Maria Zakharova
© Vyacheslav Prokofyev / TASS
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói về lịch sử "yêu chuộng hòa bình" của Hoa Kỳ:

Nói thêm một chút ngoài chủ đề lịch sử. Từ các chính trị gia ở Washington với nhiều cấp độ khác nhau, bao gồm cả những người nắm giữ các chức vụ hành pháp chính thức, chúng tôi thường nghe thấy những lời cáo buộc đất nước chúng tôi vi phạm và thiếu tôn trọng luật pháp quốc tế.

Đầu năm là dịp tốt để hồi tưởng lại ký ức, Hoa Kỳ, nằm ngoài bất kỳ những nghi ngờ nào, là quốc gia "yêu chuộng hòa bình" nhất thế giới, trong suốt lịch sử gần đây, đã can thiệp và xâm lược quân sự trên khắp thế giới, vi phạm thô bạo luật pháp quốc tế, nhưng trong đó tìm ra các cách biện minh bao gồm cả về mặt pháp lý cho các hành động của họ.

Thật vậy, ban đầu các chính trị gia Mỹ đã không bận tâm đến việc tùy tiện sử dụng theo thói quen ngày nay cách biểu đạt và các khái niệm, mà họ nói, có thể nói, mọi thứ đều như vậy. Cụ thể, Tổng thống W. Wilson, sau khi nhậm chức vào tháng 3 năm 1913, đã trâng tráo biện luận về cách ông sẽ "dạy cho các nước cộng hòa Nam Mỹ bầu chọn những người tốt".

Theo thời gian, từ vựng chuyên nghiệp bắt đầu phát triển, có lẽ, với sự phát triển các vấn đề nhân quyền, và vào năm 1922, Ngoại trưởng Hoa Kỳ R. Lansing, khi biện minh cho sự chiếm đóng quân sự Haiti, đã tuyên bố rằng, đây là sự cần thiết để "bảo vệ cuộc sống của người Mỹ và người nước ngoài, cũng như tài sản của họ". Chính luận điểm này sẽ sớm trở thành biểu đạt yêu thích "để áp dụng rộng rãi". Cùng quan điểm, Tổng thống G. Truman trong lời hiệu triệu trước quốc gia vào tháng 8 năm 1945 đã biện minh cho các vụ đánh bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki là sự cần thiết quân sự. Các nhà sử học tranh luận về tính hợp lý quân sự về hậu quả của những hành động khủng khiếp này. Tuy nhiên, sự thật không thể chối cãi, đây là trường hợp duy nhất trong lịch sử nhân loại, khi bom nguyên tử đã được thả xuống các thành phố.

Trong Chiến tranh Lạnh, người Mỹ một lần nữa, không chút xấu hổ, đã biện minh cho sự xâm lược quân sự của họ trên trường quốc tế bằng những yếu tố khác nhau, không phù hợp với các chuẩn mực luật pháp quốc tế, và chủ yếu nằm trong phạm vi suy nghĩ về ý thức hệ. Vì vậy, khi bình luận về hoạt động chuẩn bị nhằm lật đổ Chính phủ F. Fidel Cuba, Tổng thống Hoa Kỳ D. Eisenhower vào tháng 3 năm 1960 đã tuyên bố thẳng rằng, Washington sẽ không cho phép thiết lập ở Tây bán cầu một chế độ sẽ do "Chủ nghĩa cộng sản quốc tế" chi phối. Với các động cơ tương tự, giới lãnh đạo Mỹ đã tự che giấu và vào năm 1961 khi chuẩn bị cuộc can thiệp quân sự đẫm máu vào Việt Nam. Điều này đã được phản ánh, ví dụ, trong Bị vong lục ngày 8 tháng 11 năm 1961. Sau đó, sự thật, cụ thể là trong cái gọi là "Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ" ngày 7 tháng 8 năm 1964, người Mỹ đã biện minh rất "thanh lịch" cho việc sử dụng lực lượng quân sự với mục tiêu "thúc đẩy hòa bình và an ninh quốc tế ở Đông Nam Á". Bằng những khẩu hiệu về ý thức hệ không dựa trên bất kỳ chuẩn mực nào của luật pháp quốc tế, Hoa Kỳ đã tự che giấu cả khi tiến hành chiến dịch lật đổ Chính phủ cánh tả F. Caamano tại Cộng hòa Dominican vào tháng 4 -1965.

Cần lưu ý rằng, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã nhiều lần lên án những hành động như vậy của Hoa Kỳ là bất hợp pháp. Ví dụ, trong nghị quyết 38/7 ngày 2 tháng 11 năm 1983, hoạt động quân sự của Washington ở Grenada tháng 10 năm 1983 dứt khoát bị cho là vi phạm thô bạo luật pháp quốc tế, mặc dù Tổng thống R. Reagan, ví dụ, trong lời hiệu triệu trên truyền trước quốc gia đã biện minh cho việc xâm lược là cần thiết giúp đỡ "các quốc gia hòa bình nhỏ bé" và "bảo vệ công dân Mỹ". Tương tự, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc trong nghị quyết 41/38 ngày 20 tháng 11 năm 1986 đã lên án cuộc tấn công quân sự của Hoa Kỳ vào Libya tháng 4 năm 1986, coi đó là "vi phạm Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế", mặc dù các chính trị gia Mỹ đã cố gắng giải thích các hành động của họ là "quyền tự vệ". Cuộc xâm lược của quân đội Mỹ vào Panama cũng được cho là trong khuôn khổ tự vệ, như đã nêu trong thư của Đại diện thường trực Hoa Kỳ gửi Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 20 tháng 12 năm 1989, theo Nghị quyết 44/240 ngày 29 tháng 12 năm 1989 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc được coi là "vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế".

Vượt qua ngưỡng cửa của thập niên 1980 và, bước ra từ Chiến tranh Lạnh, các nước phương Tây, dẫn đầu là Hoa Kỳ đã thành công trong cách quỷ biện, khi biện minh cho những hành động của họ vi phạm luật pháp quốc tế bằng chính luật pháp quốc tế. Có thể lập trọn bộ từ điển các thuật ngữ do họ phát minh ra, mà bằng những thuật ngữ này họ che giấu và biện minh cho các hành vi vi phạm luật pháp quốc tế. Cụ thể là, khi giải thích về chiến dịch đẫm máu và tàn phá chống lại Cộng hòa Liên bang Nam Tư từ ngày 24 tháng 3 đến ngày 10 tháng 6 năm 1999, Tổng thống Hoa Kỳ B. Clinton đã nói về sự cần thiết "vãn hồi hòa bình", "hạn chế tiềm năng quân sự" v.v. Khi chuẩn bị cho cuộc xâm lược Iraq, Tổng thống George W. Bush đã nấp sau "mối đe dọa" huyền thoại nào đó, được cho là S. Hussein đã gây ra "cho thế giới". Ngay trong giai đoạn này, vào tháng 4 năm 2017, dưới cái cớ giả tạo chống lại "việc phổ biến và sử dụng vũ khí hóa học nguy hiểm chết người" đã ra lệnh tấn công bất hợp pháp vào Syria.

Việc tịch thu bất hợp pháp tài sản ngoại giao của Nga, trục xuất lần lượt các đại diện ngoại giao - đấy cũng là vi phạm luật pháp quốc tế, mà các chính trị gia Mỹ biện minh chúng bằng các luận cứ pháp lý quốc tế. Sẽ là ngây thơ khi tin rằng, trách nhiệm của giới cầm quyền chính trị Mỹ có thể thay đổi trong tương lai gần. Như những sự kiện của những năm gần đây cho thấy, thật đáng tiếc, Washington ngày càng cố gắng thay thế khái niệm "luật pháp quốc tế" bằng cái gọi là "trật tự dựa trên các quy tắc" (rule-based order). Chính quyền ở Nhà Trắng có thể được thay đổi, có thể thay đổi chiến lược liên quan đến chính sách di cư, chăm sóc sức khỏe hoặc thuế, nhưng điều họ vẫn không thay đổi là, niềm tin sâu sắc vào "tính độc tôn của quốc gia mình". Tính độc tôn trong suốt không phải một thế kỷ, cho phép họ cấp "giấy phép" cho việc vi phạm các chuẩn mực, mà trên đó trật tự quốc tế được tạo dựng.

Tôi trích dẫn những trường hợp trùng lập trong lịch sử này không nhiều, vì chúng tôi yêu lịch sử, mà chúng tôi thực sự yêu nó, nhưng vì gần đây, chúng tôi thường nghe những lời cáo buộc đất nước chúng tôi đang thực hiện những gì mà ai đó đang buộc tội chúng tôi.