Chủ Những Con RốiS


Attention

IS tại Afghanistan - nguy cơ đe dọa không thể bỏ qua

ISIS flag
© Stringers/Reuters
Tại Matxcơva vừa diễn ra hội nghị quốc tế chuyên đề về mối đe dọa của "Nhà nước Hồi giáo". Trong hội nghị có sự tham gia của các chuyên viên từ Nga, Afghanistan và Tajikistan.

Những tháng gần đây, như ai cũng rõ, cả Afghanistan cũng thành mục tiêu của bọn khủng bố IS. Các thành viên tham gia hội nghị bày tỏ sự lo ngại trước kế hoạch của Daesh (IS) về gia tăng hoạt tính phá hoại ở các nước Trung Á và dùng Afghanistan như một cơ sở hậu thuẫn.

Hiện thời vị thế của Daesh ở Afghanistan chưa mạnh lắm nhưng cần xem xét mối đe dọa này một cách nghiêm túc. Trả lời phỏng vấn của đài "Sputnik", ông Sidiqollah Tauhidin thành viên Ban cố vấn của Bộ trưởng Nội vụ Afghanistan đã kể về trạng thái của chiến binh Daesh ở Afghanistan.
"Những đối tượng đang chiến đấu trong hàng ngũ của Daesh ở Afghanistan là những tên khủng bố giầu kinh nghiệm. Đa số bọn chúng là những kẻ đào tẩu từ Taliban, chưa hề để mất vốn "kỹ năng chiến binh" cơ bản như phá hoại, cướp bóc và giết người. Daesh ở Afghanistan đánh nhau chống lại tất cả chứ không chỉ riêng chống chính quyền trung ương. Ở miền đông đất nước đang có giao tranh giữa quân Taliban và Daesh. Hiện tại thì Taliban có vẻ đang chiếm ưu thế. Còn ở miền Bắc đất nước có nhóm "Hizb ut-Tahrir" hoạt động ráo riết. Tham vọng cực đoan của nhóm này chính là nhằm vào vùng Trung Á. Có thông tin về liên kết của chúng với Daesh. Theo dữ liệu của chúng tôi, "Hizb ut-Tahrir" một mặt là kiểu "ban tuyển dụng nhân sự" của Daesh. Nhưng mặt khác, cả giữa những nhóm này cũng có rạn nứt và mâu thuẫn, thậm chí đến mức đụng độ".

Nhận xét: Mục tiêu của phương Tây là ngăn chặn hòa bình tại vùng Trung Á, khiến Nga và Trung Quốc không thể phát triển được. IS chỉ là phương tiện để đạt được mục đích đó. Đó cũng chính là lý do tại sao Nga lại tích cực đến như vậy trong cuộc chiến chống khủng bố. Đó là vì mục tiêu cuối cùng là nước Nga.


Light Saber

Iraq chính thức yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc buộc Thổ Nhĩ Kỳ rút quân

Turkish Troops
© ReutersBinh lính Thổ Nhĩ Kỳ
Iraq hôm qua đệ đơn lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ rút quân vô điều kiện và ngay lập tức khỏi miền bắc nước này, gọi động thái điều quân của Ankara là "vi phạm trắng trợn" luật pháp quốc tế.

"Chúng tôi kêu gọi Hội đồng Bảo an yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ rút quân ngay lập tức... và không tái xâm phạm chủ quyền Iraq", Reuters dẫn lời đại sứ Iraq tại Liên Hợp Quốc Mohamed Ali Alhakim trong thư gửi đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Samantha Power, chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an tháng 12.

Theo một bản dịch không chính thức từ tiếng Arab, Baghdad tố hành động của Ankara "vi phạm trắng trợn" các nguyên tắc trong Hiến chương Liên Hợp Quốc, xâm phạm toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia Iraq.

Thổ Nhĩ Kỳ cuối tuần trước điều nhiều binh sĩ tới gần thành phố Mosul, miền bắc Iraq, với lý do huấn luyện lực lượng người Kurd bản địa chống Nhà nước Hồi giáo (IS). Iraq ngày 5/12 triệu đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại nước này, yêu cầu Ankara lập tức rút quân khỏi Iraq.

Nhận xét: Trừ phi Hoa Kỳ, muốn Thổ Nhĩ Kỳ rút quân, còn không thì động thái này của Iraq cũng sẽ không có kết quả gì, vì Hoa Kỳ có quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và đã thường xuyên dùng quyền đó để che chở cho mọi hành vi vi phạm luật quốc tế trắng trợn nhất của các đồng minh.

Tuy nhiên, việc chính thức đưa Thổ Nhĩ Kỳ ra Hội đồng Bảo an sẽ giúp vạch mặt sự đạo đức giả và hai mặt của phương Tây trong cái gọi là duy trì hòa bình ổn định trên thế giới. Có đời thuở nào một nước có thể đem quân vào nước khác để "huấn luyện" lực lượng địa phương bất chấp sự phản đối quyết liệt của nước kia?


Rocket

Vừa khiến Mỹ "run tay" với S-400, Nga lại úp mở về tên lửa S-500

S-400
© Dmitriy Vinogradov / Sputnik Hệ thống tên lửa phòng không S-400 triển khai tác chiến tại căn cứ không quân Hmeymim để bảo vệ máy bay Nga tại Syria.
Quân đội Nga sẽ sớm nhận được những nguyên mẫu đầu tiên của hệ thống phòng không S-500 thế hệ mới, chuyên gia quân sự Igor Korotchenko khẳng định. Tuy nhiên, ông Korotchenko không cho biết thời điểm cụ thể các hệ thống này được chuyển giao.

Phát biểu sau cuộc họp của Bộ Quốc phòng Nga vào hôm qua (11/12), ông Korotchenko cho biết, Nga đang đặc biệt chú trọng công tác phát triển các hệ thống phòng không vũ trụ.

"Chúng tôi được biết Lực lượng Không quân Vũ trụ Nga sẽ tiếp tục nhận thêm các hệ thống S-400. Hệ thống S-500 sẽ sớm hoàn thành thử nghiệm cấp quốc gia và đưa vào biên chế".

Theo ông Korotchenko, quân đội Nga đã đạt được nhiều tiến bộ đáng kể và là một trong những lực lượng quân sự hàng đầu thế giới.

"Chúng ta hoàn toàn có khả năng bảo vệ đất nước trong nhiều thập kỷ tới" - ông Korotchenko nói.

Newspaper

Quân đội Syria đánh chiếm thành công vành đai thành phố chiến lược Aleppo

Aleppo battle
Quân đội Syria tiếp tục tiến công tại Aleppo
Quân đội chính phủ Syria cùng đồng minh Iran đã đánh chiếm lại khu vực vành đai Aleppo, là nơi kiểm soát của Phiến quân khủng bố.

Theo hãng RT, ngày 10/12 lực lượng quân đội chính phủ Syria đã cùng với đồng minh Iran di chuyển vào các khu vực xung quanh đường cao tốc vành đai Aleppo là nơi bị kiểm soát bởi các lực lượng phiến quân khủng bố.

Cùng với sự trợ lực của các cuộc không kích từ các máy bay Nga, các cuộc đụng độ đã xảy ra khiến lực lượng khủng bố chịu nhiều tổn thất nặng nề.

Trước đó, những cuộc giao tranh ác liệt đã nổ ra giữa các lực lượng chính phủ và phiến quân IS trên những ngọn đồi quanh hai khu vực Maheen và Hawareen. Các đơn vị quân đội Syria đã rút khỏi tất cả các khu vực này sau một cuộc tấn công của IS.

Các thị trấn này trước đó do phiến quân Nhà nước hồi giáo kiểm soát, nhưng vào cuối tháng 11 vừa qua, quân đội Syria và lực lượng dân quân ủng hộ chế độ Damascus đã chiếm lại chúng dưới sự yểm trợ của Không quân Nga.

Eagle

Điềm báo: Donald Trump bị đại bàng, biểu tượng nước Mỹ, tấn công

trump attacked eagle
© Time / YouTube
Ứng viên tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ bị con đại bàng mang tên Chú Sam, tấn công lúc chụp ảnh cho trang bìa tạp chí Time.

Video mới được TIME công bố cho thấy sự cố xảy ra khi tỷ phú Donald Trump đồng ý chụp ảnh với đại bàng cho trang bìa của tạp chí này vào tháng 8 vừa qua.

Nhiếp ảnh gia Martin Schoeller đặt con đại bàng tên là Uncle Sam (Chú Sam), biểu tượng của nước Mỹ, lên cánh tay ông Trump để chụp hình. Chú Sam tỏ vẻ không mấy thích thú với "đối tác" này và bất ngờ tấn công khiến Trump giật mình.

Trong khi thực hiện chụp một bức ảnh khác với tư thế ngồi trên bàn làm việc cạnh con đại bàng, ứng viên tổng thống Mỹ của Đảng Cộng hòa một lần lần nữa bị con vật này tấn công khi ông đưa tay về phía nó.

Nhận xét: Đại bàng là biểu tượng của nền tự do và dân chủ Hoa Kỳ, nên không có gì đáng ngạc nhiên khi nó tấn công gã phát xít Donald Trump. Tự do, và tất cả những gì nó đại diện, chắc chắn sẽ bị đe dọa trước một kẻ như Trump.


Windsock

Chính sách phá sản của Mỹ tại Trung Đông đang đẩy Iraq về phía Nga, Iran

Putin and Haider al-Abadi
© KremlinTổng thống Nga Vladimir Putin (phải) tiếp Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi tại Điện Kremlin tháng 5/2015, bàn về hợp tác song phương và các vấn đề quốc tế
Một Ủy ban của Quốc hội Iraq vừa đe dọa hủy hiệp ước an ninh với Mỹ bởi mối quan ngại Washington không thể kiềm chế được Thổ Nhĩ Kỳ, buộc Baghdad tìm sự trợ giúp từ Nga và Iran.

Vụ Thổ Nhĩ Kỳ triển khai quân đội xâm nhập lãnh thổ Iraq hôm 4/12 đã bị Baghdad cáo buộc là hành động xâm phạm chủ chuyền nước này, đồng thời yêu cầu NATO can thiệp kiềm chế đồng minh của mình. Thời hạn 48 tiếng mà chính phủ Iraq đặt ra hôm 6/12 để Thổ Nhĩ Kỳ rút quân cũng đã hết, nhưng Ankara vẫn phớt lờ yêu cầu này.

Ông Adam Whitcomb, chuyên gia phân tích thuộc Viện Các vấn đề Vùng Vịnh nói với Sputnik News (Nga): "Những sự kiện gần đây đang cho thấy rõ sự xoay trục chính sách của Iraq sang liên minh mạnh mẽ hơn, Nga-Iran."

Ông cho biết, Iraq hiện đã gia nhập một liên minh chia sẻ thông tin cùng Moscow và Tehran.

Nhận xét: Chính phủ Iraq chắc đã nhận ra ai là người thực sự chiến đấu chống khủng bố, và ai là người dung dưỡng cho khủng bố giày xéo, chia cắt đất nước họ. Họ chắc chắn cũng không quên đất nước của họ đã bị tàn phá ra sao sau khi được Mỹ "truyền bá dân chủ" vào năm 2003.


War Whore

Gã điên John McCain: "Sợ Nga là điều đáng xấu hổ, phải áp đặt vùng cấm bay tại Syria"

Senator John McCain
© Soha.vn
Đó là phát biểu của Thượng nghị sĩ Arizona, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, John McCain, trong phiên điều trần hôm 9/12 vừa qua về tình hình chống IS tại Iraq và Syria.

Trong khuôn khổ phiên điều trần, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter và Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Mỹ, Tướng 4 sao Paul Selva, đã cương quyết bảo vệ chiến lược chống lại Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tại Trung Đông của Tổng thống Barack Obama.

Trước những lời kêu gọi áp đặt vùng cấm bay trên không phận Syria, Lầu Năm Góc cảnh báo động thái này sẽ đưa Mỹ vào tình thế phải đối đầu trực tiếp với liên quân Nga-Syria, cũng như rủi ro dẫn tới "tính toán sai lầm" với Nga.

"Chúng ta có khả năng về mặt quân sự để áp đặt một vùng cấm bay, nhưng câu hỏi cần được đặt ra là liệu chúng ta có đủ một sự đảm bảo về mặt chính trị để thực hiện điều đó hay không?" - Tướng Selva phát biểu.

Và cũng không lấy gì làm ngạc nhiên khi Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, Thượng nghị sĩ John McCain, đã phản ứng gay gắt trước phát biểu của Tướng Selva cũng như Bộ trưởng Carter.

Nhận xét: John McCain đang nổi cơn điên không phải vì người dân Syria đang phải chịu bom đạn mà là vì "những người anh em" của hắn đang bị không quân Nga và quân đội Syria nghiền ra cám. Những "người anh em" kiểu như trong bức ảnh dưới đây.
McCain
John McCain (giữa), Abu Youssef (bên trái đằng sau McCain), phần tử Al-Qaeda giờ gia nhập ISIS (phía trước bên trái McCain), tướng chỉ huy Đạo quân Syria Tự do (FSA) Salem Idris (bên phải McCain)



Handcuffs

Thổ Nhĩ Kỳ thêm bấn loạn, bắt giữ 6000 người chống Tổng thống

ERDOGAN ČVRSTO ODLUČIO UNIŠTITI TURSKU: Lira pada, strani investitori napuštaju zemlju, a eventualni rat sa Irakom želi iskoristiti za zatvaranje Bosfora i Dardanela!
Thổ Nhĩ Kỳ vừa phải đối diện với tình hình rối ren trong nước vừa phải tìm cách xoa dịu Nga khi nước này công bố tìm ra hộp đen Su-24.

Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ gần 6000 người chống lại Erdogan

Ngày 8/12, cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt giữ 18 người trong lực lượng cảnh sát với cáo buộc âm mưu lật đổ chính phủ của ông Recep Tayyip Erdogan.

Được biết, những người bị bắt giữ tập trung chủ yếu vào các cựu quan chức, cảnh sát trưởng và các sĩ quan cảnh sát, bị coi là những thành phần ủng hộ giáo sĩ Hồi giáo Fethullah Gulen - trước đây từng là người ủng hộ mạnh mẽ đối với ông Recep Tayyip Erdogan nhưng sau trở thành kẻ thù của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ.

Truyền thông nước này cũng cho biết, trước đó, công tố viên thành phố Istanbul đã yêu cầu tòa án ban hành lệnh bắt giữ đối với ông Fetullah Gulen, người sáng lập phong trào chống chính quyền mang tên ông, đồng thời cũng là nhà lãnh đạo nhóm Hồi giáo Hizmet.

Lệnh bắt giữ những người ủng hộ phong trào Gulen cũng đã được ban hành trong khắp 13 tỉnh thành của nước này, với cáo buộc là âm mưu chống lại ông Erdogan. Hồi tháng trước, cũng đã có nhiều sĩ quan cảnh sát cấp cao và quan chức đã bị bắt giữ vì bị cáo buộc liên kết với phong trào Gulen.

Nhận xét: Nếu có quốc gia nào cần được "truyền bá dân chủ", đó chính là Thổ Nhĩ Kỳ.


Magnify

Khủng hoảng di cư ở châu Âu: Vũ khí chiến lược trong chiến tranh phức hợp?

EU migration crisis
Trong năm 2015, châu Âu chìm đắm trong cuộc khủng hoảng di cư lớn nhất kể từ Chiến tranh thế giới lần thứ II.

Liên quan tới sự kiện này, trong giới phân tích cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng có nhiều cách tiếp cận và lí giải khác nhau, trong đó có những công trình nghiên cứu cơ bản xác định, cuộc khủng hoảng di cư ở châu Âu là một loại vũ khí của một loại hình chiến tranh mới, được gọi là "chiến tranh phức hợp" (Hybrid War), trong đó phương tiện chiến tranh chủ yếu không phải là vũ khí nóng như trong chiến tranh truyền thống mà là các "phương tiện mềm" như cấm vận kinh tế, ngoại giao, chiến tranh thông tin-tư tưởng và văn hóa, trong đó làn sóng di cư chiếm một vị trí đặc biệt.

Làn sóng di cư ồ ạt ở châu Âu: một chiến lược đã được hoạch định từ trước

Theo nhận định của giới phân tích địa-chính trị, làn sóng di cư một khi được đẩy lên thành khủng hoảng có giá trị và ý nghĩa như một thứ vũ khí chiến lược, nguy hiểm không kém gì so với tên lửa hạt nhân có tầm phóng xuyên lục địa.

Nhìn từ góc độ đó, cuộc khủng hoảng di cư lớn nhất ở Châu Âu kể từ Chiến tranh thế giới thứ 2 là sự thể hiện trong thực tế những kết luận rút ra từ các công trình nghiên cứu chiến lược đã từng được tiến hành từ lâu, trong đó có các công trình của Trung tâm nghiên cứu khoa học và quan hệ quốc tế của Đại học Havard (Mỹ) với tựa đề "Strategic Engineered Migration as a Weapon of War"

Mr. Potato

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ mong Nga "thông cảm" sau khi Mosvka trưng hộp đen Su-24

Turkish PM Ahmet Davutoglu
© DHAThủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu tìm cách "bào chữa" cho hành động bắn hạ máy bay Su-24 của Nga, sau khi Nga tìm thấy hộp đen của chiếc máy bay xấu số này.

Phát biểu trước các nghị sĩ Quốc hội thuộc đảng Công lý và Phát triển cầm quyền (AKP) hôm 8/12, ông Davutoglu có ý lý giải cho hành động của Ankara khi nói rằng giới lãnh đạo nước Nga chắc hẳn cũng sẽ có hành động quân sự tương tự nếu như Thổ Nhĩ Kỳ từng can dự quân sự ở miền Đông Ukraine.

"Vụ việc (bắn hạn máy bay Su-24) không diễn ra trên biên giới Nga - Thổ, mà là vùng giáp giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria. Nó nổ ra trong bối cảnh có liên quan trực tiếp đến Thổ Nhĩ Kỳ và lợi ích chiến lược của Ankara.

Thổ Nhĩ Kỳ đã từng nhiều lần trải qua các biến cố trên biên giới với Syria trong suốt 5 năm qua và tôi kêu gọi (Tổng thống) Putin có sự cảm thông trong vấn đề này", ông Davutoglu nói.

"Lợi ích chiến lược" và đề nghị "cảm thông" cũng được Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ đề cập một cách gián tiếp khi so sánh khủng hoảng ở Syria và Ukraine, với ngụ ý Moskva nên hiểu rằng những người sống ở khu vực biên giới Syria là "anh em" của Thổ Nhĩ Kỳ và Ankara phải có trách nhiệm bảo vệ họ.

Nhận xét: Cố ý giết người rồi chối bay chối biến cho đến khi có bằng chứng không thể chối được nữa thì kêu gọi sự "thông cảm"? Đó là hành vi của loại người gì vậy?

Ngay cả lời kêu gọi "thông cảm" ở trên cũng đầy rẫy sự dối trá. Sau năm năm chiến tranh, không còn người dân thường "anh em" với Thổ Nhĩ Kỳ nào sống tại vùng máy bay bị bắn rơi. Chỉ có khủng bố (IS và các lực lượng chống chính phủ) hoạt động ở đó. Chính vì vậy nên Nga mới không kích khu vực đó để cắt đứt nguồn viện trợ cho khủng bố từ Thổ Nhĩ Kỳ.