Khoa Học Tâm Linh
Những hành động và phản ứng của người bình thường, những ý tưởng và tiêu chuẩn đạo đức của họ thường được xem là không bình thường trong mắt của những cá nhân không bình thường. Và nếu một kẻ thái nhân cách coi hắn ta là bình thường, điều này dĩ nhiên là dễ dàng hơn nếu hắn ở vị trí nắm quyền, khi đó hắn sẽ coi một người bình thường khác biệt với tiêu chuẩn "bình thường" của hắn là không bình thường.
Điều đó giải thích tại sao, khi những kẻ thái nhân cách trèo lên nắm quyền, như chúng vẫn có xu hướng làm vậy một cách tự nhiên, hệ thống xã hội của chúng - bao gồm cả giáo dục và y học / tâm thần học - luôn có xu hướng coi bất cứ người bất đồng chính kiến - hay có xu hướng bất đồng chính kiến - nào là "tâm thần không bình thường". Như Lobaczewski viết, "Trong mắt kẻ thái nhân cách, người bình thường chỉ là một kẻ ngây thơ đi tin vào những lí thuyết không hiểu nổi; nếu gọi là "điên rồ" cũng không xa mấy."
Do đó, những chính quyền như vậy thường kiểm soát môn tâm lý học và tâm thần học thông qua ngân sách và sự có mặt của các "tay trong" thấm nhuần ý thức hệ tư tưởng trong hệ thống nghiên cứu giáo dục. Đồng thời, những phản ứng tự nhiên vô thức của người bình thường đối với môi trường bệnh hoạn xung quanh họ bắt đầu bị định nghĩa là bệnh tật và các "liệu pháp tâm thần", bao gồm cả nhiều loại thuốc, được quảng bá để buộc những người bình thường sống trong thế giới bệnh hoạn và nghĩ nó là bình thường.
Sự thật về chứng thái nhân cách phải bị gièm pha và che đậy để ngăn nó khỏi gây nguy hiểm cho chính hệ thống chính quyền, và điều này thường xuyên được thực hành bởi những quan chức bệnh hoạn về tâm lý. Bất cứ ai hiểu biết quá nhiều về chứng thái nhân cách đều có thể bị buộc tội với bất cứ thứ tội nào họ có thể bịa ra, bao gồm cả tâm lý không bình thường. Những người ấy trở thành "điên rồ", "hoang tưởng", "tâm thần không ổn định" và "nguy hiểm".
Những mẩu chuyện dưới đây là những gì xảy đến với một đứa con gái lớn lên mà không có tình thương và sự chở che của mẹ, được lấy từ trong cuộc sống hằng ngày, chứ không phải từ một cuộc khảo sát khoa học. Một lần nữa, tôi không viết với tư cách của một nhà tâm lý hay một bác sĩ, mà với tư cách của một người đồng hành đồng cảm.
Thuyết gắn bó (attachment theory) do Bowlby đề xuất và sau đó được mở rộng bởi Mary Ainsworth, Mary Main và nhiều nhà tâm lý khác đã giải thích đầy đủ lý do tại sao những nỗi đau đó thường xuyên xảy ra.
Trong giai đoạn ẵm bồng và thời thơ ấu, đứa con gái có thể là phản chiếu hình ảnh của người mẹ. Nếu người mẹ biết yêu thương và gần gũi con cái, đứa bé sẽ được che chở an toàn, nó nhận thức được rằng nó được yêu thương và biết yêu thương. Cảm thức về sự yêu thương - cảm giác xứng đáng nhận tình cảm và sự chú ý, được lắng nghe và quan sát - trở thành nền tảng mà trên đó cô bé xây dựng những ý thức sớm nhất về bản thân và cung cấp năng lượng cho sự phát triển của mình.
Biết chấp nhận cảm giác khó chịu.
Nếu học được kỹ năng này, bạn có thể làm chủ gần như mọi thứ. Bạn có thể đánh bại sự trì hoãn, bắt đầu tập thể dục, ăn uống lành mạnh hơn, học một ngoại ngữ mới, vượt qua các thử thách cũng như những sự kiện khiến bạn mệt nhoài, khám phá những điều mới lạ, phát biểu trên sân khấu, và trở thành một người theo chủ nghĩa tối giản. Và đó chỉ là mới là sự khởi đầu.
Thật không may, hầu hết mọi người lại né tránh cảm giác khó chịu. Họ thật sự cố gắng né tránh nó - ngay từ khi nhận thấy dấu hiệu đầu tiên của sự khó chịu, họ liền "bỏ chạy" nhanh hết mức có thể. Có lẽ với hầu hết mọi người, đây là yếu tố hạn chế lớn nhất và cũng là lý do tại sao bạn không thể thay đổi thói quen.
Hãy nghĩ thế này: nhiều người không ăn rau vì họ không thích vị của nó. Đó không phải một nỗi đau cùng cực, cũng chẳng phải kiểu tra tấn như ở nhà tù Guantanamo, mà chỉ là một vị mà bạn không quen. Và do đó họ ăn những gì họ thích, như kẹo, món chiên, thịt, phô mai, những món mặn và chứa nhiều bột tinh chế.
Có thể chúng ta là những con rối - những con rối bị điều khiển bởi những sợi dây của xã hội. Nhưng ít nhất chúng ta là những con rối có quan sát, có nhận thức. Và có thể nhận thức là bước đi đầu tiên hướng tới sự giải phóng cho chúng ta. - Stanley Milgram"Em muốn nói chuyện với ai đó. Em nghĩ có lẽ là vì cha em ở trong tù." Hannah, cô gái 22 tuổi, xinh đẹp, môi mím chặt, bệnh nhân mới của tôi, nói lí nhí trong khi vẫn quay mặt về phía một trong những tủ sách của tôi phía bên phải. Sau một lúc, cô nhìn thẳng vào tôi một cách rụt rè và nhắc lại: "Em cần ai đó để nói chuyện. Cha em ở trong tù."
Cô thở hắt ra một tiếng rất khẽ, dường như nỗ lực để nói chừng đó đã rút hết không khí khỏi phổi cô, và rồi cô im lặng.
Khi ai đó đang rất hoảng sợ, và nhất là khi đó, một phần của trị liệu tâm lý chỉ đơn giản là biết cách lặp lại những câu nói của người ngồi đối diện với bạn mà không tỏ ý phán xét hay tỏ vẻ bề trên. Tôi hơi cúi về phía trước, các ngón tay vẫn lồng quanh gối, và cố gắng tìm gặp cặp mắt của Hannah, lúc này đã dán chặt xuống tấm thảm phương Đông ở giữa chúng tôi.
Tôi nói nhỏ nhẹ, "Cha em ở trong tù?"
Nhận xét: Xem những chương trước:
- Sách "Kẻ thái nhân cách ở nhà bên" - Tưởng tượng
- Sách "Kẻ thái nhân cách ở nhà bên" - Giống người băng giá: Những kẻ thái nhân cách
- Sách "Kẻ thái nhân cách ở nhà bên" - Con người tử tế nhất trên đời
- Sách "Kẻ thái nhân cách ở nhà bên" - Cách để nhận ra kẻ vô lương tâm
- Đại cương về chứng thái nhân cách
- Tà ác học 101: Mặt nạ của kẻ thái nhân cách
- Tà ác học 101: Rắn độc mặc complê
Mẹ tôi nói với nó " Được lắm, con trai yêu". Còn tôi chắc chắn là đang bị phân tâm bởi một đĩa snack hay một cái gì đó.
Nhưng suốt 15 năm sau, câu nói đó đã ảnh hưởng đến tất cả những quyết định trong cuộc đời của em trai tôi: Những môn học ở trường, chọn nơi để sống, chọn người làm bạn và thậm chí là làm gì trong những kì nghỉ và cuối tuần.
Và bây giờ, sau một thời gian dài làm việc, nó đã là chủ tịch một đảng chính trị lớn của thành phố và là thẩm phán trẻ nhất của bang. Trong thời gian tới, em trai tôi hi vọng sẽ ra vận động tranh cử lần đầu tiên.
Hầu hết chúng ta không biết chúng ta muốn làm gì trong đời. Thậm chí sau khi tốt nghiệp, có việc làm, kiếm được tiền. Khi ở độ tuổi từ 18 đến 25, tôi đã thay đổi sở thích nghề nghiệp của mình còn nhiều hơn thay đồ lót. Và thậm chí sau khi tôi quản lý việc kinh doanh của riêng mình, chỉ khi đến năm 28 tuổi tôi mới thực sự tìm ra tôi muốn làm gì trong cuộc đời mình.
Trong hoang mạc, một nhà sư già từng khuyên lữ khách, tiếng nói của Thượng Đế và Quỷ Sứ hầu như không khác biệt. - Loren EiseleyTrong quá trình hành nghề của mình, một trong những câu hỏi tôi được hỏi nhiều nhất là, "Làm cách nào tôi có thể biết ai là người đáng tin?" Bởi vì các bệnh nhân của tôi đều là những người từng chịu tổn thương tâm lý nặng nề, hầu hết gây ra bởi những người khác, đây là mối quan tâm dễ hiểu với họ. Tuy vậy, tôi có cảm giác rằng đây cũng là vấn đề bức bách với hầu hết chúng ta, kể cả những người chưa từng phải chịu tổn thương tâm lý, và rằng chúng ta đều luôn cố gắng đánh giá về nhân cách của mọi người xung quanh. Chúng ta đặc biệt quan tâm đến phẩm hạnh của những người có quan hệ gần gũi với chúng ta, và khi chúng ta gặp một người bạn mới hấp dẫn nào đó, chúng ta thường tiêu tốn khá nhiều tâm trí trong việc nghi ngờ, phỏng đoán hay mơ tưởng về câu hỏi này.
Những kẻ không đáng tin cậy không mặc bộ sơmi riêng, hay mang dấu hiệu in trên trán, và việc chúng ta thường phải đưa ra những quyết định quan trọng về người khác chỉ dựa trên phỏng đoán chủ quan là chính dẫn đến những quy tắc phi lý, những quy tắc mà nhiều người biến thành sự mê tín cả đời. "Đừng tin ai quá 30 tuổi," "Không bao giờ tin đàn ông," "Không bao giờ tin đàn bà," "Không bao giờ tin ai cả" là những ví dụ phổ biến nhất. Chúng ta muốn có những quy tắc rõ ràng, ngay cả khi chúng là những quy tắc vơ đũa cả nắm, bởi vì việc xác định được ai là người cần đề phòng là cực kỳ quan trọng với chúng ta. Nhưng những quy tắc chung chung này đều không hiệu quả, và tồi tệ hơn, chúng thường mang lại sự lo lắng và bất an trong cuộc sống của chúng ta.
Trừ phi bạn biết rõ ai đó trong nhiều năm, không có một quy tắc hay cách kiểm định hoàn hảo nào cho sự đáng tin cậy, và việc thừa nhận thực tế này là cực kỳ quan trọng, dù cho nó có thể khiến bạn bất an đến đâu. Sự không chắc chắn trong vấn đề này đơn giản là một phần của cuộc sống con người, và tôi chưa từng biết ai giải quyết được nó một cách hoàn toàn. Thêm vào đó, tưởng tượng rằng có một phương pháp hiệu quả - một phương pháp mà đến giờ bạn vẫn chưa biết được - để giải quyết vấn đề đó một cách chắc chắn là bạn đang tự hạ thấp mình một cách bất công.
Nhận xét: Xem những chương trước:
- Sách "Kẻ thái nhân cách ở nhà bên" - Tưởng tượng
- Sách "Kẻ thái nhân cách ở nhà bên" - Giống người băng giá: Những kẻ thái nhân cách
- Sách "Kẻ thái nhân cách ở nhà bên" - Con người tử tế nhất trên đời
- Đại cương về chứng thái nhân cách
- Tà ác học 101: Mặt nạ của kẻ thái nhân cách
- Tà ác học 101: Rắn độc mặc complê
Những ví dụ sau đây có thể rất quen thuộc: Khi nhận được sự góp ý cần thiết và hữu ích từ đồng nghiệp hoặc cấp trên, ta thầm bực bội mà không thấy phần lỗi của mình. Chúng ta nhận thấy năng suất làm việc của mình đang giảm đi nên thay vì trị bệnh thì ta chỉ chữa các triệu chứng. Ta nốc cạn cà phê rồi một giờ đồng hồ sau lại ngất đi trên bàn phím (và sau đó ta đi tìm những mẹo giúp tăng năng suất vì công việc chồng chất).
Theo thời gian, hành động này trở thành thói quen, một phản ứng tự động, và chúng ta không thể dừng lại và suy ngẫm về việc mình đang làm. Trong tình huống tệ hơn, nhiều đối tượng còn không có người chịu trách nhiệm thay mình (ai lại có được một người như thế nhỉ?), giúp họ nhận ra những sai lầm của mình cũng như hậu quả mà chúng gây ra.
Kịp thời dừng lại trước khi có các phản ứng tự động điển hình là một trong những thách thức lớn nhất trong cuộc sống, nhưng khi thực hiện việc này thường xuyên theo kỷ luật và dành thời gian suy ngẫm thì ta sẽ có khả năng nhận thức. Bản chất của con người là trải nghiệm trước rồi lý giải sau. Giữa lúc đang phản ứng thì thật khó lòng ngăn bản thân lại và thừa nhận, "Khoan, hiện mình đang phản ứng vì ý kiến của người này động đến cái tôi của mình, và theo bản năng mình muốn nói với họ rằng họ là đồ ngốc để mình thấy dễ chịu hơn!" Thay vì thế, chúng ta ấn nút gửi và sau đó giải thích tại sao mình lại làm vậy.
Bạn gọi món bít-tết đắt tiền ở nhà hàng, nhưng khi người bồi bàn mang lên thì nó đã chín quá. Khi anh ta hỏi, "Mọi thứ thế nào?" thì bạn đáp, "Tốt," trong lúc ủ rũ nhìn miếng thịt bị cháy.
