Biến Đổi Trái ĐấtS


Snowflake Cold

Giá lạnh, tuyết rơi kỷ lục trên khắp Trung Quốc trong những ngày đầu năm

Chinese women struggle with cold, snow Jan 2018
© QQ
Vào cuối ngày thứ Năm (4/1), Trung tâm Khí tượng Quốc gia Trung Quốc đã dỡ bỏ "cảnh báo da cam" đối với tình trạng tuyết rơi ở một số khu vực. Theo đó, ở tỉnh Giang Tô và An Huy thuộc miền đông Trung Quốc, tuyết rơi ở mức độ vừa phải. Trong khi, vùng tây nam Quảng Tây đang phải đối mặt với mưa đá và tuyết rơi dày đặc.

Tuyết rơi chạm mức kỷ lục vào hôm thứ Tư (3/1) đã làm tê liệt nhiều khu vực của Trung Quốc. Trong đó, Nam Kinh, thủ phủ của tỉnh Giang Tô, bị đặt trong "cảnh báo đỏ" vào chiều thứ Năm, khi dự báo độ dày của tuyết lên đến 25cm.

Tuyết rơi dày đặc gây gián đoạn giao thông, làm hư hỏng đường dây điện và buộc chính quyền phải đóng cửa các đường phố, sân bay và trường học trên toàn quốc.

Ít nhất 3 sân bay đã đóng cửa, 9 sân bay khác bị đình trệ kéo dài vào thứ Năm do tuyết rơi dày.

Snowflake Cold

Đợt giá lạnh kỷ lục trong hàng chục năm nay bao trùm khắp Bắc Mỹ và Châu Âu

Snow piles up in parking lots at the Canadian National Exhibition as Toronto tries to stay warm in the extreme cold.
© Steve Russell / Toronto StarTuyết dày kỷ lục phủ kín Toronto, Canada
Nhiệt độ xuống quá thấp và tuyết rơi dày đặc đã khiến vài người chết ở đây và một danh sách dài các lễ mừng năm mới buộc phải hủy bỏ.

Người Canada tuy đã quen với cái lạnh, nhưng mức nhiệt hạ sâu dưới 0 độ C tại nhiều nơi khiến hàng loạt sự kiện mừng Năm mới tại đất nước này đã phải hủy bỏ vì lý do an toàn trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt những ngày cuối năm.

Ở hai thành phố miền Trung Canada là Regina và Winnipeg, nhiệt độ đã hạ xuống mức âm 50 độ C. Trong khi đó, tại thủ đô Ottawa, nhà chức trách tuyên bố hoãn một số sự kiện đánh dấu kết thúc năm kỷ niệm đất nước tròn 150 năm tuổi.

Bộ Văn hóa Canada thông báo những sự kiện được lên lịch cho ngày 30/12 và đêm 31/12 cũng đã được điều chỉnh để phù hợp với các cảnh báo thời tiết cực kỳ giá lạnh và những lo ngại về an toàn cũng như sức khỏe cộng đồng. Các sự kiện hòa nhạc trong đêm 31/12 hầu hết đã bị hủy bỏ, tuy nhiên màn trình diễn pháo hoa mừng Năm mới vẫn sẽ diễn ra theo kế hoạch. Giải đấu khúc gôn cầu trên băng "Canada 150" dự định tổ chức bên ngoài Tòa nhà Quốc hội nay cũng phải chuyển vào thi đấu trong nhà.

Snowflake Cold

Lạnh giá, tuyết rơi dày kỷ lục đợt Giáng sinh ở nhiều vùng tại Hoa Kỳ

Erie snow storm
© CNN
Văn phòng Cục Dự báo thời tiết Quốc gia tại TP Cleveland, bang Ohio cho biết trận bão ngày 25-12 khiến tuyết rơi dày hơn 0,86 m. Rạng sáng 26-12 lại có thêm đợt tuyết rơi dày 0,48 m, khiến lớp tuyết tổng cộng dày tới 1,3 m, tạo kỷ lục hai ngày có nhiều tuyết nhất trong lịch sử. Kỷ lục tuyết rơi nhiều nhất trước đó là vào tháng 3-1958 tại Morgantown, bang Pennsylvania với lớp tuyết dày 1,11 m.

