Biến Đổi Trái ĐấtS


Snowflake

Năm bang miền đông Hoa Kỳ ban bố tình trạng khẩn cấp do bão tuyết

DC snowfall chart
Mỹ ban bố tình trạng khẩn cấp ở 5 bang, trước khi bão tuyết rơi ở thủ đô Washington và ảnh hưởng tới các vùng từ Trung Atlantic tới New England vào những ngày cuối tuần.

Ngày 21/1, giới chức bang Pennsylvania, Tennessee, Maryland, Virginia và North Carolina ban bố tình trạng khẩn cấp sau khi có dự báo bão tuyết đổ bộ vào thủ đô trong những ngày tới. Một số hãng hàng không Mỹ thông báo hủy chuyến bay do lo ngại về bão tuyết.

Những cơn gió mạnh và có thể đe dọa tới tính mạng dự kiến xuất hiện tại những khu vực trên từ tối 22/1 đến đêm 23/1 (giờ địa phương).

Thị trưởng các thành phố tuyên bố, tình trạng khẩn cấp sẽ có hiệu lực sau giờ cao điểm buổi sáng 22/1. Các trường công lập sẽ đóng cửa và thị trưởng kêu gọi nhân viên chính phủ "không cần thiết" phải ở lại làm việc vào buổi trưa cùng ngày.

Trung tâm Dự báo Thời tiết Quốc gia cho biết, tuyết rơi dày từ 30 tới 40 cm có thể xuất hiện từ đêm 22/1 đến sáng 24/1 xung quanh hành lang Interstate 95, phía đông nước Mỹ.

Snowflake Cold

Nóng lên toàn cầu? Trung Quốc trải qua đợt rét khủng khiếp nhất trong 30 năm

Mongolia
Trung Quốc đang trải qua đợt rét khủng khiếp, với nhiều thành phố được cảnh báo sẽ đối mặt với luồng khí lạnh mạnh nhất trong 30 năm qua. Nhiệt độ tại thủ đô Bắc Kinh được dự báo có thể rơi xuống mức âm 17 độ C.

Đợt không khí lạnh lần này có cường độ mạnh nhất trong 30 năm qua và phạm vi ảnh hưởng rất rộng. Nó được dự báo ảnh hưởng tới tất cả các vùng của Trung Quốc, khiến nhiệt độ tại 90% diện tích nước này rơi xuống dưới 0 độ C.

Các thành phố ở miền nam Trung Quốc sẽ hứng chịu đợt mưa rét và tuyết rơi dày từ thứ 4 đến thứ 7, và các khu vực miền bắc hứng chịu đợt lạnh cực mạnh từ thứ 5 đến thứ 2, ông Zhang Tao, từ Trung tâm khí tượng quốc gia Trung Quốc (NMC) cho biết ngày 20/1.

NMC hôm qua đã phát đi cảnh báo vàng về tuyết rơi dày và cảnh báo xanh về đợt không khí lạnh hiếm gặp.

Ông Zhang nói thêm, không khí lạnh di chuyển về phía nam sẽ gây ra tuyết rơi dày tại một số khu vực dọc sông Dương Tử và Huaihe kể từ thứ 4 tới 7, và tuyết rơi dày lên tới 30 cm được dự báo tại một số nơi.

Tornado1

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt biến đổi Trái Đất của SOTT - 12/2015: Thời tiết khốc liệt và chấn động hành tinh

Etna volcano eruption
Một năm đầy những sự kiện thời tiết đáng kinh ngạc và thảm họa thiên nhiên tàn phá đã kết thúc một cách đầy kịch tính vào tháng trước, làm hỏng lễ kỷ niệm Giáng Sinh của nhiều người. Các điều kiện khí quyển khác thường và dòng jet stream phía bắc đi "lung tung" đã mang thời tiết ấm kỷ lục đến cho Bắc Cực và Tây Âu, nơi mà những cơn bão nối tiếp nhau tấn công Vương quốc Anh, Ireland và Na Uy với lượng mưa kỷ lục và gió rất mạnh. Một tình huống tương tự xảy ra ở phía đối diện của quả địa cầu, nơi mà, trong năm thứ hai liên tiếp, trận bão Bắc Thái Bình Dương dữ dội nhất từng được ghi nhận giáng xuống Alaska và mang lũ lụt dữ dội đến cho miền tây bắc Hoa Kỳ.

Tháng 12/2015 là 'câu chuyện của hai nước Mỹ', với nửa phía tây trải qua đợt lạnh kỷ lục, tuyết rơi kỷ lục và bão tuyết, trong khi các bang phía đông trải qua thời tiết ấm kỷ lục, bùng phát lốc xoáy gây chết người và lũ lụt kỷ lục. Điều không thể tin nổi là ngày Giáng Sinh ở Boston và thành phố New York còn ấm hơn ở đó vào ngày 4/7. Lũ lụt nghiêm trọng ảnh hưởng tất cả các châu lục, với hơn 100.000 người phải sơ tán tại Kinshasa, thủ đô Congo, hơn 160.000 người nữa phải sơ tán ở vùng trung châu Mỹ Latin, và 300 người bị thiệt mạng bởi 'đợt lũ lụt tồi tệ nhất trong hơn một thế kỷ' ở miền nam Ấn Độ.

Tháng trước cũng có nhiều núi lửa phun trào, những quả cầu lửa từ thiên thạch ngoạn mục trên bầu trời, hố sụt mở ra nuốt chửng nhà cửa, mưa đá dữ dội đến mức biến đường phố thành sông băng tại miền bắc Argentina, trong khi lốc xoáy xuất hiện ở New Zealand. Thế giới động vật cũng đang cảm nhận ảnh hưởng của sự chấn động toàn cầu: cá chết hàng loạt tiếp tục lan rộng, hàng loạt những con cá voi khổng lồ chết trôi dạt vào bờ, và lần thứ hai trong vòng 5 tháng, một con mực khổng lồ được quay thấy nổi trên mặt nước... Có phải có gì đó khuấy động dưới đáy sâu không?

Đây là những dấu hiệu thời đại trong tháng 12/2015.


Snowflake

Nóng lên toàn cầu? Nhiều nước trên khắp bắc bán cầu chìm trong bão tuyết

Armenia - A highway covered with snow
© mtaes.amĐường cao tốc phủ kín tuyết tại Armenia
Trái với mọi năm, bão tuyết thường diễn ra vào những dịp cuối năm, trước lễ Giáng sinh tại nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, năm nay, có không ít nước trên thế giới đã phải đối mặt với tình trạng tuyết rơi dày, làm ảnh hưởng mạnh tới cuộc sống của người dân, ngay trong những ngày trung tuần của tháng 1 này.

Trong hai ngày cuối tuần qua, tỉnh Nova Scotia, một tỉnh duyên hải miền Đông của Canađa, đã bị bao phủ bởi lớp quyết dày lên tới 35cm sau khi một trận bão tuyết lớn bất ngờ ập về. Bão tuyết bắt đầu từ sáng sớm ngày 16/1 với những trận mưa băng, khiến đường sá trơn trượt trên toàn tỉnh. Hàng loạt ô tô bị trượt xuống các hố sâu hai bên lề đường khi đang lưu thông từ thung lũng Annapolis đến thành phố Halifax.

Cảnh sát cho biết ít nhất 20 vụ tai nạn đã được ghi nhận riêng trong ngày 16/1. Bão tuyết cũng đã khiến phần lớn các chuyến bay đi và đến sân bay Stanfield ở Halifax bị hủy bỏ trong hai ngày cuối tuần.

Chính quyền tỉnh Nova Scotia đã phải huy động tối đa lực lượng dọn tuyết làm việc trong hai ngày cuối tuần để đảm bảo người dân có thể lưu thông bình thường trên các tuyến đường khi bắt đầu một tuần làm việc mới.

Nhận xét: Ngay cả khi thời tiết quá lạnh, bão tuyết khắp nơi, mấy anh nhà báo này cũng phải thêm một câu về hiện tượng nóng lên toàn cầu. Đến bao giờ họ mới chịu đồng ý rằng cái gọi là hiện tượng nóng lên toàn cầu do con người gây ra là một trò lừa đảo? Những gì đang diễn ra là biến đổi trái đất / khí hậu theo chiều hướng lạnh đi có nguồn gốc từ vũ trụ. Con người không phải là nguyên nhân và cũng không có khả năng ngăn chặn nó.


Bizarro Earth

Sau khi được lấp bằng với 1400 mét khối đất, hố sụt tại Bắc Kạn lại sụt sâu 10m

Sinkhole in Bac Kan, Vietnam
© baobackan.org.vnHố sụt tại Bắc Kạn
Tối 16-1, tại tổ 10, thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn (Bắc Cạn) lại bất ngờ xuất hiện hố sụt lún lớn tại hố sụt lún trước đó, làm cho mặt đường 254 tại Km 69 + 800 từ huyện Chợ Đồn lên huyện Ba Bể bị ách tắc.

Đáng chú ý, đây vẫn là hố sụt lún xảy ra tối 2-1, sau đó được huyện Chợ Đồn vận chuyển khoảng 1.400 khối đất, đá lấp hố sụt lún, bằng với mặt đường cũ, lu lèn để bảo đảm giao thông. Lần sụt lún này vẫn là hố sụt lún trước, miệng hố sụt lún có đường kính rộng gần 20 m, sâu gần 10 m, gần như cắt đứt mặt đường 254 và cũng gây ách tắc giao thông như lần trước, ô-tô lưu thông trên tuyến 254 từ huyện Chợ Đồn không thể lên được huyện Ba Bể. Ngay trong đêm 16-1, lãnh đạo huyện Chợ Đồn đã huy động lực lượng chức năng phong tỏa hai đầu hố sụt lún, bảo vệ hiện trường, mở đường mòn tránh hố sụt lún để người và xe máy đi lại.

Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Chợ Đồn Hoàng Văn Nhất cho biết: Trước mắt, huyện cử lực lượng không cho người và phương tiện lưu thông trên tỉnh lộ 254 đi sát mép hố sụt lún mà hướng dẫn các phương tiện đi vào đường tránh được mở tạm gần đó. Việc xử lý như thế nào đối với hố sụt lún thì sẽ quyết định sau.

Fish

Hơn 120 cá voi hoa tiêu dạt vào bờ biển Ấn Độ

Dead whales
Hơn 120 con cá voi đã dạt vào bờ biển Tiruchendur ở bang Tamil Nadu (nam Ấn Độ) vào tối 11-1, báo Times of India (Ấn Độ) đưa tin. Ngư dân địa phương phải thức cả đêm để đưa cá voi về biển, thế nhưng ít nhất 45 con nhỏ đã chết. Sáng 12-1, trên bãi biển vẫn còn nhiều cá voi nằm chết rải rác suốt chiều dài 16 km.

Lý do cá voi dạt vào bờ với số lượng lớn đang được tìm hiểu. Theo ý kiến chuyên gia K Venkataraman, từng là Giám đốc Cơ quan Khảo sát Động vật học Ấn Độ, các động vật biển có vú như cá voi, cá heo thường sống theo nhóm. Một khi con thủ lĩnh vì lý do gì đó (thường là có sự thay đổi dưới mặt nước) không còn khả năng dẫn đầu, cả nhóm sẽ ngay lập tức mất phương hướng và trôi dạt vào bờ.

Các thay đổi dưới mặt nước khiến cá voi mất phương hướng có thể là động đất vừa, lệch từ trường trái đất, sóng âm, dòng thủy triều.

Trong ngày 11-1 xảy ra hai trận động đất vừa ở châu Á, một mạnh 6,5 độ richter ở Philippines, hai mạnh 6,9 độ Richter ở Indonesia. Theo chuyên gia K Venkataraman đây có thể là nguyên nhân khiến cá voi giạt vào bãi biển Ấn Độ.

Fire

Một trong những siêu núi lửa có thể phun trào trong 80 năm tới, tàn phá Trái Đất

Yellowstone volcano ash fallout
© USGSTro bụi sẽ phủ kín hầu hếu Hoa Kỳ nếu siêu núi lửa Yellowstone phun trào
Các nhà khoa học cảnh báo, siêu núi lửa Yellowstone có thể phun trào trong vòng 80 năm tới và đe dọa tính mạng hàng triệu con người. Các chuyên gia của Quỹ Khoa học Châu Âu nói rằng xác suất phun trào của một trong những siêu núi lửa như siêu núi lửa Yellowstone trong vòng 80 năm vào từ 5 đến 10%, vì "mùa núi lửa" đang hoạt động.

Một bản báo cáo mới đây cũng cảnh báo rằng thế giới hầu như chưa có sự chuẩn bị cho khả năng xảy ra vụ phun trào dữ dội như vậy.

"Mặc dù trong những thập kỷ qua, động đất được cho là nguyên nhân gây thiệt hại về người và của. Tuy nhiên, rủi ro đối với toàn cầu là những vụ phun trào núi lửa, dù không thường xuyên xảy ra nhưng lại gây ra tác động mạnh hơn so với động đất", bản báo cáo cho biết.

"Do những tác động đối với khí hậu, an ninh thực phẩm, vận tải và các chuỗi cung cấp, siêu núi lửa phun trào có thể gây ra thảm họa toàn cầu. Tổn thất và khả năng ứng phó thảm họa siêu núi lửa phun trào là quá sức đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới", báo cáo nói tiếp.

