Biến Đổi Trái ĐấtS


Question

Bí ẩn xác cá voi khổng lồ xuất hiện giữa rừng rậm Amazon, Brazil

dead whale in Amazon forest
Xác một con cá voi lưng gù dài chừng 11m, nặng khoảng 10 tấn, vừa được tìm thấy hôm 22/2 trong khu rừng rậm Amazon, thuộc địa phận đảo Marajo ngoài khơi Araruna.

Các chuyên gia Brazil thấy bối rối và khó hiểu khi xác loài sinh vật khổng lồ này lại xuất hiện ở nơi cách xa với môi trường sống tự nhiên vốn dĩ của nó. Hiện cả nhóm đang tìm hiểu nguyên nhân làm thế nào cái xác có thể trôi dạt tới khu vực cách bờ biển tới 15m.

Theo giả thiết ban đầu, nhóm các chuyên gia đến từ cơ quan môi trường SEMA cho rằng, sinh vật này đã chết trước đó ở biển, sau đó nhờ thủy triều dâng cao khiến cái xác trôi dạt vào sâu trong bờ.


Nhận xét: Thủy triều phải dâng cao đến mức nào để đưa một con cá voi to như vậy vào giữa rừng? Nếu có, tại sao dân địa phương không thuật lại mà phải đợi các "chuyên gia" phỏng đoán?


Bizarro Earth

Tổ chức FAO báo động về "đám mây châu chấu" khổng lồ đang di chuyển tại Châu Phi

Locusts plague
© Keystone/Getty
Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) cuối tuần qua đã ban bố cảnh báo về việc xuất hiện trở lại hiện tượng các đàn "châu chấu hành hương" với số lượng rất lớn từ khu vực Tây Bắc Phi sang Saudi Arabia.

Mưa bão lớn đổ vào Eritrea và Sudan đã làm loài châu chấu sinh sống tại đây nhanh chóng hợp lại thành các đàn châu chấu khổng lồ hai bên bờ biển Đỏ kéo dài đến tận Saudi Arabia và Ai Cập. Các đàn châu chấu này vừa di chuyển, vừa sinh sản tạo ra những "đám mây châu chấu". Các nghiên cứu của FAO cho thấy những "đám mây" này có thể di chuyển 150 km/ngày nhờ vào sức gió.

Những con châu chấu cái có thể đẻ tới 300 trứng trong suốt vòng đời và một con châu chấu hành hương trưởng thành mỗi ngày có thể ăn một lượng thức ăn bằng trọng lượng cơ thể, tương tương 2 gram. Mỗi đàn nhỏ có thể tiêu thụ một lượng thức ăn dành cho 35.000 người. Chính vì vậy, những "đám mây châu chấu hành hương" là hiểm họa đối với sản xuất nông nghiệp, hạ tầng xã hội, an ninh lương thực, môi trường cũng như phát triển kinh tế, đặc biệt là đối với các khu vực vốn đang khó khăn, dễ bị tác động tiêu cực.

Nhận xét: Cùng với các hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng gia tăng, nạn châu chấu này sẽ càng làm vấn đề nông nghiệp và lương thực trở nên khó khăn hơn với các nước nghèo Châu Phi.


Snowflake Cold

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 1/2019: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

polar vortex
Giai đoạn cực tiểu hoạt động mặt trời đang cho thấy tác động của nó... và đấy mới chỉ là bắt đầu. Trong số các hiện tượng đáng lo ngại có nhiệt độ thấp kỷ lục, cũng như gia tăng hoạt động núi lửa và địa chấn.

Sau nhiều tháng mưa lớn và lũ lụt kỷ lục trên khắp thế giới, lượng nước đó giờ rơi xuống dưới dạng tuyết ở bắc bán cầu.

Cơn bão mùa đông Gaia giáng xuống 30% diện tích nước Mỹ, cắt đứt đường giao thông, làm chậm các chuyến bay, đình chỉ nhiều hoạt động và gây thất bát mùa màng.

Nhưng đấy không phải là tất cả. Từng được coi là "của hiếm", cơn "lốc địa cực" đã chia làm ba phần, đẩy nhiệt độ ở Canada, Hoa Kỳ, Châu Âu và Châu Á xuống sâu dưới 0°C. Vùng bắc Hoa Kỳ đạt đến nhiệt độ thấp kỷ lục -48°C, làm rối loạn cuộc sống bình thường và gây lượng tuyết rơi kỷ lục ở Chicago và St. Louise, khiến hai thành phố này phải căng mình đến cực điểm để chống chọi. Một dấu hiệu của những gì đang tới trong tương lai?

