Crimea referendum
Nga chọn ngày Crimea lần đầu sát nhập vào Nga hồi thế kỷ 18 là ngày lễ lớn

The Moscow Times ngày 26/6 cho hay, những nhà lập pháp Nga - đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga Valentina Matvienko - đang chuẩn bị Dự luật về chọn ngày bán đảo Crimea lần đầu sát nhập Nga hồi thế kỷ 18 là ngày lễ lớn của tại Nga.

Bán đảo Crimea nằm ở phía nam phần đất liền của Ukraine, về phía tây vùng Kuban thuộc Nga. Bán đảo Crimea nằm giữa biển Azov và biển Đen, được nối với đất liền của Ukraina bằng eo đất Perekop.

Theo lịch sử ghi nhận, các sắc dân như Kimmeri, Hy Lạp, Scythia, Goth, Hung, Bulgar, Khazar, Đế quốc Đông La Mã của người Hy Lạp, Kim Trướng hãn quốc của người Tatar và người Mông Cổ đều từng kiểm soát Crimea.

Vào thế kỷ 13, Cộng hòa Venezia và Cộng hòa Genova chia nhau kiểm soát bán đảo Crimea. Từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18, Đế quốc Ottoman hùng mạnh đã kiểm soát hoàn toàn bán đảo chiến lược này.

Cuối thế kỷ 18, Đế quốc Ottoman bị Đế quốc Nga đánh bại và năm 1783 Crimea được tiếp quản bởi Catherine Đại đế. Từ đó đến năm 1954, Crimea là thực thể của nhà nước Nga, dù Nga là đế quốc hùng mạnh hay là nước cộng hoà thuộc Liên Xô.

Song có một sự kiện mang tính bước ngoặt đối với Crimea, đó là ngày 19/2/1954, theo đề xuất của Tổng bí thư đảng Cộng sản Liên Xô Nikita Khrushchev, Đoàn Chủ tịch Xô viết Tối cao Liên Xô đã ra sắc lệnh cắt tỉnh Crimea chuyển sang Ukraine.

Việc chuyển giao Crimea từ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga sang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraine được miêu tả là "món quà" của chính quyền Liên Xô dành tặng cho Ukraine.

Món quà của chính quyền Liên Xô được cho là nhằm "củng cố và tăng cường mối quan hệ vĩ đại" giữa hai dân tộc Nga và Ukraine, bởi nó "được trao" đúng vào dịp kỉ niệm tròn 300 năm Ukraine trở thành một phần của Đế quốc Nga.


Nhận xét: Chi tiết này cho thấy bản thân Ukraine cũng không phải là một dân tộc thực sự. Một nửa phía đông của Ukraine thực chất là người gốc Nga. Nửa phía tây thực chất là người từ các dân tộc khác ở xa hơn về phía tây. Không tồn tại cái gọi là "dân tộc Ukraine".


Tuy nhiên, sau khi Liên Xô tan rã, những lực lượng chính trị nắm quyền tại Kiev ngày càng tỏ ra lệch pha với Moscow vì "khát vọng Tây tiến", muốn đưa Ukraine sớm hoà nhập vào không gian Châu Âu-Đại Tây Dương.

Vào tháng 2/2014, một cuộc "Cách mạng quyền lực từ đường phố" - EuroMaidan - đã lật nhào chính quyền của Tổng thống Viktor Yanukovych - được cho là thân Nga - và một chính quyền của những chính trị gia Maidan đã lên nắm quyền.

Chính quyền Ukraine thời hậu Yanukovych đã gạt bỏ "mối quan hệ vĩ đại" giữa hai dân tộc Nga-Ukraine, thực hiện chính sách "bài Nga cực đoan" khiến cho Crimea như rơi vào cửa từ, bởi hơn 75% dân số tại bán đảo này là người nói tiếng Nga.

Đứng trước bối cảnh nguy hiểm đó, giới lãnh đạo Cộng hoà Crimea độc lập đã tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về quy chế cho bán đảo này. Kết quả là hơn 95% những người tham gia cuộc trưng cầu ủng hộ Crimea trở về với nước Nga.

Ngày 18/3/2014 đại diện Cộng hoà Crimea độc lập ký Hiệp ước gia nhập Liên bang Nga và Tổng thống Putin, đại diện cho nhà nước Nga, tuyên bố tiếp nhận Crimea và chính thức xác lập chủ quyền với bán đảo chiến lược này.

Hành động của Moscow đã ngay lập tức bị Kiev và phương Tây lên án là xâm phạm chủ quyền quốc gia của Ukraine, Mỹ và các nước đồng minh đã nhanh chóng áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga vì sự kiện này.

Bất chấp trừng phạt, chính quyền Nga vẫn tạo mọi điều kiện để giúp cho Crimea hoà nhập nhanh chóng và ngày càng sâu rộng vào không gian nước Nga, từ kinh tế-chính trị đến văn hoá-xã hội.

Ngày 15/5 vừa qua, chính quyền Nga đã cho khánh thành cầu Kerch, nối bán đảo Crimea với khu vực Bắc Caucasus, giúp cho Crimea-Nga liền một dài, qua đó làm thay đổi ý nghĩa và giá trị địa chính chính trị-địa chiến lược của Crimea.

Phản ứng với sự việc này, Kiev, Washington cùng các đồng minh đã lên án Moscow và tiếp tục gia tăng, gia hạn trừng phạt Nga và cả Crimea, quyết không cho Moscow kết thúc vấn đề Crimea.

Song theo Moscow thì : "Cuộc trưng cầu dân ý để tái hợp Crimea với Nga là sự tiếp tục hợp lý về lịch sử của Crimea-Nga", Dự luật về việc chọn ngày Crimea lần đầu về với Nga hồi thế kỷ 18 là ngày lễ lớn của nước Nga, đã ghi rõ.

Moscow muốn gì qua hành động tô son lại cột mốc lịch sử sát nhập Crimea?

Theo giới phân tích, việc những nhà lập pháp Nga, đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga Matvienko, đưa ra Dự luật về chọn ngày Crimea lần đầu về với Nga hồi thế kỷ 18 là một ngày lễ của nước Nga, có ý nghĩa chính trị rất lớn.

Thứ nhất, qua sự việc này Moscow muốn nhắc nhở cho Kiev và "những người anh em xa" luôn phải nhớ rằng việc tái sát nhập Crimea vào lãnh thổ nước Nga chỉ là một sự tái hợp giữa hai thực thể sau 60 năm lạc trôi.

Bản thân Crimea từng là một thực thể nằm trong nhà nước Nga thống nhất hàng trăm năm, trước khi nó được nhà nước Liên Xô cắt chuyển cho Ukraine bằng một quyết định chính trị, chứ không phải dựa trên ý nguyện của người dân.

Tuy nhiên, khi tái sát nhập bán đảo này thì Tổng thống Putin đã dựa trên ý nguyện của người dân Crimea thông qua cuộc trưng cầu dân ý, sau khi chính quyền Ukraine thời hậu Yanukovych đưa Crimea vào cửa tử bởi chính sách bài Nga.

Điều đó cho thấy, Crimea chủ động tìm về đất mẹ Nga, còn chính quyền Tổng thống Putin chỉ thực hiện các bước đi đã cần thiết, hợp lý và hợp pháp cho việc tái hợp hai thực thể đã bị lạc trôi mà thôi.

Thứ hai, qua sự việc này, Moscow muốn nhắc nhở Washington và các đồng minh hãy tìm cách sửa chữa những sai lầm của mình trong những sự kiện tương tự, trước khi lên án hay chỉ trích hành động của Moscow.

Có thể thấy rằng, Tổng thống Putin quyết định tái sát nhập Criema vào lãnh thổ nước Nga là dựa trên những "tiền lệ pháp" của phương Tây, chỉ có điều nhà lãnh đạo Nga đã làm đúng, còn các đối thủ thì làm không đúng, thậm chí làm sai.

Bởi việc Crimea tái sát nhập vào Nga không khác gì Đông Đức và Tây Đức tái sát nhập với nhau, song người Crimea thì được thể hiện ý nguyện, còn người dân Đức thì không được tạo điều kiện làm việc đó.

Hay việc Cộng hoà Kosovo tuyên bố độc lập, tách khỏi Cộng hoà Serbia, hoàn toàn do ý chí chính trị của lực lượng cầm quyền được tạo dựng nhờ bom đạn của NATO, nhờ Toà án Công lý Quốc tế và cả nghị quyết của LHQ.

Bên cạnh đó, Moscow cũng muốn nhắc nhở Tbilisi và "những người anh em xa" cần nhìn nhận lại việc Nga công nhận nền độc lập của Abkhazia và Nam Ossetia, và tạo điều kiện cho hai thực thể chính trị này hoà nhập vào không gian nước Nga.

Bởi Abkhazia và Nam Ossetia từng thuộc về Gruzia không khác bao nhiêu việc bán đảo Crimea thuộc về Ukraine trong 60 năm. Điều đó cho thấy Moscow hành động thuận theo lịch sử và nguyên lý - những điều mà phương Tây luôn đề cao giá trị.

Thứ ba, qua sự việc này, một động lực rất lớn cho hội nhập và phát triển được khơi dậy ngay trong lòng xã hội Crimea, khi chính quyền Nga đã tôn trọng dòng chảy lịch sử của bán đảo này.

Giới phân tích từng nhìn nhận, Tổng thống Putin đã khắc phục được thiếu sót của các bậc tiền bối - cả lãnh đạo Liên Xô và Nga - đó là biết cách lưu giữ giá trị lịch sử dân tộc và biến giá trị lịch sử thành nguồn lực phát triển đất nước.

Trong thời điểm mà Mỹ và phương Tây vẫn gia tăng và gia hạn trừng phạt đối với Crimea thì việc chọn ngày Crimea lần đầu tiên về với nước Nga là một ngày lễ lớn tại tại nước Nga rõ ràng là một cách biến niềm tự hào thành sức mạnh quốc gia.

Có nhiều ý kiến cho rằng Kiev, Washington và các đồng minh không phải là không biết Crimea từng là thực thể của một nhà nước Nga thống nhất, vậy thì việc tô son lại cốt mốc lịch sử sát nhập của Crimea vào Nga đâu có cần thiết và chẳng ý nghĩa gì.

Tuy nhiên, theo giới phân tích, vì Mỹ và phương Tây "hay quên" - mà việc họ tự đưa ra luật chơi rồi vô tư phạm luật chơi là ví dụ điển hình - nên việc hàng năm nhắc nhở họ cần nhớ rằng Crimea từng thuộc về nước Nga, là việc làm rất hay của Moscow.