Biến Đổi Trái ĐấtS


Cloud Precipitation

Philippines tan hoang vì hai siêu bão tàn phá trong vòng một tuần

typhoon haima damage
© REUTERS/Erik De Castro
Siêu bão Haima ập vào miền bắc Philippines đã làm ít nhất 5 người thiệt mạng và gây thiệt hại nặng nề cho mùa màng.

Cơn bão mạnh nhất tấn công Philippines trong vòng 3 năm qua đã tàn phá các khu vực trồng lúa của nước này như các tỉnh miền bắc Cagayan, Isabela và Ilocos vào khuya 19.10. Với sức gió 225 km/giờ và giật đến 315 km/giờ, bão Haima đã khiến gần 100.000 người phải sơ tán.

Giới chức Philippines cho hay nhờ sơ tán dân kịp thời nên số thương vong đã giảm thiểu đáng kể. Trong số các nạn nhân thiệt mạng có 2 công nhân bị đất lở chôn vùi lán trại của họ ở thị trấn La Trinidad thuộc tỉnh Benguet, 2 người dân ở tỉnh Ifugao gần Benguet và 1 cụ ông 70 tuổi tử vong vì trụy tim tại tỉnh Isabela, theo AP dẫn nguồn từ giới chức sở tại.

Đa số người dân Philippines tại những vùng trên nói rằng sức tàn phá của cơn bão Haima không kém gì siêu bão Haiyan (Hải Yến) từng càn quét nước này hồi năm 2013, cướp đi sinh mạng của khoảng 7.350 người. Hình ảnh trên truyền hình cho thấy tại tỉnh Cagayan, cây cối bị bật gốc, trụ điện đổ ngã khắp nơi, nhiều đường phố biến thành sông. Có thể thấy nhiều xe tải bị lật, các cửa hàng hai bên đường bị hư hại nặng do gió thổi bay bảng quảng cáo, cửa kính bị vỡ...

SOTT Logo Media

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 9/2016: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

SOTT Summary Sept 2016 Vietnamese
Video tóm tắt "Biến đổi Trái Đất" của SOTT cho tháng 9/2016: Các sự kiện thời tiết cực đoan, dấu hiệu của những chấn động hành tinh (địa chấn, núi lửa, v.v...) và vật thể gần Trái Đất dưới dạng cầu lửa trên bầu trời.

Trong khi Đế Quốc đang sụp đổ dưới sự ngông cuồng của chính họ, và trong khi ngọn lửa bất mãn trong dân chúng đang lan rộng giữa những lời đồn đại về chiến tranh thế giới, biến động hành tinh vẫn tiếp tục không ngừng. Tháng này, siêu bão Matthew có lẽ sẽ được ghi nhớ như trận bão tồi tệ nhất của cả năm tại Hoa Kỳ (và trên toàn thế giới). Nhưng hai trận bão khác của tháng 9, Hermine và Julia - một trong số chúng là cơn bão lớn đầu tiên của bang Florida kể từ năm 2005, và cái còn lại là cơn bão đầu tiên được hình thành ngay trên đất liền tại bang này - đã nhấn chìm cả vùng bờ biển đông nam Hoa Kỳ.

Một loạt bão cũng mang đến hết đợt lũ lụt này đến đợt lũ lụt khác cho vùng đông nam Úc, phá kỷ lục lượng mưa của nước này kể từ khi thành lập nước vào thế kỷ 19 và làm cho mùa đông này trở thành mùa đông mưa nhiều thứ ba trong lịch sử tính trên cả nước. Trong khi đó, nhiều cơn bão ở vùng tây bắc Thái Bình Dương tàn phá Philippines, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Nghiên cứu cho thấy bão ngày nay mạnh hơn 50% so với 40 năm trước. Cơn bão mạnh nhất trong số chúng - siêu bão Meranti - là cơn bão mạnh nhất trên toàn thế giới trong năm nay và chỉ thua siêu bão Haiyan năm 2013 trong sách kỷ lục.

Snowflake Cold

Nóng lên toàn cầu? Cảnh báo mùa đông này châu Âu lạnh nhất trong 100 năm qua

Winter scene
© Osman Karimov / Reuters
Theo trang tin Principia Scientific International, nhà khí tượng học người Đức Dominik Jung cảnh báo mùa đông năm 2016-2017 sẽ "lạnh bất thường" và lạnh nhất trong 100 năm qua.

Theo ông Jung, nhiệt độ thấp nhất sẽ rơi vào các ngày trong tháng 1 và tháng 2. Ông nói thêm cũng không nên mong đợi băng tan vào tháng 3 mùa xuân. Nhà khí tượng học người Đức cảnh báo phải đến tháng 4, châu Âu mới mong đón được ánh nắng ấm áp của mặt trời và chấm dứt kỳ đông khủng khiếp.

Trong khi đó, nhà khí tượng học Joe Bastardi thuộc Cục Dự báo thời tiết AccuWeather cũng đưa ra dự báo tương tự như chuyên gia Jung. Chuyên gia Bastardi dự báo "không khí sẽ rất lạnh bởi mùa đông sắp tới sẽ được đánh dấu bằng sự xuất hiện của khối không khí Bắc Cực tràn xuống phần lớn lãnh thổ châu Âu".

Nhận xét: Xem thêm:


Bizarro Earth

Miền Trung: 20 người chết và bị thương do mưa lũ

Flooding in Ha Tinh, Vietnam
Mưa lũ tại miền Trung những ngày qua đã làm 3 người chết, 5 người mất tích và 12 người bị thương, gần 27.000 ngôi nhà bị ngập.

Báo cáo nhanh của Chi cục Phòng, chống thiên tai khu vực miền Trung sáng 15/10 cho hay, lũ trên thượng lưu sông Gianh, sông Kiến Giang (Quảng Bình) đang dao động ở mức đỉnh; sông Thạch Hãn (Quảng Trị) đang xuống chậm; sông La, hạ lưu sông Ngàn Sâu và sông Cả đang lên.

Dự báo lũ hạ lưu sông Gianh, sông Kiến Giang, sông Thạch Hãn xuống chậm và còn có khả năng lên lại.

Mưa lũ đã làm 3 người chết (ở Quảng Bình), 5 người mất tích (Quảng Bình: 4 người; TT Huế: 1 người) và bị thương 12 người (Quảng Bình: 7 người, Quảng Trị: 3 người TT Huế: 2 người).

Tại Quảng Bình, một số đoạn quốc lộ bị sạt lở, tắc đường; các tuyến đường tỉnh lộ hầu hết bị ngập. Gần 27.000 ngôi nhà bị ngập, 56 ngôi nhà bị tốc mái. 1ha cao su bị gãy đỗ và 200 cây ăn quả bị hư hỏng. Nhiều gia súc bị cuốn trôi.

Fire

Nghiên cứu: Cháy rừng ở miền Tây nước Mỹ đã tăng gấp đôi trong vòng 30 năm qua

Yellowstone wildfire
© Tannen Maury/AP
Hiện tượng nóng lên toàn cầu đã làm cho các khu vực bị ảnh hưởng bởi cháy rừng ở miền Tây Hoa Kỳ đã tăng lên gấp đôi trong vòng 30 năm qua - và vấn đề sẽ tiếp tục tồi tệ hơn cho đến khi cây cối cháy sạch.

Nhiệt độ không khí cao hơn đã sấy khô thảm thực vật và làm nó dễ cháy hơn. Trong khi 1 số vùng trên thế giới trở nên ẩm ướt hơn do khí hậu ấm lên, thì cháy rừng đã tăng mạnh ở các khu vực như Amazon, Indonesia và các khu rừng ở phía Bắc của Canada, đặc biệt các đám cháy ở bang California và Oregon (Mỹ) đã gia tăng dữ dội.

Một nghiên cứu mới công bố ngày 10/10 trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences đã chỉ ra mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu với việc gia tăng các vụ cháy rừng trong những thập kỷ gần đây.

Nghiên cứu này được thực hiện bởi các nhà khoa học ở Đài quan sát Trái đất Lamont - Doherty của Đại học Columbia. Nghiên cứu cho thấy rằng, kể từ năm 1984 đến 2015, nhiệt độ cao và dẫn đến sự khô cằn đã làm đám cháy lan rộng thêm 41.000 km2 so với dự tính. Diện tích này lớn hơn cả 2 tiểu bang Massachusetts và Connecticut gộp lại và tương đương với diện tích của Đan Mạch. Các nhà khoa học cho rằng diện tích tăng thêm này gần gấp đôi so với diện tích sẽ bị cháy trong trường hợp nhiệt độ không tăng lên.

Nhận xét: Hiện tượng nóng lên toàn cầu đã trở thành con ngáo ộp để đổ lỗi cho mọi thứ thảm họa thiên nhiên: cháy rừng, hạn hán, lũ lụt, bão lớn, mưa đá, động đất, thậm chí cả tuyết rơi quá nhiều mùa đông, bất chấp số liệu khách quan cho thấy Trái Đất không còn nóng lên mà có xu hướng lạnh đi kể từ đầu thế kỷ này.

Trước thực tế rằng các vụ cháy rừng thực sự đang ra tăng mạnh, ngoài những giải thích khá khiên cưỡng trong bài này, có một yếu tố khác là sự gia tăng mạnh của sét đánh và thiên thạch / cầu lửa trong những năm gần đây. Xem bài phân tích dưới đây của chúng tôi về vấn đề này:


Cloud Lightning

Dịch tả, mộ tập thể: Siêu bão Matthew để lại 1000 người chết và đất nước Haiti hoang tàn

Matthew  Mehr: https://de.sputniknews.com/panorama/20161007/312849350/hurrikan-matthew-todesopfer-haiti.html
© REUTERS/ Carlos Garcia RawlinsCảnh tàn phá tại Haiti sau siêu bão Matthew
Theo Vnexpress, số liệu thống kê của Reuters dựa trên báo cáo của các quan chức địa phương cho thấy, 1.000 người thiệt mạng do bão ở Haiti, đất nước nghèo nhất châu Mỹ Latinh. Số người chết chính thức từ cơ quan bảo vệ dân sự trung ương là 336, thấp hơn do các quan chức phải đến từng làng để xác nhận.

Matthew, cơn bão mạnh nhất vùng Caribbean trong gần một thập kỷ, đổ bộ Haiti đầu tuần trước với vận tốc gió 233 km/h, mang theo mưa lớn.

Chính quyền bắt đầu chôn người chết trong các mộ tập thể ở thành phố Jeremie, khi những thi thể dần phân huỷ, Fedner Frenel, quan chức chính quyền trung ương cấp cao nhất tại vùng Grand'Anse, phía tây Haiti, cho hay. Riêng tại Grand'Anse, 522 người chết.

VOV đưa tin, trước đó, hôm 9/10, Tổng thống tạm quyền Haiti Jocelerme Privert đã đi thị sát vùng Jeremie, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của bão Matthew.

Bizarro Earth

Hàng triệu con giun đất tấn công vào trường học ở Đài Loan

Millions of earth worms surface in Taiwan
Một lượng khổng lồ giun đất đã tấn công vào một trường học ở Đài Loan, khiến người dân địa phương hoang mang.

Sự việc diễn ra ngày 6.10 tại trường trung học dạy nghề Hoa Liên ở thành phố Hoa Liên, miền đông Đài Loan. Đoạn video được đăng tải lên mạng xã hội Facebook cho thấy hàng triệu con giun đất bò trên đường chạy bằng bê tông và sân chơi trong trường học này.

Một nhân viên bảo vệ của trường học đã dùng cào để xua đuổi đàn giun khỏi sân bê tông. Thành phố Hoa Liên trước đó đã hứng chịu những trận mưa lớn, khiến giun chui lên khỏi mặt đất.

"Có quá nhiều giun đất", một người nói trong đoạn video, trong khi một người khác hét lên: "Cảnh tượng thật là kinh tởm".

Đoạn video đã thu hút hơn 1.000 lượt bình luận trên mạng xã hội Facebook. Thành viên Ya Beng cho biết đây không phải lần đầu tiên giun đất chui lên nhiều như vậy khỏi sân chơi sau mưa lớn tại trường Hoa Liên.

Cloud Lightning

Hơn 478 người thiệt mạng ở Haiti, 3 triệu người phải sơ tán ở Mỹ do siêu bão Matthew

Matthew
© CNNSiêu bão Matthew
Reuters đưa tin đến tối 7-10, con số nạn nhân thiệt mạng do bão Matthew ở Haiti đã lên đến ít nhất 478 người, và con số này được tin là sẽ còn tăng lên nhanh chóng.

Hiện nhiều khu vực vẫn bị cô lập do cầu sập, đường hỏng, trong khi mạng viễn thông vẫn đang bị cắt đứt, khiến cho việc đánh giá thiệt hại gặp nhiều khó khăn.

Theo ước tính của Liên hiệp Hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, bão ảnh hưởng đến hơn 1 triệu người dân Haiti, trong đó hàng trăm ngàn người đang cần viện trợ nhân đạo khẩn cấp.

Liên hiệp này cũng kêu gọi quốc tế hỗ trợ 5,8 triệu bảng Anh (7,2 triệu USD) để trợ giúp y tế, nhà ở, nước sạch và vệ sinh môi trường cho người dân vùng bão.

Trong khi đó tại Mỹ, 3 triệu người ở Florida, Georgia, Bắc và Nam Carolina đã được sơ tán. Tổng thống Barack Obama đã ký sắc lệnh tình trạng khẩn cấp ở Georgia, Florida và Nam Carolina, huy động hàng ngàn binh sĩ thuộc lực lượng Vệ binh quốc gia giúp dân tránh bão.

Cloud Grey

Trọng Tâm SOTT: Biến đổi khí hậu: Mây dạ quang và "chemtrail"

Noctilucent clouds
© Martin KoitmaeMây dạ quang tại Estonia – vĩ độ 59° bắc
Chương 25: Những đám mây kỳ quái

Bây giờ chúng ta đã biết một chút về mây, hãy cùng xem xét một số loại mây kỳ quái xuất hiện gần đây trên bầu trời của chúng ta. Mây có thể có nhiều dạng kỳ lạ - như mây cuộn, mây vón cục và mây hình sóng - nhưng trong chương này chúng ta sẽ chỉ tập trung vào hai loại. Đó là mây dạ quang (mây sáng vào ban đêm) và vệt ngưng tụ (contrail).

Hãy nhớ trong đầu những điều kiện để mây có thể hình thành: nhiệt độ phải hạ xuống đủ thấp cho sự ngưng tụ xảy ra và bụi khí quyển - các hạt nhân ngưng tụ - phải có mặt để giúp những hạt nước nhỏ hình thành.

Mây dạ quang

Mây dạ quang lần đầu tiên được nhận thấy vào năm 1885, khá gần đây so với các loại mấy khác, và chúng xuất hiện ở độ cao rất lớn, vào khoảng 80 km. Trên thực tế, chúng là loại mây cao nhất từng được biết đến. Theo khoa học chính thống, nguyên nhân của mây dạ quang vẫn chưa được rõ:

Nhận xét: Xem thêm các chương khác của cuốn sách Biến đổi Trái Đất và Mối Liên hệ Con người - Vũ trụ để hiểu thêm về quá trình biến đổi Trái Đất, trong đó bao gồm cả biến đổi khí hậu, đang diễn ra trên hành tinh này.
ECHCC



Fish

Hà Nội đã gom được ít nhất 200 tấn cá chết ở Hồ Tây

Mass fish kill at West Lake, Hanoi, Vietnam
© Trần QuangCảnh vớt cá chết ở Hồ Tây
Khoảng 1.000 người đã được huy động để thu gom hàng trăm tấn cá chết ở hồ Tây mang đi tiêu hủy, việc điều tra nguyên nhân đang được tiến hành.

Tại cuộc họp chiều 4/10, hiện tượng cá hồ Tây chết hàng loạt được người phát ngôn Chính phủ đánh giá là chưa từng xảy ra. Thống kê ban đầu, cá chết trên diện tích hơn 500 ha, tại 24 cửa xả xuống Hồ Tây. Đến nay khoảng 200 tấn cá chết đã được thu gom, xử lý.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng cho biết, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu TP Hà Nội tập trung xử lý vụ việc, nhất là ô nhiễm, phòng ngừa dịch bệnh. Lãnh đạo Chính phủ cũng chỉ đạo TP Hà Nội nghiêm cấm sử dụng cá chết làm thực phẩm, đồng thời khẩn trương làm rõ nguyên nhân, sớm thông tin cho nhân dân.

Sáng cùng ngày, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình đã giao Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Khoa học công nghệ, Viện Hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam cùng phối hợp điều tra nguyên nhân cá chết.

"Nguyên nhân do nguồn xả thải hay nguồn nước bị ô nhiễm sẽ được các cơ quan chức năng, các nhà khoa học làm rõ. Ngay cả ý kiến cho rằng, cá chết do thiếu ôxy cũng cần làm rõ vì sao như vậy", ông Dũng nói.

Nhận xét: Chỉ một Hồ Tây bé như vậy mà có ít nhất 200 tấn cá chết với hàng loạt bức ảnh chụp cá nổi trắng mặt nước. Trong khi ở vụ cá chết "khủng khiếp" tại miền Trung, lượng cá chết trong vùng biển rộng kéo dài 4 tỉnh được thống kê là 70 tấn và không một bức ảnh cá chết hàng loạt nào được ghi nhận. Có ai thấy có gì không ổn ở đây không nhỉ?