Khoa Học Tâm Linh
Câu trả lời đó thật lãng mạn, như một mô típ kinh điển của Hollywood: Khi hai người nhận ra họ là của nhau ngay giây phút đầu gặp mặt. Trên thực tế, có rất nhiều cặp đôi sẽ nói với bạn rằng khi nhìn vào mắt đối phương vào phút giây đầu gặp gỡ, họ biết rằng đó đơn giản là "tiếng sét ái tình".
Tuy nhiên, một nghiên cứu về hiện tượng này của các nhà tâm lý học châu Âu đã chứng minh rằng tình yêu từ cái nhìn đầu tiên thực chất không hề tồn tại. Và cảm xúc đó chỉ đơn thuần là ham muốn tình dục.
Nghiên cứu do nhà khoa học Florian Zsok thuộc Đại học Zurich (Thụy Sĩ) và các đồng nghiệp tại Đại học Groningen (Hà Lan) thực hiện, tổng hợp một loạt nghiên cứu về chủ đề này. Trong số 396 người tham gia khảo sát của nhóm nghiên cứu, có 60% người là phụ nữ. Nhóm nghiên cứu mời phần lớn người tham gia trả lời các câu hỏi khảo sát trực tuyến về mối quan hệ yêu đương hiện tại (nếu có) và xem ảnh của những đối tượng tiềm năng (chưa từng gặp mặt) để đánh giá sự hấp dẫn của họ, những cảm giác yêu đương, thân mật và gắn kết. Đây là những thành phần khác nhau của "tam giác tình yêu", được đánh giá bằng các mục như "tôi cảm thấy mình và người đó dành cho nhau". Quan trọng nhất, những người tham gia phải xác định liệu họ có "yêu từ cái nhìn đầu tiên" hay không. Một nhóm khác sẽ tới một phòng thí nghiệm tâm lý để thực hiện khảo sát tương tự.
Ngày nay khi mọi người nghe thấy hai từ "đức hạnh", họ ít khi nghĩ tới đấng mày râu. Sống một cách đoan chính hay có đức hạnh đôi khi còn bị người đời xem là ẻo lả và nhu nhược. Chúng ta gần như đã quen luôn với việc sử dụng từ "đức hạnh" như một từ miêu tả đạo đức và lòng chung thủy của người phụ nữ.
Tuy nhiên, "đức hạnh" có nhiều ý nghĩa hơn ta vẫn nghĩ. Cụ thể, "virtue" bắt nguồn từ tiếng Latin "virtus", được phát triển từ từ gốc "vir" - trong tiếng Latin có nghĩa là đức tính của đấng mày râu. Cicero, một chính khách và một nhà soạn văn, đã dành thời gian liệt kê những phẩm chất quan trọng và cần thiết mà mỗi người đàn ông đều nên có. Chúng bao gồm sự công bằng, tính cẩn trọng, lòng dũng cảm và sự chừng mực trong ăn uống. Để được người đời nể trọng, những người đàn ông Roman phải hội tụ được cả bốn đức tính trên. Khi Aristotle khuyến khích các chàng trai hãy theo đuổi một cuộc sống "đức hạnh", đó thật sự là lời kêu gọi làm trỗi dậy phẩm chất của một đấng mày râu.
Một người đàn ông đã chấp nhận thử thách mà Aristotle đặt ra - sống một cuộc sống "đức hạnh" hay sống như một người đàn ông với tất cả lòng nhiệt thành của bản thân: Đó là Benjamin Franklin.
Tuy kết cục của câu chuyện phổ biến trên có vẻ là không thể tránh khỏi, nhưng sự thật không phải vậy. Nghiên cứu chỉ ra rằng tình yêu lãng mạn hoàn toàn có thể kéo dài, và bạn thật sự có thể chiến thắng "số phận".
Bằng cách nào? Có vô vàn câu trả lời cho câu hỏi này mà bạn sẽ dễ dàng tìm được từ bạn bè, gia đình, các chuyên gia tâm lý hôn nhân và văn hóa đại chúng nói chung.
Không may là rất nhiều lời khuyên được đưa ra từ những người có ý muốn giúp bạn, hay thậm chí là từ các "chuyên gia", đều không chính xác.
