I love bacon
Chúng ta đều biết rằng chất béo bão hòa là không lành mạnh và giết chúng ta từ từ. Chính phủ nói vậy, các chuyên gia nói vậy và các nhân viên y tế cũng nói vậy.

Nhưng có phải thật như vậy không? Hãy cùng xem luận cứ khoa học đằng sau tuyên bố này.


Giả thuyết rằng chất béo bão hòa là không lành mạnh được đưa ra lần đầu tiên vào năm 1955 bởi một nhà nghiên cứu, Ancel Keys. Trong Nghiên cứu Bảy Quốc gia nổi tiếng, hay tôi nên nói là tai tiếng, của ông ta ông ta chỉ ra những nước có lượng chất béo bão hòa cao nhất trong chế độ ăn
cũng có tỷ lệ bệnh tim mạch cao nhất. Tuy nhiên, một vấn đề với nghiên cứu này được chỉ ra bởi hai nhà nghiên cứu khác Yerushalmy và Hilleboe, hai năm sau. Keys chỉ chọn bảy quốc gia trong tổng số 22 mà dữ liệu có đầy đủ.

Nếu ông ta dùng tất cả tập dữ liệu, lý thuyết của ông ta sẽ bị suy yếu rất nhiều và nghiên cứu của ông ta có lẽ sẽ không bao giờ được công bố. Ngoài những vấn đề với dữ liệu này còn có một hạn chế cơ bản rất lớn với Nghiên cứu Bảy Quốc gia: nó là một cuộc điều tra dịch tễ.

Các nghiên cứu dịch tễ chỉ có thể cho thấy quan hệ tương quan, chứ không phải nhân quả Nói một cách khác, chúng chỉ đơn giản chỉ ra rằng hai yếu tố xuất hiện cùng nhau, nhưng chúng không thể thiết lập mối quan hệ nhân quả.

Cùng lúc đó, một giả thuyết khác cũng được tranh luận mạnh mẽ: giả thuyết đường, nó gán sự tăng cân và nhiều căn bệnh mãn tính cho một chế độ ăn nhiều đường. Từ cuối những năm 1950 đến đầu những năm 1970, Keys có cuộc tranh luận kéo dài trong các bài viết khoa học với John Yudkin, một giáo sư sinh lý học tại trường Cao đẳng Nữ hoàng Elizabeth, Đại học London, khi đó là người ủng hộ chính cho giả thuyết đường. "Keys chống đối mạnh mẽ ý tưởng đường," một cộng tác nghiên cứu với ông ta nói sau này. Keys chỉ đơn giản nhận xét rằng giả thuyết của Yudkin là "một đống vô nghĩa".

Ngày nay chúng ta biết rằng Yudkin đã đúng, và sự vô nghĩa thuộc về Keys.

Năm 1961 là bước ngoặt cho Ancel Keys và giả thuyết bệnh tim - chế độ ăn của ông ta. Ông ta làm được ba vụ lớn: thứ nhất, ông ta kéo được Hiệp hội Bệnh tim Mỹ về phía ý tưởng của mình, đó là hiệp hội có ảnh hưởng nhất về bệnh tim trong lịch sử Hoa Kỳ; tiếp đó ông ta lên được trang bìa tạp chí Time, tạp chí có ảnh hưởng nhất vào thời đó; và thứ ba là Viện Y tế Quốc gia, đó không chỉ là cơ quan khoa học hàng đầu trong nước mà còn là nguồn kinh phí nghiên cứu dồi dào nhất.

Từ đó trở đi, giả thuyết chất béo về bệnh tim có vị trí vững chắc như một chân lý trong cộng đồng y học cũng như dân chúng. Nó đã trở thành một giáo điều. Những ai dám phản đối giáo điều này đều bị chế nhạo và tẩy chay bởi các đồng nghiệp của họ, và nhiều người mất việc làm.

Trong những năm sau đó, cả một ngành công nghiệp khổng lồ vui vẻ đổ xô vào thị trường ít chất béo, sản xuất ra vô số loại thực phẩm rẻ tiền từ carbohydrate. Năm 1980, USDA bắt đầu phát hành những hướng dẫn chế độ ăn uống khuyến khích giảm thiểu tất cả các chất béo, nhưng tập trung nhất là chất béo bão hòa, và thông qua đó cả cholesterol. Cả thế giới đã bắt đầu một thí nghiệm dinh dưỡng khổng lồ để loại trừ thịt, sữa, và chất béo thay thế bởi ngũ cốc, trái cây, rau và dầu thực vật. Kết quả? Gia tăng tỷ lệ béo phì, suy tim, đột quỵ và cuối cùng là bệnh tim.

Việc thế giới phương Tây coi dầu thực vật là loại chất béo lành mạnh nhất trên đời là một trong những thay đổi đáng kinh ngạc trong quan niệm của chúng ta về chế độ ăn trong thế kỷ hai mươi. Sự thay đổi trong tiêu dùng thật là kinh khủng: dầu thực vật từ chỗ hoàn toàn không được biết trước năm 1910 đã chiếm khoảng 7% - 8% lượng calo tiêu thụ bởi người Mỹ vào năm 1999.

Nhưng điều gì xảy ra với tỷ lệ bệnh tim?

Ngược với lý thuyết của Keys, bệnh tim, tiểu đường và béo phì tăng vọt, bất chấp việc liên tục cắt giảm tổng lượng chất béo cũng như chất béo bão hòa và cholesterol tiêu thụ ở hầu hết các nước phương Tây.

Vậy chúng ta phải làm gì với tất cả những thứ đó?

Vô số nghiên cứu được thực hiện kể từ đó đã bác bỏ triệt để ý tưởng rằng chất béo bão hòa gây bệnh tim Đáng chú ý là một trong những nghiên cứu dịch tễ lớn và dài nhất từng được thực hiện "Nghiên cứu Framingham" không cho thấy bất kỳ tương quan nào giữa lượng chất béo bão hòa tiêu thụ và bệnh tim. Một trong những nhà nghiên cứu tham gia, George Mann, sau đó nói: "Kết quả ấy được tiếp nhận như một tấm chăn ướt bởi cấp trên của tôi tại NIH bởi vì nó trái với những gì họ muốn chúng tôi tìm ra."

Chỉ đến năm 1992, một nhà nghiên cứu trong Nghiên cứu Framingham, William Castelli, mới công khai thừa nhận như sau: "Trên thực tế, ăn càng nhiều chất béo bão hòa thì nồng độ cholesterol trong máu càng thấp, và cân nặng càng thấp." Một điểm khác mà Nghiên cứu Framingham chỉ ra một cách thuyết phục là việc giảm cholesterol không giúp ích gì. Trên thực tế, với mỗi 1% suy giảm trong cholesterol có 11% gia tăng trong tỷ lệ bệnh tim và tử vong.

Năm 1993, một nghiên cứu khác, Sáng kiến Sức khỏe Phụ nữ ghi danh 49.000 phụ nữ với mong muốn rằng những lợi ích của chế độ ăn ít chất béo
cuối cùng sẽ được chứng minh. Sau một thập kỷ ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt và cắt giảm thịt và mỡ, những người phụ nữ này không giảm được chút cân nào. Nhưng quan trọng hơn, họ cũng không thấy bất cứ suy giảm đáng kể nào trong nguy cơ mắc bệnh tim hay ung thư.
Cuộc thử nghiệm này là lớn nhất và dài nhất từng thực hiện với chế độ ăn ít chất béo, và kết quả rõ ràng chỉ ra rằng chế độ ăn đó đã thất bại hoàn toàn.

Một phát hiện khác là, những người đàn ông có nồng độ cholesterol đi xuống bị chết trong các vụ tự tử, tai nạn và giết người với tỷ lệ cao hơn đáng kể. Sau đó các nhà nghiên cứu gợi ý rằng sự suy giảm cholesterol trong não có thể dẫn đến sự suy yếu về chức năng của thụ thể serotonin. Nói một cách khác: Cholesterol thấp gây ra trầm cảm.

Những nghiên cứu gần đây vẽ nên bức tranh tương tự: Một phân tích kết quả nhiều nghiên cứu công bố năm 2010 bởi Siri-Tarino trong Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Mỹ kết luận "không có bằng chứng đáng kể để kết luận rằng chất béo bão hòa trong chế độ ăn có liên quan với sự gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch hay đột quỵ."

Chất béo bão hòa là tối quan trọng với cơ thể và tâm trí, và việc cắt giảm nó đã được chứng tỏ là dẫn đến sự gia tăng của một loạt bệnh tật và tử vong. Chất béo bão hòa có mật độ năng lượng rất cao và thỏa mãn nhu cầu cơ thể, do đó làm giảm cảm giác đói và thèm carbohydrate, thủ phạm thực sự đằng sau sự bùng nổ bệnh tim, tiểu đường, béo phì và ung thư ở phương Tây.

Một chế độ ăn ít chất béo không thể tránh khỏi việc có nhiều carbohydrate, thay cho các chất béo lành mạnh này Hơn nữa, chất béo bão hòa đã bị thay thế bởi chất béo không bão hòa đa và chất béo chuyển hóa như bơ thực vật, thứ đã được chứng tỏ là độc hại cho cơ thể.

Vậy chúng ta nên làm gì?

Một phân tích vô tư trên hàng thập kỷ nghiên cứu dinh dưỡng rõ ràng đã cho thấy, rằng cắt chất béo ra khỏi chế độ ăn của chúng ta, và đặc biệt là chất béo bão hòa, là công thức dẫn đến sức khỏe kém và chết yểu.

Một chế độ ăn lành mạnh bao gồm hỗn hợp chất béo bão hòa và chất béo không bão hòa đơn theo tỷ lệ 1:1, chiếm phần lớn lượng calo ăn vào hàng ngày, một lượng protein khiêm tốn từ động vật, và càng ít carbohydrate càng tốt.

Vì vậy, hãy cùng đặt lát bánh mì ấy xuống và ăn thịt hun khói với trứng thay vào đó!