assad
© SANA / ReutersTổng thống Syria Bashar al-Assad
"Assad là một gã độc tài." Tôi nghe thấy điều này rất nhiều, trong các bản tin, khi trò chuyện trực tiếp với mọi người và từ những người gọi đến chương trình trò chuyện trên radio mà tôi đồng tổ chức. Nhưng tôi vẫn ngạc nhiên mỗi khi nghe nó. Thực ra mà nói, tôi nghĩ tôi nên bắt đầu với một cú sốc: Tôi nghĩ rằng một nhà độc tài không nhất thiết là điều xấu. Hãy dành ít phút bình tĩnh lại trước khi tôi tiếp tục.

Từ "nhà độc tài" đến từ La Mã cổ đại, nơi mà ban đầu chức vụ nhà độc tài được giữ bởi mỗi cá nhân trong thời gian 6 tháng, và để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng nào đó. Gaius Julius Caesar sửa nó thành nhiệm kỳ một năm, trước khi được bầu dictator perpetuo - nhà độc tài suốt đời.

Giống như bất cứ chức vụ công chính nào khác, chức vụ nhà độc tài có thể bị lạm dụng, như Sulla đã làm thời La Mã cổ đại. Nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Nếu một nhà lãnh đạo thực sự có ý tốt đối với người dân và có sự ủng hộ của họ, một "chế độ độc tài nhân từ" có nhiều lợi thế hơn so với hệ thống nơi mà chức vụ đầu não thay đổi thường xuyên, chẳng hạn 4 năm một lần. Ví dụ, một hệ thống ngắn hạn ưu tiên những mục tiêu ngắn hạn. Lập kế hoạch dài hạn có ích gì nếu bạn sẽ bị đá khỏi chức vụ này chỉ sau vài năm? Đó là vấn đề Caesar đối mặt với: kẻ thù của ông trong hệ thống quý tộc thối nát sẽ đơn giản là thu hồi lại bất cứ luật lệ hay dự án nào ông bắt đầu khi còn đương chức. Liệu có ích gì trong việc cố gắng thực hiện những thay đổi lâu dài, có lợi trong một chính quyền kiểu như vậy? Nếu một nhà lãnh đạo tiếp tục làm tốt nhiệm vụ, đưa ra những quyết định khôn ngoan mang lại lợi ích cho quốc gia, thì tại sao không để ông nắm quyền càng lâu càng tốt, thay vì thay thế ông bởi một kẻ bù nhìn doanh nghiệp tầm thường nào đó?

Nhưng ngay cả khi từ đó có nghĩa rất cụ thể trong thời La Mã cổ đại, ngày nay nó có xu hướng gợi lên hình ảnh "một tên độc tài tà ác": thường là một người nắm quyền suốt cả đời (hay ít nhất là hàng thập kỷ), có rất nhiều quyền lực, và quan trọng nhất là đàn áp người dân của mình. Nếu đó là cách bạn định nghĩa nó thì vâng, một nhà độc tài là một điều xấu, đơn giản là vì theo định nghĩa người đó chắc chắn là tà ác. Nhưng về lý thuyết, có điều gì không ổn với việc nắm quyền suốt cả đời và có rất nhiều quyền lực không?

Thậm chí ở các "nền dân chủ" phương Tây, việc các nhà lãnh đạo nắm quyền trong thời gian dài không phải là hiếm. Ở Canada, hai thủ tướng William Lyon Mackenzie King và Sir John A. Macdonald phục vụ trong 21,5 và 19 năm. Gần đây hơn, cha của thủ tướng đương nhiệm Justin Trudeau, Pierre Trudeau, phục vụ trong 15,5 năm.

Ngày nay, Bashar al-Assad ở Syria đã phục vụ đất nước của ông với cương vị tổng thống trong hơn 15 năm. Vladimir Putin ở Nga đã phục vụ với cương vị tổng thống hoặc thủ tướng trong hơn 16 năm. Ólafur Ragnar Grímsson ở Iceland đã làm tổng thống hơn 19 năm. Iceland có phải là một chế độ độc tài không? Nếu có thì họ đang làm tốt. Ví dụ vừa mới gần đây, họ bỏ tù 26 chủ ngân hàng nữa vì những gì chúng đã làm trong vụ khủng hoảng kinh tế năm 2008. Đừng có mơ đến công lý như vậy được thực hiện tại bất cứ quốc gia nào trong số "những nền dân chủ vĩ đại nhất của thế giới".

Đành rằng Grímsson không nắm "tất cả quyền lực". Nhưng Muammar Gaddafi, người lãnh đạo Libya trong 42 năm cho đến khi ông bị sát hại, có thể nói là nhiều "quyền lực" hơn nhiều so với Grímsson. Và, trái với hình ảnh trình bày cho chúng ta ở phương Tây, ông gần như tạo ra một quốc gia thiên đường khi so sánh với bất cứ nơi nào khác trên hành tinh này: nhà ở giá rẻ, điện, giáo dục và y tế miễn phí, những công trình phúc lợi khổng lồ như hệ thống tưới tiêu, và còn nhiều nữa. Dĩ nhiên, Libya chẳng còn gì trong những thứ đó nữa; NATO và Hoa Kỳ đã hủy diệt nó trên danh nghĩa tự do và dân chủ. Để biết thêm, hãy xem những bài viết này: Nhưng hãy quay lại Assad. Hôm nay, đại biểu quốc hội từ Đảng Cộng sản Nga Aleksandr Yushenko nói với hãng tin TASS rằng Assad "sẵn sàng thảo luận việc thay đổi hiến pháp, tổ chức bầu cử quốc hội và, nếu người dân Syria thấy cần thiết, ông sẵn sàng tổ chức bầu cử tổng thống." Yushenko là thành viên của phái đoàn Nga đến Damascus hôm thứ sáu, áp tải một lô hàng viện trợ nhân đạo, trong đó có cả thuốc men và thực phẩm cho trẻ em.
Theo Yushenko, người gặp vị tổng thống Syria ở Damascus, Assad "tuyệt đối tin tưởng vào khả năng chiến thắng của ông ta," nếu cuộc bầu cử được tổ chức.

Trong buổi gặp gỡ, nhà lãnh đạo Syria nhấn mạnh rằng "cuộc chiến đấu chống khủng bố sẽ là nền tảng cho một thế giới mới và công bình dựa trên sự hợp tác và quyền tự chủ."
Assad rất được người dân Syria ủng hộ, nhưng sự thật này không được phép nhắc đến bởi giới truyền thông hay các chính trị gia phương Tây. Lý do thật là đơn giản: Hoa Kỳ muốn Assad biến đi. Để làm vậy, họ đã huấn luyện, trang bị vũ khí và tài trợ cho bọn khủng bố, để chúng làm với Syria những gì chúng đã làm với Libya. Và họ nhắc đi nhắc lại về cái gọi là "phe đối lập ôn hòa" mà họ ủng hộ. Nhưng vấn đề là ở chỗ, người dân Syria không ủng hộ "phe đối lập" này. Nó thậm chí không tồn tại như vậy. Tất cả các nhóm vũ trang mà quân đội của Assad đang chiến đấu chống lại sử dụng cùng một phương thức khủng bố và cùng muốn một điều - một "Nhà nước Hồi Giáo". Việc hỗ trợ những nhóm như vậy - nghĩa là tác động, tài trợ để đảm bảo chúng lên nắm chính phủ tại Syria - cũng giống như việc Nga tài trợ, vũ trang và huấn luyện Đảng Xanh tại Hoa Kỳ để họ tấn công Nhà Trắng và cướp lấy chính quyền - đấy là nếu Đảng Xanh là một nhóm tôn giáo cuồng tín chuyên đi chặt đầu người.

