Khoa Học Tâm LinhS


Eye 1

Trọng Tâm SOTT: Tà ác học 101: Sự thật đằng sau cuộc chiến tranh chống khủng bố

Scared children
Trẻ em khiếp sợ - người lớn khiếp sợ. Mồi ngon cho những kẻ thái nhân cách.
Quan hệ giữa người với người chứa đầy sự sợ hãi. Rất thường xuyên, quá trình này bắt đầu từ mối quan hệ đầu tiên với cha mẹ chúng ta. Quá vị kỷ để nhận ra những gì đứa trẻ thực sự cần ở mình, nhiều bậc cha mẹ phản bội sự yếu ớt và phụ thuộc của chính đứa con họ - nhu cầu cần được sự thoải mái, an ninh, tin tưởng và sự chấp nhận đầy thương yêu của những người gần gũi nhất với nó. Sau khi bỏ lỡ các giai đoạn phát triển quan trọng này, đứa trẻ, bây giờ đã trở thành cha (hoặc mẹ), có thể lại cảm thấy bị đe dọa bởi nhu cầu tình cảm của đứa con mình và trở nên phụ thuộc vào con cái và vợ mình để nhận được những gì anh ta chưa bao giờ được nhận. Chu kỳ ác nghiệt này cứ tiếp tục, và các đứa con của anh ta lại học cách kiềm chế nhu cầu, chối bỏ cảm xúc và sống như những cái gương trống rỗng phản xạ lại nhu cầu tình cảm của cha chúng. Khi một đứa trẻ phải đáp ứng nhu cầu tình cảm của cha mẹ nó chứ không phải ngược lại, quan hệ cha mẹ - con cái bị đảo ngược. Stephanie Donaldson-Pressman và Robert Pressman gọi đây là "cơ chế gia đình vị kỷ", và các vấn đề nó gây ra có liên quan trực tiếp đến những vấn đề địa chính trị to lớn mà thế giới đang đối mặt với.

Những đứa trẻ như vậy, cũng như cha mẹ chúng, tìm kiếm một nguồn an ủi, một cảm giác an tâm, nhưng không biết phải tìm ở chỗ nào và phải tìm cái gì, họ thường tìm ở những chỗ sai: con cái họ, người yêu của họ, công việc của họ, hay một số lý tưởng tôn giáo hay chính trị. Mặc dù họ chối bỏ nó nhưng họ bị thúc đẩy bởi chính nỗi sợ mà họ trải qua khi còn bé - sợ phải ở một mình, bị lạc lõng, không được đảm bảo, không được yêu thương, bị bối rối, bị bỏ rơi. Họ tìm sự trú ẩn khỏi nỗi đau ở những cánh tay vỗ về ôm ấp, theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Thế nhưng, theo một cách nào đó, các thứ đó vẫn không cảm thấy trọn vẹn, như sự "an toàn" của một con tàu đang chìm hay sự "vững chãi" của một tòa lâu đài xây trên cát. Không muốn buông bỏ để lại phải đối mặt với nỗi đau ấy, họ củng cố sự phòng vệ, để mang lại cho tinh thần rời rạc của họ một cảm giác an toàn. Nhưng sự che đậy như vậy được xây dựng trên và phụ thuộc vào sự dối trá hay những thứ mà họ chỉ thấy lờ mờ qua tấm kính của cảm xúc bị chối bỏ và bóp méo. Chúng ta có thể phủ nhận chúng ta đang có mối quan hệ với một kẻ thái nhân cách, một kẻ mà, bất chấp sự lạm dụng và tra tấn về mặt tinh thần mà hắn áp đặt lên chúng ta, cho chúng ta một cảm giác an tâm và ổn định trong cuộc sống. Hoặc chúng ta có thể chối bỏ sự phản bội của chúng ta đối với nhu cầu tình cảm của những người chúng ta yêu thương: đứa con mà chúng ta mắng mỏ và làm biến dạng theo những lý tưởng méo mó của chúng ta hay người yêu mà chúng ta đòi hỏi phải là một hình mẫu nào đó mà họ không phải.

Nhận xét: Xem thêm: Đại cương về chứng thái nhân cách

Những bài khác trong loạt bài này:


TV

Nghĩ bạn quá thông minh để bị ảnh hưởng bởi quảng cáo? Hãy nghĩ lại đi

Advertisement: Guinness is good for you
Quảng cáo: Bia Guinness tốt cho bạn
Tại sao con người nghĩ rằng họ ít bị quảng cáo và những thông điệp có tính thuyết phục tác động hơn những người khác.

Một trong những điều gây tò mò nhất về Tâm lý học của sự thuyết phục là làm thế nào mà nhiều người nói rằng những nỗ lực thuyết phục hầu như ít hoặc không có tác dụng gì đối với họ. Còn với những người khác thì chắc chắn là các quảng cáo có ảnh hưởng lên họ. Nhưng quảng cáo không ảnh hưởng đến tôi và bạn, vì chúng ta quá thông minh.

Một phụ nữ xinh đẹp đang cầm một chai bia? Hah! Thật ngu ngốc, cô ta nghĩ chúng tôi là ai? Chúng ta biết họ đang làm gì và chúng ta sẽ không bị mắc lừa bởi những chiêu trò rẻ tiền đó.

Có thật không?

Những thực nghiệm thuyết phục Cảm giác chỉ có người khác bị ảnh hưởng bởi những thứ như quảng cáo là rất phổ biến đến nỗi nhiều nghiên cứu đã khám phá quan điểm này, với một phong trào dấy lên trong những năm 1980 và 1990. Các nhà tâm lý muốn xem con người nghĩ họ bị tác động nhiều như thế nào bởi các thông điệp mang tính thuyết phục như quảng cáo và so sánh nó với những sự thay đổi thái độ trên thực tế, nếu có.

Thông thường các nghiên cứu đó ban đầu cho những người tham gia xem một quảng cáo, đọc một bài báo hoặc vật trung gian khác có chứa một thông điệp mang tính thuyết phục. Sau đó họ được hỏi chúng có tác động đến họ nhiều ra sao và chúng có thể tác động đến những người khác nhiều như thế nào. Vì các thực nghiệm viên đo lường được sự thuyết phục thực tế và biết được từ nghiên cứu trước về các thông điệp có ảnh hưởng ra sao, họ có thể so sánh những phỏng đoán của con người với thực tế.

Nhận xét: Tâm trí con người rất dễ bị điều khiển bởi những thứ chúng ta tiếp xúc hàng ngày. Các nhà quảng cáo, giới truyền thông, giới cầm quyền đều biết rõ điều này và họ tận dụng nó triệt để. Thừa nhận điều đó và luôn giữ nó trong đầu là bước đầu để dành lại quyền kiểm soát tâm trí của bạn.


Bad Guys

Trọng Tâm SOTT: Tà ác học 101: Kẻ thái nhân cách chính trị

Israeli Prime Minister Benjamin Netanyahu
© Amir Cohen / Reuters
Trước khi nghiên cứu về kẻ thái nhân cách doanh nghiệp, Paul Babiak và các đồng nghiệp đặt ra nhiều câu hỏi cần trả lời. Những câu hỏi đó đều có thể áp dụng tương đương cho kẻ thái nhân cách chính trị và có thể được viết lại như sau:
  • Làm thế nào kẻ thái nhân cách có thể vượt qua các ứng cử viên khác và đạt được thành công trong chính trị?
  • Tại sao kẻ thái nhân cách muốn làm chính trị?
  • Kẻ thái nhân cách có thể hoạt động thành công trong môi trường như vậy trong bao lâu?
Jim Kouri, người làm trong Đội Chống Ma túy Quốc gia, đã huấn luyện cảnh sát và nhân viên an ninh trên khắp nước Mỹ, và hiện đang là phó chủ tịch thứ năm của Hiệp hội Cảnh sát trưởng Quốc gia, trả lời câu hỏi thứ nhất trong một bài xã luận trên examiner.com:
Rất đơn giản, những kẻ giết người hàng loạt và nhiều chính trị gia chuyên nghiệp bắt chước những gì họ tin là phản ứng thích hợp cho các tình huống mà họ đang đối mặt với như buồn bã, đồng cảm, thông cảm và những phản ứng khác của con người với kích thích từ bên ngoài... Nếu kẻ tội phạm là thái nhân cách, chúng có thể tấn công, hãm hiếp và giết người mà không quan tâm đến hậu quả về mặt pháp lý, đạo đức hay xã hội. Điều này cho phép chúng làm những gì chúng muốn, bất cứ lúc nào chúng muốn. Trớ trêu thay, những đặc điểm này cũng tồn tại ở những cá nhân bị thu hút tới các vị trí quyền lực cao trong xã hội, bao gồm cả các chính trị gia.