Vùng trung tâm Châu Âu và một số nơi phía tây cũng bị phủ trắng xóa bởi tuyết với các kỷ lục liên tục bị phá vỡ. Nhiều đến mức bây giờ nó đã trở thành "bình thường".

Khoảng 25 km phía trên Biển Barents, trên tầng bình lưu phía bắc Scandinavia, nhiệt độ đạt đến mức kỷ lục -91°C, trong khi tuyết dày 2 mét chôn vùi nhiều vùng nước Ý và Áo. Nhiệt độ lạnh giá buộc chính phủ Đức phải ban bố tình trạng khẩn cấp, trong khi các khu rừng ở Romania cũng bị chôn vùi dưới hàng mét tuyết.

Châu Á và Trung Đông cũng nhận được phần kỷ lục tuyết rơi của mình; Trung Quốc có lượng mùa màng thất bát kỷ lục, Jordan, Iran và Lebanon bị tê liệt bởi tuyết và nhiệt độ lạnh giá, và vùng phía bắc Tunisia buộc phải đóng 31 con đường.

Trong khi nhiều vùng ở bắc bán cầu trải qua nhiệt độ lạnh kỷ lục, Úc trải qua tháng nóng nhất trong lịch sử của họ. Nó cho thấy tác động toàn cầu của sự thay đổi trong dòng tia khí quyển do giai đoạn cực tiểu hoạt động mặt trời.

Băng giá tích tụ trong các lớp trên của bầu khí quyển tiếp tục tạo ra các "điềm báo" lạ trên bầu trời và tạo điều kiện cho các hiện tượng điện từ...

Ngoài thiệt hại về nhà cửa và con người, thời tiết cực đoan còn đang gây thiệt hại nặng nề cho mùa màng và chăn nuôi. Do vậy, chúng ta sẽ tiếp tục thấy giá thực phẩm gia tăng trên khắp thế giới.


Snowflake

Lần đầu tiên tuyết rơi tại công viên quốc gia ở "thiên đường nhiệt đới" Hawaii

It is the lowest that snow has fallen in Hawaii
© ReutersCông viên quốc gia Polipoli là nơi có độ cao thấp nhất từng có tuyết rơi ở Hawaii
Một cơn bão mùa đông đã quét qua đảo Hawaii của Mỹ sáng sớm 12/2, gây gió mạnh, mưa to, sóng lớn và thậm chí còn có tuyết rơi. Theo CNN, gió to đã làm đổ nhiều cây, làm gẫy cành ngổn ngang trên đường. Gió còn làm đổ cả cột đèn giao thông, đứt dây điện, gây mất điện ở một số khu vực.

Cơ quan dự báo thời tiết cho rằng gió có thể đủ mạnh để làm tốc mái nhà và gây hư hỏng các công trình chất lượng xây dựng kém. Một số đường và công viên phải đóng cửa vì gió to gây sóng lớn.

Ông Hiro Toiya, Giám đốc Sở Quản lý Tình trạng khẩn cấp Honolulu, đã kêu gọi các lái xe cẩn thận hơn khi đi trên đường. Ông nói: "Trời rất gió và có cây, cột điện cũng như các đồ vật khác ngã đổ trên đường". Do điều kiện thời tiết không an toàn, công ty chiếu sáng Hawaii cũng không thể sửa chữa mọi thứ ngay lập tức.

Cow Skull

Lũ lụt kỷ lục sau hạn hán kéo dài ở Queensland, Úc khiến nửa triệu gia súc chết

Dead cattle at Eddington station 20km west of Julia Creek, Queensland.
© Rachael AndersonGia súc chết sau lũ lụt tại trang trại Eddington, Queensland
Tình hình cực kỳ bi đát và chưa thể lường nổi ở bang Queensland (Úc) khiến tờ báo Financial Review của Úc phải dùng đến từ "tận thế".

Sau 7 năm hạn hán, những trận mưa lớn trong khoảng thời gian hơn 2 tuần biến vùng đất bụi bặm và khô cằn ở bang Queensland (Úc) thành những vũng bùn khổng lồ. Tình trạng đó lại giết hại đến nửa triệu gia súc.

Đài CNN ngày 13-2 mô tả những cơn mưa tưới mát cho vùng đất miền đông bắc nước Úc hóa ra không phải là "mưa vàng" mà là những trận mưa "tử thần". Lượng mưa trong vài tuần được ước tính đổ xuống lượng nước bằng của cả năm (2.000mm).

Bà Annastacia Palaszczuk, thủ hiến bang Queensland, nhìn nhận đợt mưa dữ dội và dai dẳng lần này "trăm năm mới xảy ra". Chính quyền địa phương ở Úc cho biết khoảng 500.000 gia súc, trị giá ít nhất 213 triệu USD, đã thiệt mạng vì lũ lụt do mưa quá lớn gây lũ lụt nặng.

Fish

Cá mái chèo báo hiệu động đất liên tiếp dạt vào bờ biển Nhật Bản làm người dân lo lắng

Oarfish
© South China Morning PostCá mái chèo trôi dạt vào bờ biển Nhật Bản
Việc phát hiện các sinh vật dưới biển sâu được cho là điềm báo thảm họa tự nhiên đã khiến mạng xã hội Nhật Bản náo loạn.

Theo South China Morning Post, một con cá mái chèo dài gần 4 mét bị mắc vào lưới ở ngoài khơi cảng Imizu, thuộc tỉnh Toyama phía bắc Nhật Bản hôm 28/1. Con cá đã chết được đưa đến Thủy cung Uozu gần đó để nghiên cứu.

Hai con cá mái chèo khác cũng được phát hiện ở vịnh Toyama 9 ngày trước đó. Kỷ lục bốn con cá mái chèo được tìm thấy ở vịnh Toyama vào năm 2015 có thể bị phá vỡ trong năm nay.

Truyền thuyết và khoa học

Loài cá đặc trưng bởi thân bạc dài và vây đỏ này thường sống ở vùng nước sâu và hiếm khi được nhìn thấy trên mặt nước. Truyền thuyết kể rằng khi cá mái chèo nổi lên vùng nước nông, thảm họa đã cận kề.

Ice Cube

Ít nhất 21 người chết vì lạnh khi nhiệt độ thấp đến -49 độ C bao trùm nước Mỹ

Lake Michigan
Hồ Michigan hoàn toàn đóng băng trong thời tiết lạnh kỷ lục
Hàng chục triệu người ở Trung Tây nước Mỹ đã trải qua nhiệt độ giống như Bắc Cực, với âm 49 độ C trong ngày 31.1, gây tê liệt mọi hoạt động và khiến ít nhất 21 người tử vong.

Theo Reuters, thời tiết đang ấm lên nhưng vẫn chưa đủ để những cư dân, đặc biệt là những người vô gia cư và người già có thể vượt qua được đợt lạnh kỷ lục này.

Số người chết đã tăng từ con số 12 lên 21 người sau khi có thêm 9 người thiệt mạng ở Chicago do giá rét gây ra, bác sĩ Stathis Poulakidas tại bệnh viện thành phố Nott John H Stroger Jr cho biết.

Một sinh viên Đại học Iowa được tìm thấy đã chết trong khuôn viên trường trong ngày 30.1. Cảnh sát tìm thấy sinh viên Gerald Belz, 18 tuổi, ở ngoài trời âm 46 độ C, theo cơ quan thời tiết quốc gia Mỹ và giới chức trường đại học.

Ice Cube

Mỹ chìm trong đợt lạnh nhất trong cả một thế hệ, một số nơi lạnh hơn Nam Cực

snow
Theo CNN, ngay cả những người Mỹ rắn rỏi nhất, chịu lạnh giỏi nhất cũng sẽ thấy nhiệt độ tuần này quá sức chịu đựng. Hàng chục kỷ lục về nhiệt độ và độ lạnh sẽ được thiết lập từ Dakota tới Long Island. Người dân được khuyến cáo ở trong nhà.

Khoảng 212 triệu người, tức 72% dân số Mỹ, sẽ sống trong nhiệt độ dưới 0 độ C trong vài ngày tới. Hơn 83 triệu người (25% dân số Mỹ) sẽ chịu cái lạnh dưới 0 độ C trong một số thời điểm từ ngày 30/1 tới 4/2.

Ở bang Minnesota, độ lạnh có thể là -70 độ C. Cơ quan Thời tiết Quốc gia cảnh báo: "Đây là những điều kiện RẤT NGUY HIỂM và có thể dẫn tới tình trạng hoại tử vì tê cóng ở những khu vực da hở chỉ trong vòng 5 phút ở nơi mà giá trị độ lạnh thấp hơn -50 độ C. Điều tốt nhất mà bạn có thể làm là hạn chế thời gian ở ngoài".

Một đợt không khí lạnh đang quét qua vùng Trung tây và hướng tới phía Đông. Không khí lạnh có thể gây chết người. Trong tuần này, đã có ba người tử vong vì thời tiết.