Trước đó, Cục Dự báo thời tiết ngày 26-12 dự đoán vài ngày tới thời tiết sẽ rét đậm ở vùng Đông Bắc và Trung Tây nước Mỹ.

Tại TP New York, nhiệt độ ở dưới mức 0 độ C và cảnh báo gió lạnh ở các khu vực Maine, Vermont, New Hampshire và New York. Các nhà khí tượng học cảnh báo chỉ cần tiếp xúc với không khí lạnh trong vòng 30 phút bạn cũng có thể bị bỏng lạnh.

Nhiệt độ tại Chicago dao động ở mức -10 độ C vào ngày 26-12, dự đoán xuất hiện băng giá và các đợt gió lạnh nguy hiểm. Nhiều khu vực khác cũng được cảnh báo sẽ có gió lạnh như Bắc Dakota, Wisconsin, Nam Dakota, Minnesota, Iowa, Michigan và Indiana.

Tornado1

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 11/2017: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

SOTT Summary 11/2017
Tháng 11 vừa qua đã phá rất nhiều kỷ lục, từ số cầu lửa cho đến các trận lũ lụt cho đến tuyết rơi trái mùa ở cả hai bán cầu của hành tinh chúng ta.

Sau một tai lửa mặt trời cấp độ X và hoạt động mặt trời mạnh bất thường trong tháng 9, có thể liên quan đến một loạt trận động đất mạnh hơn 7,0 độ ở New Caledonia và Mexico; tháng này được đánh dấu bởi 3 trận động đất tại Iraq/Iran, Chile và Hàn Quốc gây thiệt hại rộng khắp. Trong khi đó, hoạt động núi lửa có vẻ đã đạt đến đỉnh điểm của mùa này (vâng, chẳng bao lâu chúng ta sẽ bắt đầu nói về "mùa núi lửa"!).

Những hiện tượng địa chất gia tăng này, và dự báo chính thức về sự gia tăng của hoạt động động đất trong năm 2018 do Trái Đất quay chậm lại, không khỏi khiến nhiều người lo lắng.

Hạn hán cũng tấn công Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha trong tháng trước, trong khi những trận hồng thủy thực sự đổ xuống Nam Mỹ, Úc và hầu hết các vùng của châu Á. Tất cả những thứ đó khiến các nhà khí tượng học phải dùng đến từ "hiện tượng khí quyển" bởi vì từ "mưa rơi" không còn đủ khả năng mô tả những cột nước trút xuống từ trên trời ấy nữa.

Tornado1

200 người chết và hàng chục người mất tích do bão Tembin tại Philippines

Flood in Cagayan de Oro
Lũ lụt tại Cagayan de Oro, Philippines
Cảnh sát Philippines đêm 23/12 cho biết số người thiệt mạng vì lũ lụt và lở đất do cơn bão nhiệt đới Tembin gây ra ở nước này đã tăng lên 200 người, trong khi hàng chục người khác đang mất tích.

Tân Hoa xã dẫn nguồn tin cảnh sát địa phương nêu rõ, 135 người đã thiệt mạng tại Bắc Mindanao và 47 người thiệt mạng tại bán đảo Zamboanga trong khi có 18 người chết tại Khu tự trị Hồi giáo Mindanao (ARMM).

Theo nhà chức trách Philippines, số người thiệt mạng do bão Tembin có thể sẽ còn tăng. Hiện công tác cứu hộ, tìm kiếm người mất tích vẫn đang tích cực diễn ra.

Ngày 22/12, bão Tembin đã đổ bộ vào đảo Mindanao, đảo lớn thứ hai của Philippines, gây ra lũ lụt và lở đất, chôn vùi một ngôi làng hẻo lánh. Văn phòng khí tượng cho biết sức gió lên tới 80 km/h.

Nhận xét: Cơn bão này đang hướng vào vùng đồng bằng Nam Bộ, nơi người dân có rất ít kinh nghiệm phòng chống bão. Đây cũng là cơn bão mới nhất trong số nhiều cơn bão hướng vào vùng Nam Bộ, nơi rất ít khi có bão, trong mùa bão năm nay.


Bizarro Earth

Những tiếng nổ bí ẩn tiếp tục khuấy động thế giới

The giant fireball exploded in the sky of Puebla, Mexico in loud sonic boom.
Vào cuối tháng 11, các cộng đồng dân cư dọc theo miền nam bang Arizona của Mỹ giật mình trước một loạt tiếng nổ bí ẩn lan khắp khu vực. Nhiều người lên mạng kể lại sự việc, làm dấy lên đủ loại giả thuyết, từ các thiên thạch phát nổ trong lúc xuyên qua bầu khí quyển trái đất đến việc viếng thăm bí mật của các sinh vật vũ trụ. Thậm chí đài quan sát địa chấn của Đại học Arizona cũng ghi nhận được tín hiệu gây xôn xao.

Arizona là nơi mới nhất loan báo về hiện tượng vẫn đang tiếp diễn được ghi nhận tại nhiều nơi trên thế giới, từ tiểu bang Colorado, Alabama của Mỹ đến vùng Trung Đông, Anh, Úc và thậm chí cả Nhật Bản, theo trang tin News Corp Australia. Nếu gộp cả Arizona, âm thanh lạ đã xuất hiện tại ít nhất 65 nơi trên toàn cầu, với cường độ mạnh yếu khác nhau.

Theo mô tả của người dân Alabama trên Twitter, âm thanh nổ ra một cách đột ngột, làm rung chuyển nhiều ngôi nhà vào tối 20.11. Không lâu sau đó, những chuỗi tiếng động giống các vụ nổ cũng được nghe thấy ở bang Colorado, dù giờ đây giới hữu trách cho rằng sự kiện tại đây không liên quan đến hiện tượng kỳ bí đang diễn ra khắp thế giới.

Nhận xét: Những tiếng nổ này nhiều khả năng có nguồn gốc từ các thiên thạch. Và việc chúng đang gia tăng trên thế giới không phải là dấu hiệu tốt lành.


Seismograph

Động đất mạnh đồng loạt xảy ra tại Papua New Guinea, Philippines, Iran và Mỹ

Kerman Earthquake
© CSEM/EMSCVị trí động đất tại Iran
Sáng 1/12, một trận động đất mạnh 6 độ Richte đã xảy ra ở vùng bờ biển Đông Bắc Papua New Guinea - quốc đảo Thái Bình Dương. Không có cảnh báo sóng thần nào được đưa ra.

Theo Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ (USGS), động đất xảy ra vào lúc 2h50' GMT, tức 9h50' theo giờ Việt Nam. Tâm chấn nằm ở độ sâu 53 km. Hiện chưa có bất cứ thông tin báo cáo nào về thiệt hại và thương vong về người trong trận động đất này.

Do nằm trên "Vành đai lửa" Thái Bình Dương, điểm nóng diễn ra các hoạt động địa chất, Papua New Guinea thường xuyên phải hứng chịu các trận động đất.

Cũng trong sáng 1/12, một trận động đất mạnh 5,1 độ Richte đã làm rung chuyển miền Nam Philippines. Theo Viện Núi lửa và Địa chất Philippines, động đất xảy ra vào lúc 2h57' sáng theo giờ địa phương, tại khu vực phía Đông Bắc thành phố Wao (Gao), tỉnh Lanao del Sur với tâm chấn nằm ở độ sâu 9km. Động đất cũng đã gây ra tình trạng rung lắc tại nhiều địa phương lân cận.

Seismograph

Năm 2018, các nhà khoa học cảnh báo động đất sẽ nhiều gấp đôi do Trái Đất quay chậm lại

Iran earthquake
© Anadolu Agency/Getty ImagesMột ngôi nhà sụp đổ tại Darbandikhan, Sulaymaniyah, Iraq do trận động đất 7,3 độ tại bắc Iran
Một nhóm khoa học gia vừa trình bày hồ sơ nghiên cứu với Hiệp Hội Địa Chất Hoa Kỳ (GSA), khuyến cáo rằng số vụ động đất gây tàn phá trên thế giới sẽ tăng gấp đôi vào năm tới do trái đất xoay chậm hơn.

Theo trang mạng International Business Times, cuộc nghiên cứu được thực hiện bởi ông Roger Bilham thuộc trường Đại Học Colorado ở Boulder và bà Rebecca Bendick thuộc trường University of Montana ở Missoula, và công bố tại hội nghị thường niên của hiệp hội GSA.

Họ khám phá thấy rằng những thay đổi vận tốc xoay của Trái Đất có thể làm khởi động hoạt động của địa chấn, đặc biệt tại các vùng xích đạo nhiệt đới, nơi mật độ dân cư rất cao.

Mọi thay đổi vận tốc xoay của Trái Đất đều rất nhỏ, chỉ ảnh hưởng ở mức millisecond và khiến sự thay đổi dài ngắn của ngày khó có thể nhận thấy được, nhưng những thay đổi nhỏ này khởi động một sự rung chuyển địa chấn khiến phóng thích một năng lượng lớn bên dưới mặt đất.

Nhận xét: Từ lâu chúng tôi đã viết về xu hướng Trái Đất quay chậm lại và các nguy cơ của nó, không chỉ có động đất mà còn núi lửa, hố sụt, v.v... Xem bài viết sau: Trái Đất "mở ra": Động đất, núi lửa phun trào, hố sụt và nguyên nhân của chúng dịch từ cuốn "Biến đổi Trái Đất và Mối Liên hệ Con người - Vũ trụ" để biết thêm.


Bizarro Earth

Con người can thiệp thô bạo vào các dòng sông sẽ phải trả giá

River reclaimation project in Vietnam
© Trung ChánhCông trường thi công dự án công viên trái cây ở huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang
Chúng ta cần hành động như thế nào để không phải hối tiếc về những hậu quả có thể xảy ra trong tương lai xuất phát từ việc can thiệp "thô bạo" vào những dòng sông từ hôm nay?

Giờ đây, các dự án lấn sông, lấn biến ngày càng trở nên phổ biến ở nước ta, cả ở Bắc, Trung, Nam. Phải chăng vì nhu cầu phát triển mà con người ta sẵn sàng xâm hại tới môi trường thiên nhiên?

Thấy gì qua dự án công viên trái cây ở Tiền Giang?

Mới đây nhất, dự án công viên trái cây ở huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang đã bị dư luận lên tiếng phản đối và Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị UBND tỉnh Tiền Giang chỉ đạo chủ đầu tư và các đơn vị có liên quan tạm dừng việc thi công dự án. Bộ này yêu cầu các đơn vị liên quan tiến hành rà soát lại công tác đánh giá tác động môi trường (ĐTM), nhất là đánh giá tác động của dự án tới thoát lũ; lưu thông dòng chảy; bồi lắng; sạt lở lòng, bờ bãi sông theo quy định...

Nhận xét: Xem thêm: Ảo vọng ăn chay - Nông nghiệp là thứ giết chết các dòng sông và hủy hoại đất đai


SOTT Logo Media

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 10/2017: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

ECS-Oct-2017-shot
Tháng 10 này chứng kiến xu hướng tiếp tục của những đợt cháy rừng kỷ lục, lượng mưa khổng lồ, những trận mưa đá chưa từng có cùng lũ lụt và bão, lốc tàn phá trên khắp hành tinh này.

Tuyết rơi đầu tháng 10 gây ngạc nhiên cho người dân địa phương từ Hoa Kỳ đến Trung Quốc, trong khi nhiều người khác chứng kiến cầu lửa từ thiên thạch dọc ngang trên bầu trời, với một trong số đó có thể đã gây ra một trận cháy rừng! Sự hỗn loạn này đã đến "sát sườn" đối với một hai người suýt nữa thì bị sét đánh trúng!