Biến Đổi Trái ĐấtS


Snowflake Cold

Lạnh giá khắc nghiệt và tuyết rơi dày đặc ở nhiều nơi trên thế giới

As the snow piled up in downtown St. Paul, this biker seemed to be caught a little off guard as he tried to navigate across W. 7th Street.
© Brian Peterson – Star Tribune
Không chỉ khu vực Châu Âu, khu vực Đông Bắc Á cũng đang ghi nhận những trận tuyết rơi kỷ lục gây nhiều thương vong và làm giao thông hỗn loạn.

Tokyo hứng chịu trận bão tuyết tồi tệ nhất trong 4 năm qua, khiến ít nhất 67 người bị thương, giao thông đình trệ và gây khó khăn cho sinh hoạt của người dân thủ đô Nhật Bản. Bão tuyết bắt đầu tràn vào Tokyo sáng 22/1 và kéo dài đến hôm 23/1. Tuyết rơi dày kèm theo lạnh giá khắc nghiệt, đường phố bị đóng băng. Đây là lần đầu tiên lượng tuyết tại khu vực này tích tụ tới hơn 10 cm kể từ tháng 2/2014.

Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga nói: "Tuyết rơi dày đặc ở khu vực rộng tại vùng trung tâm Tokyo. Đặc biệt tại khu Chiyoda của Tokyo, tuyết rơi dày 23 cm, khiến giao thông bị gián đoạn".

Hãng tin NHK cho biết, 740 tai nạn giao thông đã được ghi nhận do bão tuyết gây ra. Hầu hết tuyến đi lại hoạt động bình thường, tuy nhiên một số hãng điều hành đường sắt đã phải cắt giảm hoặc hủy nhiều chuyến tàu. Tàu siêu tốc phải giảm tốc độ chạy trong khi một số tuyến tàu cao tốc ở trong và quanh thủ đô buộc phải đóng cửa.

Seismograph

Động đất 8,2 độ ngoài khơi Alaska dẫn đến cảnh báo sóng thần dọc bờ biển Canada, Mỹ

Earthquake Alaska magnitude 8.2
© BBC
Một trận động đất mạnh 8,2 độ richter xảy ra tại vịnh Alaska sáng 23.1 (giờ địa phương) khiến chính quyền kêu gọi người dân phải di chuyển ra khỏi khu vực bờ biển do nguy cơ xảy ra sóng thần.

Trận động đất xảy ra ở ngoài khơi cách khu vực Chiniak, Alaska 256km về phía đông nam và ở độ sâu 10km, cơ quan khảo sát địa chất Mỹ (USGS) cho biết.

"Nếu đang ở trong khu vực duyên hải này, hãy di chuyển đến khu vực cao hơn. Cảnh báo sóng thần có nghĩa là một cơn sóng thần với nguy cơ gây ngập lụt đáng kể có thể hoặc đã xảy ra", văn phòng quản lý khẩn cấp vùng Anchorage cho biết trong cảnh báo cho khu vực Alaska và British Columbia.

Cảnh báo sóng thần - mức cảnh báo cao nhất đã được đưa ra với một phần của bang Alaska (Mỹ) và Canada. Ngoài ra, yêu cầu theo dõi khả năng xảy ra sóng thần được phát ra cho toàn bộ bờ biển phía tây Mỹ và Hawaii, theo Reuters.

Nhận xét: Cùng ngày, gần thủ đô Jakarta, Indonesia cũng xảy ra vụ động đất mạnh 6 độ khiến ít nhất 8 người bị thương và 130 tòa nhà bị hư hại.


Fire

Núi lửa Mayon ở Philippines lại phun trào mạnh, đẩy mức báo động lên cấp 4

A huge column of ash shoots up to the sky during the eruption of Mayon volcano Monday, Jan. 22, 2018 as seen from Legazpi city, Albay province
© Associated PressCột khói bụi khổng lồ cao 4 - 5 km phun lên từ núi lửa Mayon ngày 22/1/2018
Nhà chức trách đã nâng mức cảnh báo thiên tai lên cấp 4 (cấp 5 là cao nhất) trước lo ngại một vụ "phun trào nguy hiểm" có thể sẽ xảy ra trong vài ngày tới.

Một vụ nổ "như sấm" đã xảy ra tại núi lửa Mayon, nằm trên đảo Luzon, miền Trung của Philippines ngày 22/1. Sau vụ nổ rung chuyển cả ngọn núi, tro và khói bụi đã phun ra thành một cột khổng lồ từ miệng núi lửa Mayon, phủ kín thành phố Legazpi với hơn 200.000 dân nằm cách núi lửa hơn 30 km, khiến giao thông bị cản trở nghiêm trọng.

Theo một nhà nghiên cứu khí tượng học thuộc Viện núi lửa và địa chấn Philippines, núi lửa Mayon vẫn ở trong tình trạng không thể dự báo được và nó có khả năng sẽ phun trào mạnh mẽ hơn trong những ngày tới. Thông tin về hoạt động của núi lửa liên tục được công bố qua các cuộc họp báo của Viện núi lửa và địa chấn Philippines, được tổ chức vào mỗi buổi sáng từ ngày 19/1.

Hiện nay, chính quyền tỉnh Albay đã sơ tán gần 26.000 cư dân và đóng cửa các trường học xung quanh khu vực núi lửa đang hoạt động.

Cloud Grey

Tháng 12 vừa qua là tháng đen tối nhất, theo nghĩa đen, trong lịch sử Moscow

Moscow gets only 6 mins sunlight in December
© AFP
Qua toàn bộ tháng 12/2017, Mặt Trời chỉ tỏa nắng tại thủ đô Moskva của Nga trong 6 phút.

Đài BBC (Anh) đưa tin trung bình hàng năm, mỗi ngày của tháng 12 tại Moskva thường được hưởng 1 giờ đồng hồ Mặt Trời chiếu sáng. Tuy nhiên, trạm khí tượng thủy văn tại Đại học Moskva ghi nhận rằng trong tháng 12/2017, Mặt Trời chỉ tỏa nắng trên bầu trời thủ đô Nga vào khoảng 6 đến 7 phút.

Trang web Meteonovosti (Nga) cảm thán: "Mặt Trời còn không hé rạng lấy một lần trong cả tháng".

Ông Roman Vilfand, người đứng đầu Trung tâm Khí tượng Nga nhận định nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này bắt nguồn từ khối không khí xoáy di chuyển từ Đại Tây Dương.

SOTT Logo Media

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 12/2017: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

New York snow
Các kỷ lục về lạnh và tuyết bị phá vỡ trên khắp thế giới vào tháng trước, nhưng Hoa Kỳ bị nặng hơn cả, với tất cả 50 bang đều có tuyết trên mặt đất thậm chí trước khi mùa đông chính thức bắt đầu. Bắc Mexico và các nước Đông Á trải qua mùa đông khắc nghiệt nhất trong hàng thập kỷ nay, trong khi một số nơi ở Úc kinh ngạc khi thấy tuyết rơi trong mùa hè.

Lũ lụt tiếp tục tàn phá Philippines và Indonesia, với hàng ngàn người phải sơ tán, trong khi mưa lớn ở Albania làm ngập hàng ngàn ngôi nhà và phá tan cầu đường.

California bị thiêu trụi bởi những đợt cháy rừng rộng khắp, thiêu đốt đến 100.000 hecta và phá hủy hơn 1000 ngôi nhà, với đám cháy rừng Thomas trở thành đám cháy rừng lớn và gây hủy hoại nhiều nhất trong lịch sử California. Với một "dòng sông khí quyển" và mưa lớn được dự đoán trong tuần đầu tiên của tháng 1/2018, tương lai có vẻ mờ mịt đối với bang được mệnh danh là đầy nắng này.

Hoạt động núi lửa ở mức cao được ghi nhận trên khắp thế giới trong tháng 12, trong khi một trận động đất mạnh 6,5 độ gây chết người giáng xuống đảo Java của Indonesia.

Tornado1

Bão mạnh kỷ lục quét qua nhiều nước Châu Âu, ít nhất 8 người thiệt mạng

Friederike storm europe
© AP
Đã có 8 người, trong đó có 2 lính cứu hỏa, thiệt mạng trong các tai nạn do bão mạnh quét qua Bắc Âu. Theo Đài BBC, hai lính cứu hỏa thiệt mạng khi đang tham gia khắc phục hậu quả bão tại Đức. Những người khác thiệt mạng do bị cây đổ hoặc do các vật bị lốc cuốn va đập, tai nạn xe hơi.

Cơn bão lúc này đang quét qua Ba Lan.

Với sức gió giật lên tới 140 km/h, hãng xe lửa Deutsche Bahn của Đức đã phải hủy tất cả các dịch vụ đường dài trong toàn bộ thời gian còn lại của ngày 18-1 giờ địa phương.

Dự kiến trong ngày hôm nay (19-1), giao thông đường sắt vẫn sẽ chưa cải thiện nhiều. Các chuyến tàu trên toàn khu vực miền đông và miền bắc nước Đức cùng một số khu vực khác vẫn sẽ phải tạm dừng theo như thông báo của Deutsche Bahn.

Nhận xét: Xem cảnh người đi bộ bị cuốn bay như lá trước cơn gió giật ở Hà Lan:

Bão cũng làm nước biển dâng cao đến nỗi lần đầu tiên trong lịch sử toàn bộ 5 cổng lũ trên hệ thống đê biển của Hà Lan phải đóng lại.


Fire

Vụ phun trào núi lửa lớn nhất thế kỷ xảy ra năm 2012 nhưng hầu như không ai biết

Havre volcano
© NewsweekBản đồ đáy biển xung quanh núi lửa Havre, dung nham từ vụ phun trào năm 2012 được thể hiện bằng màu đỏ
Một ngọn núi lửa ngầm ngoài khơi New Zealand gây ra vụ phun trào dưới nước lớn hơn rất nhiều so với tưởng tượng của giới khoa học.

Kết quả phân tích mới đây cho thấy vụ phun trào khổng lồ dưới đáy biển gần New Zealand năm 2012 lớn hơn hình dung của các nhà khoa học lúc đó và trở thành vụ phun trào lớn nhất của núi lửa dưới biển sâu trong thế kỷ qua, Newsweek hôm qua đưa tin. Nghiên cứu sử dụng tàu ngầm robot để thăm dò núi lửa dưới nước Havre có thể thay đổi hiểu biết của con người về những gì diễn ra dưới bề mặt Trái Đất.

"Chúng ta không biết gì về những ngọn núi lửa ngầm và quá trình phun trào dưới đại dương, dù hơn 75% núi lửa trên Trái Đất nằm ở đáy biển", trưởng nhóm nghiên cứu Rebecca Carey, nhà núi lửa học ở Đại học Tasmania, Australia, chia sẻ. Trước đó, Carey tập trung nhiều hơn vào những sự kiện phun trào trên đất liền.

Năm 2012, Havre, núi lửa cách đảo Bắc của New Zealand 965 km, phun ra cột tro từ độ sâu 700 mét dưới mặt nước. Quy mô của sự kiện sánh ngang với vụ phun trào của núi lửa St. Helens năm 1980. "Sau đó chúng tôi biết sự kiện phun trào lớn cỡ này chỉ xảy ra trên đất liền khoảng 4 lần mỗi thế kỷ. Ở đáy biển, chúng rất phổ biến nhưng không được ai phát hiện", Carey nói.

Nhận xét: Sự phát hiện này gợi nhớ lại một phát hiện khác về hàng chục núi lửa đang hoạt động dưới lớp băng Nam Cực. Nó cũng nhắc nhở rằng những gì chúng nhìn thấy trên đất liền chỉ là một phần nhỏ những gì xảy ra trên Trái Đất.

Xem thêm:


Bizarro Earth

Siêu bão, cháy rừng, lũ lụt: Thiên tai năm 2017 gây tổn thất kỷ lục hơn 300 tỷ USD cho Hoa Kỳ

Hurricane Harvey floods
© Adrees Latif/ReutersLũ lụt sau siêu bão Harvey
Theo đánh giá của Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), năm 2017 là năm các thảm họa thiên nhiên gây cho nước Mỹ tổn thất nặng nề nhất.

Trong năm 2017, liên tiếp các trận thiên tai đổ xuống nước Mỹ, từ cháy rừng, băng giá, lũ lụt và bão, gây thiệt hại về tài sản cho nước này lên tới 306 tỷ USD. Đáng chú ý, trong năm vừa qua, có tới 16 thảm họa thiên nhiên tại Mỹ gây thiệt hại từ 1 tỷ USD trở lên, cướp đi sinh mạng của ít nhất 362 người.

Số người tử vong có thể tăng cao hơn đang kể khi vùng lãnh thổ Puerto Rico hoàn tất báo cáo đánh giá thiệt hại từ cơn bão Maria, cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào hòn đảo này trong hơn 90 năm qua.

Thiệt hại mà các siêu bão gây ra cho nước Mỹ trong năm 2017 lên tới 265 tỷ USD, vượt xa so với kỷ lục trước đó, được ghi nhận vào năm 2005 với tổn thất 215 tỷ USD chủ yếu do bão Katrina, Wilma và Rita.

Snowflake

Tuyết rơi phủ trắng sa mạc Sahara - năm thứ 2 liên tiếp!

Snow in the Sahara
© Watts up with That
Theo tờ Wattsup, một năm sau khi sa mạc nóng nhất thế giới trải qua đợt tuyết rơi đầu tiên trong suốt 40 năm, tuyết lại rơi trở lại với cường độ mạnh hơn rất nhiều trong vài ngày qua.

Tuyết rơi trắng xóa khu vực sa mạc Sahara ở Ain Sefra, Algeria, nơi được mệnh danh là "Cửa ngõ vào sa mạc". Tuyết rơi trắng phau trên những cồn cát đỏ tươi tạo nên một khung cảnh ấn tượng tại khu vực này.

Sự việc đã gây nên sự hỗn loạn ở những khu vực quanh đó. Nhiều xe bị mắc kẹt trên đường, cản trở giao thông.

Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh từ Bắc Cực tràn xuống những ngày vừa qua nên nhiều nơi trên thế giới phải trải qua đợt lạnh kỷ lục.

Snowflake Cold

Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc, Ấn Độ - Bão mùa đông và giá lạnh kỷ lục đang xảy ra trên khắp thế giới

nasa storm grayson
"Bom bão tuyết" Grayson đổ bộ vào miền Đông nước Mỹ
Dường như chưa bao giờ thời tiết lại nhiều đáng ngại như lúc này ở rất nhiều nơi trên thế giới. Mỹ và châu Âu đều đang dính bão tuyết cùng nước lụt, Trung Quốc, Ấn Độ cũng lạnh run...

Các phi trường ở New York bị tê liệt vì tuyết, nước lụt lạnh buốt xương ở Boston, điện cúp nhiều nơi do thời tiết xấu gây ra... Từ ngày 4-1, bờ Đông nước Mỹ đang chịu ảnh hưởng tệ hại từ cơn bão có tên Grayson được mô tả là "bom bão".

Thông tin dự báo cho biết đến cuối tuần này, nhiệt độ xuống mức trung bình -30oC ở những nơi bị ảnh hưởng của bão Grayson và thậm chí xuống đến -40oC ở một số điểm. Trên Đài CNN, nhà khoa học Taylor Regan cho rằng nhiệt độ kiểu này còn lạnh hơn cả ở bề mặt sao Hỏa!

Cơn bão lốc Grayson này gây thêm khó khăn cho dân Mỹ khi vừa trải qua tình trạng nhiệt độ thấp kỷ lục đang đóng băng phần lớn nước Mỹ.

Nhận xét: Khi nói về các hiện tượng thời tiết trong những năm gần đây, từ "kỷ lục" có lẽ đã quá nhàm vì nó được dùng liên tục quá nhiều. Nhưng nếu chúng ta dừng lại để nghĩ một chút về nó, kỷ lục có nghĩa là chưa từng xảy ra với mức độ như vậy. Và khi các "kỷ lục" diễn ra liên tục, nó có nghĩa là thời tiết đang liên tục xấu đi, tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác, với mức độ chưa từng có, trên khắp thế giới.

Xem cuốn sách Biến đổi Trái Đất và Mối Liên hệ Con người - Vũ trụ mà chúng tôi đang dịch sang tiếng Việt để biết thêm về quá trình tự nhiên này.