Snowflake Cold

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 12/2018: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

meteor Mexico city December 2018
Vùng trung tâm và phía đông Trung Quốc đang trải qua một trong những mùa đông khốc liệt nhất từ trước tới nay. Bắc Kinh phải chịu một trong những tháng 12 lạnh nhất trong lịch sử. Mưa lớn cùng sạt lở đất tấn công vùng tây nam khiến 4 người chết.

Sau một đợt tuyết phủ diện tích lớn nhất trong lịch sử Mỹ cho tháng 11, bão Diego lại hoành hành ở vùng đông nam khiến 400.000 người không có điện, trong khi tuyết rơi dày một cách khác thường đổ xuống vùng tây nam, và nhiều vùng ở đông bắc và phía tây.

Hàn Quốc có đợt rét đậm rất sớm trong mùa đông năm nay, trong khi tuyết rơi dày tấn công Nhật Bản, đổ xuống 2 mét tuyết ở tỉnh Yamagata.

Tuyết dày cũng làm rối loạn cuộc sống tại Bosnia, Romania và Bulgaria, buộc các trường học phải đóng cửa và gây mất điện. Trong khi đó, Áo nhận 140 cm tuyết chỉ trong bảy ngày... Và mùa đông vừa mới bắt đầu!

Một loạt cầu lửa từ thiên thạch vạch qua bầu trời Tây Ban Nha trong vài tháng qua, 3 trong số đó xuất hiện chỉ trong vòng 5 giờ trong tháng 12. Mexico, Texas và San Francisco cũng góp phần của họ với những màn trình diễn cầu lửa ngoạn mục trên bầu trời trong tháng này.

Ả rập Xê út tiếp tục bị đập tơi tả bởi mưa đá, mưa lớn và lũ lụt. Nó khiến sa mạc bắt đầu xanh trở lại ở một số vùng. Trong khi đó lũ quét buộc 45.000 người phải sơ tán ở Indonesia, và Sri Lanka bị nhấn chìm bởi 36 cm mưa chỉ trong một đêm.

Lốc xoáy trái mùa tàn phá Florida, Washington và Illinois ở Mỹ, trong khi một lốc xoáy xuất hiện ở Java, Indonesia, và phá hủy 156 ngôi nhà.

Một đợt phun trào mạnh của núi lửa Krakatoa gây ra một cơn sóng thần ở Indonesia khiến 430 người chết và 22.000 mất nhà cửa. Một đợt phun trào núi lửa khác ở Vanuatu gây ra một loạt trận động đất làm nứt toác một phần hòn đảo Ambrym.

Venezuela cũng bị tấn công bởi nhiều trận động đất, một trận cường độ 5,6 độ xảy ra ở vùng Carabobo làm mở ra nhiều khe nứt trên mặt đất và trong các tòa nhà.

Xem video Tóm tắt SOTT của chúng tôi dưới đây:


Snowflake Cold

Hay Nhất Mạng: Từ Châu Á, Âu sang Bắc Mỹ, thế giới phủ trắng bởi tuyết dày kỷ lục

Snow is piled up outside the Hotel Saentis
© Gian Ehrenzeller/APTuyết chồng đống ngoài khách sạn Saentis ở Schwaegalp, Thụy Sĩ
Bão tuyết và gió lạnh từ biển khiến nhiều nơi tại lục địa Á-Âu và Bắc Mỹ bị bao phủ bởi lớp tuyết rơi dày, ảnh hưởng đến giao thông và cuộc sống thường ngày của người dân.

Bão tuyết bất thường kèm theo mưa đã tấn công nhiều nước châu Âu những ngày gần đây. Nhiệt độ giảm sâu xuống mức âm 30 độ C, làm ít nhất 25 người chết trong tuần qua. Cuộc sống người dân tại nhiều nước bị đảo lộn vì giá lạnh, theo Guardian.
Workers shovel snow out of a restaurant after
© Arnd Wiegmann/Reuters
Lở tuyết đã xảy ra tại một khu nghỉ dưỡng trên núi Santis-Schwaegalp ở Thụy Sĩ (ảnh) hôm 11/1, khiến 3 người bị thương. Các khu nghỉ dưỡng và trượt tuyết trên dãy Alps tại Áo ghi nhận lượng tuyết rơi dày từ 1 đến hơn 2 mét trong những ngày đầu tháng 1, khiến một số khu nghỉ dưỡng phải đóng cửa.

Nhận xét: Trong khi đó, đài báo vẫn ra rả "biến đổi khí hậu", "nóng lên toàn cầu" bất chấp những điều trái ngược trỏ đến sự lạnh đi toàn cầu đang xảy ra trên khắp thế giới.

Xem thêm: