Biến Đổi Trái ĐấtS


Bizarro Earth

Tứ Xuyên, Trung Quốc: Hố sụt mở ra giữa phố nuốt chửng khách bộ hành, 4 người thiệt mạng

Two people were killed in south-west China's Sichuan province after a massive sinkhole swallowed four pedestrians on Sunday afternoon. Two others remained missing
Hố tử thần bỗng nhiên xuất hiện và nuốt trọn 4 người đi bộ ở thành phố Đạt Châu thuộc tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc. Cả 4 nạn nhân đã qua đời trong đó có một cặp vợ chồng mới cưới.

Theo RT, hố tử thần xuất hiện ngay trên vỉa hè của một quận thương mại sầm uất ở thành phố Đạt Châu. Đoạn video được CCTV quay lại hôm 7/10 cho thấy, 4 người đang đi bộ trên vỉa hè thì chỉ vài giây sau đã hoàn toàn biến mất do bị hút xuống hố tử thần.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc liên tiếp gặp phải trường hợp các hố tử thần xuất hiện gây ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt và tính mạng của người dân. Điển hình, một hố tử thần xuất hiện năm 2016 đã nuốt trọn 4 chiếc ô tô.


Nhận xét: Trong những năm gần đây, hố sụt liên tiếp xuất hiện trên khắp thế giới chứ không phải chỉ ở Trung Quốc.


Nhận xét: Xem thêm: Trái Đất "mở ra": Động đất, núi lửa phun trào, hố sụt và nguyên nhân của chúng


Propaganda

LHQ: Chỉ còn 12 năm để cứu Trái Đất (như họ vẫn luôn nói suốt 50 năm qua)

Climate Change
© The Global Warming Policy FraudDòng thời gian các tuyên bố về "thảm họa diệt vong" từ năm 1970 tới nay

Nhận xét: Dòng thời gian của các tuyên bố về "thảm họa diệt vong" vì biến đổi khí hậu từ năm 1970 đến nay:
  • 1970: Chúng ta sẽ đi vào kỷ nguyên băng hà trước năm 2000!
  • 1976: Sự lạnh đi toàn cầu sẽ gây ra một cuộc chiến tranh thế giới trước năm 2000!
  • 1989: Sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng sẽ xóa tên nhiều quốc gia khỏi bản đồ trước năm 2000!
  • 1990: Chúng ta còn 5 năm để cứu rừng nguyên sinh!
  • 1999: Băng hà trên dãy Himalaya sẽ biến mất sau 10 năm nữa!
  • 2000: Chẳng bao lâu nữa tuyết sẽ chỉ còn là câu chuyện của quá khứ!
  • 2007: Sự nóng lên toàn cầu sẽ gây ra ít cơn bão hơn!
  • 2008: Bắc cực sẽ không còn băng nữa vào năm 2013!
  • 2012: Sự nóng lên toàn cầu sẽ gây ra nhiều cơn bão hơn!
  • 2014: Giới khoa học đã đồng thuận, không còn gì bàn cãi nữa!



Ngày 8-10, Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu của LHQ (IPCC) công bố báo cáo cho biết, hành tinh này sẽ đạt đến ngưỡng nghiêm trọng: ấm nóng hơn 1,5 độ C so với mức tiền công nghiệp, vào đầu năm 2030. Tất cả sẽ dẫn đến nguy cơ thảm khốc: hạn hán nguy hiểm, cháy rừng, lũ lụt và thiếu lương thực cho hàng trăm triệu người.

Cần chạy đua với thời gian

Con người chỉ còn "thời hạn chót" đến năm 2030 để ngăn chặn sự thay đổi khí hậu thảm khốc trên trái đất, các chuyên gia cảnh báo. Vì vậy, các chính phủ trên toàn thế giới phải có "những thay đổi nhanh chóng, sâu rộng và chưa từng có trong tất cả các khía cạnh của xã hội" để tránh mức độ tàn phá của sự ấm nóng lên trên toàn cầu.

Nhận xét: Xem thêm:


Seismograph

Hay Nhất Mạng: Động đất 7,5 độ gây sóng thần tại Indonesia, số người chết lên đến 832, tiếp tục gia tăng

An aerial view of part of the city destroyed by an earthquake and tsunami in Palu
Cảnh tan hoang sau trận động đất và sóng thần nhìn từ trên không
Ngày 28/9, trận động đất mạnh 7,5 độ richter kèm theo sóng thần đã xảy ra trên đảo Sulawesi, đông bắc Indonesia. Theo số liệu cập nhật gần nhất từ hãng tin BBC, đã có tới 832 người xác nhận đã thiệt mạng, hàng trăm người khác bị thương trong thảm họa tự nhiên được coi là một trong những trận động đất thảm khốc nhất trong lịch sử Indonesia.

Nhiều người vẫn đang trong tình trạng mất tích, một số được cho là nằm dưới đống đổ nát của các công trình bị sập do động đất. Thi thể của những người thiệt mạng đặt trên các con phố trong khi những người bị thương được chữa trị trong các căn lều vì bệnh viện đã bị phá hủy. Mức độ thiệt hại về người vừa của cải vật chất cho tới lúc này vẫn chưa thể thống kê.

Giới chức Indonesia đã yêu cầu những người sống sót, hiện đang trong cảnh "màn trời, chiếu đất" tạm thời không trở về những căn nhà đã bị "san phẳng" bởi thảm họa tự nhiên.

Trả lời BBC, một người đàn ông nói: "Tôi biết là tôi đã mất đi 3 người thân, 2 trong số đó là là những người lớn tuổi và một thanh niên đang làm cha". Những thành viên khác vẫn chưa rõ số phận.

Cloud Precipitation

Nigeria: Hơn 100 người chết vì lũ lụt trên khắp 10 bang

Residents paddle through of Lokoja town in Kogi State
© AFP
Ngày 17/9, Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Quốc gia Nigeria (NEMA) cho biết lũ lụt ở miền Trung và miền Nam Nigeria đã làm chết 100 người tại 10 tiểu bang của nước này.

Lũ lụt thường xảy ra hàng năm vào mùa mưa, và nghiêm trọng hơn bởi cơ sở hạ tầng nghèo nàn và thiếu kế hoạch để bảo vệ chống ngập lụt, nhưng trận lũ mới xảy ra tại Nigeria là tồi tệ nhất kể từ năm 2012.

"Theo dữ liệu được công bố, 100 người đã chết cho đến nay tại 10 bang ở Nigeria", Sani Datti, phát ngôn viên của Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Quốc gia cho biết.

Theo Sani Datti, thảm họa quốc gia đã được tuyên bố ở 4 bang, gồm: Kogi, Niger, Anambra và Delta. Chính phủ liên bang đã tiến hành tìm kiếm, giải cứu và phục hồi nạn nhân.

Tornado1

Siêu bão Mangkhut đổ bộ vào Philippines với sức gió lên tới 270 km/h

Super Typhoon Mangkhut
Siêu bão Mangkhut chụp từ vệ tinh
Siêu bão Mangkhut có tên địa phương là Ompong đang càn quét khắp phía bắc của đảo Luzon trong lộ trình di chuyển hướng về phía tây đi vào Biển Đông và hướng về phía đặc khu kinh tế Hong Kong cũng như khu vực phía nam Trung Quốc.

Hội Chữ thập đỏ Philippines cho biết, nước đang dâng cao ở Tuguegarao, phía bắc đảo Luzon.

Siêu bão Mangkhut đổ bộ vào vùng đông bắc Luzon ở tỉnh Cagayan vào khoảng 2h30 sáng nay (15.9 - giờ địa phương). Cơn bão có sức gió tối đa 270km/h, gió giật ở mức lên tới 325 km/giờ, tương đương với cơn bão cấp 5 trong thang báo bão Mỹ.

Ước tính khoảng 5,2 triệu người trong phạm vi 125 km trên lộ trình di chuyển của siêu bão, theo Hội đồng quản lý và giảm thiểu rủi ro thiên tai quốc gia Philippines.

Từ ngày 14.9, các khu vực ở Luzon được đặt ở mức cảnh báo bão cấp 4 của Cục quản lý Thiên văn, Địa vật lý và Khí quyển Philippines, đồng nghĩa với những khu vực này dự kiến có thể có sức gió lên tới 185km/h, làm hư hại hoa màu, hỏng đường dây điện và phá hủy các tòa nhà.

Cloud Lightning

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 8/2018: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

firenado
Lốc xoáy lửa mạnh tương đương cấp lốc xoáy EF3 làm 3 người thiệt mạng tại Carr Fire gần Redding ở California
Mưa lớn, mưa đá, lũ lụt và sạt lở đất tiếp tục tàn phá trong tháng 8 vừa qua, từ Trung Quốc tới Hoa Kỳ. Hàng trăm người chết, và hàng ngàn người mất nhà cửa.

Các đợt nắng nóng gây ảnh hưởng mạnh tại nhiều vùng Châu Âu và Hoa Kỳ, để rồi bị dập tắt bởi những trận mưa không thể tin được - hay thậm chí tuyết rơi ở Sardinia - gây sự hạ nhiệt độ nhanh chưa từng thấy. Nhưng Sardinia không phải là vùng duy nhất có lượng tuyết tháng 8 đáng kể, Úc, Uruguay, và dãy núi Alps cũng góp phần long trọng.

Vành đai lửa Thái Bình Dương tiếp tục mức độ hoạt động cao, và nó không chỉ được phản ánh qua các đợt núi lửa phun trào, mà cả trong hàng loạt trận động đất mạnh trên 6 độ làm rung chuyển, gây ra cái chết của hơn 300 người. Trong khi đó, Venezuela bị trận động đất 7,3 độ, mạnh nhất trong 118 năm.

Một số lượng ngày càng lớn các vòi rồng nước, lốc xoáy lửa và lốc xoáy cát cũng xuất hiện trên khắp thế giới trong tháng 8. Từng là một hiện tượng hiếm gặp, vòi rồng nước giờ đây ngày càng trở nên phổ biến hơn ở một số vùng. Cùng lúc đó, xoáy nước, lửa và cát bụi cũng đang xuất hiện ở những nơi rất khác thường.

Để tăng hơn nữa sự điên rồ của thời tiết, nhiều hồ và sông trên thế giới đột ngột biến mất trong tháng 8. Điều gì đang xảy ra? Thời gian sẽ trả lời!

Xem video tóm tắt của chúng tôi dưới đây:


Tornado1

Chín cơn bão mạnh xuất hiện cùng lúc quanh thế giới

Satellite photo showing nine concurrent storms 13 Sept 2018
Daily Mail ngày 12-9 chia sẻ loạt ảnh vệ tinh cho thấy nhiều khu vực trên khắp thế giới đang đối mặt với các cơn bão mạnh.

Loạt ảnh vệ tinh nói trên cho thấy Florence - đang tiến gần bờ biển bang Bắc Carolina của Mỹ - chỉ là một trong 9 cơn bão đang di chuyển trên khắp thế giới. Thế giới đang đối mặt với nguy cơ bị 9 cơn bão tấn công trong tuần này.

Theo bức ảnh vệ tinh nói trên, bão Helene và bão Isaac đang chuyển động ở Đại Tây Dương trong khi bão 95L đang hướng về vùng Caribbean. Bão Olivia đang hướng về Hawaii trong khi bão nhiệt đới Paul đang tiến đến bờ Tây của Mexico. Có thời điểm, bão Olivia đạt sức gió 160 km/giờ. Bão 91W, bão Mangkhut và bão Barijat đang ở phía Tây Thái Bình Dương và nhiều khả năng sẽ di chuyển về khu vực Đông Nam Á.