Bạn muốn tham gia lớp nhu thuật, nhưng không nghĩ vợ mình sẽ bằng lòng để mình vắng nhà một hoặc hai tiếng mỗi tuần, vì thế bạn thậm chí chẳng hề đề cập ý định này với cô ấy.
Hàng xóm để mấy con chó của ông ta sủa suốt đêm, và chuyện đó làm bạn không ngủ được. Thay vì nói với ông ta về nó, bạn lại phê bình ông với những người bạn của mình trên Facebook.
Nếu từng rơi vào bất kỳ tình huống nào như thế, có thể bạn là một trong rất nhiều người bị "Hội Chứng Người Tốt" - một tập hợp gồm tính cách, thái độ và các đặc điểm hành vi được miêu tả bởi tiến sĩ Robert Glover, tác giả quyển No More Mr. Nice Guy.
Nếu sử dụng heroin trong 20 ngày, đến ngày thứ 21, cơ thể sẽ thèm thuốc tới quằn quại. Bởi trong heroin là chất gây nghiện. Nhưng nếu bị gãy xương, bạn sẽ được đưa tới viện và sẽ được truyền diamorphine nhiều tuần liền. Chất này có thể gây nghiện mạnh hơn heroin, nó không chưa tạp chất mà người bán pha vào.
Vô số người đang được truyền diamorphine chất lượng cao ở bệnh viện ngay lúc này. Như vậy, ít ra vài người trong số họ phải bi nghiện chứ? Nhưng qua các nghiên cứu kỹ lưỡng, hiện tượng đó không hề xảy ra.
Tại sao vậy? Giả thuyết được rộng rãi chấp nhận là kết quả của một loạt thí nghiệm được tiến hành vào đầu thế kỷ 20. Thí nghiệm tiến hành khá đơn giản, bắt một con chuột nhốt vào trong lồng với 2 bình nước, một bình chỉ có nước, bình còn lại là nước pha cocaine. Con chuột chỉ tập trung vào bình chứa chất gây nghiện và liên tục uống cho tới chết do quá liều.
Tôi thấy một con ma sói uống rượu ở quán Vic. Tóc nó thật đẹp - Warren Zevon
Doreen liếc vào gương chiếu hậu và ước lần thứ một tỷ rằng cô xinh đẹp hơn. Cuộc sống sẽ dễ chịu hơn biết bao. Sáng nay trong gương cô trông có vẻ xinh sau một giấc ngủ ngon và đã trang điểm. Nhưng cô biết rằng nếu kỹ năng trang điểm của cô không tốt, hay nếu cô đang lúc mệt mỏi, trông cô sẽ khá là xấu. Trông cô sẽ xấu như một đứa con gái quê mùa ở quê của cô, trông cô sẽ giống như đáng đi vắt sữa bò hơn là ngồi trong chiếc BMW màu đen này. Cô mới chỉ 34 và da cô vẫn còn tốt, không một vết nhăn, mặc dù có thể hơi xanh xao một chút. Nhưng mũi cô hơi nhọn, đủ để người khác nhận thấy, và mái tóc màu rơm, vấn đề khó giải quyết nhất của cô, cứ khô và quăn tít lên mặc dù cô đã làm mọi cách với nó. May thay, cô có một cơ thể tuyệt hảo. Cô rời mắt khỏi gương và nhìn xuống bộ comlê lụa màu xám đang mặc, hơi cổ lỗ nhưng rất vừa. Người Doreen đẹp, và tốt hơn nữa, cô rất biết cách đi đứng. Với một phụ nữ có một khuôn mặt bình thường, trông cô quyến rũ một cách khó tin. Khi cô đi ngang qua phòng, tất cả đàn ông ở đó đều nhìn theo. Nhớ đến điều này, cô mỉm cười và khởi động chiếc xe.
Đi khỏi nhà chừng hai cây số, cô nhận ra mình đã quên chưa cho con Maltese khốn kiếp ăn. Thôi kệ. Con chó kiểu cách ngu ngốc ấy chưa chết đói được trước khi cô đi làm về tối nay đâu. Lúc này, một tháng kể từ khi mua nó trong cơn bốc đồng, cô không thể tin là cô đã mua nó. Khi đó cô nghĩ rằng nó sẽ làm cô duyên dáng hơn khi dắt nó đi dạo, nhưng việc dắt nó đi dạo đã trở nên chán ngắt. Lúc nào có thời gian, cô sẽ mang đến bác sĩ thú y cho nó đi đời, hay có thể cô sẽ bán cho ai đó. Rốt cuộc, nó khá là đắt tiền.
Nhận xét: Xem thêm: Đại cương về chứng thái nhân cách
Những bài khác trong loạt bài này: