Biến Đổi Trái ĐấtS


Bad Guys

Hàng trăm vụ sạt lở, sụt lún đất xảy ra khắp nơi tại miền Tây ĐBSCL

Sinking ground in Ca Mau, Vietnam
© Nhật TânMặt đường rộng 8 m ở Cà Mau bị lún sụp nghiêm trọng
Cơ quan chức năng nhận định, tình trạng sụp lún, sạt lở đất ngày càng có chiều hướng gia tăng, gây thiệt hại lớn đối với đời sống của người dân. Đây là hệ luỵ của việc hạn hán diễn biến khốc liệt.

Liên tiếp xuất hiện nhiều "điểm nóng"

Theo ghi nhận của PV Người đưa tin, tại Cà Mau, hiện tượng sụp lún, sạt lở đã và đang xảy ra ở nhiều nơi, nhưng tập trung nhiều nhất trên địa bàn vùng ngọt hoá huyện Trần Văn Thời và U Minh. Tình trạng này đã khiến người dân sống quanh khu vực hết sức lo sợ nguy cơ sụp lún có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Ông Tô Quốc Nam, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Cà Mau thông tin, qua thống kê sơ bộ, vùng ngọt hoá Cà Mau đã có trên 1.000km kênh mương bị khô cạn, ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống đê bao ngăn mặn bảo vệ vùng ngọt, gây ra sạt lở đất theo các tuyến kênh.

Nhận xét: Nguyên nhân hiện tượng sụt lún đất được cho là do hạn hán. Tuy nhiên, nhiều bức ảnh chụp cho thấy sụt lún xảy ra ngay cạnh những con mương có nước. Hơn nữa, trong quá khứ đã có nhiều đợt hạn hán nghiêm trọng trên khắp thế giới nhưng chúng không hề gây ra sụt lún trên diện rộng như thế này.

Lời giải thích hợp lý hơn là cũng giống như động đất, hố sụt, hiện tượng sụt lún đất này là một phần của quá trình biến đổi Trái Đất đang diễn ra. Xem cuốn sách Biến đổi Trái Đất và Mối Liên hệ Con người - Vũ trụ mà chúng tôi đang dịch sang tiếng Việt để hiểu thêm về quá trình này cũng như những ảnh hưởng sâu rộng của nó đến con người.


Fish

Hay Nhất Mạng: Phân tích: Nhiều khả năng El Niño là nguyên nhân cá chết hàng loạt thời gian gần đây

El Nino and countries with mass fish kill
El Nino và các nước có cá hoặc sinh vật biển chết hàng loạt 2015 - 16
El Niño hiểu đơn giản là hiện tượng nóng lên của vùng xích đạo Thái Bình Dương tập trung ở khu vực trung tâm và phía đông của đại dương này.

Trung bình cứ 2 đến 7 năm sẽ có một đợt El Niño. Mỗi đợt El Niño sẽ gây ra những hậu quả nặng nhẹ khác nhau, rất khó để dự đoán. Nhìn chung, El Niño sẽ có thể gây ra bão, lụt, hạn hán, cháy rừng, dịch bệnh, nạn đói, mùa màng thất bát, các giống loài bị phân bổ lại, động vật bị chết hàng loạt, cá chết hàng loạt, và san hô bị tẩy trắng (không hẳn là chết nhưng nếu bị tẩy trắng quá lâu thì cũng sẽ chết).

Đợt El Niño năm 1997-98 là đợt nóng kinh khủng nhất trong lịch sử của El Niño, được gọi là Siêu El Niño, và gây hậu quả nghiêm trọng nhất bao gồm: bão nhiệt đới ở miền Đông Canada và Mỹ, lũ ở Trung Quốc, cháy rừng ở Úc, dịch sốt xuất huyết bùng nổ ở Tây Thái Bình Dương và Châu Á, hơn 35 nước tuyên bố có thiên tai, mùa màng thất bát, đất đai mất chất, ô nhiễm sông ngòi, nguồn nước ngầm bị cạn kiệt dẫn đến đói kém, cá chết hàng loạt ở nhiều nơi trên thế giới, san hô cũng bị tẩy trắng khắp nơi trên thế giới, và có 23,000 người tử vong do hậu quả của trận Siêu El Niño này.