Nhận xét: Xem thêm: Đại cương về chứng thái nhân cách

Những bài khác trong loạt bài này:


Eye 2

Nghiên cứu cho thấy những kẻ thái nhân cách không học được từ việc bị trừng phạt

Psychopath brain
Các tội phạm thái nhân cách bạo lực không rút kinh nghiệm được từ sự trừng phạt như hầu hết những người bình thường, một nghiên cứu mới trên ảnh MRI tiết lộ.

Sau khi quét ảnh não bộ của 32 tội phạm bạo lực, các nhà nghiên cứu người Canada và Anh phát hiện rằng những kẻ mắc chứng thái nhân cách có dị biến ở các khu vực não liên quan đến việc rút kinh nghiệm từ việc bị trừng phạt.

Nghiên cứu này vô cùng quan trọng trong việc tìm ra phương thức tốt nhất để ngăn chặn người ta phạm tội. "Một trong số 5 kẻ tội phạm bạo lực là thái nhân cách," Sheilagh Hodgins, một trong những nhà nghiên cứu chính từ đại học Montreal nói trong phỏng vấn. "Chúng có tỉ lệ tái phạm cao hơn và các chương trình giáo huấn không mang lại lợi ích gì cho chúng. Nghiên cứu của chúng tôi vén màn bí mật tại sao lại như vậy."

Nghiên cứu cũng làm nổi bật khác biệt trong não bộ giữa những tội phạm bạo lực thông thường và những tội phạm bạo lực mắc chứng thái nhân cách.

"Những tội phạm thái nhân cách khác biệt so với những người phạm tội thông thường ở nhiều khía cạnh. Các phạm tội thông thường có những đặc tính như phản ứng cực độ đối với sự đe doạ, nóng tính và hung hăng, trong khi những kẻ mắc chứng thái nhân cách có mức phản ứng rất thấp đối với sự đe doạ, lạnh lùng và sự hung hãn của họ là có suy tính và được lên kế hoạch," Nigel Blackwood, đồng tác giả của nghiên cứu trên từ đại học King's College London cho biết trong cuộc phỏng vấn. "Bằng chứng dần được củng cố cho thấy rằng cả 2 loại tội phạm trên đều có sự phát triển não bộ bất thường, nhưng khác nhau rõ rệt, từ khi còn bé."

Nhận xét: Nghiên cứu này mang lại bằng chứng củng cố thêm cho một điểm cần nhấn mạnh khi nói về những kẻ thái nhân cách: Chứng thái nhân cách là KHÔNG chữa được. Khi bạn gặp phải một kẻ thái nhân cách trong cuộc đời, cho dù đó là đồng nghiệp, cấp trên, hay thậm chí là người thân trong gia đình, cách duy nhất để tránh những thiệt hại nặng nề về tinh thần, thể chất, tài chính là cắt đứt hoàn toàn quan hệ và tránh thật xa chúng.


Eye 2

Trọng Tâm SOTT: Tà ác học 101: Rắn độc mặc complê

Snakes in suits
Kẻ thái nhân cách tội phạm đã được quan sát và nghiên cứu gần một thế kỷ nay. Thế nhưng ngoại trừ một đoạn đề cập ngắn bởi Cleckley, khái niệm về kẻ thái nhân cách thành công - một kẻ bình thường theo hầu hết các tiêu chuẩn bề ngoài - vẫn nằm trong bóng tối của "âm mưu thông đồng im lặng" ở khắp nơi ấy. Ở những bài tới trong loạt bài viết này, bạn sẽ hiểu tại sao lại có tình trạng như vậy và biết chính xác hậu quả của lỗ hổng nguy hại như vậy trong kiến thức và nhận thức là gì. Cho tới nay, thảo luận chi tiết duy nhất về vấn đề những kẻ thái nhân cách thành công là cuốn sách Rắn độc mặc complê (Snakes in Suits) của Paul Babiak và Robert Hare xuất bản năm 2006. Cuốn sách này là thứ không ai nên bỏ lỡ, và nó có thể cứu mạng bạn, theo nghĩa đen. Những thông tin mà nó chứa đựng có thể áp dụng cho các tương tác ở mọi cấp độ xã hội.

