Sức Khỏe & Sinh KhíS


Syringe

"Không thể là đồng phạm nữa" - Tại sao nhiều bác sĩ nổi tiếng phản đối vắc-xin?

Vaccines
Cho đến nay, hiệu quả của vắc xin được xem là một chủ đề tranh cãi nảy lửa nhất trong ngành y học đương đại. Thời gian gần đây, nó lại được thổi bùng lên khi một số nước áp dụng quy định tiêm chủng trẻ em bắt bắt buộc, trong khi đó các nhà nghiên cứu ngày càng có thêm bằng chứng về mối liên hệ giữa vắc xin với các với vấn đề sức khỏe xuất hiện trong xã hội.

Các bác sĩ phản đối tiêm chủng bắt buộc

Khi nói đến việc phản đối vắc xin, người ta hình dung ra những tổ chức tôn giáo cực đoan có niềm tin 'kỳ quái' và khống chế các tín đồ không được làm điều này điều khác trong đó có tiêm chủng. Hoặc họ có thể được mô tả là những ông bố bà mẹ, những người bảo thủ cực đoan, trình độ có hạn và chẳng am hiểu mấy chút về y học hiện đại cũng như vắc xin.

Nhưng trong thực tế, họ có thể là những bác sĩ đầu ngành kỳ cựu, thậm chí có người đã nhiều năm làm những công việc liên quan đến nghiên cứu và phát triển vắc xin, hoặc đã từng tiêm vắc xin cho rất nhiều trẻ em, bao gồm cả con của mình... cho đến một ngày họ lật lại vấn đề, và quyết định không thể là 'đồng phạm nữa'.

Nhận xét: Xem thêm những bài dưới đây để biết về mối nguy hại ghê gớm của vắc-xin, đặc biệt đối với trẻ nhỏ.


Syringe

Trẻ em chết và thương tổn vì vắc-xin. Tại sao vẫn dùng?

Vaccination kills
Danh sách nạn nhân của vắc-xin "5 trong 1" Quinvaxem lại được kéo dài thêm khi mới đây vài ngày, một em bé ba tháng tuổi đã tử vong ngay sau lúc tiêm. Đây là loại vắc xin có nguy cơ khá cao mà nhiều chuyên gia cũng đã cảnh báo, trong thực tế cũng thấy các tai biến lặp lại đi lặp lại sau khi tiêm, nhưng vì lý do gì mà nó vẫn được tiếp tục tiêm cho các em bé. Ai phải chịu trách nhiệm cho cái chết oan uổng của các em?

Hồ sơ dài các nghi vấn với vắc-xin Quinvaxem đã được lập từ lâu

Quinvaxem là vắc xin phối hợp gồm giải độc tố vi khuẩn bạch hầu, uốn ván, vi khuẩn ho gà bất hoạt, kháng nguyên vi rút viêm gan B và kháng nguyên vi khuẩn Haemophilus influenzae type b (Hib). Nhà sản xuất khuyến cáo nó có thể phối phòng được 5 bệnh trong một mũi tiêm: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não do vi khuẩn Hib, do đó nó cũng có tên là "5 trong 1".

Cho đến nay, số bệnh mà Quinvaxem phòng được thì chỉ là dựa trên thông tin nhà sản xuất đưa khi phát triển vắc-xin và làm các phân tích trong phòng thí nghiệm chứ không thể đánh giá một cách chính xác trên người, tuy nhiên thiệt hại mà nó gây ra thì đã thấy trong thực tế và ngày càng có xu hướng gia tăng khi số liều tiêm tăng lên. Như vậy, có thể Quinvaxem giúp tiết kiệm được thời gian đi tiêm (tiêm 1 mũi được 5 bệnh, và tiết kiệm vì giá thành rẻ hơn), nhưng thời gian và tâm trí người ta phải bỏ ra để tìm hiểu và lo lắng về sự an toàn cho trẻ nhỏ, thậm chí công sức để đi điều tra và rà soát lại sau mỗi lần tai biến thì là vô số.

Nhận xét: Xem thêm những bài dưới đây để biết về mối nguy hại ghê gớm của vắc-xin, đặc biệt đối với trẻ nhỏ.


Cow Skull

Mối nguy hại từ thực phẩm biến đổi gen

GMO corn
Mặc dù chưa có báo cáo khoa học xác đáng nào về tác động của loại thực phẩm biến đổi gen đối với con người, tuy nhiên thực nghiệm trên động vật lại cho kết quả đáng báo động.

Thực tế cho thấy, "Một loại ngô biến đổi gen được đưa vào thị trường vào cuối những năm 1990 chứa một độc tố có tên là Bt. Chất độc này khi tiêu hóa vào cơ thể côn trùng có thể làm bục dạ dày và khiến côn trùng bị chết", chuyên gia dinh dưỡng Mike Geary cho biết trong một bản tin gần đây.

