Tóm tắt SOTT


Cloud Precipitation

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 6/2017: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

SOTT Summaries June 2017
Tháng 6 quả là một tháng "ngoạn mục" nếu tính về những hỗn loạn khí hậu trên khắp thế giới. Những "bức tường nước mưa" theo nghĩa đen được ghi nhận ở nhiều vùng gây lũ lụt rộng khắp và những đợt lũ bùn gây chết người, cùng những đợt gió giáng đột ngột đầy ấn tượng, mưa đá rất lớn và tuyết rơi trái mùa. Lốc xoáy và vòi rồng nước cũng trình diễn trong tháng này từ Trung Quốc, Nga cho đến New Jersey. Và dĩ nhiên, những quả cầu lửa, hố sụt và đám cháy rừng ngày càng xuất hiện thường xuyên hơn cũng góp vui.

Hãy xem tất cả trong video dưới đây.

Cloud Lightning

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 5/2017: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

SOTT Summaries Vietnamese May 2017
Trong trường hợp bạn chưa nhận ra, môi trường trên hành tinh chúng ta có vẻ như đang phản ánh mức độ rối loạn và bạo lực đang diễn ra trong xã hội loài người. Tháng 5 này, những đợt lũ lụt khủng khiếp (và thường là "chưa từng có") lại một lần nữa gây thiệt hại lớn rộng khắp trên hành tinh này.

Tuyết rơi cực kỳ muộn từ Hoa Kỳ, Châu Âu đến Trung Quốc gây các vấn đề nghiêm trọng cho người dân cũng như mùa màng. Những đợt mưa đá lớn gây thiệt hại nặng nề cũng vậy.

Lốc xoáy, cháy rừng, vòi rồng nước, xoáy nước, bão cát, núi lửa phun trào, động vật hành động khác lạ, và rất nhiều hiện tượng khác nữa đã biến tháng 5 thành một tháng rất đáng báo động nữa trên hành tinh Trái Đất.


SOTT Logo Media

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 4/2017: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

SOTT Summary Vietnamese April 2017
Sự hỗn loạn trong môi trường trên khắp hành tinh tiếp tục không suy giảm trong tháng 4.

Sau khi Peru bị nhấn chìm trong tháng 3, Columbia xếp hàng tiếp sau để hứng chịu lượng mưa và lũ lụt khủng khiếp, dẫn đến những vụ sạt lở đất gây chết người tại thành phố Mocoa. Lũ lụt và sạt lở đất nghiêm trọng cũng xảy ra ở Ấn Độ, Indonesia, Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Cháy rừng một lần nữa tấn công bang Florida của Hoa Kỳ trong khi tuyết rơi rất muộn trong năm phủ kín nhiều nước châu Âu, khiến nhiều vụ mùa mất trắng.

Thiên thạch, cầu lửa cũng được nhìn thấy trên khắp hành tinh này, và đặc biệt, một sao chổi cũng xuất hiện.


SOTT Logo Media

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 3/2017: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

SOTT Summary Vietnamese 3/2017
Sự hỗn loạn môi trường trên khắp hành tinh tiếp tục không suy giảm trong tháng này. Nhiều quả cầu lửa ngoạn mục được nhìn thấy từ đầu này đến đầu kia của thế giới. Cháy rừng tàn phá nhiều bang trung tây Hoa Kỳ trong khi gió mạnh khác thường tấn công Illinois và New York. Bão dữ dội giáng xuống Madagascar, Brazil, New Zealand và Pháp.

Lũ lụt nghiêm trọng tấn công nhiều nơi trên quả địa cầu, nhưng bị nặng nhất là Peru, nơi hàng chục người đã chết và hàng trăm ngàn người không còn nhà cửa. Với những đợt sóng khổng lồ xảy ra từ Ira đến Nam Phi, vụ nổ khí ga bí ẩn ở Anh và khí mêtan rò rỉ ở Nga, chưa kể tuyết rơi ngoài khơi Nam Phi và sét đánh trực tiếp vào xe đang chạy, tháng 3 quả là một tháng dữ dội cho hành tinh này và những cư dân của nó.


SOTT Logo Media

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 2/2017: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

resumen sott cambios planetarios
© Sott.net
Tháng 2/2017 tiếp tục những gì tháng giêng bắt đầu. Lũ lụt khủng khiếp tại California do những "dòng sông khí quyển" đổ lượng mưa khổng lồ xuống vùng ven biển và tuyết xuống dãy Sierra Nevada. Lượng tuyết tan chảy từ đó gây thêm lũ lụt tại Nevada. Miền đông Canada, Iran, Kazakhstan, Afghanistan và Nhật Bản cũng nhận lượng tuyết rơi kỷ lục.

Cháy rừng bùng phát ở miền đông nước Úc và New Zealand trong khi lượng mưa kỷ lục nhấn chìm Tây Úc. Lũ lụt lớn cũng tấn công nhiều nước Nam Mỹ bao gồm cả Chile, Peru và Colombia.

Có ít nhất 30 núi lửa đang hoạt động trên thế giới vào lúc này, bao gồm một cái rất ấn tượng tại Guatemala. Khe nứt khổng lồ mở ra trong lòng đất tại Pakistan và Ý.

Đó chỉ là một số trong những sự kiện hỗn loạn mà chúng tôi trình bày trong video Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT tháng này.


SOTT Logo Media

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 1/2017: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

January 2017 Summary snow italy
© Sott.net
Đến thời điểm này trong biên niên sử về thời tiết cực đoan của chúng tôi, có lẽ các bạn đã phát chán khi nghe chúng tôi lặp lại. Nhưng đấy không phải lỗi của chúng tôi! Khí hậu cứ tiếp tục đi từ hết cực đoan này đến cực đoan khác...

Những điểm nổi bật của tháng 1/2017 gồm có:
  • Kỷ lục cháy rừng ở Chile và Argentina (nơi cũng có kỷ lục về lượng mưa)
  • Kỷ lục về lượng mưa kết thục đợt hạn hán kỷ lục tại California
  • Kỷ lục lượng tuyết rơi trong một ngày và một tháng ở Nhật Bản và vùng tây Hoa Kỳ
  • Kỷ lục bùng phát lốc xoáy tại miền nam Hoa KỳKỷ lục lượng mưa trong một ngày tại miền nam Hoa Kỳ
  • Kỷ lục thời tiết lạnh và tuyết rơi ở vùng phía nam và phía đông Châu Âu
  • Kỷ lục lượng tuyết rơi tại Sa mạc Sahara
  • Kỷ lục nhiệt độ cao ở Úc và kỷ lục nhiệt độ thấp ở New Zealand
Đây chỉ là một số "dấu hiệu" của sự biến động môi trường trên khắp thế giới trong tháng 1/2017.


SOTT Logo Media

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 12/2016: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

Snowfall in Wanaka
© Ewan Mackie
Trong khi chúng ta đang tiến vào một bầu không khí địa chính trị mới và khó lường với lễ nhậm chức của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, chúng ta có vẻ cũng đang tiến vào một khí hậu tự nhiên mới và khó lường.

Sự tăng tiến không ngừng nghỉ của thời tiết cực đoan, chấn động địa chất và bắn phá từ vũ trụ tiếp tục vào tháng trước, kết thúc một năm mà các nhà chức trách tuyên bố (một lần nữa) là "năm nóng nhất từng có - và đấy là lỗi của con người."

Thế nhưng vẫn không có lời giải thích nào từ phía họ về việc làm thế nào "CO2 do con người tạo ra" có thể gây ra - chỉ kể một số hiện tượng tự nhiên mới có hoặc đang tăng mạnh - những hố sụt đang mở ra và gây chết người ở khắp nơi; cầu lửa từ thiên thạch mưa xuống từ bầu trời; các dòng tia (jet stream) ở tầng cao khí quyển bị chuyển hướng; và tần số các trận động đất tăng hai hoặc ba lần.

Nhưng đừng chú ý quá nhiều đến những chi tiết vụn vặt ấy - chúng chỉ là dấu hiệu chúng ta đang đi vào một kỷ nguyên băng hà mới.

SOTT Logo Media

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 11/2016: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

wildfire Israel november 2016
© Sott.netCháy rừng tại Haifa, Israel, tháng 11/2016
Trong khi giới "tinh hoa" theo chủ nghĩa "tự do" phát điên trong tháng trước vì "thảm họa Trump", những kẻ điều hành Đế chế phương Tây đang nhanh chóng mất đi chút khả năng nắm bắt hiện thực cuối cùng họ từng có. Cùng lúc đó, với các hiện tượng thời tiết cực đoan nối tiếp nhau giáng xuống mọi vùng trên Trái Đất, có vẻ như chuyến du hành vào sự điên loạn tập thể này được Mẹ Thiên Nhiên đánh dấu từng bước suốt dọc đường đi. Các sự kiện thảm họa tự nhiên trong tháng 11 bao gồm:
  • Tuyết, mưa đá và lũ lụt trong sa mạc của Ả rập Xê út (một lần nữa)
  • Trận động đất mạnh thứ hai trong lịch sử hiện đại của New Zealand
  • Đợt lũ quét tồi tệ nhất trong lịch sử của Johannesburg, Nam Phi
  • Lại một trận động đất mạnh (và sóng thần) ngoài khơi Fukushima, Nhật Bản
  • Bùng phát "hen do bão" tại Melbourne, Úc, giết hại 8 người và khiến 8.500 người phải nhập viện
  • Cơn bão Đại Tây Dương muộn nhất trong lịch sử hiện đại (và xảy ra xa nhất ở phía nam, và là cơn bão đầu tiên đổ bộ vào Costa Rica)
  • Những đợt "siêu cháy rừng" chưa từng có thiêu hủy nhiều vùng tại đông nam Hoa Kỳ

SOTT Logo Media

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 10/2016: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

ECS October 2016
© Sott.netTháng 10/2016: Lại một sự kiện "ngàn năm có một" nữa giáng xuống hai bang Carolina, Hoa Kỳ. Sự kiện "ngàn năm có một" trước đó xảy ra vào... tháng 9.
Trong khi tất cả các cặp mắt tháng trước hướng vào kết cục khác thường nhất trong một mùa bầu cử ở Hoa Kỳ, Biến đổi Trái Đất vẫn tiếp tục.

Sự kiện dạo đầu trong tháng 10/2016 là Siêu bão Matthew. Nó để lại một dải tàn phá suốt dọc vùng Caribbean và bờ biển đông Hoa Kỳ. Là cơn bão mạnh nhất ở bắc Đại Tây Dương trong một thập kỷ nay, Matthew cũng là cơn bão mạnh nhất từng được ghi nhận xảy ra gần xích đạo đến vậy. Nó đổ xuống lượng mưa nhiều đến mức kỷ lục mưa bị phá vỡ ở mọi nơi trên đường đi của nó, và gây ra thiệt hại hơn 10 tỷ đôla. Haiti là nơi chịu thiệt hại chính, nơi hơn 1600 người thiệt mạng.

Thời tiết cực đoan giờ trở nên "bình thường" đến mức South Carolina tháng trước trải qua sự kiện ngập lụt "ngàn năm có một" thứ bảy chỉ trong 6 năm, phá kỷ lục lượng mưa rơi lập trong... tháng 9/2016. Trong khi hầu hết Hoa Kỳ có nhiệt độ cao kỷ lục trong tháng 10, rất nhiều tuyết rơi ở nước Nga khiến mức độ tuyết phủ tại bắc bán cầu vào cuối tháng 10 chỉ thua kỷ lục vào năm 1976.

Chúng tôi cũng có hơn một chục sự kiện thiên thạch rất ấn tượng trong video của tháng này, phản ánh cái mà chúng tôi nghi ngờ là một đợt gia tăng cuối năm nữa của các "vị khách từ vũ trụ". Như chúng tôi tường thuật đầu năm nay, số cầu lửa đã gia tăng đáng kể trong thập kỷ qua, và bầu trời trở nên đặc biệt được ""rọi sáng"" vào nửa cuối của mỗi năm.

Đây là những "dấu hiệu" trong tháng 10/2016...

SOTT Logo Media

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 9/2016: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

SOTT Summary Sept 2016 Vietnamese
Video tóm tắt "Biến đổi Trái Đất" của SOTT cho tháng 9/2016: Các sự kiện thời tiết cực đoan, dấu hiệu của những chấn động hành tinh (địa chấn, núi lửa, v.v...) và vật thể gần Trái Đất dưới dạng cầu lửa trên bầu trời.

Trong khi Đế Quốc đang sụp đổ dưới sự ngông cuồng của chính họ, và trong khi ngọn lửa bất mãn trong dân chúng đang lan rộng giữa những lời đồn đại về chiến tranh thế giới, biến động hành tinh vẫn tiếp tục không ngừng. Tháng này, siêu bão Matthew có lẽ sẽ được ghi nhớ như trận bão tồi tệ nhất của cả năm tại Hoa Kỳ (và trên toàn thế giới). Nhưng hai trận bão khác của tháng 9, Hermine và Julia - một trong số chúng là cơn bão lớn đầu tiên của bang Florida kể từ năm 2005, và cái còn lại là cơn bão đầu tiên được hình thành ngay trên đất liền tại bang này - đã nhấn chìm cả vùng bờ biển đông nam Hoa Kỳ.

Một loạt bão cũng mang đến hết đợt lũ lụt này đến đợt lũ lụt khác cho vùng đông nam Úc, phá kỷ lục lượng mưa của nước này kể từ khi thành lập nước vào thế kỷ 19 và làm cho mùa đông này trở thành mùa đông mưa nhiều thứ ba trong lịch sử tính trên cả nước. Trong khi đó, nhiều cơn bão ở vùng tây bắc Thái Bình Dương tàn phá Philippines, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Nghiên cứu cho thấy bão ngày nay mạnh hơn 50% so với 40 năm trước. Cơn bão mạnh nhất trong số chúng - siêu bão Meranti - là cơn bão mạnh nhất trên toàn thế giới trong năm nay và chỉ thua siêu bão Haiyan năm 2013 trong sách kỷ lục.