Đầu năm 2014, một nhóm các nhà khoa học trên thế giới chuyên về dự đoán khí hậu đã đưa ra minh chứng cho mối liên quan giữa biến đổi khí hậu toàn cầu và El Niño trên tạp chí danh tiếng Nature Climate Change. Theo dự đoán có cơ sở của họ thì khi trái đất ngày càng nóng lên, tần số Siêu El Niño xảy ra cũng sẽ tăng theo, từ 1 lần mỗi 20 năm thì bây giờ sẽ là 1 lần mỗi 10 năm.

Nhận xét: Đây là một phân tích xác đáng về mối quan hệ giữa El Nino và hiện tượng cá chết hàng loạt. Tuy nhiên, chúng tôi không đồng tình với quan điểm rằng biến đổi khí hậu (hay nóng lên toàn cầu) là do con người gây ra. Đây là một phần của quá trình biến đổi trái đất đang diễn ra và nguyên nhân chủ yếu là do các biến động trong hệ mặt trời. Bằng chứng dễ nhận thấy nhất là nhiều hành tinh khác trong hệ mặt trời cũng đang có biến đổi khí hậu.

Xem thêm cuốn sách Biến đổi Trái Đất và Mối Liên hệ Con người - Vũ trụ mà chúng tôi đang dịch sang tiếng Việt để hiểu về quá trình biến đổi Trái Đất đang diễn ra và những ảnh hưởng sâu rộng của nó đối với con người.

Xem thêm những bài khác về hiện tượng cá chết hàng loạt:


Fish

Chim, cá và các động vật biển khác đang chết với số lượng khổng lồ trên khắp thế giới

Cá chết bất thường với số lượng khổng lồ ở nhiều nơi trên thế giới chỉ trong khoảng vài tuần trở lại đây.

Theo thống kê mới nhất, hàng triệu con cá chết trên biển, trong sông và hồ. Vô số xác cá heo và cá voi dạt lên bờ. Cùng với đó là nhiều loại chim chóc và gia cầm chết do cúm.

Tháng 5/2016 - Trung Quốc
Mass fish kill in China
© news.hainan.netCá chết hàng loạt hôm 4/5 tại hồ Hồng Thành (Hải Khẩu, Hải Nam, Trung Quốc).
Cá chết trắng hồ nước ở thành phố Haikou, thuộc tỉnh Hải Nam, vào hôm 4/5 vừa qua. Chỉ trong 1 tuần, số lượng cá chết lên tới 35 tấn, khiến người dân và các nhà chức trách lo ngại.

Nguyên nhân cá chết hiện vẫn chưa rõ. Cơ quan chức năng cho rằng nguyên nhân có thể là do thay đổi độ mặn trong nước hồ. Còn người dân lo ngại về vấn đề ô nhiễm, dù quanh hồ không có mùi hôi gì đặc biệt.

Nhận xét: Khải Huyền 8:8: "Vị thiên sứ thứ nhì thổi loa; bèn có một khối tựa như hòn núi lớn toàn bằng lửa bị ném xuống biển. Một phần ba biển biến ra huyết, một phần ba sanh vật trong biển chết hết, và một phần ba tàu bè cũng bị hủy hết."

Xem thêm: Phân tích: Nhiều khả năng El Niño là nguyên nhân cá chết hàng loạt thời gian gần đây


Fire

Cháy rừng vô phương kiểm soát ở Alberta tăng diện tích lên 2000 km2, đến gần mỏ dầu cát

Fort McMurray devastation
© Getty Images/S.OlsonNhà cửa cháy trụi ở thành phố Fort McMurray
Diện tích rừng bị cháy ở tỉnh bang Alberta có thể sẽ tăng lên tới 2.000 km2 tính đến cuối ngày 8/5 theo giờ địa phương, tăng gấp đôi so với diện tích rừng bị cháy ghi nhận trước đó hai ngày. Đây là cảnh báo của ông Chad Morrison, quan chức cứu hỏa tỉnh bang Alberta của Canada.

Theo phóng viên TTXVN tại Canada, khi phát biểu với các phóng viên trong buổi họp báo cập nhật thông tin vụ cháy, ông Morrison cho biết hiện tại ngọn lửa đang bao trùm diện tích 1.010 km2 và "có nguy cơ cao sẽ tăng lên gấp đôi vào cuối ngày 8/5". Theo ông Morrison, hiện còn quá sớm để có thể dự báo liệu mưa và khí hậu lạnh hơn trong Chủ nhật có thể giúp hàng trăm lính cứu hỏa không chế được ngọn lửa hay không. "Ngay cả khi có mưa, lửa vẫn cháy mạnh và chúng tôi còn rất nhiều việc phải làm. Công việc có lẽ sẽ kéo dài hàng tuần", ông Morrison nhận định.

Tuy nhiên, có một tín hiệu khả quan là hiện gió đang đẩy ngọn lửa về hướng cách xa khu dân cư. Các số liệu trước đó cho biết lửa đã thiêu rụi khoảng 1.600 ngôi nhà và công trình xây dựng ở thành phố Fort McMurray. Sân bay quốc tế bị ảnh hưởng một phần và nhiều cơ sở hạ tầng đang bị đe dọa nghiêm trọng.

Nhận xét: Xem thêm:


Bizarro Earth

Lo ngại về động đất lớn ở Nam California ngày càng tăng

San Andreas and San Jacinto
Hai đường đứt gãy tại California
Tại Hội Nghị Quốc Gia Về Ðộng Ðất tổ chức ở Long Beach hôm Thứ Tư, một chuyên gia hàng đầu về động đất cảnh báo rằng hệ thống đường nứt San Andreas trong vùng Nam California đã bị dồn nén tối đa và sẵn sàng bùng phát, nghĩa là một trận động đất rất lớn có thể sẽ xảy ra vào bất cứ lúc nào.

Giải thích theo địa chất học, bên dưới mặt đất, vỏ trái đất không phải là một lớp lành lặn, mà nứt vỡ thành rất nhiều mảnh được gọi là mảng kiến tạo. Các mảng kiến tạo chuyển động rất chậm nhưng không lúc nào ngừng, và động đất là do sự va chạm xô đẩy lẫn nhau giữa các mảnh ấy. Vì vậy, một vụ động đất bao giờ cũng xảy ra tại đường ranh giới giữa các mảng kiến tạo, được gọi là "fault" tiếng Anh. Thuật ngữ địa chất tiếng Việt gọi là đường nứt hay "phay," phiên âm từ "faiile," trong tiếng Pháp.

San Andreas là một đường nứt lớn nằm dưới lòng đất California, chạy dài khoảng 800 dặm từ phía Nam hồ nước mặn Salton Sea, San Diego County, qua Palm Spring, San Bernardino, Central Valley lên tới San Francisco và ra biển gần Eureka.

Ðường nứt San Andreas thuộc loại "đứt gãy chuyển dạng" (transform fault), theo địa chất học là không phá hủy hay làm biến dạng vỏ trái đất, vì đây là ranh giới giữa hai mảng kiến tạo có chuyển động trượt bên nhau. Mảng Thái Bình Dương chuyển động về hướng Tây Bắc và mảng Bắc Mỹ đi về phía Ðông Nam, nhưng chuyển động như thế có thể không trơn tru, khi hai mảng bị "mắc kẹt" vào nhau ở một chỗ nào đó, khiến cho sức xô đẩy níu kéo tăng dần, tới một lúc không chịu đựng nổi sự dồn nén nữa sẽ bùng phát thành đổ vỡ và động đất.

Nhận xét: Cùng với hạn hán kỷ lục, nền kinh tế sa sút, nguy cơ động đất lớn ngày càng tăng là lý do tại sao California không còn là nơi "đất lành". Những ai có điều kiện nên tìm cách chuyển khỏi nơi này.


Fish

30 tấn cá chết trắng hồ nước ở Hải Nam, Trung Quốc

Mass fish kill in China
© news.hainan.netCá chết hàng loạt hôm 4/5 tại hồ Hồng Thành (Hải Khẩu, Hải Nam, Trung Quốc).
Khoảng 30 tấn cá chết nổi trắng một hồ ở thành phố Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, buộc nhà chức trách phải huy động 200 lượt người để thu gom tiêu hủy.

Truyền thông Trung Quốc ngày 4/5 cho biết hồ Hồng Thành, thành phố Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, có hiện tượng cá chết hàng loạt. Nhân viên môi trường tỉnh Hải Nam phải huy động 4 thuyền, 200 lượt người để thu gom 30 tấn cá chết. Cá được tiêu hủy ngay lập tức, tránh bị đem ra chợ bán.

Quan chức tỉnh Hải Nam đang chỉ đạo điều tra làm rõ nguyên nhân.

Loại cá trong hồ là cá trích vảy xanh, thuộc loại sống ở biển. Giới khoa học Trung Quốc cho biết loại cá này thích sống theo đàn. Có thể cá đã bơi từ biển vào sông, sau đó qua cửa sông vào hồ Hồng Thành qua một công trình cấp thoát nước. Theo phỏng đoán ban đầu của các chuyên gia hải dương học, có thể do lượng muối trong hồ đột ngột giảm khiến cá không kịp thích nghi nên chết hàng loạt.

Nhận xét: Xem thêm: Cá chết hàng loạt đang xảy ra khắp nơi trên thế giới. Việt Nam không phải ngoại lệ


Bizarro Earth

Ngao chết hàng loạt do thủy triều đỏ phủ kín bãi biển Chile

Mass clams dead in Chile
© Alvaro Vidal/AFP/Getty ImagesNgao chết trên đảo Chiloe, Chile
Theo Grind TV, thảm họa bắt đầu vào năm ngoái khi xác hơn 300 con cá voi xuất hiện ở những vịnh nước xa xôi thuộc vùng biển phía nam Chile.

Đầu năm nay, 40.000 tấn cá hồi, chiếm khoảng 12% lượng cá hồi sản xuất hàng năm của Chile, chết ở Los Lagos. Tiếp đó, khoảng 8.000 tấn cá mòi dạt vào cửa sông Queule và ngao chết chất đầy bờ biển đảo Chiloe. Ngoài ra, xác hàng nghìn con mực nang cũng xếp la liệt ở đảo Santa Maria.

Trong vòng 4 tuần qua, khu vực trung tâm và phía nam Los Lagos chịu ảnh hưởng của đợt thủy triều đỏ lớn nhất trong lịch sử Chile, theo Reuters. Thủy triều đỏ là hiện tượng tảo nở hoa diễn ra tự nhiên, biến nước biển thành màu nâu đỏ, khiến oxy trong nước cạn kiệt và làm ngạt chết nhiều sinh vật biển.

Các nhà khoa học cũng quy nguyên nhân cho mô hình thời tiết El Nino mạnh bất thường và nhiệt độ mặt biển ấm lên do nước ấm kéo theo lượng tảo sinh ra lớn hơn. Với đường bờ biển dài 4.000 km, Chile đặc biệt dễ chịu nhiều tổn hại từ tác động của các hiện tượng trên.

"Chúng tôi cho rằng nguyên nhân phổ biến trong cái chết của sinh vật biển ở miền nam Chile, tại các trang trại cá hồi và dọc bờ biển là do hiện tượng El Nino. Mô hình El Nino năm nay được phân loại là một trong những đợt mạnh nhất trong vòng 65 năm qua", một chuyên gia ở Viện Ngư nghiệp Chile, cho biết.

Nhận xét: Xem thêm:


Fire

Cháy rừng bủa vây buộc cả thành phố sơ tán, cuộc sơ tán lớn nhất trong lịch sử bang Alberta, Canada

Alberta wildfire
© CBC News / ReutersCháy rừng dọc đường cao tốc 63 Fort McMurray, Alberta, Canada ngày 3/5/2016.
Chính quyền tỉnh Alberta đang sơ tán hơn 80.000 người dân sau khi một đám cháy cực lớn xảy ra ở khu vực này.

Reuters ngày 4/5 đưa tin, chính quyền tỉnh Alberta, Canada đang gấp rút sơ tán toàn bộ người dân ở TP Fort McMurray sau khi một vụ cháy lớn không kiểm soát được đã xảy ra ở khu vực khai thác dầu cát gần đó. Theo dự báo, luồng gió khô sẽ khiến ngọn lửa bùng cháy mạnh hơn.

Ngọn lửa bắt đầu ở phía Tây nam Fort McMurray và nhanh chóng lan đến vùng ngoại ô thành phố. Đám cháy lớn trên diện tích 2.650 hecta được phát hiện vào hôm 1/5, lan rộng hơn vào hôm 3/5 và đang hướng vào thành phố, nơi có đông dân cư đang sinh sống. Ngọn lửa đã phong tỏa lối ra ở quốc lộ 93, phía Nam Fort McMurray.

Theo Reuters, ngọn lửa gây ra luồn khói đen dày đặc và phá hoại một công viên. Một trạm xăng đã phát nổ, đồng thời thiêu cháy mái của khách sạn Super 8 Hotel. Ít nhất một khu dân cư ở Đông nam thành phố đã bị lửa bao vây, nhiều người đã bị bỏng nặng hoặc có khả năng bị thương.

Chính quyền tỉnh Alberta đang kêu gọi sự giúp đỡ của quân đội để chiến đấu với đám cháy. Các nhà chức trách đã ban hành lệnh sơ tán bắt buộc với hơn 80.000 người dân. Tuy nhiên, các quan chức cho biết quân đội và lực lượng không quân sẽ phải mất 2 ngày để tới nơi hỗ trợ.

Nhận xét: Mùa cháy rừng năm ngoái là lớn nhất trong lịch sử Hoa KỳCanada. Rừng Amazon đang nghi ngút với hàng chục ngàn đám cháy trong năm nay, trong khi cháy rừng ở Indonesia tạo ra một đám mây độc hại đe dọa hàng triệu người trong vùng Đông Nam Á. Úc cũng có nhiều vụ cháy rừng gây thiệt hại nặng trong năm nay.

Một nghiên cứu cho thấy mùa cháy rừng đang xảy ra dài hơn và gây thiệt hại nặng hơn ở gần như khắp mọi nơi trên thế giới.

Liệu có thể một nguyên nhân quan trọng trong xu hướng này là sự thoát khí ga từ lòng đất, rồi bị phát hỏa bởi sét và các nguồn lửa từ vũ trụ khác?

Xem bài viết sau của chúng tôi để hiểu tại sao sự gia tăng trong hoạt động sao chổi và thiên thạch có thể đóng góp vào những vụ cháy ở trên: Ảnh hưởng của hoạt động sao chổi lên Trái Đất và cố gắng che đậy của giới truyền thông


Tornado2

Mưa đá to bằng chén nước cùng lốc xoáy gây thiệt hại nặng ở Hà Tĩnh, Nghệ An

Storm damage in Hà Tĩnh, Vietnam
Nhiều cây cối, diện tích lúa, ngô cũng bị thiệt hại nặng sau trận lốc
Chiều ngày 3-5, Một trận gió lốc kèm theo mưa đá bất ngờ đổ bộ xuống các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An trên diện rộng khiến nhiều nhà dân bị tốc mái, nhiều ha hoa màu và cây cối bị gãy đổ, hư hỏng.

Tại Nghệ An, mưa đá diễn ra tại các huyện, thị xã miền núi Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Thị Xã Thái Hòa, Qùy Hợp... lượng mưa lớn nhưng diễn ra trong thời gian ngắn nên không gây thiệt hại về người và tài sản.

Do tình trạng hạn hán kéo dài, ảnh hưởng đến cây trồng vật nuôi, nên cơn mưa lớn đã phần nào giải hạn cho bà con nông dân nơi đây. Mưa đá là hiện tượng thời tiết rất hiếm gặp với bà con nhân dân các huyện này trong những năm gần đây. Lượng mưa đá lớn, có nhiều viên to bằng cốc, chén uống nước.

Trong khi đó tại các huyện miền núi Hương Sơn, Vũ Quang, Hương Khê (Hà Tĩnh) trời đang hửng nắng thì bất ngờ mây đen mù mịt kéo đến, mưa giông xuất hiện và trận mưa đá cũng đã xảy ra ngay sau đó.

Trận mưa kéo dài trong khoảng 10 phút với những cục đá to kèm theo giông lốc khiến nhiều người dân hoảng sợ.

Bizarro Earth

Biến đổi khí hậu có thể làm suy kiệt ôxy trong nước, khiến cá chết hàng loạt

Một tác hại mới từ hiện tượng biến đổi khí hậu đã được phát hiện. Và lần này có liên quan đến chuyện cá chết hàng loạt.

Trong khi nhiều người đang phải đau đầu đi tìm nguyên nhân vì sao cá biển chết hàng loạt tại Vũng Áng những ngày gần đây, thì tại nước Mỹ xa xôi, các nhà khoa học vừa đưa ra một kết luận khiến chúng ta phải giật mình. Lượng oxy có trong nước biển đang ở mức thấp nhất từ trước đến nay, và nguyên nhân chỉ có một: biến đổi khí hậu.

Cụ thể hơn, các nhà khoa học từ Trung tâm nghiên cứu Khí tượng quốc gia Mỹ tại Colorado cho rằng biến đổi khí hậu đang khiến lượng oxy hoà tan trong nước biển giảm đi.

Tình hình này nghiêm trọng đến nỗi các loài thủy sinh như cá, mực, cua, giáp xác... đang gặp rắc rối trong vấn đề hô hấp.

Theo tiến sĩ Matthew Long, chủ nhiệm nghiên cứu: "Oxy trong nước biển mất đi là một hệ quả nghiêm trọng từ quá trình nóng lên của Trái đất, do nồng độ oxy phụ thuộc rất nhiều vào gió và nhiệt độ mặt nước".

Nhận xét: Xem thêm: