vinogradov
Các chuyên gia quân sự cho rằng, kinh nghiệm thực chiến ở Syria giúp các tập đoàn sản xuất vũ khí Nga hoàn thiện hàng loạt loại vũ khí, trang bị.

Lực lượng tham chiến ở Syria của không quân

Ông Aleksandr Klementiev, Phó tổng giám đốc Tập đoàn chế tạo máy bay Sukhoi của Nga nhận định, kinh nghiệm tiến hành các hoạt động không kích của Lực lượng Hàng không-Vũ trụ Nga (VKS) ở Syria là rất bổ ích cho các Tập đoàn chế tạo máy bay của nước này.

Những kinh nghiệm thu lượm được trong thực tế hoạt động trên chiến trường, những ưu, nhược điểm của các loại máy bay chiến đấu sẽ được các công trình sư Nga nghiên cứu kỹ lưỡng khi phát triển các đề án về chiến đấu cơ mới và cải tiến những máy bay hiện có.

Nga đã bắt đầu triển khai chiến dịch không kích vào các mục tiêu mặt đất của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS - Islamic State) ở Syria vào ngày 30-9-2015, theo đề nghị hỗ trợ chống khủng bố của Tổng thống Cộng hòa Ả Rập Syria là ông Bashar al-Assad.

Rocket

Kỷ nguyên ưu thế quân sự thông qua tàu sân bay của Hoa Kỳ đã kết thúc

Carrier killer missile
Tàu sân bay, tiêm kích hạm Mỹ dễ thành mồi ngon


Trong bài viết ngày 22-2, tờ báo Mỹ Washington Post khẳng định rằng, sự vượt trội của Mỹ về mặt quân sự so với các nước khác sẽ sớm đi vào quá khứ, bởi vì sức mạnh chính của hải quân nước này thông qua hạm đội tàu sân bay hùng mạnh sẽ mất đi ý nghĩa vốn có của nó.

Washington Post trích dẫn báo cáo của chuyên gia thuộc Trung tâm An ninh mới của Mỹ công bố hôm 22-2 cho biết, hoạt động của Mỹ ở nước ngoài đã đi đến bước ngoặt mới đầy nguy hiểm.

Trước đây, thật khó có gì có thể chống lại tàu sân bay Mỹ, nhưng bây giờ tình hình đã thay đổi triệt để. "Trong những năm gần đây, các quốc gia như Trung Quốc, Iran và Nga đã hiện đại hóa lực lượng và vũ khí của quân đội, vượt qua các lợi thế quân sự của Hoa Kỳ" - WP nhấn mạnh.

Ở khu vực Biển Baltic, Nga đã xây dựng một hệ thống phức tạp các hệ thống tên lửa chống hạm mạnh mẽ, các hệ thống phòng không tối tân và triển khai cả những hệ thống phòng thủ tên lửa đầy hiệu quả.

Document

Nga, Mỹ nhất trí thời điểm lệnh ngừng bắn tại Syria

Putin and Obama
© REUTERS/ Kayhan Ozer/Pool
Mỹ và Nga ngày 22-2 đã đạt được thỏa thuận mới đối với lệnh ngừng bắn ở Syria, theo đó thỏa thuận tạm ngưng các hành động thù địch ở các quốc gia Trung Đông này sẽ bắt đầu đi vào hiệu lực vào ngày 27-2.

Lệnh ngừng bắn đạt được giữa các bên liên quan trong cuộc chiến sẽ không được áp dụng đối với nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và các thành viên Mặt trận Al-Nusra có quan hệ với mạng lưới khủng bố quốc tế Al-Qeada và các nhóm có liên quan tới khủng bố khác.

Trong một tuyên bố chung, Mỹ và Nga nói rằng lệnh ngừng các hoạt động thù địch sẽ bắt đầu vào nửa đêm 26-2, bước sang ngày 27-2, theo giờ Damascus và yêu cầu tất cả các bên liên quan tới thỏa thuận này phải xác nhận chấp nhận vào buổi trưa của ngày trước đó.

Thỏa thuận quy định hành vi vi phạm thỏa thuận này sẽ được thông báo lên đường dây nóng tới lực lượng đặc nhiệm do Mỹ và Nga đồng chủ trì có quyền loại bỏ nhóm vi phạm khỏi thỏa thuận và từ đó một lần nữa có thể tái mở ra tấn công quân sự.

Tất các các nhóm nổi dậy ký vào lệnh ngừng bắn không chỉ ngừng sử dụng vũ khí hay đánh chiếm giành lại lãnh thổ mà còn phải nhanh chóng cho phép các khu vực họ đang kiểm soát tiếp cận các hoạt động cứu trợ nhân đạo.

Nhận xét: Đây là một thắng lợi ngoại giao lớn cho chính phủ Syria và Nga do những nhóm khủng bố phương Tây hậu thuẫn đều bị loại trừ khỏi thỏa thuận này. Tuy vậy, cũng giống như ở Ukraine trước đây, có nhiều khả năng chính phủ Hoa Kỳ sẽ giở trò gì đó để phá hoại thỏa thuận. Bản chất của họ là như vậy.


Jet3

Quân đội Syria khép kín vòng vây IS tại phía đông Aleppo

Surrounded IS in Aleppo
© IUCAVòng vây đã siết chặt ở đông Aleppo
Lực lượng chính phủ đã khép kín vòng vây ở phía đông tỉnh Aleppo, cắt đứt mọi tuyến đường liên hệ với bên ngoài của IS. IS đã không còn lối thoát.

Trong suốt 72 giờ qua, lực lượng đặc biệt tinh nhuệ Tiger của Syria đã phối hợp với Liwaa Suqour Al-Sahra (Lữ đoàn Diều hâu Sa mạc), lực lượng Cheetah "Team 3" tiến công về phía tây dọc theo quốc lộ Aleppo - Raqqa nhằm khép chặt vòng vây IS ở phía đông Aleppo.

Lực lượng Tigers và đồng minh tấn công đánh chiếm và giành được quyền kiểm soát thị trấn cuối cùng Umm Tazkiyah trên cao nguyên Al-Safira, nằm giữa trận tuyến dọc theo cao tốc Aleppo - Raqqa và quận Jibreen thuộc thành phố Aleppo.

Kết quả là hơn 800 phần tử khủng bố IS đang chiến đấu tại thành phố Al-Safira và thị trấn Tal'Aran rơi vào vòng vây của lực lượng chính phủ. Không có đường tiếp vận và không có đường rút, điều đó có nghĩa là các phần tử khủng bố sẽ phải hoặc là mở đường máu phá vây, tử chiến hoặc là buông súng đầu hàng.

Dollars

Đoạn kết đồng đôla: Trung Quốc, Nhật Bản ồ ạt bán trái phiếu chính phủ Mỹ

dollars for oil
Chủ nợ lớn nhất của Mỹ, Trung Quốc đã bán 18 tỷ đôla trái phiếu Chính phủ Mỹ trong tháng 12/2015.

Không chỉ mình Trung Quốc, Nhật Bản thậm chí đã bán nhiều hơn, khoảng 22 tỷ USD. Trong năm qua, Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ và Bỉ cũng đã cố gắng giảm mức nắm giữ nợ Mỹ. Tất cả những điều này đã dẫn đến một năm bán tháo trái phiếu chính phủ nước này của các ngân hàng trung ương. Nhiều quốc gia đang chịu thiệt hại từ suy thoái kinh tế toàn cầu, điều này buộc các ngân hàng trung ương phải dùng mọi biện pháp để giúp củng cố nền kinh tế của họ.

Ngân hàng trung ương Nhật Bản và Thụy Điển đã phải dùng đến mức lãi suất âm để thúc đẩy các ngân hàng cho vay nhiều hơn. Ngân hàng Trung ương Châu Âu đang mua trái phiếu phát hành bởi các nước thành viên của mình. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc thì đang bơm tiền mặt vào hệ thống tài chính của họ.

Đối với nhiều ngân hàng trung ương, việc bán trái phiếu kho bạc Mỹ mang lại cho họ tiền mặt để chống đỡ với sự sụp đổ của đồng nội tệ.

Tổng cộng, các ngân hàng trung ương đã bán ra tổng 225 tỷ đôla trái phiếu Chính phủ Mỹ trong năm vừa qua, cao nhất kể từ năm 1978, năm cuối cùng có sẵn số liệu. Trong năm 2014, theo phân tích của CNNMoney về dữ liệu Kho bạc được công bố vào đầu tuần trước, chính phủ các nước đã mua ròng thêm 45 tỷ đôla trái phiếu Kho bạc Mỹ.

Nhận xét: Từ nhiều năm qua, nhiều nước, dẫn đầu là Nga và Trung Quốc, nỗ lực xây dựng một hệ thống tài chính mới công bình hơn và nằm ngoài sự thống trị của Hoa Kỳ. Quá trình ấy đang đi đến giai đoạn kết thúc, với kết quả tất yếu là sự sụp đổ của đồng đôla Mỹ cùng hệ thống tài chính dựa vào đó.


Attention

Assad: Syria sẽ đối xử Thổ Nhĩ Kỳ như với bọn khủng bố nếu họ phái quân vào nước này

Assad
© www.cnn.com"Không ai có quyền can thiệp vào Syria!"
Tổng thống Syria Bashar Assad tuyên bố rằng nếu Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Saudi Arabia phái quân đến Syria với lý do đấu tranh chống khủng bố IS, thì chính quyền Syria sẽ đối xử với họ như với bọn khủng bố.

"Đó chỉ là cái cớ. Nếu điều này xảy ra, chúng tôi sẽ đối xử với họ như với những tên khủng bố. Chúng tôi bảo vệ đất nước mình. Không ai có quyền xâm nhập vào Syria - dưới góc độ chính trị hoặc quân sự. Như vậy sẽ là vi phạm luật pháp quốc tế, và đối với chúng tôi, với các công dân Syria, thì phương án duy nhất là bảo vệ Tổ quốc của mình", — ông Assad nói trong cuộc phỏng vấn của tờ báo Tây Ban Nha El Pais.

Ông nói thêm rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã phái những tên khủng bố đến nước ông và "ngay từ đầu đã xía vào các sự kiện ở Syria". "Saudi Arabia là nhà tài trợ chính của bọn khủng bố. Họ giúp đưa chúng lên máy bay, gửi đến Thổ Nhĩ Kỳ rồi từ đó đến Syria", — ông Assad tố cáo.

Ông lưu ý rằng chính quyền Syria coi những người nước ngoài chiến đấu trong hàng ngũ các nhóm vũ trang bất hợp pháp cũng giống như những tên khủng bố khác, và nếu bắt được những đối tượng này thì vấn đề dẫn độ sẽ được giải quyết thông qua đàm phán với các nước.

Nhận xét: Đây là lời cảnh báo rõ ràng nhất của nhà lãnh đạo hợp pháp của Syria. Nếu Thổ Nhĩ Kỳ và Ả rập Xê út vẫn điều quân vào Syria, dù với bất cứ lý do ngụy biện nào chăng nữa, thì đó chỉ có thể là cuộc xâm lược, và sẽ bị đáp trả thích đáng.


Stormtrooper

Nghị sĩ Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc quân đội nước này thảm sát 150 thường dân người Kurd

kurds kurdos
© AFP 2016/ Delil Souleiman
Một nữ nghị sĩ Thổ Nhĩ Kỳ đã cáo buộc các quân nhân trong cái chết của gần 150 người Kurd ở tỉnh Şırnak, phía đông - nam Thổ Nhĩ Kỳ.

"Ở huyện Chizre, tỉnh Sırnak, gần 150 người trong các ngôi nhà đã bị thiêu sống bởi các quân nhân Thổ Nhĩ Kỳ. Một số thi thể được tìm thấy đã bị chặt đầu",- bà Feleknas Udzha, một nghị sĩ từ Đảng Dân chủ Nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ tích cực bảo vệ các quyền của dân tộc thiểu số trong nước, tuyên bố với hãng tin Sputnik.

Bà nói thêm rằng tất cả các nạn nhân trong khu vực giáp biên giới với Syria và Iraq đều là người dân tộc Kurd.

Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng Mười Hai năm ngoái đã công bố lệnh giới nghiêm tại một số khu định cư của người Kurd ở phía đông đất nước. Ở Sura tiếp tục xảy ra những cuộc đụng độ giữa lực lượng an ninh với các tay súng của đảng Công nhân Kurdistan. Theo dữ liệu từ Bộ Tham mưu Thổ Nhĩ Kỳ, từ giữa tháng Mười Hai, hơn 900 phiến quân người Kurd đã bị tiêu diệt trong các vùng hoạt động chống khủng bố. Tuy nhiên, các đại diện của Đảng Dân chủ nhân dân ủng hộ người Kurd khẳng định rằng vài chục dân thường đã thiệt mạng trong thời gian tiến hành chiến dịch.

Nhận xét: Có gì đáng ngạc nhiên khi người Kurd ở phía nam Thổ Nhĩ Kỳ đứng lên chống lại chính quyền Ankara? Ankara vẫn luôn gọi họ là khủng bố và dùng mọi biện pháp để đàn áp nhưng thực sự ai mới là khủng bố ở đây?