Về nguyên tắc, việc hỗ trợ bất cứ nhóm đối lập nào ở một nước khác là hoàn toàn phi dân chủ. Ngay ý tưởng đi tuyên bố với một nước khác rằng nhà lãnh đạo được bầu một cách dân chủ của họ "phải bước xuống" cũng là sự sỉ nhục với trí thông minh của bất cứ con người biết suy nghĩ nào trên hành tinh này. Nó hoàn toàn đối lập với thứ được cho là nền tảng của dân chủ: ý muốn của người dân. Không chỉ có vậy. "Phe đối lập" mà phương Tây hỗ trợ ở Syria là những kẻ khủng bố theo đúng nghĩa! Khái niệm "dân chủ" của phương Tây làm tôi kinh ngạc không nói lên lời. Và tôi phải thú nhận là tôi không biết làm thế nào người Nga giữ được bình tĩnh. Ví dụ, sau bài phát biểu của Putin tại phiên họp toàn thể của hội nghị Valdai năm nay tại Sochi, Niel Buckley từ tờ báo Financial Times hỏi câu hỏi này: "Tôi có thể đề nghị ngài dùng diễn đàn này để cho chúng tôi biết cụ thể và chi tiết hơn về cách ngài nhìn nhận tiến trình hòa bình và kết cục cuối cùng tại Syria được không? Ví dụ, liệu Nga có sẵn sàng chấp nhận một sự chia cắt đối với Syria? Liệu cuối cùng Ngài Assad có phải đứng sang một bên không? Và nếu đúng như vậy, một nhà lãnh đạo như thế nào có thể thay thế ông ta?"

Putin trả lời:
Về vấn đề liệu al-Assad có nên đi hay không, tôi đã nói nhiều lần rằng tôi nghĩ ngay cả việc hỏi câu hỏi này cũng là điều sai trái. Làm sao chúng ta có thể hỏi và quyết định từ bên ngoài liệu lãnh đạo của nước này hay nước khác nên ở lại nắm quyền hay đi? Đây là vấn đề cho nhân dân Syria quyết định. Cho phép tôi nói thêm rằng chúng ta phải đảm bảo là chính quyền được hình thành trên cơ sở quá trình dân chủ minh bạch. Chúng ta có thể nói về việc thiết lập một loại giám sát quốc tế nào đó đối với quá trình này, bao gồm cả quá trình bầu cử, nhưng đây phải là giám sát khách quan, và quan trọng nhất là nó không được thiên vị cho quyền lợi của bất cứ quốc gia hay nhóm quốc gia nào.
Chúa phù hộ cho ông. Nếu ở vị trí đó, tôi có thể đã buột miệng nói, "Xin lỗi?! Anh đang sống trên cái hành tinh quái nào vậy?" Những giả định ngạo mạn, mang đậm chủ nghĩa đế quốc đằng sau câu hỏi của Buckley cho thấy những người Mỹ như anh ta đã quá quen với một cách nhìn nhận thế giới trong đó Hoa Kỳ hoàn toàn là trung tâm, nơi mà Đế Quốc luôn luôn đúng, luôn đưa ra mọi quyết định, và thậm chí không thể tưởng tượng rằng có ai lại có thể nghĩ khác. Câu hỏi đầu tiên của anh ta khá là bình thường: tiến trình hòa bình sẽ như thế nào? Nhưng ai sẽ chịu trách nhiệm về "sự chia cắt" của Syria? Dĩ nhiên, các thế lực nước ngoài. Dựa vào quyền lực mà Assad "phải" đứng sang một bên? Dĩ nhiên, các thế lực nước ngoài. Ai sẽ quyết định "một nhà lãnh đạo như thế nào" sẽ thay thế ông ta? Dĩ nhiên, các thế lực nước ngoài. Đúng là cực kỳ vô nghĩa lý. Như Putin chỉ ra, câu trả lời là hiển nhiên: cuộc bầu cử sẽ được tiến hành và nhân dân Syria sẽ quyết định. Làm sao có thể khác được?!

Thật đáng kinh ngạc là những người như Buckley có thể nghiễm nhiên chấp nhận ý tưởng rằng những nước như Hoa Kỳ có thể quyết định một nhà lãnh đạo được bầu một cách dân chủ có thể "ở lại hay đi"; rằng họ có thể quyết định biên giới của một quốc gia có chủ quyền; rằng họ có thể quyết định "một nhà lãnh đạo như thế nào" sẽ thay thế người mà họ không thích. Đúng là hoàn toàn và cực kỳ láo xược.

Putin đặt nó vào đúng bối cảnh trong một câu trả lời khác tại Valdai:
Một đồng nghiệp khác của chúng tôi nói rằng việc diễn dịch mọi thứ theo ý cho rằng Hoa Kỳ đang tìm cách thay đổi chính quyền và hệ thống chính trị tại nước Nga là không đúng. Tôi thấy khó có thể đồng ý với lập luận ấy. Hoa Kỳ đưa ra một sắc luật về Ukraine, nhưng nó trực tiếp nhắc đến Nga, và sắc luật này tuyên bố mục đích của nó là dân chủ hóa Liên bang Nga. Thử tưởng tượng nếu chúng tôi cũng viết vào một sắc luật Nga rằng mục đích của chúng tôi là dân chủ hóa Hoa Kỳ, mặc dù về nguyên tắc chúng tôi có thể làm vậy, và cho phép tôi nói với bạn tại sao.