Fire

Núi lửa Soputan tại Indonesia phun trào, tro bụi đạt độ cao 12,8km

Volcano Soputan
Tờ Bưu điện Jakarta đưa tin, núi lửa Soputan ở Sulawesi, Indonesia đã bắt đầu phun trào từ rạng sáng ngày 5/1 và hoạt động ngày càng gia tăng nhanh chóng trong ngày 6/1 với một loạt các đợt phun trào mạnh.

Các nhà chức trách, chuyên gia núi lửa đã nâng mức cảnh báo hoạt động của núi lửa này lên cấp độ 3 (mức độ 4 là cao nhất) và cấm mọi hoạt động trong bán kính 4 km từ núi lửa.

Trung tâm tư vấn núi lửa (VAAC) Darwin cho biết tro bụi núi lửa đã đạt độ cao 12,8 km trong sáng ngày 6/1.

Hiện các công tác cứu hộ, sơ tán người dân ra khỏi khu vực núi lửa phun trào đang được triển khai gấp rút. Người dân được bố trí ở tạm tại một đài phát thanh cách núi lửa Soputan khoảng 4 km.

Bizarro Earth

"Hố tử thần" sâu gần 20 m bất ngờ xuất hiện tại Bắc Kạn, buộc 20 hộ dân sơ tán

Sinkhole in Bac Kan, Vietnam
© baobackan.org.vnHố sụt tại Bắc Kạn
Tỉnh Bắc Kạn đang khẩn trương di dời các hộ dân gần một hố sụt lún sâu 20 m, rộng 12 m, xuất hiện ngày 2/1, tại tổ 10, thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn).

Ngay sau khi xuất hiện "hố tử thần", lực lượng Công an huyện, dân quân, bộ đội cùng lãnh đạo huyện đã có mặt để nắm tình hình, trấn an người dân và phân luồng giao thông.

Sáng 3/1, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn Lý Thái Hải cũng đoàn công tác vào hiện trường để nắm tình hình, họp với huyện và cơ quan chuyên môn tìm phương án giải quyết tạm thời hiện tượng sụt lún.

Theo đó để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho người dân, tỉnh chỉ đạo cần tìm nơi ở an toàn cho 4 hộ dân nằm trong vùng nguy hiểm, di dời khẩn trương 2 hộ dân có nhà bị nứt nằm gần hố sụt lún.

Gần 20 hộ dân nằm trong vùng nguy hiểm sẽ có phương án di dời sau; thống kê thiệt hại và có phương án hỗ trợ người dân. Theo dõi và báo cáo tình hình thường xuyên, bố trí lực lượng trực 24/24 giờ, hướng dẫn phân luồng đảm bảo giao thông.

Snowflake Cold

Bão tuyết khiến hàng ngàn chuyến bay tại Hoa Kỳ bị hủy

Passengers waiting at airport due to cancelled flights
© CairnspostChuyến bay bị hủy và hoãn khiến hành khách phải ngủ ngay tại sân bay
Bão tuyết kèm theo mưa và gió lớn khiến nhiều hãng hàng không tại Mỹ bất lực nhìn hàng nghìn hành khách mắc kẹt tại sân bay vì trễ hoặc hủy chuyến.

Bão tuyết đã đổ bộ đến khu vực sân bay quốc tế O'Hare & Midway, thuộc thành phố Chicago. Những cơn mưa tuyết, băng giá và gió giật mạnh còn gây nên tình trạng mất điện cục bộ tại bang Illinois khiến 88.000 người không có điện sinh hoạt. Trong vòng hai ngày đầu tuần, sân bay quốc tế O'Hare & Midway trở thành nơi có nhiều chuyến bay chậm giờ và bị hủy bỏ nhiều nhất tại Mỹ.

Theo cảng vụ hàng không thành phố O'Hare, tính đến 3h50 chiều 29/12 (theo giờ Mỹ), 290 chuyến bay bị hủy bỏ tại sân bay trực thuộc thành phố và trung bình hành khách phải đợi thêm 30 phút với những chuyến chậm giờ.

Tuy nhiên, tình trạng này đã được cải thiện hơn so với ngày 28/12 rất nhiều khi có tới hơn 1.400 chuyến bay bị hủy, trong đó 1.360 chuyến ngừng ngay tại sân bay O'Hare và 300 chuyến khác bị hủy bỏ giữa chừng.