Predsednici Rusije i Turske Vladimir Putin i Redžep Erdogan
Tổng thống Putin không gặp Tổng thống Erdogan vì 'bận việc khác'

Ngày 26/2, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tuyên bố mong muốn gặp Tổng thống Nga Vlarimir Putin tại Istanbul vào ngày 5/3 để thảo luận về tình hình chiến sự ở cứ điểm Idlib, theo TASS.

Tuy nhiên, ngày 27/2, phát biểu trước báo giới, người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov cho biết, Tổng thống Putin không có kế hoạch cho cuộc gặp người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ, bởi "ông Putin có kế hoạch làm việc khác vào ngày 5/3".

Như vậy, với nhà lãnh đạo Nga, lúc này đối thoại không còn là kênh giải quyết chính đối với vấn đề Idlib nữa, bởi với những gì Ankara-Erdogan tuyên bố và hành động thì có thể thấy đối thoại chỉ thêm lãng phí thời gian.

Tổng thống Putin "làm việc khác" chứ không gặp Tổng thống Erdogan cho thấy, với Moscow đây là lúc "thuyết khách phải lùi lại phía sau để đại liên lên tiếng", vì lúc này chỉ "chiến trường mới có đủ thẩm quyền".

Động thái của người đứng đầu Điện Kremlin chứng minh Ankara-Erdogan quá "già néo" nên đã "đứt dây". Điều này báo trước việc Ankara-Erdogan sẽ khó tránh được những bất lợi, thậm chí là hậu quả khủng khiếp trong thời gian tới.

Như vậy, tất cả những tuyên bố nóng, những tối hậu thư, những hành động nóng của Ankara-Erdogan về chảo lửa Idlib đang làm hại chính họ. Bởi họ có thể phải trả giá cho tất cả những điều đó, nếu Putin không chịu làm "thuyết khách".

Sự uyển chuyển của Tống thống Putin trong những nước cờ hiểm

Có thể thấy, Tổng thống Putin quá uyển chuyển khi thực hiện 2 nước cờ hiểm: Thiết lập vùng giảm căng thẳng và tách biệt đối lập-khủng bố núp bóng đối lập ôn hoà, khiến Tổng thống Erdogan không thể xác định được hành động chuẩn xác cho mình.

Ngược dòng thời gian. Sau khi cuộc nội chiến nổ ra, lực lượng nổi dậy chống chính quyền và khủng bố thừa cơ nhảy vào biến Syria thành "đất sống và đất diễn" của chúng, từ đó đã tạo ra tình trạng "vằn vện" trên chiến trường Syria.

Thực tế đó khiến chính quyền Damascus luôn ở trong tình trạng nguy hiểm khi không thể xác định giới tuyến rõ ràng với các nhóm khủng bố và lực lượng đối lập ôn hòa. Và đây là nguyên nhân quân đội Syria thường xuyên bị hồi mã thương của khủng bố.

Nhận diện sự phức tạp trên chiến trường và để giúp quân đội Syria tránh được nguy hiểm bởi sự tấn công của khủng bố, của những kẻ núp dưới danh nghĩa chống khủng bố và đối lập ôn hòa, Nga đã đề xuất thành lập các vùng giảm căng thẳng.

Thành lập các khu vực giảm căng thẳng tại Syria là một nước đi cực kỳ chuẩn xác của Tổng thống Putin trong việc giúp cho chính quyền Syria xác định ta - địch, khi buộc những kẻ khủng bố núp danh đối lập ôn hòa phải chường mặt ra.

Chính việc thiết lập các khu vực giảm căng thẳng đã tạo điều kiện tốt nhất cho Nga và Syria thực hiện hành động tất tay với lực lượng nổi dậy, giúp cho Damascus từng bước làm chủ hoàn toàn thế trận.

Vì vậy mà thiết lập vùng giảm căng thẳng được cho là nước đi kết thúc ván cờ Syria thời khủng bố, mà để làm được điều ấy thì đối thoại quan trọng hơn đối đầu. Do đó, Nga chấp nhận nhún nhường để làm sao Thổ Nhĩ Kỳ chấp nhận nước cờ này.

Sau khi quân chính phủ Syria khải hoàn ca tại Đông Ghouta, Dara'a, Homs...rồi đưa dần phiến quân vào rọ Idlib, thì Tổng thống Putin đi tiếp nước cờ tách biệt đồi lập-khủng bố núp bóng đối lập ôn hoà.

Để thực hiện được nước cờ này thì trước tiên cũng phải đối thoại và Nga-Thổ đã ký Thoả thuận Sochi. Thế là Tổng thống Erdogan bị Tổng thống Putin đưa vào thế tiến thoái lưỡng nan trong nước cờ hiểm này mà dường như không hay biết.

Khi đối lập không chịu tách biệt với khủng bố núp bóng đối lập ôn hoà, mà Lầu Năm Góc còn chỉ ra số lượng những tay súng khủng bố ở cứ điểm Idlib, đã tạo cơ sở cho quân đội Syria, với sự hỗ trợ của Không quân Nga, tấn công vào ổ khủng bố Idlib.

Có lẽ lúc này Erdogan mới nhận thấy sự nguy hại bởi các nước cờ của Putin nên đã chọn phá thế cờ bằng chiến dịch quân sự. Tuy nhiên, Moscow-Damascus đã quyết hành động tất tay, vốn giúp đã Syria khải hoàn ca trên khắp các chiến trường.

Ông Putin thừa hiểu chỉ bị đưa vào thế triệt buộc thì ông Erdogan mới chịu khuất phục. Vì vậy lúc đầu Moscow thực hiện chiến thuật vừa đánh vừa đàm, trực tiếp thì ở cấp thấp, còn ở cấp cao thì chỉ gián tiếp qua điện đàm với mức độ kiên quyết ngày càng tăng.

Khi Ankara-Erdogan nhận thấy tình hình ngày càng bất lợi thì đã đề xuất họp thượng đỉnh, nhưng ông Putin thẳng thừng: thuyết khách hãy lùi lại sau để cho đại liên lên tiếng, vì lúc này chiến trường mới có đủ thầm quyền.

Ông Trump hay ông Putin sẽ cứu ông Erdogan?

Tổng thống Erdogan muốn gặp Tổng thống Putin là mong muốn khai thông bế tắc ở Idlib, sau khi nhận thấy việc nôn nóng tấn công cứ điểm này là lợi bất cập hại với Thổ Nhĩ Kỳ và tạo ra mối đe doạ với sinh mệnh chính trị của Tổng thống Erdogan.

Bởi theo cựu Tư lệnh Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ, Đô đốc Turker Ertürk, quân đội nước này đang có biểu hiện chống lệnh Tổng thống Erdogan, trong bối cảnh họ bị thất thế và thiệt hại lớn về tài lực, nhân mạng trước Nga và Syria ở Idlib, tin của Avia-pro.

Nguyên nhân là do Ankara-Erdogan "hành động chống lại chính quyền Syria không có lợi cho đất nước Thổ Nhĩ Kỳ, mà nó chỉ mang gánh nặng một cuộc chiến tranh thể hiện tham vọng đế chế". Điều đó khiến quân đội thất vọng.

Trước thực tế đó, cựu Tư lệnh Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ đã cảnh báo sự thất vọng của quân đội là mối "đe dọa với Tổng thống Erdogan về một cuộc đảo chính quân sự nếu không thể đảm bảo an ninh cho lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria".

Lời cảnh báo của Đô đốc Turker Ertürk được cho là hoàn toàn có cơ sở và Tổng thống Erdogan không thể bỏ qua lời cảnh báo này, trong bối cảnh hậu quả của cuộc đảo chính bất thành năm 2016 còn chưa giải quyết xong.

Trong khi đó, ngày 27/2, lại có thêm 33 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng ở Nam Idlib, đưa số binh sĩ thiệt nước này mạng trong chiến dịch quân sự của Ankara tấn công vào cứ điểm Idlib lên con số 62. Đây là điều cực kỳ nguy hiểm với Erdogan.

Khi ông Putin không gặp, liệu đồng minh Trump có giúp được Erdogan giải mối nguy? Có thể nhận định rằng nếu hướng về "người anh cả" NATO này, Ankara-Erdogan càng nguy hiểm hơn. Điều đó đã thể hiện rõ qua cuộc đảo chính bất thành năm 2016.

Vậy ông Erdogan phải làm cách nào? Theo giới phân tích, Putin vẫn là người giải cứu cho Ankara-Erdogan trong mọi tình huống, nhưng nó sẽ xuất phát từ việc thay đổi nhận thức và hành động của Erdogan.

Vì vậy, có thể nhận diện từ chối đối thoại là Tổng thống Putin đã mở cửa cho Tổng thống Erdogan chạy lại, chứ không phải khép cửa. Chỉ có điều liệu Ankara-Erdogan có nhận ra ẩn ý tốt đẹp đó để hành xử đúng mực không. Chúng ta cùng chờ xem.