Có căn cứ cho điều này. Mọi người đều biết rằng có hai lần trong lịch sử Hoa Kỳ trong đó tổng thống lên nắm quyền với đa số phiếu của thành viên đại cử tri đoàn nhưng thiểu số phiếu của cử tri. Điều này có dân chủ không? Không, dân chủ là sức mạnh của nhân dân, ý muốn của đa số. Làm sao bạn có thể bầu ai đó lên chức vụ cao nhất của đất nước chỉ với thiểu số phiếu của cử tri? Đây là một vấn đề trong hiến pháp của đất nước bạn, nhưng chúng tôi không đòi hỏi các bạn phải thay đổi hiến pháp của mình.

Chúng ta có thể tranh luận về tất cả những điều này không bao giờ hết, nhưng nếu bạn có một quốc gia viết những điều như vậy vào sắc luật nội bộ của nó và tài trợ cho phái đối lập [của một quốc gia khác]... Có phái đối lập là chuyện bình thường, nhưng nó phải tồn tại dựa trên nguồn lực của chính nó. Nếu bạn có một quốc gia công khai chi hàng tỷ đôla để hỗ trợ nó, đây có phải là hành vi chính trị bình thường không? Liệu điều đó có giúp xây dựng tinh thần tin cậy lẫn nhau ở cấp liên quốc gia không? Tôi không nghĩ vậy đâu.
Tôi phải đồng ý với Putin ở đây. Trên thực tế, khi nói về bầu cử và các nhà lãnh đạo được bầu thông qua đó, Nga và Syria có vẻ như dân chủ hơn nhiều so với Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Lấy kỳ bầu cử tổng thống năm 2000 ở Hoa Kỳ làm ví dụ:
  • 54,2% dân chúng đi bỏ phiếu,
  • 47,87% trong số đó bỏ phiếu cho Bush (48.38% bỏ phiếu cho Gore).
Nói một cách khác, trong số tất cả số cử tri Mỹ hợp lệ, 25,9% bỏ phiếu cho Bush. Ông ta chiến thắng, dĩ nhiên là vậy, bất chấp Gore nhận được nhiều phiếu bầu hơn, như Putin đã chỉ ra. Nhưng bạn có thể tưởng tượng một nhà báo Nga hỏi David Cameron một câu hỏi như thế này không?
"Ngài Cameron, xem xét sự lạm dụng quyền lực đến mức kinh hoàng của chế độ Obama, bạo lực chống lại người biểu tình hòa bình và việc sát hại thường dân của các dịch vụ an ninh mang tên "cảnh sát", ngài nhìn nhận thế nào về tiến trình hòa bình và kết cục cuối cùng tại Hoa Kỳ? Ví dụ, liệu Vương quốc Anh có sẵn sàng chấp nhận một sự chia cắt đối với Hoa Kỳ? Liệu cuối cùng Ngài Obama có phải đứng sang một bên không? Và nếu đúng như vậy, một nhà lãnh đạo như thế nào có thể thay thế ông ta?"
Không bao giờ có chuyện đó.

Bây giờ, hãy xem kỳ bầu cử tổng thống Mỹ năm 2012:
  • 58,2% dân chúng đi bỏ phiếu,
  • 51,06% trong số đó bỏ phiếu cho Obama.
  • Suy ra, 29,7% trong số tất cả cử tri hợp lệ bỏ phiếu cho Obama.
Không tệ lắm, hay ít nhất là không đến nỗi tệ như kỳ bầu cử Bush.

Bây giờ, hãy cùng đi sang bờ ao bên kia và nhìn vào kỳ bầu cử năm 2012 của Nga:
  • 65,25% dân chúng đi bỏ phiếu,
  • 63,64% trong số đó bỏ phiếu cho Putin.
  • Suy ra, 41,5% cử tri Nga thực sự bỏ phiếu cho Putin.
Tốt hơn chứ? Và còn nữa, 90% dân chúng Nga, bất kể họ có bỏ phiếu cho ông hay không, ủng hộ ông và nghĩ rằng ông đang làm việc tốt! Đối lập với con số đó, tỷ lệ người dân ủng hộ Obama đang ở khoảng 46% - khó có thể coi là một mặt bằng dân chúng ủng hộ rộng rãi.

Và Assad? Nhiều nhà phê bình ngồi ghế sa-lông có lẽ không biết rằng ông vừa được bầu lại vào năm ngoái, sau 3 năm tiến hành một cuộc kháng chiến chống lại bọn lính đánh thuê nước ngoài. Trong cuộc bầu cử năm 2014:
  • 73,42% dân chúng đi bỏ phiếu,
  • 88,7% trong số đó bỏ phiếu cho Assad.
  • Suy ra, 65% người dân Syrians bỏ phiếu cho Assad.
Đấy là ở giữa một cuộc khủng hoảng người tị nạn. Trong khi nhiều nước cho phép người Syria tại đất nước họ bỏ phiếu tại đại sứ quán Syria, Bỉ, Canada, Ai Cập, Pháp, Đức, Ả Rập Xê Út, Thổ Nhĩ Kỳ, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất và Hoa Kỳ không cho phép cuộc bỏ phiếu được tiến hành tại các đại sứ quán Syria trong đất nước họ.

Hai trong mỗi ba người Syria bỏ phiếu cho Assad. Một trong mỗi bốn người Mỹ bỏ phiếu cho Bush. Một trong mỗi ba người Mỹ bỏ phiếu cho Obama. Rõ ràng là có điều gì đó không ổn với bức tranh này. Có lẽ chỉ là tôi. Có lẽ dân chủ là khi mà một thiểu số người dân bỏ phiếu cho vị lãnh đạo nắm quyền. Hoặc là như vậy, hoặc là Syria dân chủ hơn Hoa Kỳ.

Nếu Syria tổ chức bầu cử tương đối sớm, đó sẽ là một nước cờ bậc thầy nữa trong cuộc kháng chiến chống lại chủ nghĩa đế quốc Hoa Kỳ/NATO và chủ nghĩa khủng bố. Tất cả các chính trị gia lớn của phương Tây buộc phải nhắc lại như một con vẹt những luận điểm đã được duyệt: "Assad là một tên độc tài. Hắn giết hại người dân của chính hắn. Hắn phải ra đi." Tất cả đều là dối trá và bôi nhọ, dĩ nhiên là vậy. Nhưng với Syria và Nga đang chiếm lĩnh các trang tin tức, đây là thời điểm tuyệt vời để tổ chức một cuộc bầu cử tự do và dân chủ tại Syria. Assad biết rằng ông sẽ thắng, bởi vì ông cũng có tỷ lệ ủng hộ kiểu như của Putin trong đất nước của mình. Khi đó Hoa Kỳ có thể nói được gì? Họ sẽ phải công khai từ chối ủng hộ dân chủ tại Syria - nhân danh dân chủ cho Syria. Đấy không phải là lần đầu tiên họ bị mắc kẹt trong tấm lưới những lời dối trá của chính họ. Nga và Syria đã phơi bày cho cả thế giới thấy họ là những kẻ đạo đức giả tàn bạo, không biết xấu hổ khi dồn họ vào thế buộc phải công khai bảo vệ những kẻ khủng bố đang hoạt động tại Syria.

Putin đã cho người Mỹ một cơ hội (ông vẫn cho họ cơ hội, cũng giống như Caesar đã cho kẻ thù của ông cơ hội để quay đầu lại theo tiếng gọi của lý trí, cho đến phút cuối cùng). Nếu họ nghiêm túc về chuyện chiến đấu chống khủng bố, thì hãy giúp đỡ. Nhưng họ sẽ không. Và họ sẽ không bởi vì họ không thể. Họ chưa bao giờ nghiêm túc về chuyện chiến đấu chống khủng bố. Trên thực tế, họ tích cực tạo ra, hỗ trợ và lợi dụng khủng bố từ đầu tới giờ. Bây giờ nó đã rõ rành rành cho cả thế giới thấy. Và đó là một điều tốt, cho tự do và dân chủ thực sự.