Turkish Stream
© AFP / Adem Altan
Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã thống nhất tiếp nối dự án đường ống dẫn khí đốt "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ", giải quyết cơ bản các vấn đề Trung Đông.

Bộ Năng lượng Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã gặp nhau hôm 26/7 tại Moscow quyết định sẽ thành lập nhóm công tác chung thực hiện dự án đường ống dẫn khí đốt "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ".

Chính thức Bộ trưởng Năng lượng Nga Aleksandr Novak và Bộ trưởng Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ Nihat Zeybekci đã đồng thuận thực hiện thành lập nhóm công tác này. Đề xuất được cho là từ phía Thổ Nhĩ Kỳ.

Phát biểu với báo giới sau cuộc gặp trên, Phó Chủ tịch điều hành Tập đoàn Gazprom ông Aleksandr Medvedev cho biết chính Bộ trưởng Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đã nêu vấn đề về "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ," đồng thời khẳng định rằng Ankara quan tâm thực hiện dự án này và hai bên nhất trí thành lập nhóm công tác chung để đưa dự án này về giai đoạn thực hiện.

Theo ông Medvedev, có lẽ, quyết định cuối cùng về việc thực hiện dự án này sẽ được thông qua tại cuộc gặp sắp tới giữa lãnh đạo hai nước. Điều này làm cho mối quan hệ thân hữu giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ từ trước có cơ hội nồng ấm trở lại.

"Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ" vốn là dự án giữa công ty dầu khí nhà nước Nga Gazprom và công ty Botas của Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 2014.

Đường ống dài 1.100km này dự kiến sẽ được chia làm 4 nhánh với tổng công suất 63 tỷ m3/năm. Khoảng 16 tỷ m3 sẽ cung ứng cho Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi 47 tỷ m3 còn lại sẽ được chuyển tới một trung tâm nằm ở biên giới Hy Lạp-Thổ Nhĩ Kỳ để vận chuyển tới châu Âu.

Vụ bắn rơi máy bay Nga làm 2 phi công thiệt mạng hồi tháng 11 năm ngoái đã làm Nga nổi giận với Thổ Nhĩ Kỳ và ngừng lại dự án tối quan trọng này.

Khỏi cần phải nói tới vị trí địa quan trọng của Thổ Nhĩ Kỳ trên bản đồ lợi ích giữa Nga và Mỹ.

Đối với Nga, Thổ Nhĩ Kỳ là một "mánh hàng lớn", vừa tiêu thụ vừa giúp vận chuyển dầu khí Nga sang các nước xa xôi hơn cả châu Âu. Nếu có Thổ Nhĩ Kỳ giữ vai trò "đầu cầu phía nam", Nga sẽ không còn cần đến Ukraine cho việc trung chuyển khí đốt xuất khẩu sang Nam Âu.

Trong khi, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga vốn là mối quan hệ cộng sinh không thể nào thay đổi, đặc biệt Thổ Nhĩ Kỳ đã nhận ra điều này sau khi "thử" quay trục sang Mỹ mà không thành công.

Bằng cách sẵn sàng trở thành "đầu cầu phía nam" của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ cũng sẽ thỏa mãn được nhu cầu khí đốt của nước này. Việc hòa giải quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ là phù hợp với lợi ích sống còn của hai nước trong khu vực.

Cách tiếp cận chính sách mới của Ankara dựa trên sự thịnh vượng kinh tế vốn đã tạo ra sức nặng và ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ ở Trung Đông. Nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đã suy giảm đáng kể trong vài năm qua và còn giảm sút hơn nữa sau khi Ankara can dự trực tiếp vào cuộc chiến ở Syria và Iraq.

Việc "quay lại với Nga" chắc chắn sẽ kéo theo những mảng ánh sáng mới của kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ và sự ổn định trở lại ở Thổ Nhĩ Kỳ "sẽ góp phần củng cố hòa bình và ổn định trong toàn bộ khu vực".

Không chỉ có giá trị về mặt kinh tế, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có lẽ đã nồng ấm hơn sau lời xin lỗi trong bức thư của vị Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ và của Ngoại trưởng nước này Mevlut Cavusoglu trong chuyến thăm Moscow.

Điều này sẽ càng có ích cho Thổ Nhĩ Kỳ trong việc để Nga giúp dẹp yên đảo chính và có thể còn giúp đỡ nhiều hơn nữa trong cuộc chiến chống lại lực lượng người Kurd khi Nga đang ngày càng đạt nhiều hơn các khả năng điều khiển chiến trận ở nước Syria láng giềng.

Trong khi đó, sự xoay trục sang Nga của Thổ Nhĩ Kỳ và những điều "chưa lành" sau vụ Giáo sỹ Gulen mà Thổ cáo buộc đã gây ra đảo chính ở nước này chưa được Mỹ chấp thuận dẫn độ kéo theo việc Ankara sẽ "bỏ rơi" Washington.

Có điều, người đứng ngoài không mấy hài lòng khi Putin và Erdogan bắt tay chắc chắn là Mỹ.

Song cái bắt tay lần này rất chặt có lẽ sẽ không chỉ gây ra sự không hài lòng mà có thể còn nặng nề hơn với Washington. Bởi không chỉ trong ngắn hạn, Mỹ đã cất rất nhiều công sức để ngăn chặn dòng chảy dầu khí này được hoàn thiện.

Đường ống dầu khí này sẽ triệt tiêu sự phong tỏa đường cung khí đốt Nga cho Châu Âu qua Ukraine mà Washington đã cất công gây nhiều "cây gậy" và "củ cà rốt" với Kiev.