Lửa Trên Bầu Trời
Theo trang EarthSky, vụ nổ lớn do thiên thạch mang tên 2019 MO đâm xuống phía Nam hòn đảo được phát hiện vào khoảng 5h25 chiều 22/6 giờ địa phương. Mặc dù cú va chạm có sức công phá lớn nhưng không gây ra bất kỳ thương vong hay thiệt hại nào.
Bên cạnh cú nổ tựa như pháo hoa, sự thật kinh ngạc khác về 2019 MO chính là việc nó đã được quan sát qua kính thiên văn trước khi đâm xuống Trái đất.
Viết trên trang mạng xã hội Twitter, nhà thiên văn học Peter Brown cho hay một trạm âm thanh tần số dưới 20 Hz ở Bermuda đã bắt được sóng âm thanh của khối đá vũ trụ khi nó bay vào bầu khí quyển hành tinh của chúng ta.
"Tôi đang lái xe trên đường tránh Gatton thì bầu trời chuyển sang màu đỏ tía trong vài giây và sau đó có một tia sáng lớn. Tôi sợ chết khiếp khi chứng kiến cảnh đó", Jill Naumann, một cư dân ở Queensland, viết trên mạng xã hội.
"Tôi nghĩ đó là một trận động đất nhỏ hoặc một cái gì đó. Tôi nghe thấy ba tiếng nổ liên tiếp và ngôi nhà rung chuyển. Tất cả lũ chó đều chạy ra đường", nhân chứng Jac Wil-in cho hay.
Một công dân Australia khác là Joanne Springate mô tả vụ nổ như một ngọn lửa được thổi bùng lên, trong khi Bev Willdin ở Burpengary cho biết cô bị sốc khi chứng kiến hiện tượng này.
Hiệp hội Thiên văn Đông Nam Queensland theo dõi chặt chẽ diễn biến hiện tượng này và cho biết ba thiên thạch đã phát nổ trong đêm 22/6. "Đó là một tia sáng rực rỡ. Tùy thuộc vào những kim loại tạo ra nó khi phản ứng với không khí, thiên thạch sẽ tạo ra màu sắc mà chúng ta thấy", phó chủ tịch hiệp hội Julie Straayer cho biết.
Nhiếp ảnh gia Craig Turton đã chụp được cảnh tượng ngoạn mục tại đập North Pine. "Đó là khoảng 2/3 phía dưới cùng của vệt sáng mà tôi thấy. Ngay sau đó tôi cảm thấy lo sợ về những gì nó có thể gây ra", Turton nói.
Trước đó, người dân địa phương đã lên mạng xã hội chia sẻ hình ảnh về sự việc. Nhiều người cho rằng, đó có thể là một chiếc máy bay siêu thanh (vì âm thanh phát ra rất lớn) đi kèm những chùm sáng như những chiếc đèn pha.
Tuy nhiên, cảnh sát đã phủ nhận và cho biết, đây là một thiên thạch bốc cháy và phát sáng giữa đêm. Dĩ nhiên, ánh sáng xanh khác lạ của nó phát ra khiến nhiều người hiểu nhầm là... máy bay.
Một người dân khu vực Northlander cũng cho biết: "Đó là một thiên thạch. Tôi có thể thấy những ngọn lửa màu xanh lá cây, màu vàng, màu cam bốc ra từ thiên thạch, khi nó bị đốt cháy sau khi rơi vào bầu khí quyền cùng với một loạt âm thanh kéo dài". Một số người dân còn mô tả, âm thanh khi thiên thạch rơi là rất lớn, nó khiến các cửa sổ rung chuyển.
Được biết, đây là vụ nổ lớn thứ hai trong 30 năm qua và là vụ nổ lớn nhất kể từ khi từ vụ nổ sao băng Chelyabinsky rơi xuống vùng Krasnabinsk của Nga sáu năm về trước. Tuy nhiên, vụ nổ đã không được công bố cho đến nay.
Vào khoảng giữa trưa ngày 18-12 năm ngoái, một thiên thạch có đường kính khoảng vài m đã lao vào bầu khí quyển của Trái đất với vận tốc lên tới gần 120.000 km/h, sau đó phát nổ khi cách bề mặt Trái đất 25,6 km.
Vụ nổ xảy ra tại khu vực biển Bering, ngoài khơi bán đảo Kamchatka của Nga. Vụ nổ tạo ra năng lượng tương đương với 173 kiloton chất nổ TNT, mạnh gấp 10 lần vụ nổ bom hạt nhân ở TP Hiroshima (Nhật Bản) vào năm 1945.
Nhận xét: Ai biết được còn bao nhiêu vụ nổ mạnh tương tự đang xảy ra trên các đại dương và bị giới khoa học giấu nhẹm đi ?
Khi bay vào bầu khí quyển trái đất, thiên thạch đã biến thành một quả cầu lửa, di chuyển với vận tốc 54.000 km/h, gần gấp 44 lần vận tốc âm thanh. Nó vụt qua bầu trời khu vực Ural ở phía nam Nga rồi nổ tung kèm theo ánh sáng chói lòa ở độ cao 15-25km so với mặt đất vùng Chelyabinsk. Đường bay của thiên thạch tạo với mặt đất một góc 20 độ.
Theo ước tính của NASA, thiên thạch có đường kính 17m, nặng 7.700-10.000 tấn, giải thoát năng lượng tương đương 500 kiloton thuốc nổ TNT, tương đương sức công phá của 20-25 quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản năm 1945.
Cơ quan Thời tiết Quốc gia ở Key West, Florida - Mỹ cho biết họ đã nhận được báo cáo rằng thiên thạch bay ngang qua Florida Keys và rơi xuống phía Tây Cuba. Trang The Sun đưa tin thiên thạch xé toạc bầu trở trước khi phát nổ và trút "mưa" mảnh vỡ lên những ngôi nhà địa phương.
Theo đài RT, người dân địa phương cho biết họ nghe thấy hai tiếng động lớn khi thiên thạch phát nổ gần thị trấn Vinales, thuộc tỉnh Pinar del Rio. Nó để lại một vệt khói khổng lồ trên bầu trời và dội xuống mặt đất những tảng đá nhỏ, khiến cửa sổ một số nhà dân bị vỡ.
Ông Kristensen cho rằng rất đáng lo ngại khi chính phủ Mỹ không có cảnh báo công khai nào về vụ việc. "Nếu thiên thạch này rơi vào bầu khí quyển ở một góc độ khác, vụ việc có thể sẽ gây rúng động hơn nhiều. " - ông viết trên Business Insider.
Hồi năm 2013, một thiên thạch nổ trên bầu trời thành phố Chelyabinsk, Nga đã gây hư hỏng hơn 7.000 tòa nhà và khiến 1.500 người bị thương. Đây là con số người bị thương bởi một vụ rơi thiên thạch lớn nhất từng được ghi nhận.
Sau sự cố năm 2013, Mạng lưới cảnh báo tiểu hành tinh quốc tế được thành lập để giúp chính phủ các nước phát hiện và phản ứng trước những vật thể gần Trái Đất.
Nhiều người đã thấy nó, trông như một ngôi sao lớn bay lướt nhanh qua bầu trời. Thực tế, nó đang lao đi với tốc độ hơn 106 km/giờ.
Tiểu hành tinh đã bay ngang trái đất ở khoảng cách gần nhất vào 2 giờ 41 phút rạng sáng chủ nhật vừa qua và đe dọa tiếp mặt trăng ở khoảng cách còn gần hơn vào 5 giờ 59 phút, theo giờ quốc tế EST (tương đương với 9 giờ 41 phút và 12 giờ 59 phút chủ nhật ở Việt Nam).
NASA cũng ước đoán đường kính của tiểu hành tinh có thể từ 48-110 m. Với tốc độ đó, nếu lao thẳng vào trái đất và kết hợp với gia tốc trọng trường, nó có thể đủ sức phá hủy cả một thành phố.
Nhiều cư dân ở vùng núi Urals, Nga, báo cáo trông thấy một quả cầu lửa rực rõ thắp sáng bầu trời đêm trước khi phát ra tiếng nổ lớn. Sao băng tỏa ra ánh sáng màu đỏ, vàng, cam khi rơi trên bầu trời, theo RT. Vật thể sáng chói có thể quan sát rõ từ thành phố Ekaterinburg ở tỉnh Sverdlovsk cũng như các thị trấn gần đó vào tối hôm qua.
Một số video đang được chia sẻ trên mạng xã hội ghi lại khoảnh khắc bầu trời đêm sáng lóa như ban ngày sau khi chớp sáng lóe lên. "Tôi nghĩ đó là một ngôi sao nhưng không phải! Khi rơi, nó rực sáng màu đỏ và vàng, và phía sau nó có một vệt đuôi nhỏ chói lọi chuyển từ màu hoa tử đinh hương sang màu đỏ, vàng và cam", nhân chứng tên Aleksandr Bortstev miêu tả hiện tượng. Theo Bortstev, chớp sáng kéo dài khoảng 6 - 7 giây.
Nhận xét: Mấy tuần trước là tròn 5 năm ngày thiên thạch Chelyabinsk rơi xuống Trái Đất, sự kiện mà NASA gọi là "tiếng chuông thức tỉnh từ vũ trụ". Kể từ đó tới nay, số vụ cầu lửa và thiên thạch được ghi nhận liên tục gia tăng. Và nhớ rằng hầu hết các thiên thạch đó đều không được phát hiện trước khi chúng xuất hiện trên bầu trời.
Mời các bạn xem lại những gì thiên thạch Chelyabinsk, một thiên thạch tương đối nhỏ đã gây ra:

Cầu lửa chiếu sáng bầu trời đêm ở Ontario, Canada ngày 17/2/2018
Các nhà khoa học ghi nhận nhiều trường hợp cầu lửa xuất hiện trên trời chỉ trong vòng ba ngày ở các nước Tây Ban Nha, Canada và Mỹ, Meteor Shower Tonight đưa tin.
Hai cầu lửa sáng nhưng di chuyển chậm bay qua Tây Ban Nha hôm 16/2. Theo tính toán ban đầu, chúng là những mảnh vỡ từ một tiểu hành tinh đâm xuống khí quyển với vận tốc khoảng 43.000 km/h, bắt đầu phân rã phía trên tỉnh Cordoba ở độ cao 75 km và biến mất ở độ cao khoảng 26 km so với mực nước biển. Một cầu lửa khác lao qua bầu trời bang Missouri, Mỹ, hôm 17/2.
Nhận xét: Gần đây, NASA thiết lập cái gọi là "Văn phòng Điều phối Bảo vệ Hành tinh", nhằm phát hiện và làm trệch hướng các thiên thạch có thể gây nguy hiểm với Trái Đất. Tuy nhiên, cứ như tình hình này thì có thể thấy nhiệm vụ chính xác hơn của văn phòng ấy là làm tấm bình phong để trấn an dư luận thế giới là mọi thứ đều ổn cả.
Tuy nhiên, cùng với việc số lượng thiên thạch, cầu lửa đi vào bầu khí quyển Trái Đất ngày càng gia tăng, chúng ta nên nhớ cái gì có thể xảy tới mà không có chút dấu hiệu báo trước nào: