Bão
S


SOTT Logo Media

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 3/2018: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

noreaster
Bốn trận lốc xoáy vĩ mô giáng xuống bờ đông Hoa Kỳ và Canada trong tháng 3, mang đến thời tiết địa cực và hàng mét tuyết, khiến hàng triệu người mất điện, làm gián đoạn giao thông và phá hoại mùa màng. Điều thú vị là trận lốc xoáy vĩ mô thứ tư đến chỉ vài giờ sau thời điểm xuân phân. Bão ở Texas và Alabama đổ xuống những viên mưa đá khổng lồ gây tàn phá rộng khắp. Trong khi đó, California trải qua một trong những đợt lũ lụt tồi tệ nhất trong hàng thập kỷ. Tuyết rơi kỷ lục cũng xảy ra ở nhiều nơi khác trong vùng tây Hoa Kỳ.

Ở bên kia Đại Tây Dương, Anh tiếp tục phải chịu ảnh hưởng từ "Quái vật từ Phương Đông" cùng với bão Emma, khiến nhiệt độ hạ thấp đột ngột và phá kỷ lục tuyết rơi của tháng 3. Phần còn lại của Châu Âu cũng trải qua thời tiết lạnh cực độ trái mùa, với những đợt tuyết rơi hiếm thấy ở Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Romania. Trong khi đó, các con kênh đào đóng băng tại Amsterdam làm người dân ở đó kinh ngạc.

Ả rập Xê út lại gặp phải một đợt tuyết rơi (trước kia hiếm gặp) cùng mưa đá, lũ lụt. Kenya trải qua một trong những mùa mưa tồi tệ nhất của họ, với lũ lụt kỷ lục, sạt lở đất và một vết nứt dài 3 km làm gián đoạn giao thông và khiến người dân bối rối. Trong khi đó, Algeria bị bao phủ bởi một đợt tuyết rơi hiếm gặp gây thiệt hại mùa màng và gián đoạn giao thông.

Snowflake Cold

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 1/2018: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

Sott summary vietnamese 1/2018
Thời tiết cực lạnh đang trở thành một dạng "bình thường" mới trên khắp thế giới với nhiều kỷ lục tuyết rơi bị phá mỗi mùa đông trong nhiệt độ thấp kỷ lục. Hiện tượng này đã gây thiệt hại đáng kể đến mùa màng, cơ sở hạ tầng và đời sống hàng ngày.

Hầu hết Hoa Kỳ tiếp tục trải qua một trong những mùa đông tồi tệ nhất trong lịch sử trong năm nay. Khi nhiệt độ ấm lên một chút thì tuyết và băng tan tạo ra lũ lụt tàn phá vùng trung và tây bắc. Trong khi đó, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan cũng trải qua kỷ lục tuyết rơi và nhiệt độ thấp. Cái lạnh cực độ cũng có mặt ở những nơi khác thường như Morocco, Tanzania, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Israel và Ả rập Xê út. Và tất nhiên, Châu Âu cũng không kém phần long trọng như thường lệ.

Trong tháng này, gió mạnh như bão tàn phá nhiều vùng ở Châu Âu, Hoa Kỳ, Châu Á và Mỹ Latin. Trong một số trường hợp, nó tạo ra lốc xoáy chưa từng có trước đó.

Vành đai Lửa có hoạt động tăng mạnh, với nhiều núi lửa phun trào trên khắp thế giới cùng với hàng loạt trận động đất cường độ mạnh. Một số nhà nghiên cứu liên hệ hiện tượng này với sự gia tăng của các tia vũ trụ đi vào Trái Đất.

Tornado1

Bão mạnh kỷ lục quét qua nhiều nước Châu Âu, ít nhất 8 người thiệt mạng

Friederike storm europe
© AP
Đã có 8 người, trong đó có 2 lính cứu hỏa, thiệt mạng trong các tai nạn do bão mạnh quét qua Bắc Âu. Theo Đài BBC, hai lính cứu hỏa thiệt mạng khi đang tham gia khắc phục hậu quả bão tại Đức. Những người khác thiệt mạng do bị cây đổ hoặc do các vật bị lốc cuốn va đập, tai nạn xe hơi.

Cơn bão lúc này đang quét qua Ba Lan.

Với sức gió giật lên tới 140 km/h, hãng xe lửa Deutsche Bahn của Đức đã phải hủy tất cả các dịch vụ đường dài trong toàn bộ thời gian còn lại của ngày 18-1 giờ địa phương.

Dự kiến trong ngày hôm nay (19-1), giao thông đường sắt vẫn sẽ chưa cải thiện nhiều. Các chuyến tàu trên toàn khu vực miền đông và miền bắc nước Đức cùng một số khu vực khác vẫn sẽ phải tạm dừng theo như thông báo của Deutsche Bahn.

Nhận xét: Xem cảnh người đi bộ bị cuốn bay như lá trước cơn gió giật ở Hà Lan:

Bão cũng làm nước biển dâng cao đến nỗi lần đầu tiên trong lịch sử toàn bộ 5 cổng lũ trên hệ thống đê biển của Hà Lan phải đóng lại.


Bizarro Earth

Siêu bão, cháy rừng, lũ lụt: Thiên tai năm 2017 gây tổn thất kỷ lục hơn 300 tỷ USD cho Hoa Kỳ

Hurricane Harvey floods
© Adrees Latif/ReutersLũ lụt sau siêu bão Harvey
Theo đánh giá của Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), năm 2017 là năm các thảm họa thiên nhiên gây cho nước Mỹ tổn thất nặng nề nhất.

Trong năm 2017, liên tiếp các trận thiên tai đổ xuống nước Mỹ, từ cháy rừng, băng giá, lũ lụt và bão, gây thiệt hại về tài sản cho nước này lên tới 306 tỷ USD. Đáng chú ý, trong năm vừa qua, có tới 16 thảm họa thiên nhiên tại Mỹ gây thiệt hại từ 1 tỷ USD trở lên, cướp đi sinh mạng của ít nhất 362 người.

Số người tử vong có thể tăng cao hơn đang kể khi vùng lãnh thổ Puerto Rico hoàn tất báo cáo đánh giá thiệt hại từ cơn bão Maria, cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào hòn đảo này trong hơn 90 năm qua.

Thiệt hại mà các siêu bão gây ra cho nước Mỹ trong năm 2017 lên tới 265 tỷ USD, vượt xa so với kỷ lục trước đó, được ghi nhận vào năm 2005 với tổn thất 215 tỷ USD chủ yếu do bão Katrina, Wilma và Rita.

Tornado1

200 người chết và hàng chục người mất tích do bão Tembin tại Philippines

Flood in Cagayan de Oro
Lũ lụt tại Cagayan de Oro, Philippines
Cảnh sát Philippines đêm 23/12 cho biết số người thiệt mạng vì lũ lụt và lở đất do cơn bão nhiệt đới Tembin gây ra ở nước này đã tăng lên 200 người, trong khi hàng chục người khác đang mất tích.

Tân Hoa xã dẫn nguồn tin cảnh sát địa phương nêu rõ, 135 người đã thiệt mạng tại Bắc Mindanao và 47 người thiệt mạng tại bán đảo Zamboanga trong khi có 18 người chết tại Khu tự trị Hồi giáo Mindanao (ARMM).

Theo nhà chức trách Philippines, số người thiệt mạng do bão Tembin có thể sẽ còn tăng. Hiện công tác cứu hộ, tìm kiếm người mất tích vẫn đang tích cực diễn ra.

Ngày 22/12, bão Tembin đã đổ bộ vào đảo Mindanao, đảo lớn thứ hai của Philippines, gây ra lũ lụt và lở đất, chôn vùi một ngôi làng hẻo lánh. Văn phòng khí tượng cho biết sức gió lên tới 80 km/h.

Nhận xét: Cơn bão này đang hướng vào vùng đồng bằng Nam Bộ, nơi người dân có rất ít kinh nghiệm phòng chống bão. Đây cũng là cơn bão mới nhất trong số nhiều cơn bão hướng vào vùng Nam Bộ, nơi rất ít khi có bão, trong mùa bão năm nay.


SOTT Logo Media

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 10/2017: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

ECS-Oct-2017-shot
Tháng 10 này chứng kiến xu hướng tiếp tục của những đợt cháy rừng kỷ lục, lượng mưa khổng lồ, những trận mưa đá chưa từng có cùng lũ lụt và bão, lốc tàn phá trên khắp hành tinh này.

Tuyết rơi đầu tháng 10 gây ngạc nhiên cho người dân địa phương từ Hoa Kỳ đến Trung Quốc, trong khi nhiều người khác chứng kiến cầu lửa từ thiên thạch dọc ngang trên bầu trời, với một trong số đó có thể đã gây ra một trận cháy rừng! Sự hỗn loạn này đã đến "sát sườn" đối với một hai người suýt nữa thì bị sét đánh trúng!


Tornado1

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 9/2017: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

SOTT Summary Vietnamese Sept 2017
Tháng 9 lại là một tháng cực kỳ dữ dội nữa khi nhìn từ góc độ "biến đổi trái đất".

Một loạt tai lửa mặt trời lớp X có vẻ như báo trước những hiện tượng thiên nhiên chưa từng có, cả về số lượng và cường độ. Hai trận động đất lịch sử xảy ra tại Mexico, khiến hơn 300 người chết, phá hủy hàng trăm tòa nhà và làm hư hại hàng ngàn tòa nhà khác.

Mùa bão năm 2017 ở Đại Tây Dương lọt vào Top 10 các mùa bão dữ dội nhất trong lịch sử, và nó vẫn còn chưa kết thúc. Cho đến nay, điều gây sốc nhất là ba siêu bão xuất hiện cùng một lúc. Hai trong số đó, Irma và Maria, tàn phá một vùng rộng lớn trên khắp vùng Caribbean và lên tận trung tâm Florida.

Tuyết và nhiệt độ lạnh trái mùa cũng xảy ra tại Bắc Âu và các bang phía bắc của Hoa Kỳ trong tháng này. Đồng thời mưa đá khổng lồ, mưa lớn và lũ lụt giáng xuống khắp nơi ở Châu Âu, Nam Á và Châu Phi.

SOTT Logo Media

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 8/2017: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

SOTT Summary Vietnamese Aug 2017
Khi hầu hết thế giới và truyền thông phương Tây tập trung vào siêu bão Harvey và Irma trong vài tuần qua, bạn có thể nghĩ rằng phần còn lại của thế giới khá là yên bình về mặt khí hậu. Nhưng không gì có thể khác xa với sự thật hơn thế. Trên thực tế, siêu bão Harvey xảy đến vào cuối một tháng nữa đầy những sự kiện thời tiết tàn phá và "bất thường" trên khắp thế giới, một số trong đó khiến Harvey cũng trở nên "bình thường".

Từ lũ lụt "lịch sử" và "kỷ lục" trên hầu như tất cả mọi lục địa cùng với lũ bùn, sạt lở đất gây chết người cho đến con số đáng báo động của những trận bão lớn và cháy rừng vượt ngoài sự kiểm soát, sự hỗn loạn về khí hậu và môi trường một lần nữa lại là hiện thực khắc nghiệt của cuộc sống trên Trái Đất trong tháng 8 này.

Hãy xem cho biết những gì đang xảy ra trên hành tinh này và đừng quên like và đăng ký email để bạn không bỏ lỡ màn kịch thú vị đang diễn ra!

Tornado1

Bão số 10 mạnh nhất trong 10 năm qua: 4 người chết, hơn 100.000 nhà ngập, tốc mái

Doksuri typhoon
© AFP / Getty Images
Ngay trong sáng 15-9, sau khi dự và phát biểu tại Hội nghị Các bộ trưởng doanh nghiệp nhỏ và vừa APEC lần thứ 24 tại TP HCM, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã hủy hàng loạt cuộc làm việc tại các địa phương phía Nam theo chương trình dự kiến trước đó để cùng đoàn công tác của Chính phủ bay ra Đà Nẵng rồi theo đường bộ ra Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị, Quảng Bình chỉ đạo phòng chống bão số 10.

Nghiêm túc thực hiện phương châm "4 tại chỗ"

Tối cùng ngày, làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Bình, Thủ tướng cho rằng đây là cơn bão lớn nhất 10 năm qua nhưng nhờ sự chỉ đạo kịp thời của trung ương, chủ động của địa phương, thực hiện phương châm "4 tại chỗ" nghiêm túc, người dân chủ động phòng chống, chằng chống nhà cửa, nên thiệt hại hạn chế so với cấp độ của bão.

Thủ tướng yêu cầu: "Việc đầu tiên là bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho người dân, không để rơi vào cảnh màn trời chiếu đất, thiếu cơm lạt muối, đứt bữa do bão số 10 gây ra". Đối với Quảng Bình, Thủ tướng đồng ý cấp ngay 3.000 tấn gạo hỗ trợ người dân.

Tornado1

Siêu bão Irma đổ bộ vào Mỹ, phá một loạt kỷ lục về bão

Irma: Uragan pogodio Kubu, uragan Jose na granici pete kategorije
Với sức gió giật lên đến 210km/h, cơn bão Irma, cơn bão mạnh nhất ở Đại tây dương, ngày 10/9 (theo giờ địa phương) đã quét đến quần đảo Florida Keys ở phía nam bang Florida trong khi chính quyền bang tổ chức một trong những đợt di tản lớn nhất lịch sử Mỹ với hơn 6,3 triệu người. Đã có hơn 1 triệu hộ đân và cơ sở bị mất điện.

Các thành phố Naples, Fort Myers và Tampa Bay nằm trên đường đi của bão với mực nước có thể dâng cao đến 4,5m. Theo thông tin ban đầu, đã có ít nhất 3 người thiệt mạng.

Sau khi quét qua Cuba, bão Irma đã tiến vào bang Florida, Mỹ, và đã suy yếu xuống còn cấp 3 với sức gió khoảng 195km/h.

Tuy nhiên, các chuyên gia thời tiết cảnh báo sức bão vẫn còn lớn sau khi cơn bão làm ngập nặng các đường phố ở Miami và gây ra mất điện diện rộng. Mực nước ở khu vực Bờ vịnh phía tây bang Florida được dự báo có thể lên tới 4,6m và có khả năng dẫn tới lụt lội nghiêm trọng. Hầu hết khu vực phía nam Florida đều bị ảnh hưởng bởi cơn bão với nhiều căn hộ bị chao đảo dưới gió lớn và nhiều cây xanh đã bị bật gốc.