Sau một thời gian nghiên cứu thì các nhà khoa học đã rút ra được rằng sự hiện diện liên tục của điện thoại bên người có thế dẫn đến hiệu ứng "chảy máu chất xám" làm giảm đáng kể trí thông minh và khả năng tập trung của con người.
Một thí nghiệm đã được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Texas đã phát hiện ra rằng chỉ cần đặt điện thoại nằm trong tầm mắt thì khả năng ghi nhớ thông tin, giải quyết vấn đề của con người kém hẳn đi.
Và thậm chí không nhất thiết điện thoại phải trong tầm mắt, mà cả khi điện thoại ở ngay bên mình như trong túi quần, trong túi xách cũng khiến người ta dễ bị xao nhãng và mất tập trung. Từ đó, hậu quả là điểm các bài kiểm tra của học sinh không cao, kết quả làm việc kém hiệu quả...
Qua nghiên cứu phản ứng của con người khi gặp một tai họa bất ngờ ập đến, các nhà tâm lý học kết luận rằng người ta thường không phản ứng kịp thời và hay có những hành động tự đưa họ vào chỗ hiểm nguy.
Những cái chết lãng xẹt
Đã có rất nhiều trường hợp chết rất lãng xẹt, như khi sóng thần tràn vào bờ biển nhiều người vẫn điềm nhiên đứng ngắm hay chụp ảnh thay vì phải chạy thật nhanh lên nơi cao; khi máy bay gặp tai nạn lúc cất cánh hay hạ cánh, nhiều người vẫn nấn ná tìm hành lý chứ không chịu chạy ngay đến cửa thoát hiểm...
Thậm chí, có người đã thoát ra khỏi máy bay đang cháy, thay vì chạy đến một chỗ xa an toàn, họ lại đứng gần đó để chụp ảnh để đăng lên Facebook, Twitter.
Từ bỏ (hoặc chia tay) một người bạn, một người bạn trai hay bạn gái độc hại là một chuyện, và có cả tá lời khuyên cho bạn tham khảo, nhưng còn việc từ bỏ một người thân độc hại thì sao?
Đa số chúng ta không được đứng ở vị thế có thể quay mặt bước đi, hoặc chúng ta không cảm thấy mình muốn rời đi, hoặc đó không phải điều đúng đắn. Vậy ta nên làm gì khi một thành viên trong gia đình đang phá hoại cuộc sống của chúng ta bằng sự độc hại của họ? Làm cách nào để giải quyết cảm giác bổn phận, hỗn độn, phản bội và đau lòng?
Đầu tiên và trước nhất, bạn phải chấp nhận một sự thật rằng không phải mọi thành viên trong gia đình đều lành mạnh và luôn sẵn sàng để bạn nương tựa, nhờ vả, hoặc chờ bạn quay về. Không phải mọi mối liên kết gia đình đều được xây dựng dựa trên tiền đề của sự tôn trọng, yêu thương và hỗ trợ hai phía. Đôi lúc "gia đình" mang ý nghĩa đơn giản là có cùng một dòng máu. Chỉ vậy thôi. Một số người thân nâng tầm ta lên và cũng có những người nhấn chìm ta xuống.
Không bận bịu công việc, không vật lộn với một danh sách dài những việc cần làm hay chạy sô cùng hàng tá lo lắng ngổn ngang. Chỉ ngồi. Và suy nghĩ. Việc đó có khó khăn với bạn lắm không?
Một giáo sư tại Đại học London đã tự hỏi điều đó, và ông quyết định thực hiện một thí nghiệm tương đối... kỳ cục để xem chúng ta thực sự dám bỏ bao nhiêu thời gian trong ngày dành cho việc suy nghĩ. Trước khi theo dõi câu chuyện này thì bạn hãy thành thực tự hỏi bản thân rằng: Gần đây, mình có "suy nghĩ" không?
***
"Triết học tự phát. Dừng lại, ngồi xuống, và chỉ nghĩ thôi". Đó là những gì tôi đã viết trên một chiếc bảng trắng. Tôi đã mang nó ra ngoài và đặt nó cạnh một chiếc ghế gấp nhỏ, gần lối vào văn phòng tôi ở trường City, Đại học London.
Trong vòng một tuần, tôi đã đi vòng quanh London với hai cái ghế gấp và một chiếc bảng trắng. Mục tiêu của tôi là những vị trí tập trung nhiều sự ngu ngốc. Tôi đã sắp xếp "đạo cụ" của mình bên ngoài Sàn Giao dịch Chứng khoán London, một ngân hàng lớn, trước cửa Toà nhà Quốc hội, trên con phố Oxford, tại nhà thờ thánh Paul và ở trụ sở BBC. Giờ là lúc để suy ngẫm về sự ngu ngốc gần với mình nhất - và tôi quyết định mang đồ nghề tới chính trường đại học của mình.
Người ta thường nghĩ những thiết bị chứa vô số ứng dụng như điện thoại di động hay máy tính bảng có thể mang tới cảm giác thỏa mãn tức thời và giúp cơ thể giải phóng những nội tiết tố gây tâm trạng hưng phấn.
Nhưng các nhà tâm lý của Đại học Birmingham tại New York, Mỹ cho rằng sự hưng phấn thường xuyên có thể dẫn tới một hậu quả tai hại. Để kiểm tra giả thuyết, họ thực hiện một thử nghiệm đối với 182 sinh viên đại học.
Nhóm nghiên cứu yêu cầu họ cung cấp thông tin về hành vi sử dụng điện thoại di động hàng ngày. Theo dữ liệu về thói quen sử dụng điện thoại, 19% số sinh viên tự nhân họ cuồng hoặc nghiện "dế".
Theo tờ Daily Mail, đặc điểm chung nhất mà những người này thường trải qua bao gồm việc nhìn thấy ánh sáng chói lòa, đường hầm và trong lòng cảm thấy thanh thản.
Tuy nhiên, theo kết quả thu được của nhóm nghiên cứu về các đặc điểm chung trong trải nghiệm sắp chết (NDE) thuộc Đại học Liege (Bỉ), không có trường hợp nào giống nhau hoàn toàn khi trải nghiệm những hiện tượng trên.
Charlotte Martial - người đứng đầu nhóm tác giả nghiên cứu - cho biết: "Theo những gì chúng tôi biết được, vẫn chưa có bài nghiên cứu nào chính thức và chính xác điều tra xem liệu NDE có xảy ra theo một trật tự nhất định hay không. Mục đích của lần nghiên cứu này chỉ là xác định tần suất xuất hiện những hiện tượng đó".
Nhận xét: Mặc dù "Giáo hội Khoa học" vẫn cố nhồi nhét vào đầu chúng ta rằng thế giới vật chất này là duy nhất, và rằng không có gì ở thế giới bên kia, niềm tin vào một thế giới bên kia như vậy vẫn nằm sâu trong tiềm thức của rất nhiều người. Suy cho cùng, hiện thực kỳ lạ và thú vị hơn nhiều so với những gì chúng ta thậm chí có thể tưởng tượng ra.
Nhưng thật không may, một số người bố người mẹ lại không thể trở thành những người hỗ trợ và tấm gương tốt nhất. Tất nhiên, cha mẹ nào cũng mắc sai lầm, và không có cách nào đúng, cách nào sai khi nuôi dạy trẻ, nhưng có một số lỗi lầm nghiêm trọng hơn những lỗi lầm khác và có thể để lại dấu ấn vĩnh viễn lên đứa trẻ.
Hãy cùng tìm hiểu xem bố mẹ của bạn có thực hiện những sai sót sau đây khi nuôi dạy bạn. Và nếu bạn là một người làm cha, làm mẹ, hãy cố gắng tránh 13 hành vi sau đây, vì chúng làm tổn thương con bạn.
Nhận xét: Cơ sở cho một tình yêu thực sự là sự thấu hiểu và cảm thông lẫn nhau, điều không thể tồn tại từ cái nhìn đầu tiên. Cái gọi là "tiếng sét ái tình" chỉ là một mớ hóa chất mà não bạn tiết ra. Đáng tiếc là nghe nó không được lãng mạn cho lắm...