Chủ Những Con RốiS


Mr. Potato

Mỹ không trả lời được chất vấn của phóng viên Nga về chính sách của họ tại Syria

John Kerry
RT cho hay, Bộ Ngoại giao Mỹ đã không thể trả lời thẳng vào câu hỏi của phóng viên hãng tin này về chính sách mới của Mỹ đối với phe nổi dậy tại Syria.

Tuần trước, Lầu Năm Góc đã tuyên bố ngừng chương trình huấn luyện cho các nhóm nổi dậy tại Syria nhằm chống lại Tổng thống Bashar al-Assad và thay vào đó, trực tiếp cung cấp vũ khí và các trang thiết bị khác cho các nhóm này.

Quyết định trên được đưa ra sau khi các quan chức cấp cao Mỹ thừa nhận rằng, kế hoạch huấn luyện trị giá 500 triệu USD nói trên không mang lại hiệu quả.

RT nhắc lại, vài tháng trước đây, trong cuộc điều trần trước Quốc hội Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter từng chia sẻ, việc xác định các nhóm nổi dậy có tư tưởng, đường lối đúng đắn, không chuyển vũ khí hay đầu quân cho IS là điều khó khăn.

Trong cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao Mỹ, phóng viên RT Gayane Chichakyan cũng sử dụng lại ý trên để chất vấn về việc, vì sao Washington lại tin rằng cách thức hỗ trợ mới cho phe nổi dậy Syria sẽ có tác dụng, trong khi cách thức cũ rõ ràng đã thất bại.

Tuy nhiên, điều mà nữ phóng viên này nhận lại được từ Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby chỉ là sự né tránh.

Nhận xét: Bài này một lần nữa cho thấy cái gọi là "lực lượng đối lập ôn hòa" ở Syria chỉ là tưởng tượng. Một năm qua, Hoa Kỳ đã tạo ra, tài trợ và đào tạo những kẻ khủng bố. Mặc dù sự thật ấy đã bị phơi bày cho cả thế giới thấy, họ vẫn không chùn bước và tiếp tục thả vũ khí xuống để kéo dài cuộc chiến và đem lại cảnh tàn phá, đầu rơi máu chảy đến cho Syria.


Yoda

Hay Nhất Mạng: Viết lại luật chơi: Thế cờ cuối của Putin ở Syria

Ảnh
Nga không muốn có chiến tranh với Thổ Nhĩ Kỳ, thế nên tướng lĩnh của Nga lập ra một kế hoạch đơn giản nhưng hiệu quả để ngăn chặn Thổ Nhĩ Kỳ có những hành động có thể dẫn tới đụng độ giữa hai quốc gia.

Tuần trước, chiến đấu cơ Nga đã bay vào không phận của Thổ Nhĩ Kỳ hai lần. Cả hai sự cố đều gây ra sự khiếp đảm ở Ankara và khiến cho lãnh đạo của Thổ Nhĩ Kỳ phát sốt. Trong cả hai sự kiện, quan chức Moscow đều lịch sự xin lỗi về sự xâm phạm, khẳng định rằng họ không chủ ý ("đi lạc đường") và họ sẽ tránh các xâm phạm tương tự trong tương lai.

Sau đó là sự cố thứ ba, một sự cố nghiêm trọng hơn, không phải là sự nhầm lẫn. Nó được chủ ý rõ ràng để gửi tới tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan một thông điệp. Đây là tóm tắt ngắn về những gì xảy ra, từ một bài báo trên trang web World Socialist:
"Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố có sự cố thứ ba vào ngày thứ hai, khi một chiến đấu cơ phản lực MiG-29 vô danh đã khóa radar [chốt mục tiêu để bắn] trong bốn phút rưỡi vào 8 chiến đấu cơ phản lực F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ, khi những máy bay này đang đi tuần tra ở phía bên kia của đường biên giới, dường như là sẵn sàng khai hỏa." ("Hoa Kỳ, NATO gia tăng đe dọa Nga về Syria", World Socialist Web Site)

Pills

Đăng lại Tống tiền: Công ty dược phẩm Mỹ mua bản quyền rồi nâng giá thuốc thiết yếu lên 55 lần

Dollar sign made from pills
Sau khi mua bản quyền một loại thuốc ngăn ngừa nhiễm khuẩn ở những người có hệ miễn dịch suy yếu, bao gồm cả bệnh nhân AIDS và bệnh nhân ung thư đang hóa trị, một công ty dược phẩm đã tăng giá thuốc 5000%. Thay vì phải trả $13,50 cho mỗi viên, bệnh nhân bị các căn bệnh đe dọa tính mạng buộc phải trả $750 mỗi viên thuốc.

Dẫn dắt bởi một cựu giám đốc quỹ đầu tư, hãng Turing Pharmaceuticals do Martin Shkreli thành lập sau khi công ty công nghệ sinh học đầu tiên của ông ta, Retrophin, đã sa thải ông ta trong bối cảnh những cáo buộc gian lận chứng khoán. Một thời gian ngắn sau khi thành lập Turing, Shkreli mua được độc quyền bán Daraprim (pyrimethamine), loại thuốc giúp ngăn ngừa bệnh sốt rét và điều trị ký sinh trùng đơn bào toxoplasmosis.

Theo CDC (Trung tâm kiểm soát ngăn ngừa bệnh tật), toxoplasmosis là căn bệnh truyền qua đường ăn uống phổ biến thứ hai trên thế giới và có thể dễ dàng lây nhiễm sang những người có hệ thống miễn dịch đã bị suy yếu do AIDS, hóa trị liệu, hay thậm chí khi mang thai. Khoảng 60 triệu người Mỹ mang ký sinh trùng Toxoplasma. Nhiễm ký sinh trùng có thể xảy ra do ăn thịt chưa chín kỹ, nấu ăn bằng dụng cụ bị nhiễm bẩn, uống nước không sạch, hay tiếp xúc với phân mèo bị nhiễm bệnh.

Nhận xét: Làm tiền trên nỗi khổ của những bệnh nhân bị bệnh hiểm nghèo đã cùng quẫn là một trong những cách tống tiền bỉ ổi nhất. Tuy nhiên, nếu bạn nghĩ rằng đây chỉ là một ngoại lệ thì xin hãy nghĩ lại. Đây là một ví dụ rất thông thường của vấn nạn đã thành hệ thống trong hệ thống y tế Hoa Kỳ. Đó là lý do tại sao người Mỹ chi tiêu khoản tiền lớn nhất trên thế giới cho chăm sóc sức khỏe, nhưng có chất lượng y tế và sức khỏe vào loại tồi tệ nhất trong các nước phát triển. Đó cũng là lý do tại sao hầu hết người dân Mỹ chỉ cách miệng vực của sự phá sản một lần ốm đau nặng.

Gần đây hiệp định TPP đã được ký kết. Nó sẽ mở rộng sự bảo hộ độc quyền thuốc cho các tập đoàn dược phẩm đến tất cả các nước tham gia ký kết, trong đó có Việt Nam.


Dollars

TPP: Món hời cho các tập đoàn dược phẩm

TPP Big Pharma
Chúng ta vẫn chưa biết mọi chi tiết của hiệp định thương mại Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) mới được đồng ý sơ bộ vào ngày 5 tháng 10 giữa 12 quốc gia bên bờ Thái Bình Dương, nhưng các nhà phê bình đã lên án gay gắt hiệp định bởi nhiều lý do, trong đó có nhượng bộ cho ngành công nghiệp dược phẩm.

Tổ chức Bác Sĩ Không Biên Giới cáo buộc TPP sẽ "đi vào lịch sử như là hiệp định thương mại tồi tệ nhất đối với khả năng tiếp cận dược phẩm ở các nước đang phát triển." [1] Đó là vì TPP sẽ mở rộng bảo hộ bản quyền cho các thuốc men có thương hiệu, qua đó ngăn cản các thuốc men không bản quyền tương tự (có chi phí thấp hơn nhiều) tham gia vào thị trường. Điều này sẽ làm tăng giá thuốc.

Judit Rius Sanjuan, cố vấn pháp lý của tổ chức Bác Sĩ Không Biên Giới, nói với vox.com rằng TPP tạo ra các nghĩa vụ về bản quyền ở các nước chưa bao giờ có những thứ đó. Người dân ở "Peru, Vietnam, Malaysia và Mexico" sẽ đặc biệt bị ảnh hưởng, bà nói. "Họ sẽ đối mặt với giá thuốc cao hơn trong thời gian dài hơn." [2]

Pills

Mỹ ném bom bệnh viện Kunduz để dằn mặt việc Bác sĩ Không Biên giới phản đối TPP?

Ảnh
© Jose Cendon
Tổ chức Bác sĩ Không Biên giới - Doctors Without Borders tuyên bố: Kunduz Airstrike Was 'War Crime', nguồn tiếng Việt: "Vụ ném bom bệnh viện ở Kunduz là tội ác chiến tranh"

Đánh bom bệnh viện, sát hại dân thường tuyệt nhiên không phải là ưu tiên hay mối bận tâm của chính phủ Mỹ, lợi nhuận mới là thứ họ cần phải bảo vệ, kẻ cả bất chấp sinh mạng. Ném bom bệnh viện Kunduz không hề là tình cờ hay nhầm lẫn. Nó là cú dằn mặt tổ chức "Doctors Without Borders".

Dường như là không có liên quan, nhưng media Mỹ đang cố bẻ lái dư luận. Doctors Without Borders hay Médecins sans Frontières (MSF) là tổ chức từng được giải Nobel chống lại TPP mạnh mẽ trong nhiều năm qua. Họ làm tất cả để công chúng nhận thức được về nguy cơ độc quyền giá thuốc và phương pháp điều trị. Viết thư cho Obama và quảng cáo trên tàu điện ngầm là biện pháp không thông thường của họ gần đây.

Judit Rius Sanjuan, người giám sát của tổ chức này tiết lộ với Wikileak năm 2013: "Điều đó (TPP) sẽ buộc họ phải thay đổi luật pháp của nhiều quốc gia hiện đang đàm phán này để tạo ra sự bảo vệ sở hữu trí tuệ mới đối với dược phẩm, bao gồm cả độc quyền bản quyền không giới hạn. Các ảnh hưởng của những nghĩa vụ mới này sẽ hạn chế cạnh tranh phổ biến và do đó làm tăng chi phí thuốc."

Nhận xét: Chúng ta không biết có phải động cơ chính phủ Mỹ ném bom bệnh viện ở Afghanistan là để dằn mặt tổ chức Bác sĩ Không Biên giới hay không. Tuy nhiên, có hai điều chúng ta biết chắc: 1) Vụ ném bom đó là một tội ác chiến tranh và 2) Hiệp định TPP sẽ làm giá thuốc đặc trị tăng mạnh như lời tuyên bố của tổ chức Bác sĩ Không Biên giới.


Rocket

Chỉ bằng một tiếng gầm, tên lửa Nga hạ bệ thói ngạo mạn của Hoa Kỳ

Ảnh
© Reuters
Cho đến trước ngày 07 tháng Mười 2015, Washington vẫn đinh ninh rằng Nga không đủ khả năng đối phó với hành động vũ lực của người Mỹ nếu không dùng các loại vũ khí hạt nhân.

Định đề này, trên thực tế dựa vào thói ngạo mạn quá mức của Hoa Kỳ trong nền chính trị quốc tế. Tuy nhiên, đòn tấn công sấm sét của tên lửa hành trình Nga từ vùng biển Caspia giáng vào các căn cứ của IS tại Syria, chí ít cũng đã đặt tín điều cứng nhắc của Mỹ trước sự ngờ vực, — như nhận xét của Chủ tịch Trung tâm hệ thống Phân tích và Dự báo, ông Rostislav Ishenko.

Nga xuất khẩu các tên lửa hành trình với tầm bắn 300 km. Hoa Kỳ giả thiết có vẻ hợp lý rằng phạm vi hoạt động của tên lửa tương tự được trang bị cho quân đội Nga có thể cao hơn như thế hai lần, tức là tầm bay xa khoảng 600 km. Nhưng tên lửa phóng từ tàu chiến của đội tàu Caspia - hoàn toàn chưa phải là đơn vị hùng mạnh nhất của Hải quân Nga - đã bao phủ mục tiêu ở tầm xa tới 1.500 km. Và xét theo mọi điều, đó còn chưa phải là giới hạn cuối cùng.

Red Flag

Trung Quốc khởi động hệ thống thanh toán quốc tế bằng nhân dân tệ

Chinese yuans
Ngày 8/10, giai đoạn đầu tiên của Hệ thống thanh toán quốc tế Trung Quốc (CIPS) đã chính thức được khởi động tại Thượng Hải. Đây là một cột mốc trong nỗ lực quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Phó Thống đốc Nhân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC - Ngân hàng trung ương) Phạm Nhất Phi (Fan Yifei) cho hay CIPS sẽ nâng cao tính hiệu quả và thúc đẩy việc sử dụng đồng NDT trên thế giới bằng cách giảm bớt chi phí và thời gian xử lý giao dịch.

Theo ông Phạm Nhất Phi, CIPS sẽ có vai trò quan trọng trong việc vực dậy nền kinh tế thực của Trung Quốc và thúc đẩy chiến lược "hướng ngoại" của các doanh nghiệp trong nước.

Trước đây, việc thanh toán bằng đồng NDT qua biên giới cần được thực hiện thông qua một trong những ngân hàng giao dịch NDT ở các địa điểm xa như Hong Kong, Singapore và London (Anh) với sự hỗ trợ của một ngân hàng tương ứng ở đại lục.

Nhận xét: Nga và Trung Quốc biết rằng ngày tàn của hệ thống tài chính quốc tế dựa trên đồng đôla Mỹ đang đến rất gần, và họ đang chạy đua với thời gian để chuẩn bị cho điều không thể tránh khỏi đó. Việc khởi động hệ thống thanh toán quốc tế không dùng đôla Mỹ, thay thế cho hệ thống SWIFT, là một cột mốc quan trọng của quá trình chuẩn bị.

Xem thêm: Năm 2015, khối BRICS chiếu tướng giới tài chính phương Tây?


Bomb

Vụ Mỹ không kích bệnh viện ở Afghanistan: Nhầm lẫn hay tội ác chiến tranh?

Kunduz hospital
© AFP 2015/ Wakil Kohsar
Tổ chức quốc tế "Các bác sĩ không biên giới" (MSF) cho biết vụ Mỹ đánh bom trúng bệnh viện ở thành phố Kunduz ở Afghanistan hôm 3 tháng 10 là vi phạm luật pháp quốc tế và là tội ác chiến tranh.

Do hậu quả vụ đánh bom này, có 22 người đã thiệt mạng, trong đó có 12 nhân viên "Bác sĩ không biên giới", ngoài ra có 37 người bị thương.

Hôm thứ Ba, chỉ huy trưởng lực lượng Mỹ tại Afghanistan, Tướng John Campbell thừa nhận rằng cuộc tấn công vào bệnh viện ở Kunduz là do Không quân Hoa Kỳ gây ra, nhưng khẳng định đó là tai nạn đáng tiếc. Mặc dù các quan chức Mỹ thừa nhận thực tế về cuộc không kích, nhưng họ kêu gọi "không vội gắn thẻ" và chờ kết quả điều tra. Để nghiên cứu tình tiết của vụ việc bi thảm này, sẽ phải lập một số nhóm (Lầu Năm Góc, chính phủ Hoa Kỳ và Afghanistan, cũng như NATO). Nhưng liệu họ có thực sự điều tra độc lập hay không?

"Các bác sĩ không biên giới" cho rằng các lực lượng an ninh Mỹ và Afghanistan hầu như đã thừa nhận tội ác chiến tranh do họ gây ra. "Theo báo cáo của chính phủ Afghanistan, "Taliban" đã sử dụng bệnh viện để bắn vào lực lượng liên quân. Những phát biểu này ngụ ý rằng quân đội Mỹ và quân đội Afghanistan cùng nhau quyết định tiêu diệt bệnh viện đang hoạt động, và điều đó tương đương với tội ác chiến tranh," — thông cáo của tổ chức "Các bác sĩ không biên giới" nêu rõ.

Mr. Potato

NATO thất thế, đành thừa nhận sự thật Syria, sẽ đàm phán với Nga?

NATO meeting in Chicago
NATO thừa nhận sự thật

Các bộ trưởng quốc phòng NATO đã lên kế hoạch gặp nhau tại Brussels trong một vài ngày tới để thảo luận về chiến dịch can thiệp quân sự của Nga tại Syria, trong bối cảnh Moscow tăng cường chiến dịch này.

Phiên họp này được kỳ vọng sẽ tạo ra nbước đột phá mới trong kế hoạch quân sự của NATO và Mỹ tại quốc gia Trung Đông này sau một loạt những bất đồng quan điểm trước đó.

Thực tế, từ khi Nga đẩy mạnh không kích nhằm vào lực lượng nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, vai trò và ảnh hưởng của Mỹ tại quốc gia Trung Đông này đã bị giảm sút đáng kể. Chính quyền tổng thống Obama dường như đang cố gắng tìm một lối thoát cho mình sau những sa lầy quân sự và chỉ trích của phe đối lập trong nước.

Nhận xét: Nga là lực lượng không thể bỏ qua tại Syria nên chấp nhận đàm phán với Nga thực sự sẽ là một lựa chọn khôn ngoan cho NATO. Tuy nhiên, những kẻ thái nhân cách vốn không biết suy tính đến hậu quả, liệu chúng ta có thể mong đợi suy nghĩ khôn ngoan từ các nhà lãnh đạo NATO hay không?


Fire

Đăng lại Trọng Tâm SOTT: Thảm sát của NATO: James và Joanne Moriarty phơi bày sự thật về những gì xảy ra tại Libya

Ảnh
Lạc trong bể khổ La Mã
Và tất cả lũ trẻ hóa điên

- The End, The Doors
Điều hiển nhiên không cần nói là hiếm khi chúng ta có được một bức tranh chính xác về thực tiễn từ giới truyền thông doanh nghiệp, điều mà một nền báo chí độc lập lẽ ra mang lại. Chủ nhật vừa qua, tôi và Joe Quinn phỏng vấn một cặp vợ chồng rất bình thường với một câu chuyện rất khác thường: hai doanh nhân James và Joanne Moriarty và việc làm thế nào họ thoát khỏi bọn khủng bố Al Qaeda trong "cuộc cách mạng Libya" năm 2011. Lắng nghe James và Joanne kể lại câu chuyện của họ, chúng tôi không thể nào không nghĩ về tầm quan trọng, đối với mỗi con người trên hành tinh này, của vấn đề những kẻ thái nhân cách ở vị trí quyền lực.

Hai vợ chồng Moriarty trình bày ba động cơ mạnh mẽ thúc đẩy các cường quốc phương Tây và những kẻ đầu sỏ tài chính quốc tế hủy diệt Libya:
  • cản trở kế hoạch mà Gaddafi đang thực hiện hướng tới thiết lập một đồng tiền đảm bảo bằng vàng, mà cuối cùng sẽ được dùng làm đồng tiền chung cho châu Phi. Điều này sẽ đoàn kết các quốc gia châu Phi và giải phóng họ khỏi chủ nghĩa đế quốc phương Tây;
  • mong muốn của Hoa Kỳ thành lập AFRICOM nhằm kiểm soát châu Phi về mặt quân sự và đẩy lui đầu tư của Trung Quốc;
  • một vụ kiện được thuật lại với đòi hỏi bồi thường là 7 ngàn tỷ đôla do Gaddafi khởi xướng thay mặt cho tất cả các nước châu Phi tham gia về các thiệt hại phát sinh từ những điều ước với các nước châu Âu từ thời kỳ thuộc địa đã bị các nước châu Âu phá vỡ.
Vậy là ngược với danh nghĩa "giải phóng nhân dân Libya khỏi một tên độc tài", cuộc oanh tạc của NATO vào Libya năm 2011 là để duy trì sự thống trị của Hoa Kỳ và châu Âu đối với châu Phi.

Nhưng điều thực sự hiện rõ trong cuộc phỏng vấn hút hồn với cặp vợ chồng Moriarty là sự khinh suất đến cực độ thể hiện tại Libya (và thực ra là cả các nơi khác nữa) của cả NATO và lực lượng "nổi loạn", cũng như sự thích thú của chúng khi chúng xé nát cả đất nước ấy ra. Những con thú điên cuồng này được tiếp cận với vũ khí công nghệ cao của phương Tây, cho phép chúng "đạt được những kỳ tích của sự hủy diệt" mà trước đây chỉ có "các vị thần" mới có thể thực hiện. Những gì chúng làm thể hiện rõ bản chất thái nhân cách và là đỉnh cao tà ác của nền văn minh phương Tây cũng như nguyên lý hủy diệt mà chúng lấy làm ý thức hệ.

Nhận xét: Trang web của James và Joanne Moriarty: LibyanWarTheTruth.com