Bão
S


Cloud Precipitation

Mưa lớn kỷ lục gây lũ lụt nặng nề ở miền Trung - Hàng ngàn hộ dân bị ngập

Flood in Đà Nẵng, Vietnam 9 Dec 2018
Lũ lụt tại Quảng Ngãi
Từ đêm 8/12 đến hết ngày 9/12, Đà Nẵng xối xả. 3h sáng, vợ chồng chị Thanh thức giấc khi nghe tiếng các vật dụng trong phòng trọ tại kiệt 640 Trưng Nữ Vương (quận Hải Châu) va vào nhau. "Mở mắt ra, tôi thấy nước tràn vào phòng và dâng rất nhanh", chị kể.

Vợ chồng chị vội rút điện tủ lạnh, thu dọn đồ đạc lên cao. Do không có gác xép, mọi tài sản được chất lên giường, từ xoong nồi đến quạt máy. Riêng hai xe máy để trong phòng đành bất lực nhìn nước nhận chìm dần. Quần áo treo trên tường cũng ướt mèm.

"Đến trưa 9/12, nước tràn vào phòng hơn một mét. Việc đi lại, trông coi đồ đạc dù vất vả song vẫn xoay xở được, riêng chuyện nấu ăn thì đành chịu", chị Thanh nói. Hai vợ chồng sau đó quyết định đi thuê khách sạn ở, tài sản trong phòng "đành phó mặc cho trời".

Thuê trọ trên đường Trưng Nữ Vương ba năm nay, chị Thanh bảo lần đầu phải sống trong cảnh ngập lụt. Trong trận mưa ngày 9/11, tuyến phố này bị ngập sâu nhất thành phố. Lực lượng cứu hộ phải đập cửa phòng từng nhà, giải cứu hai mẹ con bị mắc kẹt vì nước ngập sâu đến ngang cổ.

Cloud Precipitation

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 10/2018: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

Bất chấp nguy cơ lặp lại hóa nhàm, tháng 10 năm nay, một lần nữa, là một tháng đầy những trận mưa lớn gây thiệt hại khủng khiếp trên khắp quả địa cầu. Vào thời điểm này, cường độ và tần suất của các trận mưa (thường kèm cả mưa đá) ở quá nhiều địa điểm đã đến mức độ đáng lo ngại. Từ Châu Á đến Châu Mỹ đến Châu Phi, Châu Âu và vùng Trung Đông, các thị trấn, thành phố và làng mạc ở khắp các vùng này trải qua những trận hồng thủy khổng lồ đổ xuống chỉ trong vài giờ hủy hoại nhà cửa và gây chết người.
frio
Mùa đông cũng đến sớm trong tháng này ở nhiều địa điểm, với dãy Alps ở Châu Âu, dãy Rockies ở Canada và Mỹ (xuống tận đến Arizona), Trung Quốc, Hàn Quốc, Pakistan và Ấn Độ đều nhận được lượng tuyết rơi lớn một cách khác thường. Như thường lệ, có rất nhiều thiên thạch, cầu lửa và dĩ nhiên, các hố sụt ngày càng trở nên phổ biến hơn, trong một trường hợp đã giết hại hai người. Với các cư dân ở Florida, tháng 10 được đánh dấu bởi siêu bão Michael với sức gió 250 km/h trong khi bão Titli đổ vào bờ biển Ấn Độ làm 17 người chết và 300.000 phải sơ tán. Nhìn chung, đây lại là một tháng nữa mà "khí hậu" đã hóa điên trên quả địa cầu này - có lẽ chỉ có thể so sánh được với sự điên loạn về chính trị mà có vẻ đã chiếm lĩnh tâm trí của rất nhiều người.

Xem video Tóm tắt của SOTT dưới đây:


Cloud Lightning

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 9/2018: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

Tháng 9 vừa qua là một chuyến đi hoang dại và đầy nguy hiểm đối với nhiều cư dân trên hành tinh Trái Đất. Từ Mỹ đến Châu Âu, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, mối đe dọa chủ yếu đến từ lượng mưa khổng lồ và đột ngột đổ xuống, cuốn đi đất đai, nhà cửa và cả người. Cùng thời gian đó, nhiều vùng có tuyết rơi sớm (hoặc muộn đối với nam bán cầu) một cách bất thường. Nhớ rằng hầu hết tháng 9 vẫn là thuộc về mùa hè ! Bắc Mỹ, Đông Âu, Trung Á và Úc đều nhận được rất nhiều cái thứ trắng bông bông ấy.
sott september
Siêu bão Florence là cơn bão chính trong tháng 9 khi nó đổ vào bờ biển đông nam Hoa Kỳ, giết hại 17 người và đổ xuống lượng mưa khổng lồ. Ba cơn bão khác tấn công vào vùng tây bắc Thái Bình Dương, gây thiệt hại trên diện rộng cho Hồng Koong, Philippines và Nhật Bản. Bão Jebi, đổ vào Nhật Bản, là cơn bão mạnh nhất trong vòng 25 năm. Đến cuối tháng, một trận động đất lớn mạnh 7,5 độ gây ra đợt sóng thần khủng khiếp tàn phá hòn đảo Sulawesi của Indonesia. Số người chết hiện ở con số hơn 2.000 người, trong khi nhà chức trách nói con số đó có thể tăng lên gấp 3 trong khi hoạt động tìm kiếm, cứu trợ tiếp tục.

Giống như hầu hết các tháng khác trong những năm gần đây, tháng 9 vừa qua cũng được đánh dấu bởi nhiều đợt phun trào núi lửa, các vụ cháy rừng lớn và số cầu lửa / thiên thạch ngày càng gia tăng trên bầu trời. Tóm lại, hành tinh này vẫn tiếp tục chơi điệu rock 'n roll đáng sợ của nó. Bây giờ không phải là lúc hạ thấp tinh thần cảnh giác !

Xem video tóm tắt của chúng tôi dưới đây:


Tornado1

Siêu bão Mangkhut đổ bộ vào Philippines với sức gió lên tới 270 km/h

Super Typhoon Mangkhut
Siêu bão Mangkhut chụp từ vệ tinh
Siêu bão Mangkhut có tên địa phương là Ompong đang càn quét khắp phía bắc của đảo Luzon trong lộ trình di chuyển hướng về phía tây đi vào Biển Đông và hướng về phía đặc khu kinh tế Hong Kong cũng như khu vực phía nam Trung Quốc.

Hội Chữ thập đỏ Philippines cho biết, nước đang dâng cao ở Tuguegarao, phía bắc đảo Luzon.

Siêu bão Mangkhut đổ bộ vào vùng đông bắc Luzon ở tỉnh Cagayan vào khoảng 2h30 sáng nay (15.9 - giờ địa phương). Cơn bão có sức gió tối đa 270km/h, gió giật ở mức lên tới 325 km/giờ, tương đương với cơn bão cấp 5 trong thang báo bão Mỹ.

Ước tính khoảng 5,2 triệu người trong phạm vi 125 km trên lộ trình di chuyển của siêu bão, theo Hội đồng quản lý và giảm thiểu rủi ro thiên tai quốc gia Philippines.

Từ ngày 14.9, các khu vực ở Luzon được đặt ở mức cảnh báo bão cấp 4 của Cục quản lý Thiên văn, Địa vật lý và Khí quyển Philippines, đồng nghĩa với những khu vực này dự kiến có thể có sức gió lên tới 185km/h, làm hư hại hoa màu, hỏng đường dây điện và phá hủy các tòa nhà.

Tornado1

Chín cơn bão mạnh xuất hiện cùng lúc quanh thế giới

Satellite photo showing nine concurrent storms 13 Sept 2018
Daily Mail ngày 12-9 chia sẻ loạt ảnh vệ tinh cho thấy nhiều khu vực trên khắp thế giới đang đối mặt với các cơn bão mạnh.

Loạt ảnh vệ tinh nói trên cho thấy Florence - đang tiến gần bờ biển bang Bắc Carolina của Mỹ - chỉ là một trong 9 cơn bão đang di chuyển trên khắp thế giới. Thế giới đang đối mặt với nguy cơ bị 9 cơn bão tấn công trong tuần này.

Theo bức ảnh vệ tinh nói trên, bão Helene và bão Isaac đang chuyển động ở Đại Tây Dương trong khi bão 95L đang hướng về vùng Caribbean. Bão Olivia đang hướng về Hawaii trong khi bão nhiệt đới Paul đang tiến đến bờ Tây của Mexico. Có thời điểm, bão Olivia đạt sức gió 160 km/giờ. Bão 91W, bão Mangkhut và bão Barijat đang ở phía Tây Thái Bình Dương và nhiều khả năng sẽ di chuyển về khu vực Đông Nam Á.

Nhận xét: Xem thêm: Bão, sét và lốc xoáy: Những hiện tượng của vũ trụ điện


Cloud Precipitation

Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ: 31 người chết và mất tích do mưa lũ từ bão số 3

Flooding in Yên Bái, Vietnam
Thủ tướng Chính phủ vừa có công điện về việc tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và chủ động ứng phó mưa lũ.

Theo công điện, do ảnh hưởng các đợt áp thấp và đặc biệt ảnh hưởng của bão số 3, những ngày qua tại các tỉnh Bắc Trung Bộ và Bắc Bộ đã có mưa to đến rất to, gây ngập úng tại nhiều địa phương như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thái Bình, Nam Định, Hòa Bình, Yên Bái; riêng tại các tỉnh Thanh Hóa, Yên Bái đã xảy ra lũ lớn, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất gây thiệt hại nghiêm trọng, làm 21 người chết và mất tích.

Trong những ngày tới, mưa lũ còn diễn biến rất phức tạp, nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt trên diện rộng, nhất là tại TP Yên Bái. Đồng thời, trên biển Đông đang có nguy cơ xuất hiện các hình thế thời tiết nguy hiểm (áp thấp nhiệt đới, bão). Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan, địa phương thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 19 ngày 13-7 của Thủ tướng Chính phủ về phòng tránh lũ ống, lũ quét, sạt lở đất. Thủ tướng yêu cầu UBND các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ, nhất là các tỉnh đang bị nhiều thiệt hại trong đợt mưa lũ này như Thanh Hóa và Yên Bái, tập trung khắc phục hậu quả, đồng thời triển khai ứng phó mưa lũ.

Theo Văn phòng Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, tính đến 17 giờ ngày 20-7, mưa lũ, sạt lở đất đã làm 31 người chết và mất tích. Cụ thể, 10 người chết (Yên Bái 6; Thanh Hóa 4); 21 người mất tích (Yên Bái 18, Thanh Hóa 2, Sơn La 1). Mưa lũ, sạt lở đất cũng đã làm sập trôi 27 nhà, hư hỏng 901 nhà, ngập 948 nhà, hư hại 80.995 ha lúa và hoa màu, chết 3.964 gia súc, gia cầm. Trước diễn biến bất thường của thời tiết, ông Đỗ Đức Duy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái, đã quyết định thành lập Sở Chỉ huy hiện trường tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả do mưa, lũ gây ra tại các huyện Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Yên, Trấn Yên, TP Yên Bái và thị xã Nghĩa Lộ.

Bizarro Earth

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 6/2018: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

ss_june
Núi lửa Volcan de Fuego ở Guatemala phun trào dữ dội, giết hại 109 người, hàng trăm mất tích, nhiều làng mạc chôn vùi dưới hàng mét tro bụi
Tháng 6 vừa qua chứng kiến nhiều vùng của hành tinh này bị nhấn chìm bởi những đợt mưa xối xả đủ loại; từ những cơn mưa đá và bão dữ dội tại nhiều vùng của Châu Á (một số mang đến cả cá, tôm và bạch tuộc) và Châu Âu, cho đến một hỗn hợp đáng kinh ngạc của gió mạnh như bão, mưa lớn và lũ lụt tại Mỹ, Mexico và một số nơi ở Nam Mỹ.

Hoạt động núi lửa tiếp tục phá kỷ lục trên khắp quả địa cầu. Núi lửa Kilauea tiếp tục tàn phá hòn đảo lớn của Hawaii, phá hủy nhà cửa và phủ kín nhiều vùng với khí độc. Trong khi đó, sau nhiều năm hoạt động liên tục, núi lửa ở Guatemala bùng nổ dữ dội, gây ra cái chết của ít nhất 109 người. Hàng trăm người vẫn mất tích và nhiều làng mạc bị chôn vùi dưới hàng mét tro bụi.

Ngoài cảnh tượng ngoạn mục của những đợt phun trào này, điểm quan trọng cần nhớ là tất cả đám tro bụi đó làm bão hòa các tầng trên của khí quyển, phản xạ ánh nắng mặt trời và làm gia tăng sự ngưng tụ nước và tạo ra các hạt băng. Dĩ nhiên, đây không phải là tin tốt lành trong đợt cực tiểu của hoạt động mặt trời này.

Rất có khả năng là nhiệt độ toàn cầu sẽ tiếp tục giảm mạnh, và cứ xem lượng nước khổng lồ đang đổ xuống, mùa đông tới có thể mang lại nhiều khó khăn cho nhiều nơi ở bắc bán cầu.

Bizarro Earth

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 5/2018: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

lava
Trong khi tuyết rơi trái mùa xảy ra trong suốt tháng 5 từ dãy Rocky Mountains ở bắc Hoa Kỳ cho tới Canada, Bắc Âu, đông bắc Trung Quốc, bắc Ấn Độ, Kashmir và Nepal, những đợt lũ lụt tầm cỡ "đại hồng thủy" trên khắp thế giới mới là điều đáng chú ý nhất trong tháng này.

Hoa Kỳ và hầu hết châu Âu cũng được nhận đủ những cơn lốc xoáy và mưa đá gây thiệt hại nặng... Các hạt mưa đá khổng lồ có vẻ đang trở thành điều bình thường ở nhiều nơi trên thế giới.

Hàng ngàn người trên khắp Nam Mỹ, Châu Âu, Châu Á, Trung Đông và Châu Phi phải sơ tán hoặc chịu mất điện do những trận mưa cực lớn và kéo dài. Somalia, từng chịu hạn hán nặng, giờ bị ngập lụt do lượng mưa chưa từng có. Trong khi đó, đất nước sa mạc Yemen nhận lượng mưa bằng 3 năm chỉ trong 1 ngày từ cơn bão Mekunu. Cơn bão được đặt tên đầu tiên của mùa bão 2018, Bão Alberto, cũng mang lại lũ lụt và thiệt hại rộng khắp cho Cuba.

Mưa cực lớn, mưa đá, lũ lụt và nhiệt độ cực đoan cũng làm thiệt hại một lượng lớn mùa màng tại một số vùng đất màu mỡ nhất trên thế giới, mang lại lo ngại về một cuộc khủng hoảng lương thực trong tương lai không xa.

Cloud Precipitation

Hai năm sau trận lũ "ngàn năm có một", TP Ellicott, Mỹ lại hứng trận lũ "ngàn năm có một" nữa

ellicot city flooding
TP Ellicott của Mỹ biến thành biển nước
Tình trạng khẩn cấp được ban bố ở bang Maryland - Mỹ hôm 27-5 khi nhiều khu vực ở bang này bị nhấn chìm trong nước lũ và trở thành sông bùn.

Thống đốc Larry Hogan ban bố tình trạng khẩn cấp trên mạng Twitter và chỉ đạo cơ quan xử lý khẩn cấp của bang ứng phó. Theo kênh Fox News, Ellicott City ở vùng ngoại ô TP Baltimore đã hứng chịu trận lũ quét dữ dội hôm 27-5.

Các đoạn video được đăng tải trên mạng xã hội cho thấy đường phố ngập chìm trong nước lũ nghiêm trọng khi nguồn nước trên núi chảy qua khu vực. Nước lũ dâng cao quanh nhiều xe hơi và xe bán tải khi mưa lớn và gió mạnh xuất hiện ở Ellicott City.

Trong một đoạn video, lũ bùn cao khoảng một tầng của tòa nhà quét qua thành phố như một con sông cuốn theo nhiều chiếc xe và phá hủy nhiều tầng trệt của các căn nhà.

Nhận xét: Hai năm trước, báo chí gọi trận lũ lụt tại thành phố Ellicott này là sự kiện "ngàn năm có một". Đúng là chúng ta đang sống trong một sự kiện "ngàn năm có một", nhưng không phải là cái mà báo chí nói với bạn.


Cloud Lightning

Bão cát, mưa dông kinh hoàng ở bắc Ấn Độ làm hơn 100 người chết

India sand storm
Ít nhất 100 người thiệt mạng và hàng trăm người lâm vào cảnh không nhà cửa, điện nước khi một trận bão cát lớn bất thường quét qua miền bắc Ấn Độ. Trận bão cát kèm giông và gió lốc bắt đầu xuất hiện tại các bang miền bắc nước này vào ngày hôm qua (2-5).

Hiện con số thương vong lên đến hàng trăm, trong đó ít nhất 100 người được xác nhận đã thiệt mạng, báo Indian Express dẫn lời giới chức địa phương. Phần lớn nạn nhân chết khi đang ngủ do nhà cửa bất ngờ đổ sập lên người trong cơn lốc, theo tờ Guardian (Anh).

Thương vong được ghi nhận chủ yếu ở bang Uttar Pradesh, nơi tọa lạc ngôi đền Taj Mahal nổi tiếng. Thiệt hại về người cũng được ghi nhận rải rác ở các bang Rajasthan, Uttarakhand và Madhya Pradesh ở miền bắc nước này.