Babiak, một nhà tâm lý học chuyên về lĩnh vực công nghiệp và tổ chức, gặp kẻ thái nhân cách doanh nhân đầu tiên của mình vào năm 1992. Thông qua việc thảo luận chi tiết những kẻ như "Dave" trong môi trường doanh nghiệp, Babiak không chỉ làm rõ các phương pháp mà kẻ thái nhân cách dùng để thâm nhập và trèo lên bậc thang danh vị trong doanh nghiệp, ông còn đập tan các ảo tưởng trước đó về những gì kẻ thái nhân cách có thể hay không thể làm được. Nhiều người trong ngành nghĩ rằng kẻ thái nhân cách không có khả năng thành công trong kinh doanh. Họ nghĩ rằng những hành vi vị kỷ và bắt nạt người khác của kẻ thái nhân cách sẽ làm những người có thể thuê chúng không thích, và sự thao túng và lạm dụng của chúng cuối cùng sẽ làm công ty thất bại. Trên thực tế, những người được gọi là "chuyên gia" đó không thể sai lầm hơn được nữa. Họ dường như đã quên mất khả năng kỳ lạ của kẻ thái nhân cách trong việc trưng ra một hình ảnh cực kỳ bình thường, thậm chí là xuất sắc, cho các nạn nhân của chúng. Và chúng ta là vậy đối với chúng: nạn nhân, mục tiêu.

Nhận xét: Xem thêm: Đại cương về chứng thái nhân cách

Những bài khác trong loạt bài này:


Sheeple

Tính bầy đàn làm con người ngu xuẩn và đưa ra quyết định đi ngược lại lý trí

Herd psychology
Tầng trệt của một quán bia ở London có lẽ không phải là nơi mà hầu hết các chuyên gia tâm lý sẽ chọn để tổ chức một cuộc thử nghiệm về cách thức con người ta đưa ra quyết định. Thế nhưng với Daniel Richardson, nó là nơi hoàn toàn lý tưởng.

Là một nhà nghiên cứu tại University College London, ông rất quan tâm đến cách mà con người bị tác động bởi những người xung quanh - ví dụ như việc quan sát quyết định của người khác làm ảnh hưởng đến quyết định của chính chúng ta.

Để thử nghiệm điều này, ông cần một bối cảnh trong đời thực, nơi mà con người ta gặp gỡ và giao tiếp, thay vì một phòng thí nghiệm nơi mà họ thường bị cách ly. Tối hôm đó, khoảng 50 người chúng tôi đã có mặt tại câu lạc bộ Phoenix Arts ở Soho để tham gia vào thí nghiệm của Richardson.

Attention

Hay Nhất Mạng: Thiết lập ranh giới cá nhân

Setting boundaries
Theo định nghĩa, ranh giới là bất cứ thứ gì đánh dấu giới hạn. Giới hạn tâm lý định rõ phẩm giá cá nhân. Khi chúng ta nói, "Bạn vừa vượt quá giới hạn đấy", chúng ta đang nói về một giới hạn tâm lý đánh dấu sự khác biệt giữa hành vi không gây tổn thương về cảm xúc và hành vi có thể gây tổn thương về cảm xúc.

Tất cả chúng ta đều cần bảo vệ bản thân khỏi tổn thương về cảm xúc. Các cơ chế phòng vệ tâm lý được hình thành từ thời thơ ấu nhằm mục đích đó một cách vô thức, nhưng chúng cũng có thể dẫn chúng ta đến hành vi không lành mạnh và không hiệu quả. Ranh giới cá nhân, không giống cơ chế phòng vệ tâm lý, là những cách có ý thức và lành mạnh để bảo vệ bản thân chúng ta khỏi tổn thương về cảm xúc.