Các doanh nghiệp công nghệ sinh học sản xuất thực phẩm biến đổi gen khẳng định, độc tố Bt không gây hại cho hệ thống tiêu hóa của động vật có vú. Tuy nhiên, "Nhiều nghiên cứu phản biện của chuyên gia cho thấy, độc tố Bt gây hại cho ruột non của chuột, mô ruột từ khỉ nâu, nhưng đối với con người thì không ai có thể chắc chắn", TS Joseph Mercola nhận định.

Cow Skull

Thực phẩm biến đổi gen: Lợi nhãn tiền, nguy cơ lâu dài

GMO protest
Rất nhiều quốc gia trên thế giới không chấp nhận cây trồng và thực phẩm biến đổi gen
Những tranh cãi về ảnh hưởng của cây trồng biến đổi gen đối với môi trường và sức khoẻ con người trên toàn thế giới vẫn chưa có hồi kết. Rất nhiều quốc gia trên thế giới vẫn "cự tuyệt" loại cây trồng biến đổi gen và thực phẩm biến đổi gen.

Việt Nam đã chính thức cho thương mại hoá cây trồng biến đổi gen (GMO) với việc đưa vào trồng đại trà ngô biến đổi gen, có khả năng kháng sâu từ năm 2015 và dự kiến đến năm 2020 diện tích trồng cây biến đổi gen sẽ chiếm 30-50%. Hiện Việt Nam cũng đang nhập hàng triệu tấn ngô, đậu tương làm nguyên liệu sản xuất chăn nuôi, trong đó phần lớn là thực phẩm biến đổi gen.

Quyết định từ cơ quan quản lý được đưa ra trong bối cảnh những tranh cãi về ảnh hưởng của cây trồng biến đổi gen đối với môi trường và sức khoẻ con người trên toàn thế giới vẫn chưa có hồi kết. Rất nhiều quốc gia trên thế giới vẫn "cự tuyệt" loại cây trồng biến đổi gen và thực phẩm biến đổi gen.

Cow Skull

Đậu nành, ngô biến đổi gen (GMO) giấu mặt tràn ngập thị trường Việt Nam

Ảnh
© Chí Nhân / Thanh NiênCác sản phẩm đậu nành nhập khẩu được bán trên đường Trần Chánh Chiếu, Q.5
Hiện nay thực phẩm biến đổi gien (GMO) tràn ngập thị trường VN, bất kỳ ai cũng có thể đang sử dụng thực phẩm này hằng ngày mà không biết.

Theo báo cáo của Bộ NN-PTNT, khối lượng đậu nành nhập khẩu từ tháng 1 đến tháng 9.2015 đạt gần 1,2 triệu tấn, giá trị nhập khẩu đạt 547 triệu USD, tăng 2,1% về khối lượng so với cùng kỳ năm 2014. Đậu nành được nhập chủ yếu từ Mỹ, Canada, những nước đứng đầu thế giới về diện tích cây trồng cũng như xuất khẩu đậu nành, bắp biến đổi gien.

Nhập vào rồi... biến mất ?

Trong khi đó, ở đường Trần Chánh Chiếu, Q.5, TP.HCM là nơi tập trung các vựa bán ngũ cốc. Một chủ vựa ở đây cho biết, có 2 loại nội và ngoại. Đậu nành Phương Lâm của VN có giá 20.000 đồng/kg, đậu nành nhập khẩu của Mỹ có giá 15.000 đồng/kg và đậu nành Canada 20.000 đồng/kg. Lý giải về việc đậu nành Mỹ rẻ hơn tới 25% so với đậu nội, bà chủ vựa nói: "Bên đó người ta trồng được nhiều, năng suất cao nên giá rẻ hơn đậu nành ta. Nhưng muốn làm đậu hũ hoặc nấu sữa đậu thì nên mua đậu nành VN vì thơm và béo hơn". Bà chủ vựa cũng cho biết cả 2 loại đều bán được, có người mua loại này, người mua loại kia, cũng có người mua 2 - 3 loại về pha trộn với nhau. Quan sát bằng mắt thường có thể thấy, hạt đậu nành nhập khẩu từ Mỹ, Canada to hơn đậu ta dù đậu nành Phương Lâm cũng đều hạt, óng vàng rất bắt mắt.

Nhận xét: Thực phẩm biến đổi gen là thứ cực kỳ độc hại cho sức khỏe. Điều tai hại là như bài viết này cho thấy, không thể biết các sản phẩm đậu nành trên thị trường Việt Nam có phải được làm từ thực phẩm biến đổi gen hay không. Với một nguồn thực phẩm như vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi sức khỏe người Việt ngày càng đi xuống.


Hotdog

Mì ăn liền nhưng... chết từ từ

Instant noodle
Mì ăn liền vốn là một món ăn phổ biến đối với những người có ít thời gian và hạn hẹp về kinh tế , trong đó đặc biệt là giới sinh viên. Có thể trong chúng ta đều cho rằng mì ăn liền không phải là một món ăn bổ dưỡng, nhưng chúng cũng chẳng phải là món gây hại cho sức khỏe như những thức ăn nhanh khác gồm Hamburger, khoai tây chiên...

Tuy nhiên, trong một thí nghiệm đặc biệt gần đây, tiến sỹ Braden Kuo, công tác tại Bệnh viện cộng đồng Massachsetts (Mỹ) sẽ cho chúng ta cái nhìn chân thật nhất về tác hại của mì ăn liền sau khi xâm nhập vào cơ thể.

Theo đó, để hỗ trợ cho cuộc thí nghiệm này, ông Kuo đã sử dụng một chiếc camera siêu nhỏ để dẫn chứng điều gì xảy ra bên trong dạ dày và đường tiêu hóa của chúng ta sau khi chúng ta tiêu thụ mì ăn liền. Những kết quả đã gây ngạc nhiên cho nhiều người.

Syringe

Hay Nhất Mạng: Vắc-xin và hội chứng đột tử trẻ sơ sinh

vaccine safety
Có 130 nguyên nhân tử vong chính thức cho một đứa trẻ sơ sinh. Những nguyên nhân tử vong này được phê chuẩn bởi Cục Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh của Mỹ (CDC) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và được công bố trong Bảng Phân loại Bệnh tật Quốc tế (ICD). Khi một đứa trẻ chết, bác sĩ hoặc nhân viên điều tra phải chọn một trong số 130 nguyên nhân đó.

Những nguyên nhân tử vong chính thức được liệt kê trong bảng phân loại ICD bao gồm gần như tất cả mọi khả năng có thể tưởng tượng được. Tuy nhiên, không hề có phân loại cho những cái chết vì vắc-xin. Đây là điều kỳ lạ vì chính quyền liên bang Mỹ biết rõ rằng vắc-xin có khả năng gây tử vong hoặc tàn phế vĩnh viễn cho một số trẻ em. Đó chính là lý do Quốc hội Mỹ áp dụng thuế "tử vong và tàn tật" lên tất cả vắc-xin trẻ em khi Đạo luật Quốc gia về Thương tật Vắc-xin ở Trẻ em được thông qua năm 1986 (Công luật số 99-660) và thành lập nên Chương trình Quốc gia Bồi thường Thương tật Vắc-xin (VICP).

Nhiều bậc phụ huynh không biết rằng khi họ mua vắc-xin cho con cái họ, chi phí đó bao gồm cả thuế và số tiền thuế đó đi vào một quỹ đặc biệt dành để bồi thường nếu con cái họ bị chết hoặc thương tật bởi vắc-xin. Tính đến ngày 1/11/2013, hơn 2,5 tỷ đô-la đã được chi để bồi thường cho hàng ngàn cái chết hoặc thương tật gây ra bởi vắc-xin. Rất nhiều trường hợp vẫn đang chờ giải quyết. Tiền bồi thường được chi cho những thương tật vĩnh viễn như khuyết tật trí não, động kinh, tê liệt, và nhiều trường hợp tử vong, bao gồm cả những ca lúc đầu bị phân loại sai là do hội chứng đột tử trẻ sơ sinh (SIDS).

Do tử vong vì vắc-xin được chính thức công nhận bởi chính quyền liên bang nhưng lại không hề có phân loại chính thức cho tử vong vì vắc-xin trong ICD, hai câu hỏi quan trọng cần được đặt ra:
  1. Có phải một số trong 130 nguyên nhân tử vong chính thức ở trẻ sơ sinh thực chất là liên quan đến vắc-xin?
  2. Có phải một số ca tử vong liên quan đến vắc-xin bị giấu đi trong số liệu thống kê?

Nhận xét: Xem thêm


Syringe

Hay Nhất Mạng: Một người mẹ nghĩ gì khi con mình chết vì vắc-xin

Vaccination kills
Một người mẹ nghĩ gì khi con mình chết vì vắc-xin và tất cả những gì cô nghe được từ các bác sĩ, chính phủ và phương tiện truyền thông là vắc-xin rất an toàn và hiệu quả?

Đây là câu chuyện của tôi...

Khi đó tôi không tin vào tiêm phòng cho lắm. Tôi không biết gì về nó, nhưng tôi vẫn làm. Bạn cũng sẽ làm thế phải không? Bạn làm những gì bác sĩ ở các phòng khám nhi, cha mẹ, bạn bè cùng các phương tiện truyền thông bảo bạn làm. Vâng, tôi đã làm điều đó mà không hỏi han hay suy nghĩ gì. Chỉ khoảnh khắc sau khi con trai tôi được tiêm chủng, nó đã gào lên. Nó tiếp tục như vậy gần như suốt cả ngày, và khi nó không gào thét thì nó khóc. Điều này là không bình thường vì con tôi vốn là đứa bé rất hạnh phúc, điềm tĩnh, biết lẫy lúc 8 tuần tuổi và luôn ô a khi nhìn thấy tôi. Các bác sĩ nói với tôi phản ứng ấy là "bình thường" và chỉ vài ngày là nó sẽ ổn thôi.

Nhận xét: Đây là một câu chuyện rất đau lòng nhưng không hề hiếm gặp. Chỉ có điều, những câu chuyện như vậy không có ngân sách quảng cáo khổng lồ của các công ty dược phẩm nên rất ít người biết đến chúng. Xem thêm bài sau để biết thêm khía cạnh khoa học về mối nguy hại của vắc-xin: Vắc-xin và hội chứng đột tử trẻ sơ sinh


Syringe

Bé ba tháng tuổi khỏe mạnh đã tử vong ngay sau khi tiêm vắc-xin 5 trong 1

Trạm Y tế xã Quang Phong, Quế Phong, Nghệ An
Trạm Y tế xã Quang Phong nơi xẩy ra cái chết thương tâm của cháu bé 3 tháng tuổi
Chiều 20/10, ông Vi Thái Điệp - Chủ tịch UBND xã Quang Phong, huyện Quế Phong (Nghệ An) xác nhận có vụ việc một bé 3 tháng tuổi chết trong khi tiêm vắc xin tại địa bàn xã này. Cũng theo ông Điệp, hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân về cái chết của cháu bé.

"Sự việc cháu bé 3 tuổi chết tại Trạm xá là có thật. Tuy nhiên, nguyên nhân cái chết của cháu là do tiêm vắc xin hay như thế nào thì tôi vẫn chưa rõ. Hiện cơ quan chức năng liên quan đang điều tra vụ việc này".

Theo đó, vụ việc xảy ra vào sáng 20/10, tại Trạm y tế xã Quang Phong. Cháu bé được xác định chết sau khi tiêm vắc xin là Lô Tuấn Trường (SN 4/7/2015, trú tại bản Có Hướng, xã Quang Phong, huyện Quế Phong).

Được biết, trước khi tiêm vắc xin, thể trạng sức khỏe cháu bé rất bình thường, không có biểu hiện sốt.

Anh Lô Văn Mười, bố của nạn nhân, cho biết thêm: "Khoảng 9h ngày 20/10 vợ chồng tôi đưa con trai đi tiêm chủng vắc xin, trước khi đi con trai tôi sức khỏe bình thường. Sau tiêm khoảng 4 phút thì con tôi bỗng khóc đúng 3 tiếng rồi ngất đi, rồi tử vong ngay sau đó".

Donut

Mối nguy hại của thói quen uống nước ngọt

Rethink your drink
Nghĩ trước khi bạn uống
Nhiều chị em ăn kiêng không dám ăn tinh bột vì sợ chất bột đường gây béo, trong khi đó ngày lại có thể uống đến cả lon nước ngọt. Uống một lon nước ngọt, tương đương bạn "nạp" 36 gram đường vào cơ thể.

"Nạp" dễ, tiêu hao khó

PGS.TS Lê Bạch Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, xu hướng sử dụng nước ngọt ngày càng phổ biến ở cả người lớn và trẻ em. Ngày Tết, đại đa số các gia đình mua cả vài thùng nước ngọt, nước ép trái cây lon về nhà. Thói quen này cũng là một trong những nguyên nhân gây béo phì ở cả trẻ em và người lớn. Bởi uống một lon nước ngọt rất dễ, ngon miệng, trong bữa ăn có những người uống cả hơn lon nước vẫn thấy bình thường, không có cảm giác lo sợ bị lên cân như ăn các thực phẩm khác.

Thế nhưng thực tế thì như thế nào? Nước ngọt, bên cạnh lượng đường tự nhiên trong thực phẩm, thường được ép thêm đường glucose hoặc fructose. Những loại đường này cung cấp kcal dễ dàng. Một lon nước ngọt có đến 36g đường. Theo công bố trên nhãn của nhà sản xuất, 100 ml nước ngọt thì tạo ra 42 kcal. Thế nhưng một lon nước ngọt lại thường được đóng hơn 300ml và hầu hết mọi người đều có tâm lý, đã mở ra thì cố uống, bỏ thì tiếc nên lại uống cố, đồng nghĩa với việc sẽ nạp khoảng 140kcal.