Biến Đổi Trái ĐấtS


Sun

Biển Hồ ở Campuchia cạn kiệt chưa từng thấy trong 40 năm

Tonle Sap Lake in Cambodia in drought
© Tiến TrìnhTrâu, bò được thả ăn cỏ trên… Biển Hồ
Biển Hồ Campuchia đang trong cảnh cạn kiệt chưa từng có. Cùng kiệt nguồn sống, nhiều người đã bao đời sống ở nơi này phải bỏ xứ ra đi.

"Tôi sống ở đây 40 năm rồi, lần đầu tiên mới thấy Biển Hồ lạ lùng thế này", đưa chúng tôi chạy dọc Biển Hồ trên chiếc vỏ lãi, cha con ông Lao Min (xã Reng Tul, huyện Can Dieng, tỉnh Pursat) phải liên tục nhắc nhở nhau cẩn thận để tránh mắc cạn.

Đi bộ trên Biển Hồ

"Nước ở đây đã cạn, cạn lạ lùng luôn. Không thấy bóng dáng con cá ở đâu hết. Người dân trên Biển Hồ kiếm con cá để mua ăn cũng khó". Lao Min nói mùa này năm trước, mỗi ngày cha con ông bủa lưới kiếm được vài chục ký cá. Nay cũng không còn hi vọng gì nữa.

Cá tự nhiên không có. Cá nuôi trong lồng cũng chết hàng loạt vì nước Biển Hồ đã rút tới đáy, nước nóng cá không sao sống được.

Nhận xét: Xem thêm: Đừng phóng đại vai trò của Trung Quốc đối với sông Mekong


Bizarro Earth

Bảy triệu người Mỹ sống trong nguy cơ động đất do công nghệ khai thác dầu đá phiến

oklahoma fracking earthquake
© U.S. Geological Survey Bản đồ dự báo nguy cơ động đất ở Hoa Kỳ năm 2016
Động đất là một thảm họa tự nhiên nhưng hiện nay gần 7 triệu người Mỹ đang phải đối mặt với nguy cơ này vì những nguyên nhân do con người gây ra.

Hiện nay, các ngành công nghiệp dầu mỏ và khí đốt đang áp dụng công nghệ cắt thủy lực, phá vỡ kết cấu dưới lớp đá phiến nhằm giải phóng dầu và khí đốt bên dưới.

Tuy nhiên, quá trình này sẽ sản sinh ra một lượng lớn nước thải nặng và có thể kèm theo là lượng nước muối tự nhiên không mong muốn. Các nhà khai thác giải quyết số nước này bằng các bơm vào các giếng sâu dưới lòng đất. Điều đó khiến cho các lớp địa chất bắt đầu di chuyển.

Ngày 28/3 vừa qua, Cơ quan khảo sát địa chấn Mỹ - USGS lần đầu tiên công bố bản đồ cho thấy sự nguy hiểm về mối đe dọa động đất bao gồm cả lý do tự nhiên và nhân tạo.

Nhận xét: Sự tàn phá thiên nhiên của con người đang đi đến gần giới hạn chịu đựng của Thiên Nhiên trên mọi lĩnh vực. Thời điểm mà Thiên Nhiên đáp trả sẽ không còn xa nữa...


Cow Skull

Trâu Sa Pa lại gục chết hàng loạt trong đợt rét cuối tháng ba

Dead buffalos due to cold weather in Vietnam
Dân gian có câu "rét tháng ba, bà già chết cóng" hay còn gọi là rét nàng Bân, có ý chỉ cái rét rơi rớt gần cuối mùa xuân, chuẩn bị cho đợt nóng mùa hè. Thế nhưng, rét tháng ba quái ác ở Sa Pa năm nay đã khiến cho hàng loạt nghé non và trâu già gục ngã, bởi nhiệt độ giảm thấp đột ngột, ở mức 5,5 độ C, khi sức đề kháng của gia súc đã suy giảm.

Sáng 29-3, chúng tôi theo quốc lộ 4D ngược lên Sa Pa, chứng kiến hai bên đường, người dân xả thịt trâu, đứng bán rất nhiều. Hỏi chuyện chị Lý Tả Mẩy, ở thôn Vù Lùng Sung, xã Trung Chải, huyện Sa Pa, đang đứng bán thịt trâu tại km 124, quốc lộ 4D, vẻ mặt buồn rầu, chị Mẩy nói: "Nhà mình có ba con trâu, nuôi giữ suốt mùa đông để nó không bị chết rét. Cứ tưởng là cái rét nó hết rồi, không lo trâu bị chết rét nữa, không ngờ ông trời làm rét quá, con trâu nghé gần một tuổi không chịu được lăn ra chết rồi. Mình đem thịt ra đây bán, được ít tiền nào thì được".

Trên đoạn đường chị Mẩy bán thịt trâu, có hàng chục người dân tộc Mông, Dao ở các xã Trung Chải, Sa Pả cũng đứng bán thịt trâu bị chết rét. Vì là nghé non, thịt nhớt, lại không phải là ngày nghỉ cuối tuần, vắng khách nên bán giá rẻ, vớt vát được đồng nào hay đồng ấy.

Theo Phòng Kinh tế Sa Pa, nguyên nhân trâu gục ngã hàng loạt là do đợt rét cuối tháng ba năm nay có cường độ mạnh, kéo dài. Ngày 28-3, nhiệt độ tại Sa Pa bất ngờ "tụt" xuống 5,5 độ C, biên độ giảm đến sáu độ so với trước đó. Rét hại đột ngột, cộng với sức đề kháng của gia súc đã suy giảm nên đợt rét "vu hồi" này đã làm gia súc bị chết nhiều. Hiện, Phòng Kinh tế Sa Pa đang thống kê thiệt hại và tăng cường khuyến cáo bà con nông dân thực hiện các biện pháp chống rét hại, phòng chống bệnh cước chân sau rét cho gia súc, để hạn chế thiệt hại.

Cow

Ăn chay làm hủy hoại môi trường, gây biến đổi khí hậu nhiều hơn ăn thịt

Vegetarian food
Các món ăn có nguồng gốc thực vật tiêu tốn nhiều năng lượng và nước hơn
Những người ủng hộ việc ăn chay bao gồm cả những người ăn chay trường đang chọn cách tiêu thụ thực vật như một cách hữu hiệu để bảo vệ môi trường sống bằng cách cắt giảm sử dụng năng lượng và khí thải nhà kính. Nhưng liệu họ có biết rằng phương pháp ăn chay phần nào đó phải chịu trách nhiệm gây biến đổi khí hậu, hủy hoại môi trường hơn những người ăn thịt ?

Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học tại Đại học Carnegie Mellon (CMU), Mỹ tiến hành tổng hợp và thẩm định về lượng nước sử dụng, năng lượng tiêu tốn và lượng khí thải phát ra trong quá trình sản xuất đối với 1kg của hơn 100 loại thực phẩm. Kết quả cho thấy: thực phẩm chay như rau, củ quả... tiêu tốn năng lượng và nước nhiều hơn. Giáo sư Paul Fishchbeck, tác giả nghiên cứu cho biết: "Ăn rau diếp tốn gấp ba lần lượng khí thải nhà kính so với ăn thịt xông khói. Bên cạnh đó, rất nhiều loại rau thông thường đòi hỏi nhiều năng lượng hơn bạn nghĩ".

Theo số liệu về biểu đồ xếp loại thực phẩm theo lượng khí thải phát sinh trong quá trình sản xuất: động vật nhai lại (trâu, bò), thị cừu tạo ra 39 kg carbon dioxide cho mỗi kg thịt, tương ứng với thịt lợn là 12, gà tây 11, gà 7. Thực vật có lượng khí thải phát sinh thấp hơn, cụ thể: khoai tây là 3, đậu lăng 1. Thực vật có lượng khí thải thấp nhưng không đồng nghĩa với việc sử dụng hoàn toàn thực phẩm thực vật thì lượng khí thải và hiệu ứng nhà kính giảm. Lý giải điều này theo Giáo sư Paul Fischbeck: "Một kilogram thịt bò sẽ cung cấp 2280 calorie, tức là gần đủ mức trung bình. Nếu thay 1 kg thịt bò bằng 1 k rau cải xanh thì cần tới 6,7 kg cải xanh để cân bằng lượng calorie cần thiết. Vì mỗi kg cải xanh chỉ cung cấp 340 calo. Như vậy, chắc chắn việc sản xuất một lượng lớn thực phẩm rau cải xanh để bù đắp lượng calo thiếu hụt so với 1 kg thịt bò sẽ tốn nhiều năng lượng, hiệu ứng nhà kính, lượng khí thải".

Nhận xét: Ngoài những điều ở trên, nông nghiệp là hoạt động đòi hỏi đất tốt, nước tưới nhiều và làm tàn hại đất màu. Ngược lại, chăn nuôi có thể thực hiện ở những vùng đất không phù hợp với nông nghiệp, tận dụng những thứ có sẵn trong thiên nhiên. Nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp hiện đại, là thứ đang hủy hoại môi trường trên hành tinh này.


Sun

Đừng phóng đại vai trò của Trung Quốc đối với sông Mekong

Mekong river map
Bản đồ lưu vực sông Mekong
Tôi muốn chia sẻ một chút quan điểm về việc hạn hán ở Đồng Bằng Sông Cửu Long hiện nay. Tôi không phải chuyên gia về sông ngòi. Nên có thể tôi sai hoàn toàn. Và rất mong được chỉ giáo.

Tôi rất lo về việc ngập mặn của ĐBSCL, chắc chắn rồi. Vì đó là "Máu của máu Việt Nam, thịt của thịt Việt Nam", như tuyên bố của Luật sư Nguyễn Mạnh Tường tại Hội nghị Đà Lạt năm xưa.

Tuy nhiên, đồng thời với việc DBSCL năm nay hạn nặng, ta cũng nghe tin Tây Nguyên và Thái Lan hạn nặng. Lưu ý rằng nước của sông Mekong chủ yếu được lấy từ Tây Nguyên, và có thể cả từ Thái Lan nữa.

Nhà văn Nguyên Ngọc hơn một lần nói với tôi (và rất nhiều người) là Tây Nguyên, mái nhà của Đông Dương, là một cái mái dốc từ phía VN về bên Lào. Vì thế, nước từ đại ngàn Trường Sơn chủ yếu chảy từ Đông sang Tây, dồn về Mekong. Rồi từ Mekong mới chảy ra biển qua DBSCL.

Một lẽ tự nhiên, nước của những con sông dài, vĩ đại như Mekong sẽ được tích tụ trên đường nó đi, chứ không phải chỉ lấy từ đầu nguồn ở dòng Lan Thương bên Trung Quốc. Và như một số nguồn của người hiểu biết đã công bố trên mạng gần đây, lượng nước đóng góp từ lãnh thổ TQ chỉ đâu đó hơn 10% lượng nước của Mekong mà thôi. Như thế, nếu TQ có giữ lại một nửa lượng nước ở bên họ, thì cũng chỉ làm giảm 5% lượng nước ở hạ nguồn. Ngược lại, nếu họ xả thêm một phần như thế, cũng chỉ tăng thêm một lượng tương ứng mà thôi.

Nhận xét: Tình trạng hạn hán ở vùng Đông Nam Á, trong đó có đồng bằng sông Cửu Long, chỉ là một phần trong bức tranh biến đổi khí hậu toàn cầu. Hạn hán, lũ lụt, thời tiết cực đoan đang xảy ra khắp nơi trên thế giới. Vì vậy, đừng vội lấy Trung Quốc ra làm đối tượng để đổ lỗi cho mọi điều không may xảy đến với Việt Nam trong khi tất cả cần hợp tác với nhau để khắc phục hậu quả.


SOTT Logo Media

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt biến đổi Trái Đất của SOTT - 02/2016: Thời tiết Cực đoan, Cầu lửa từ Thiên thạch, Chấn động Hành tinh

Hố sụt nuốt chửng xe hơi và người, cầu lửa từ thiên thạch rơi như mưa, và núi lửa phun trào khắp nơi - với một tháng ngắn nhất trong năm, tháng 2/2016 quả là đầy biến động...
Sott summary 2/2016 Vietnamese
Trong tháng trước, nhiều núi lửa phun trào ngoạn mục tại Mexico, Guatemala, Nicaragua, Indonesia và Nhật Bản. Ở những nơi khác, mặt đất thực sự mở ra theo nghĩa đen, giết hại một người ở Arizona, trong khi vết nứt khổng lồ nuốt chửng một con sông tại miền nam Mexico. Những trận động đất lớn bao gồm một chấn động 6,4 độ tại Đài Loan lật đổ các tòa nhà và giết hại 33 người, trong khi một trận động đất mạnh khác (5,9 độ) giáng xuống Christchurch, New Zealand, thành phố vẫn còn đang xây dựng lại sau trận động đất khủng khiếp tàn phá nơi này vào tháng 2/2011.

Rất nhiều cầu lửa từ thiên thạch ngoạn mục được quay lại trên camera vào tháng trước. Chỉ trong một ngày, 6/2, có ba sự kiện thiên thạch đáng chú ý. NASA cho biết có một vụ nổ lớn trong bầu khí quyển xảy ra tại nam Đại Tây Dương, trong khi một thiên thạch thứ hai làm rung chuyển nhà cửa khi nó nổ tung trên bầu trời Đan Mạch và ném các mảnh thiên thạch xuống đất. Một thiên thạch thứ ba cũng làm vậy tại miền nam Ấn Độ, giết hại một người, người không may trở thành trường hợp chết bởi thiên thạch chính thức được ghi nhận đầu tiên. Thiên thạch nổ tại nam Đại Tây Dương là thiên thạch lớn nhất rơi xuống hành tinh này kể từ sự kiện Chelyabinsk xảy ra đúng 3 năm trước.
february sott summary
© SOTT.net
Những âm thanh kỳ quái trên bầu trời một lần nữa lại được nghe tại nhiều nơi trên thế giới vào tháng trước, đặc biệt là ở vùng đông bắc Hoa Kỳ và Quebec. Mưa xối xả mang lũ quét đến cho Mauritius. Fiji bị tàn phá bởi cơn bão mạnh nhất trong lịch sử nước này. Peru hứng chịu những trận lũ bùn tàn phá. Tuyết rơi rất dày ở nhiều vùng tại Hoa Kỳ và Pakistan. Ottawa, Canada nhận lượng tuyết rơi nhiều nhất trong một ngày trong hơn 100 năm nay.

Một dòng Jet Stream ngày càng thất thường cộng với đợt El Nino mạnh kỷ lục mang lại thời tiết cực đoan cho Hoa Kỳ, với vùng tây nam Hoa Kỳ trải qua đợt nắng nóng kỷ lục cho thời gian này trong năm, miền đông bắc Hoa Kỳ trải qua nhiệt độ lạnh kỷ lục, còn miền nam Hoa Kỳ thì nhận được cả những đợt bùng phát lốc xoáy trái mùa và bão tuyết. Có xu hướng ngày càng gia tăng của các động vật biển chết trôi dạt vào bờ với số lượng lớn tại các bãi biển trên khắp thế giới. Chúng tôi cũng có nhiều đoạn quay cảnh động vật nổi cơn tam bành tàn phá, trong đó có cả một cảnh rất mang tính biểu tượng của một con gấu tấn công người tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Đây là những dấu hiệu thời đại trong tháng 2/2016...


Sun

Tây Nguyên đang bị hạn hán khốc liệt nhất trong vòng 60 năm

Vietnam drought
© Đ.V./laodong.com.vnNhiều sông, suối tại Gia Lai đã khô kiệt nguồn nước
Tình trạng hạn hán hiện nay đang xảy ra nghiêm trọng tại các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Đắk Nông, Kon Tum, Lâm Đồng. Mùa khô 2016, Tây Nguyên có thể đối mặt với hạn khốc liệt nhất trong vòng 60 năm qua.

Theo Đài Khí tượng thủy văn khu vực Tây Nguyên, mùa mưa năm 2015 kết thúc sớm hơn so với quy luật và lượng mưa trong khu vực chỉ bằng 60-70% so với trung bình nhiều năm. Do đó, lượng nước tại các sông suối, hồ thủy lợi, hồ thủy điện bị sụt giảm nghiêm trọng, không đáp ứng được yêu cầu nước tưới cho cây trồng trong mùa khô 2016.

Tính đến cuối tháng 2/2016, toàn vùng Tây Nguyên có khoảng 2.865 ha lúa phải dừng sản xuất; 1.100 ha lúa có nguy cơ mất trắng và trên 40.000 ha cây trồng thiếu nước tưới (chủ yếu là cà phê và hồ tiêu).

Tại Đắk Lắk,từ trước Tết Bính Thân đến nay, nhiều hộ trồng tiêu ở xã Ea H'leo (huyện Ea H'leo) đang rất lo lắng trước tình hình khô hạn kéo dài, nhiều vườn tiêu trị giá cả tỷ đồng có nguy cơ giảm sản lượng, chết rũ do không đủ nước tưới. Nhiều hộ đã tập trung công sức, thời gian, tiền bạc để đào và khoan từ 3-4 vị trí nhưng vẫn không tìm được đủ nguồn nước.

Bizarro Earth

Người dân Nhật Bản hoang mang bởi âm thanh kỳ quái từ lòng đất

fukushima
© Carlos Barria / Reuters Vùng Fukushima sau thảm họa động đất / sóng thần
Những âm thanh kỳ lạ từ lòng đất xuất hiện ở nhiều nơi tại Nhật Bản đã khiến người dân nước này không khỏi lo lắng về nguy cơ lặp lại một thảm họa 11 tháng 3.

Ngày 12 tháng 3 năm 2016 vừa qua đánh dấu cột mốc tưởng niệm 5 năm kể từ khi thảm họa động đất, sóng thần ngày 11 tháng 3 năm 2011 ập vào đảo quốc này.

Nằm trong khu vực thuộc vành đai núi lửa, Nhật Bản thường xuyên phải gánh chịu nhiều thiên tai. Năm năm kể từ khi thảm họa 11 tháng 3 qua đi, những ngày trở lại đây, người dân tại đất nước này lại tiếp tục lo lắng trước nguy cơ về một... đại thảm họa mới.

Câu chuyện bắt nguồn từ một dấu hiệu bất thường xảy ra ở Shikoku. Một vài ngày trước đây, người dân tại khu vực này bỗng nghe thấy những âm thanh nghe như tiếng phun trào từ lòng đất vọng lên vào ban đêm.

Tháng 1 vừa qua, các âm thanh này cũng được ghi nhận xuất hiện tại Tokyo.

Bizarro Earth

Đe dọa siêu động đất tại California lớn gấp nhiều lần dự đoán

cascadia
© NOAAVùng tàn phá của sóng thần từ đới đứt gãy Cascadia
Trận động đất tiếp theo xảy ra ở California có thể có quy mô tệ hơn dự đoán ban đầu.

Một nghiên cứu mới chỉ ra rằng hàng triệu người sẽ thiệt mạng nếu không sơ tán trước khi đường đứt gãy San Andreas vỡ qua đoạn San Jacinto, khu vực có rất đông dân cư. Nếu dự đoán này đúng, thì chính quyền đã đánh giá thấp về ảnh hưởng của thiên tai, tuy chưa có cách nào dự đoán chính xác thời điểm thảm họa này xảy ra.

Julian Lozos, phó giáo sư Vật lý tại ĐH California đưa bằng chứng hai trận động đất từ đây đã tàn phá cả San Diego và San Buenvaventura vào năm 1812 rất có khả năng sẽ xảy ra lần nữa.

Ban đầu các nhà khoa học cho rằng hai thảm họa ở San Jacinto và San Andreas xảy ra độc lập, nhưng Lozos cho rằng đây là thảm họa kép có tính dây chuyền.

Với phân tích dữ liệu địa lý năm 1812 ở San Andreas, ông cho rằng tâm chấn từ hồ Mystic đã chạy theo hướng San Jacinto, sau đó tiếp tục ảnh hưởng lên San Andreas cách đó không xa. Tuy suy luận này chưa được chứng minh hoàn toàn nhưng có thể được sử dụng trong công tác phòng chống thiên tai tại bờ biển miền Tây.

Water

Trung Quốc xả nước khẩn cấp xuống hạ lưu sông Cửu Long giúp Việt Nam chống hạn

Mekong drought
Một con kênh ở tỉnh Hậu Giang đã cạn nước
Sau đề nghị của VN, các cơ quan chức năng Trung Quốc đang triển khai kế hoạch xả nước khẩn cấp xuống hạ lưu Sông Mê Kông từ 15/3.

Ngày 14/3, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng cho hay vừa qua Việt Nam đã thông qua kênh ngoại giao đề nghị phía Trung Quốc gia tăng lưu lượng xả nước từ Thủy điện Cảnh Hồng (Vân Nam, Trung Quốc) xuống hạ lưu sông Mê Công để khắc phục tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn tại một số tỉnh ĐBSCL.

Đáp lại, các cơ quan chức năng Trung Quốc cho biết sẽ tích cực phối hợp, sớm triển khai kế hoạch xả nước khẩn cấp trong thời gian từ ngày 15/3 đến 4/4/2016.

Bên cạnh đó, bà Hằng cũng khẳng định quan điểm của Việt Nam là việc cùng bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn nước Mê Công là trách nhiệm chung của các quốc gia thuộc lưu vực sông, nhằm bảo đảm hài hòa lợi ích của các quốc gia liên quan và cuộc sống của người dân trong khu vực.

Đây cũng chính là thời điểm mực nước ĐBSCL xuống mức thấp nhất trong vòng 90 năm qua, hiện tượng xâm nhập mặn đã xuất hiện sớm và diễn biến gay gắt, làm ảnh hướng lớn đến đời sống người dân 9/13 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL.