Chủ Những Con RốiS


Question

Hay Nhất Mạng: Câu hỏi đầu tiên cần hỏi sau một vụ khủng bố: Nó có phải tấn công cờ giả không?

False flag
Các chính phủ trên khắp thế giới đã thừa nhận họ sử dụng mánh lới của bọn côn đồ... đánh trước, rồi đổ lỗi cho nạn nhân:
  • Binh lính Nhật gây một vụ nổ nhỏ trên đường ray tàu vào năm 1931, và đổ lỗi cho Trung Quốc để biện minh cho cuộc xâm lược Mãn Châu. Vụ này được biết đến dưới cái tên "Sự kiện Phụng Thiên" hay "Sự kiện Mãn Châu". Tòa án Quân sự Quốc tế Tokyo viết: "Nhiều kẻ tham gia trong kế hoạch này, bao gồm cả Hashimoto [một sĩ quan quân đội Nhật Bản cấp cao], trong nhiều dịp khác nhau đã thừa nhận sự tham gia của họ và đã tuyên bố rằng mục tiêu của "Sự kiện" là để tạo ra một cái cớ cho sự chiếm đóng Mãn Châu của quân đội Quan Đông...". Xem tài liệu về phiên tòa xử Hashimoto vì tội ác chiến tranh ở đây.
  • Một thiếu tá SS Đức Quốc xã thừa nhận tại phiên tòa Nuremberg rằng - theo lệnh của giám đốc Gestapo - hắn và một số đặc vụ Đức Quốc xã khác dàn cảnh một vụ tấn công vào tài sản và dân chúng Đức rồi đổ lỗi cho người Ba Lan để biện minh cho cuộc xâm lược Ba Lan. Tướng Đức Quốc xã Franz Halder cũng làm chứng tại phiên tòa Nuremberg rằng nhà lãnh đạo Đức Quốc xã Hermann Goering đã từng thừa nhận đốt cháy tòa nhà Quốc hội Đức vào năm 1933 rồi đổ lỗi cho những người cộng sản.
  • Nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev thừa nhận bằng văn bản rằng Hồng quân Liên Xô đã bắn phá làng Mainila của Nga vào năm 1939 - trong khi đổ lỗi cuộc tấn công cho Phần Lan - để tạo ra cớ khởi động "Cuộc Chiến tranh Mùa đông" chống lại Phần Lan. Tổng thống Nga Boris Yeltsin đồng ý rằng nước Nga là bên xâm lược trong Cuộc Chiến tranh Mùa đông.

Yoda

Những câu nói bất hủ trong Thông điệp Liên bang của Putin

Putin quote
Hôm nay, 3/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đọc Thông điệp Liên bang lần thứ 12. Dưới đây là tổng hợp những câu nói "đắt nhất" của ông trong 2 Thông điệp trở lại đây.

Những phát biểu đáng chú ý nhất của Tổng thống Putin trong Thông điệp Liên bang 2015 chủ yếu nhắm tới Thổ Nhĩ Kỳ và vụ bắn hạ máy bay Su-24 mới đây:
Putin on betrayal

Gold Seal

Toàn văn Thông điệp Liên bang 2015 của Tổng thống Nga Putin

Putin
Thông điệp Liên bang là bài phát biểu thường niên mà Tổng thống Nga phải đọc trước lưỡng viện Quốc hội để nêu ra quan điểm cá nhân của mình cũng như những chỉ dẫn cho sự phát triển của đất nước.

Kính thưa các đại biểu Hội đồng Liên bang, kính thưa các đại biểu Duma Quốc gia!

Kính thưa các công dân Nga!

Tôi muốn mở đầu bản thông điệp năm nay với lời cám ơn các quân nhân Nga đang chiến đấu chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế.

Ngày hôm nay, trong Cung điện Gheorghi này, một cung điện lịch sử vinh danh những chiến công của nước Nga đang có mặt các phi công chiến đấu, các đại diện của lực lượng vũ trang là những người tham gia chiến dịch chống khủng bố ở Syria.

Ghelena Yuyrevna Peskhova (vợ phi công Su-24 vừa thiệt mạng - PV) và Irina Vladimirovzna Pozynich (vợ lính thủy đánh bộ Nga thiệt mạng trong chiến dịch giải cứu phi công Su-24 - PV), 2 người đã mất chồng của mình trong cuộc chiến chống khủng bố, cũng đã quyết tâm đến tham dự cuộc họp mặt với chúng ta hôm nay.

Chúng ta xin kính cẩn nghiêng mình đối với họ và đối với cha mẹ các anh hùng của chúng ta.

Tôi đề nghị chúng ta dành phút mặc niệm những chiến sĩ đã hi sinh cuộc đời mình trong khi thực hiện nghĩa vụ của mình để bày tỏ sự tưởng nhớ đối với tất cả các công dân Nga đã chết do bàn tay của bọn khủng bố .

(Hội trường dành một phút mặc niệm).

Nhận xét: Đây là những lời của một vị lãnh tụ thực sự. Cầu Chúa phù hộ cho ông!


Document

Bộ quốc phòng Nga công bố chứng cứ Thổ Nhĩ Kỳ mua dầu của IS

turkey isis oil
© syria.mil.ruBản đồ những đường chuyển dầu đánh cắp trái phép của IS tuồn từ Syria và Iraq vào Thổ Nhĩ Kỳ
Ngày 2/12, Bộ Quốc phòng Nga công bố những bằng chứng cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ giao dịch với IS và khẳng định gia đình Tổng thống Tayyip Erdogan cũng liên quan.

Tại cuộc họp, Sputnik dẫn lời người đứng đầu Bộ Tổng tham mưu quân đội Nga, Trung tướng Sergey Rudskoi, cho biết, Nga đã không kích và tiêu diệt 32 cơ sở sản xuất và 11 nhà máy lọc dầu của IS trong 2 tháng qua. Ngày 16/11, máy bay Nga phát hiện 260 xe chở dầu ngụy trang hoạt động gần biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ.

"Chúng tôi cũng đã xác định 3 tuyến đường vận chuyển dầu chính. Đây là những bằng chứng khẳng định sự liên quan không thể chối cãi của Thổ Nhĩ Kỳ", tướng Rudskoi nói.

Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Antonov khẳng định, để tiêu diệt tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, Moscow cần phải phá hủy những mối buôn bán dầu trái phép của chúng. Ông nói, điểm đến chính của những đường vận chuyển dầu từ các cơ sở do IS chiếm đóng chính là Thổ Nhĩ Kỳ.

Nhận xét: Cứ tự nhiên từ chức đi, ngài tổng thống Erdogan. Ngài đã hứa vậy mà...


Black Cat

NATO lại khiêu khích Nga bằng cách mời Montenegro gia nhập liên minh quân sự

Russia wants war
NATO: Nga muốn chiến tranh. Hãy xem họ đặt đất nước của họ gần các căn cứ quân sự của chúng ta đến mức nào.
Sau khi ra mặt bênh vực Thổ Nhĩ Kỳ trong vụ bắn hạ máy bay ném bom Su-24, NATO có thêm động thái chọc giận Nga khi mời Montenegro gia nhập hôm 2-12. Đây là lần mở rộng đầu tiên của liên minh quân sự hiện gồm 28 thành viên kể từ năm 2009.

Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết quyết định "lịch sử" nói trên được đưa ra tại Hội nghị Ngoại trưởng NATO ở thủ đô Brussels - Bỉ, qua đó nêu bật "chính sách mở cửa" của liên minh. Các nhà ngoại giao NATO cho biết bước đi này còn nhằm gửi đi thông điệp Nga không thể cản trở họ mở rộng.

Dù vậy, nội bộ NATO vẫn có ý kiến chỉ trích các nhà lãnh đạo Montenegro chưa tiến hành những cải cách chính trị, dân sự cần thiết để trở thành một thành viên NATO. Vì thế, theo đài BBC, quá trình đàm phán chính thức về vấn đề Montenegro bước chân vào NATO dự kiến kéo dài đến 1 năm. Đại sứ quán Mỹ tại Montenegro cho rằng kết quả này, nếu có, sẽ "đóng góp vào sự ổn định của vùng Balkan, châu Âu và cả thế giới".

Ngay lập tức, Nga phản ứng mạnh mẽ "sự khiêu khích" trên. Ông Dmitry Peskov, người phát ngôn Điện Kremlin, cho biết việc NATO tiếp tục lấn sang phía Đông sẽ dẫn đến những biện pháp đáp trả từ Nga nhưng không cung cấp chi tiết.

Document

Chính thức ký kết Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU

Vietnam EU FTA
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU đã được ký kết chính thức tại Brussels, Bỉ vào 21h tối nay (theo giờ Hà Nội) với sự tham dự của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Tuyên bố chính thức kết thúc đàm phán Hiệp định thương mại tự do VIệt Nam - EU (EVFTA) đã được ký kết vào khoảng 15h15 theo giờ Brussels, tức 21h theo giờ Hà Nội với sự tham dự của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đây được coi là hiệp định thế hệ mới, tạo ra một kỷ nguyên mới trong quan hệ giữa Việt Nam và 28 quốc gia thuộc liên minh châu Âu, có ý nghĩa lớn với thương mại, đầu tư bởi nền kinh tế của 2 bên có tính bổ sung cao, ít cạnh tranh trực tiếp.

Bắt đầu khởi động từ tháng 6/2012, EVFTA đã trải qua 14 vòng đàm phán, kéo dài suốt từ tháng 10/2012 đến tháng 8/2015. Ngày 4/8, hai bên đã tuyên bố kết thúc cơ bản việc đàm phán các nội dung của hiệp định.

Sau gần 4 tháng giải quyết nốt các vấn đề về kỹ thuật và hoàn thiện văn bản hiệp định, ngày 2/12, hai bên đã chính thức ký kết hiệp định theo đúng trình tự dự kiến. Sau khi ký kết, EVFTA sẽ còn phải trải qua bước phê chuẩn tại Quốc hội, trước khi chính thức được áp dụng. Dự kiến, Hiệp định có hiệu lực từ đầu năm 2018.

No Entry

Thổ Nhĩ Kỳ gây khó khăn cho tàu Nga đi qua eo biển Bosphorus

Bosphorus and Dardanelles straits
Hôm 29-11, nhiều tàu thuyền treo cờ Nga phải chờ đợi hàng giờ để được cho phép vượt qua eo biển Bosphorus do Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát cũng như phải đi lòng vòng từ biển Đen tới biển Marmara qua eo biển này.

Trung tâm Chiến lược Giao thông vận tải (CTS), trụ sở Kiev - Ukraine, vừa dẫn số liệu thống kê của trang web theo dõi tàu thuyền trực tuyến atmarinetraffic.com cho biết tàu thuyền mang cờ Nga hiện phải đối mặt với nhiều thách thức khi đi ngang qua eo biển Bosphorus do Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát.

Cụ thể, ngày 29-11, nhiều tàu thuyền cắm cờ Nga phải chọn đi đường vòng qua eo biển này trên hải trình từ biển Đen tới biển Marmara. Không những vậy, họ còn phải chờ đợi hàng giờ để đợi phía Thổ Nhĩ Kỳ "thông quan", trong khi tàu thuyền các nước khác được cấp phép một cách nhanh chóng, không chậm trễ.

Kết quả, các tàu thuyền Nga ngày hôm đó đi vào eo biển Bosphorus muộn hơn so với mọi ngày, tức là đến tối mới được đặt chân vào eo biển.

Nhận xét: Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không dám đóng cửa eo biển Bosphorus bởi vì đó sẽ là hành động tuyên chiến với Nga theo Công ước Montreux. Việc gây khó khăn cho tàu Nga như hiện tại chỉ làm tổn hại thêm quan hệ giữa hai nước và làm hại cho Thổ Nhĩ Kỳ hơn nhiều so với Nga.


Gold Seal

Có phải Putin nghĩ nóng lên toàn cầu do con người gây ra là "một trò gian trá"?

Putin in ski gear
© Reuters
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng sự ấm lên toàn cầu là "một trò gian trá" - một âm mưu ngăn cản nước Nga sử dụng nguồn dự trữ dầu mỏ và khí đốt tự nhiên to lớn của họ.

Ông tin rằng "không có sự nóng lên toàn cầu, rằng đây là một trò gian trá để kiềm chế sự phát triển công nghiệp của nhiều nước, trong đó có Nga," Stanislav Belkovsky, một nhà phân tích chính trị và là người hay chỉ trích Putin, nói với The New York Times.

"Đó là lý do tại sao chủ đề này không phổ biến trên đa số các phương tiện truyền thông đại chúng và trong xã hội." Belkovsky nói.

Putin nghi ngờ về sự nóng lên toàn cầu mà con người là nguyên nhân chính kể từ đầu những năm 2000, theo Times. Năm 2003, ông Putin nói với một hội nghị khí hậu quốc tế rằng sự nóng lên sẽ cho phép Nga "chi tiêu ít hơn cho áo khoác lông thú," và thêm rằng "các chuyên gia nông nghiệp nói sản xuất nông nghiệp của chúng tôi sẽ tăng lên, cảm ơn Chúa vì điều đó."

Nhận xét: Lưu ý rằng thông tin này đến từ một người chỉ trích Putin. Sẽ là tuyệt vời nếu Putin thực sự nhìn ra trò gian trá trong hiện tượng nóng lên toàn cầu, nhưng có thể đây chỉ là một nỗ lực bôi nhọ ông bằng cách đưa ra nguồn thông tin sai nhằm đẩy ông vào phe "những người chối bỏ hiện tượng nóng lên toàn cầu".


Jet5

Putin: Nga có bằng chứng Thổ Nhĩ Kỳ bắn Su-24 để bảo vệ nguồn cung dầu từ IS

Putin Erdogan
© Sputnik / Reuters
Trao đổi với các lãnh đạo thế giới tại hội nghị khí hậu ở Paris, Tổng thống Nga Putin nói rằng Moscow có bằng chứng về việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ Su-24 nhằm bảo vệ nguồn cung cấp dầu từ nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria.

"Chúng tôi có lý do để tin rằng quyết định bắn hạ chiến đấu cơ xuất phát từ việc Thổ Nhĩ Kỳ muốn đảm bảo an toàn cho tuyến đường vận chuyển dầu đến đất nước họ", Sputnik dẫn lời Tổng thống Nga nói tại hội nghị.

Trao đổi về vấn đề này với các nhà lãnh đạo thế giới tại hội nghị khí hậu ở Paris, Tổng thống Nga nói rằng hầu hết những người đồng cấp của ông đều đồng ý rằng không cần thiết phải bắn hạ Su-24 bởi nó không gây ra mối đe dọa nào với Thổ Nhĩ Kỳ.

Putin cũng nhấn mạnh rằng dù có hay không việc Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan trực tiếp ra lệnh bắn hạ Su-24 thì đó vẫn là "một sai lầm khủng khiếp".

"Thổ Nhĩ Kỳ nói với chúng tôi rằng, quyết định bắn hạ Su-24 không phải được đưa ra bởi Tổng thống mà là một người khác. Đối với chúng tôi, điều đó không phải vấn đề, điều quan trọng hơn là hai quân nhân của chúng tôi đã chết. Đó mới là hậu quả từ hành động tội ác của họ", ông Putin nói với các phóng viên.

Nhận xét: Không còn vòng vo gì nữa. Tổng thống Nga chính thức buộc tội một thành viên NATO trực tiếp hỗ trợ và hưởng lợi từ tổ chức khủng bố lớn nhất thế giới hiện nay.


Dollars

Nhân dân tệ trở thành đồng tiền dự trữ quốc tế trong rổ tiền tệ của IMF

Chinese Yuan
© Str / Reuters
Đồng tiền của Trung Quốc vừa được chấp thuận đưa vào rổ tiền tệ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cùng đôla Mỹ, euro, yen và bảng Anh.

Quyết định được đưa ra sau cuộc họp của hơn 20 lãnh đạo của Quỹ Tiền tệ quốc tế đêm 30/11 (theo giờ Hà Nội). Theo đó, IMF sẽ đưa nhân dận tệ vào danh sách các đồng tiền quy đổi của Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) - loại tiền tệ quy ước của tổ chức này. Đây được xem là dấu mốc quan trọng cho nỗ lực của Trung Quốc để gây ảnh hưởng lên đời sống kinh tế thế giới - vốn được chi phối với Mỹ, châu Âu và Nhật Bản suốt nhiều thập kỷ qua.

Thông cáo báo chí của IMF cho hay, quyết định có hiệu lực từ 1/10/2016. Theo nhận định của Bloomberg, đây sẽ là đồng tiền có sức ảnh hưởng lớn thứ 3 trong rổ, với quyền số là 10,92%, đứng sau đôla Mỹ (41,73%) và euro (30,93%). Tỷ lệ tương ứng với yen Nhật và bảng Anh là 8,33% và 8,09%. Tỷ lệ phân bổ này sẽ ảnh hưởng đến lãi suất mà các nước thành viên phải trả khi vay mượn các đồng tiền khác nhau từ IMF cũng như tác động đến dòng chảy vốn trên thế giới.

Trong thông cáo được phát đi sau quyết định, đại diện cho 188 nước thành viên, ban điều hành IMF cho biết nhân dân tệ của Trung Quốc đã đáp ứng được các điều kiện về việc "sử dụng tự do" để có mặt trong rổ tiền tệ dự trữ. Trước đó, thông tin này đã được đồn đoán suốt nửa cuối tháng 11, sau khi Giám đốc điều hành IMF - Christine Lagarde cho biết cơ quan này đang tiến hành xem xét để đưa ra quyết định.