Tuy nhiên, một số cá nhân gặp khó khăn lớn trong việc thiết lập ranh giới cá nhân - họ thậm chí tin rằng thiết lập ranh giới cá nhân là một điều thô lỗ - và khó khăn này thường phát sinh từ những lạm dụng hay ngược đãi thời thơ ấu. Cho phép tôi nói rõ rằng sự lạm dụng có thể dao động từ những thủ đoạn tâm lý tinh tế cho đến lạm dụng tình dục và ngược đãi thể chất một cách nghiêm trọng. Mặc dù vậy, đối với vô thức, bất kỳ sự lạm dụng nào dù nhẹ hay nặng đến đâu, đều là một sự xúc phạm đến phẩm giá cá nhân. Chính sự xúc phạm đến phẩm giá cá nhân này giải thích vì sao những người trưởng thành có quá khứ thời thơ ấu bị lạm dụng thường thiếu khả năng thiết lập ranh giới phù hợp. Vì sao? Có thể nói, việc không có ranh giới cá nhân là một cơ chế phòng vệ phục vụ cho họ thời thơ ấu. Phần lớn những trẻ em bị lạm dụng nhận biết một cách bản năng rằng nếu bạn cố gắng làm bất cứ điều gì nhằm phản kháng lại sự lạm dụng đó thì bạn sẽ chỉ nhận được càng nhiều đau đớn hơn. Vậy nên từ bỏ mọi sự phản kháng đồng nghĩa với việc giảm bớt tổn thương.

Đáng buồn là, những cơ chế phòng vệ từng giúp bạn rất tốt lúc nhỏ để đảm bảo sự sống còn của bạn thực ra lại có thể trói buộc bạn với sự sợ hãi, dối trá, và tự hủy hoại bản thân khi trưởng thành. Tuy vậy, với sự kiên trì và lòng dũng cảm, bất cứ cơ chế phòng vệ tâm lý nào cũng có thể vượt qua.

Thế nên nếu việc thiếu hụt ranh giới cá nhân đã khiến bạn gặp nhiều rắc rối trong quá khứ, thì cũng đừng nặng lòng nữa, vì vấn đề này có thể khắc phục được.

Eye 1

Căng thẳng, than phiền nhiều có thể hủy hoại cuộc sống của bạn

Pessimist
Chúng ta phàn nàn với nhau để so xem hoàn cảnh của ai tệ hơn, rồi lại nghe thêm nhiều lời phàn nàn khác trên các chương trình TV. Tình trạng này cần chấm dứt ngay nếu bạn không muốn cuộc sống của mình bị hủy hoại theo nghĩa đen.

Dường như căng thẳng và than phiền là những điều không thể thiếu trong cuộc sống thường nhật của mỗi người. Chúng ta phàn nàn với nhau để so xem hoàn cảnh của ai tệ hơn, rồi lại nghe thêm nhiều lời phàn nàn khác trên các chương trình TV. Tình trạng này cần chấm dứt ngay nếu bạn không muốn cuộc sống của mình bị hủy hoại theo nghĩa đen.

Để hiểu về tác động của những cảm xúc tiêu cực này, trước hết hãy cùng nghiên cứu cơ chế hoạt động của các khớp thần kinh trong não.

Hoạt động của các khớp thần kinh

Trải khắp não bộ là tập hợp các khớp thần kinh được ngăn cách bởi khoảng trống gọi là khe khớp thần kinh. Khi bạn suy nghĩ, một khớp thần kinh sẽ phóng chất hóa học qua khe sang khớp khác, tạo thành chiếc cầu để tín hiệu điện có thể đi qua, mang theo thông tin liên quan đến những gì bạn đang nghĩ.

Nhận xét: Lúc nào cũng than phiền về mọi thứ chắc chắn là không tốt, nhưng nhìn mọi thứ qua lăng kính màu hồng cũng không hẳn đã là tốt cho cuộc sống của bạn. Điều quan trọng là nhìn nhận mọi việc một cách thực tế nhưng đồng thời không bị choáng ngợp bởi khó khăn. Loại trừ các yếu tố gây căng thẳng không cần thiết khỏi cuộc sống của bạn cũng là điều vô cùng quan trọng.

Chương trình thiền dưỡng sinh Éiriú Eolas là một công cụ rất hiệu quả để giảm bớt sự căng thẳng. Bạn có thể thử chương trình này miễn phí tại vi.eiriu-eolas.org


Eye 2

Trọng Tâm SOTT: Tà ác học 101: Mặt nạ của kẻ thái nhân cách

Bernie Madoff
Bernie Madoff, kẻ thái nhân cách Phố Wall
Một kẻ thái nhân cách Phố Wall?

Năm 1960, Bernie Madoff thành lập công ty Phố Wall của hắn, Công ty Đầu tư Chứng khoán Bernard L. Madoff. Là chủ tịch hội đồng quản trị cho đến khi bị bắt vào tháng 12/2008, Madoff đã chứng kiến công ty (và bản thân hắn ta) đạt tiếng tăm lừng lẫy trên Phố Wall với thành tích phát triển công nghệ mà sau này trở thành NASDAQ, sàn giao dịch chứng khoán điện tử đầu tiên và lớn nhất ở Mỹ. Là một triệu phú với tài sản hơn 800 triệu đô la chung giữa hắn và vợ, Ruth Alpern, Madoff nổi danh là một người cầm đầu trong lĩnh vực tài chính và nhà từ thiện hào phóng. Hắn toát ra hòa quang của sự giàu có, tự tin và quen biết rộng, và nhiều người tin tưởng hắn như một trụ cột của cộng đồng. Nghe có vẻ như một con người tuyệt vời phải không?

Hình ảnh nhà từ thiện của hắn được hỗ trợ bởi việc hắn làm cho nhiều tổ chức phi lợi nhuận như Quốc hội Do thái Mỹ (American Jewish Congress) và Đại học Yeshiva ở New York, những ban chấp hành và hội đồng quản trị mà hắn là thành viên, cùng hàng triệu đô la hắn hiến tặng cho mục đích giáo dục, chính trị, văn hóa và y tế. Như trang web công ty hắn khi đó ghi rõ (bây giờ đã bị xóa bỏ): "Khách hàng biết rằng mong muốn cá nhân của Bernard Madoff là duy trì lịch sử không một tỳ vết của phong cách làm việc ngay thẳng và tiêu chuẩn đạo đức cao, điều luôn luôn gắn liền với công ty." Thật buồn cười khi mọi việc thay đổi với một thay đổi nhỏ trong cách nhìn và nó chỉ trở nên rõ ràng khi nhìn lại. Mãi cho đến tháng 12/2008, công chúng mới biết rằng "mong muốn cá nhân" này hoàn toàn chẳng liên quan gì đến tiêu chuẩn đạo đức cao và cái hình ảnh đó không còn bị nhầm lẫn với thực tế nữa.

Nhận xét: Xem thêm: Đại cương về chứng thái nhân cách

Những bài khác trong loạt bài này:


Cow Skull

Xem phim khiêu dâm gây tổn hại não như nghiện ma túy

Addiction
Mặc dù những người "ghiền" tranh ảnh, phim "nóng" biện minh rằng chúng giúp họ khám phá các mường tượng mới lạ về tình dục và gia tăng ham muốn "chuyện ấy", nhưng các nhà nghiên cứu phát hiện, chúng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của họ, kể cả gây nghiện và làm teo não.

Càng xem, càng nghiện

Cả quan hệ tình dục và việc xem sách báo, phim ảnh "nóng" đều dẫn đến việc giải phóng dopamine, chất dẫn truyền thần kinh chịu trách nhiệm về khoái cảm và sự tưởng thưởng. Tuy nhiên, hiện tượng dâng trào dopamine lặp đi lặp lại bằng cách thường xuyên xem văn hóa phẩm khiêu dâm cũng đồng nghĩa, bộ não sẽ bị "khử nhạy" trước những tác động của nó.

Một nghiên cứu của Đức, đăng tải trên tạp chí JAMA Psychiatry từng phát hiện, thường xuyên xem phim "nóng" dường như làm chai sạn phản ứng trước kích thích tình dục theo thời gian. Điều đó có nghĩa là, bộ não cần nhiều dopamine hơn để có thể cảm thấy cùng mức độ "cao hứng", khiến chủ nhân phải xem nhiều phim "nóng" hơn.