Nhận xét: Xem thêm: Bão, sét và lốc xoáy: Những hiện tượng của vũ trụ điện


Seismograph

Xảy ra động đất mạnh tại nhiều nước Châu Á

earthquake japan
© Jiji Press/AFP/Getty ImagesCảnh tượng sau động đất tại Sapporo, bắc Nhật Bản
Theo Tân Hoa xã và TTXVN, sáng 8-9, tại huyện tự trị Cáp Nê Mặc Giang thuộc tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, xảy ra trận động đất mạnh 5,9 độ rích-te. Theo Trung tâm Dự báo động đất của Trung Quốc (CENC), tâm chấn ở độ sâu 11 km.

Do cường độ mạnh, nhiều người dân trong các tòa nhà cao tầng tại thành phố Côn Minh, cách xa khu vực xảy ra động đất gần 300 km cũng cảm nhận dư chấn một cách rõ rệt.

Ít nhất 14 người bị thương và nhiều ngôi nhà bị phá hủy hoàn toàn trong trận động đất ở Vân Nam. Ít nhất 21 ngôi nhà bị hư hỏng nghiêm trọng. Tại khu vực dân cư gần tâm chấn nhất, hệ thống giao thông, viễn thông và mạng lưới cung cấp điện, cơ bản vẫn hoạt động bình thường.

Bộ Xử lý tình trạng khẩn cấp Trung Quốc đã kích hoạt cơ chế phản ứng khẩn cấp và cử các đội công tác tới vùng thiên tai. Lực lượng gồm hơn 100 nhân viên được cử tới các khu vực động đất để đánh giá thiệt hại và triển khai cứu hộ, khắc phục hậu quả thiên tai.

Question

Những "tiếng kèn" kỳ quái từ trên trời tại Đức, Malaysia và Texas trong tháng qua

Strange sounds in Germany
© Sharon Hill
Người dùng YouTube "murtaza akhtar" đăng video ghi lại "tiếng kèn đồng" nghe được từ trên bầu trời Bavaria, Đức ngày 4/8/2018.
Âm thanh kỳ lạ từ trên bầu trời. Người ngoài hành tinh hay cái gì vậy?

Nhận xét: Xem thêm: Những âm thanh kỳ quái giữa không trung - Tiếng kèn của ngày tận thế?


Cloud Precipitation

Lũ lụt nghiêm trọng ở Lào khiến ít nhất 46 người chết, 97 mất tích

Lao flooding Aug 2018
© VTOnlineLũ lụt trên diện rộng gây thiệt hại lớn tại Lào
Ủy ban Kiểm soát và Ngăn ngừa Thảm họa Quốc gia Lào cho biết lũ lụt do hậu quả của các trận bão gần đây đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, khiến ít nhất 46 người thiệt mạng, 97 người mất tích và 4 người bị thương.

Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, các cơn bão nhiệt đới Sơn Tinh và Bebinca đã mang theo những trận mưa xối xả từ giữa tháng 7 đến giữa tháng 8, gây lũ lụt trên diện rộng khiến khoảng 82.460 gia đình với 236.188 nhân khẩu tại 79 huyện thuộc 14 tỉnh của Lào bị ảnh hưởng. Lũ lụt nghiêm trọng khiến 11.383 người phải đi sơ tán và sống trong các lều tạm, hơn 120 ngôi trường bị hư hại, đặt ra thách thức lớn trong bối cảnh năm học mới sẽ bắt đầu vào ngày 1/9 tới.

Lũ lụt cũng khiến hơn 62.900 ha lúa và gần 42.900 ha hoa màu bị ngập, làm 208 hệ thống thủy lợi bị hư hỏng, hàng nghìn gia súc, gia cầm chết. Nhiều tuyến đường và cầu cống cũng bị lũ lụt tàn phá.

Trong khi đó, công tác khắc phục thảm họa và đánh giá thiệt hại do sự cố vỡ đập thủy điện Sepian Senamnoy ở tỉnh Attapeu vẫn đang được tiến hành. Giới chức Lào cho biết trong số 13 ngôi làng bị ảnh hưởng bởi sự cố vỡ đập nói trên, có tới 6 ngôi làng bị xóa sổ.